intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền chiếm hữu trong pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

47
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở đó, nghiên cứu thực trạng, tình hình thi hành, áp dụng pháp luật về chiếm hữu tại Việt Nam để có thể đánh giá được mức độ bảo vệ của các quy định pháp luật trong thực tế. Đồng thời, dựa vào thực trạng đó để nghiên cứu nguyên nhân, từ đó đưa ra những giải pháp để tháo gỡ vướng mắc còn tồn tại

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền chiếm hữu trong pháp luật Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ NGỌC PHƢỢNG QUYỀN CHIẾM HỮU TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội –2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ NGỌC PHƢỢNG QUYỀN CHIẾM HỮU TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số : 8380101.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh Hà Nội –2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Lê Thị Ngọc Phƣợng i
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... iv DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ……………..………..………………………v PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài và tình hình nghiên cứu........................................................1 2. Phạm vi và mục đích nghiên cứu ................................................................................3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .........................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................4 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ...................................................................4 6. Kết cấu của luận văn ....................................................................................................4 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CHIẾM HỮU ................................6 1.1. Sự hình thành và phát triển của quyền chiếm hữu trong pháp luật Dân sự ....6 1.1.1. Nguồn gốc, lịch sử .................................................................................................6 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm ..........................................................................................9 1.1.3. Phân loại ..............................................................................................................15 1.1.4. Sự xuất hiện của quyền chiếm hữu trong Pháp luật Dân sự Việt Nam ...............18 1.2. So sánh quyền chiếm hữu với các vật quyền liên quan khác ..........................28 1.2.1. Quyền chiếm hữu và quyền sở hữu ......................................................................28 1.2.2. Quyền chiếm hữu và vật quyền khác ...................................................................34 1.3. Quyền chiếm hữu trong pháp luật một số quốc gia .........................................36 1.3.1. Luật cổ La Mã ......................................................................................................36 1.3.2. Luật Châu Âu .......................................................................................................37 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................42 Chƣơng 2. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN CHIẾM HỮU TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM .......................................................................................................44 2.1. Chủ thể của quyền chiếm hữu .............................................................................44 2.2. Nội dung quyền chiếm hữu trong pháp luật Dân sự Việt Nam ........................49 2.2.1. Chiếm hữu của chủ sở hữu ..................................................................................49 2.2.2. Chiếm hữu của người khác ..................................................................................52 2.2.3. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật .........56 ii
  5. 2.3. Căn cứ xác lập và chấm dứt quyền chiếm hữu trong pháp luật Dân sự Việt Nam.. .............................................................................................................................61 2.3.1. Căn cứ xác lập .....................................................................................................61 2.3.2. Căn cứ chấm dứt..................................................................................................65 2.4. Bảo vệ quyền chiếm hữu trong pháp luật Việt Nam .......................................66 2.4.1. Khái niệm bảo vệ quyền chiếm hữu .....................................................................67 2.4.2. Các hình thức bảo vệ quyền chiếm hữu trong pháp luật dân sự Việt Nam .........70 2.4.3. Đánh giá việc bảo vệ quyền chiếm hữu bằng biện pháp dân sự .........................87 2.4.4. So sánh bảo vệ quyền chiếm hữu theo pháp luật dân sự với các ngành luật khác..89 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................92 Chƣơng 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CHIẾM HỮU ...............................................................................................................93 3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền chiếm hữu ở Việt Nam .....................93 3.1.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện pháp luật về quyền chiếm hữu ở Việt Nam 93 3.1.2. Những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn thực hiện pháp luật và nguyên nhân về quyền chiếm hữu ở Việt Nam ..................................................................................101 3.2. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về quyền chiếm hữu ở Việt Nam .............113 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền chiếm hữu ở Việt Nam .....................114 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền chiếm hữu ở Việt Nam…………………………………………………………………………………………….115 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ..........................................................................................119 KẾT LUẬN ................................................................................................................120 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................122 iii
  6. DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật dân sự TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao XHCN : Xã hội chủ nghĩa CNXH : Chủ nghĩa xã hội VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật iv
  7. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 2.1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật và không có căn cứ pháp luật .................... 55 v
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài và tình hình nghiên cứu Chiếm hữu là quan hệ thực tế và phổ biến nhất trong đời sống xã hội, phần lớn các quan hệ xã hội đều xoay quanh vấn đề chiếm hữu tài sản. Vai trò, vị trí của chế định chiếm hữu ngày càng được khẳng định trong hệ thống pháp luật Dân sự Việt Nam. Nếu theo BLDS năm 2005, chiếm hữu tài sản dưới góc độ là quyền của chủ sở hữu nên quyền chiếm hữu được ghi nhận với tư cách là một trong các nội dung cụ thể của quyền sở hữu, thì qua thực tiễn thi hành trong 10 năm cho thấy rằng, chiếm hữu không chỉ là quyền của chủ sở hữu mà là còn để chỉ một thực trạng chiếm hữu trên thực tế của các chủ thể khác. Do đó, BLDS 2015 đã kết cấu nội dung chiếm hữu với tính chất là một thực trạng pháp lý tại chương XII của phần thứ Hai. Chiếm hữu được ghi nhận thành một điều luật độc lập trong BLDS 2015 là thể hiện cách tiếp cận mới của các nhà làm luật. Theo đó chế định chiếm hữu được coi là một chế định tồn tại độc lập so với chế định sở hữu. Chiếm hữu được ghi nhận là một tình trạng, một sự kiện, không phải là một quyền, để từ đó phát sinh những quan hệ pháp lý nhất định. Việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản là sự chiếm hữu tài sản thực tế kết hợp với ý chí của người chiếm hữu. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang vào thời kỳ hội nhập và phát triển, với đặc thù vận động liên tục theo cơ chế thị trường đa thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề chiếm hữu ngày càng trở nên phổ biến và phức tạp, đòi hỏi cần phải có một cơ chế điều chỉnh hiệu quả và phù hợp. Mặc dù các quy định của pháp luật Việt Nam về chế định chiếm hữu ở mỗi giai đoạn lịch sử đều được kế thừa, điều chỉnh và phát triển ngày càng hoàn thiện hơn, tuy nhiên trong thực tiễn, việc áp dụng những quy định của pháp luật dân sự về chế định chiếm hữu còn phát sinh mâu thuẫn, không mang tính thống nhất. Các vấn đề xoay quay quyền chiếm hữu xảy ra với nhiều hình thức phức tạp, trong đó tình trạng áp dụng chưa đầy đủ quy định pháp luật về quyền chiếm hữu xảy ra phổ biến, tình trạng tranh chấp về quyền chiếm hữu ở tại các tòa án ngày càng nhiều… ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự của đất nước nói chung và ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của chủ thể quyền chiếm hữu. Từ nhiều nguyên nhân như việc thiếu hiểu biết về những quy định của pháp luật đối với quyền chiếm hữu, bên cạnh đó là các quy định của pháp luật về 1
  9. vấn đề trên còn nhiều bất cập, không phù hợp thực tiễn, việc vận dụng của các cơ quan có thẩm quyền còn chưa thống nhất dẫn đến việc thực thi pháp luật về quyền chiếm hữu không được thực hiện đúng quy định. Từ thực trạng nêu trên, nghiên cứu một cách có hệ thống, khoa học các quy định của pháp luật về chiếm hữu để hiểu đúng và thực hiện đúng, cũng như phát hiện những điểm bất cập nhằm hoàn thiện chúng là một công việc thực sự cần thiết và cấp bách. Liên quan đến nội dung nghiên cứu về chiếm hữu trong pháp luật dân sự Việt Nam thì đã có một số đề tài khoa học, luận văn, bài viết trên tạp chí đã đề cập một cách trực tiếp hoặc lồng ghép vào những nội dung liên quan, có thể kể đến như: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam – Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2006; Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam – Tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007; Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự (tập 1, 3), Nxb Chính trị quốc gia 2001; Sách của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện, Một số suy nghĩ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong luật dân sự Việt Nam, NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, 1999; Sách của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện, Nghiên cứu về tài sản trong luật dân sự Việt nam, Nxb Trẻ, TPHCM, 2000; Sách chuyên khảo của PGS.TS Đỗ Văn Đại (2012), Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ - Bản án và bình luận bản án, Tập 1&2, NXB Chính trị quốc gia; Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2 (2013) 1-6, Nghiên cứu Khái luận về chiếm hữu, tác giả Nguyễn Thị Quế Anh; Luận văn Thạc sĩ Lê Thu Trang chủ nhiệm đề tài (2017), Tiếp nhận Luật La Mã trong việc xây dựng chế định vật quyền ở Việt Nam hiện nay, chuyên ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự; Luận văn Thạc sĩ Lê Thị Liên Hương chủ nhiệm đề tài (2010), Quyền đối vật trong Luật tư La Mã và ảnh hưởng đối với pháp luật Việt Nam hiện hành, chuyên ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự,...Trong đó các công trình này ít nhiều đều đề cập đến quyền chiếm hữu trong pháp luật Dân sự Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình này chưa thực sự nghiên cứu và triển khai nội dung một cách sâu sắc, hoặc là các luận văn, đề tài khoa học trong thời kỳ áp dụng Bộ Luật Dân sự 2005 chứ chưa cập nhật các điểm mới, nội dung thay đổi về quyền chiếm hữu trong Bộ Luật Dân sự 2015. Để hiểu rõ hơn về quyền chiếm hữu trong pháp luật Dân sự Việt Nam, nghiên cứu và xác định những vướng mắc trong thực tế, hướng hoàn thiện của pháp luật Việt Nam về quyền chiếm hữu là vấn đề rất cần thiết và đáng được quan tâm, có ý nghĩa 2
  10. quan trọng trong thực tiễn xã hội. Với mục đích làm phong phú thêm nội dung nghiên cứu về quyền chiếm hữu, tôi lựa chọn đề tài: "Quyền chiếm hữu trong pháp luật Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ luật học của mình. 2. Phạm vi và mục đích nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, học viên chủ yếu đi đến nghiên cứu các vấn đề về: khái niệm, đặc điểm, bản chất, phân loại quyền chiếm hữu, các nội dung pháp luật thực định của quyền chiếm hữu, thực trạng thi hành quyền chiếm hữu trong pháp luật Dân sự, và một số giải pháp hoàn thiện nội dung quyền chiếm hữu trong pháp luật Dân sự Việt Nam. Trên cơ sở các đối tượng nghiên cứu trên, tác giả tập trung nghiên cứu khái quát những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền chiếm hữu, cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2015, so sánh, đánh giá những điểm mới đối với quy định về quyền chiếm hữu trong Bộ luật Dân sự 2005, đồng thời liên hệ tới quy định về quyền chiếm hữu trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới. Thông qua việc nghiên cứu trong phạm vi được đề ra ở trên, tác giả mong muốn cung cấp cho người đọc một cách tổng thể các quy định về quyền chiếm hữu quy định trong pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu thực trạng, tình hình thi hành, áp dụng pháp luật về chiếm hữu tại Việt Nam để có thể đánh giá được mức độ bảo vệ của các quy định pháp luật trong thực tế. Đồng thời, dựa vào thực trạng đó để nghiên cứu nguyên nhân, từ đó đưa ra những giải pháp để tháo gỡ vướng mắc còn tồn tại. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Với đề tài luận văn trong phạm vi nghiên cứu pháp luật Việt Nam, đòi hỏi luận văn phải giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất, đề cập khái quát những vấn đề lý luận chung về quyền chiếm hữu trong quy định của pháp luật Dân sự Việt Nam, đồng thời liên hệ đến pháp luật các quốc gia khác. Thứ hai, phân tích, đánh giá, các quy định về quyền chiếm hữu được hệ thống pháp luật Việt Nam quy định theo mô hình lý luận đưa ra ở Chương 1. Thứ ba, nêu và phân tích thực trạng thi hành pháp luật Việt Nam về quyền chiếm hữu. Thứ tư, trên cơ sở đó phân tích nguyên nhân của thực trạng trên và đưa ra các giải pháp, đề xuất để đảm bảo thực hiện hiệu quả những quy định về quyền chiếm hữu trong pháp luật Dân sự Việt Nam. 3
  11. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện được các nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng: Phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải: Những phương pháp này được sử dụng phổ biến trong việc làm rõ các quy định của pháp luật và các quan điểm pháp lý về quyền chiếm hữu. Phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh: Những phương pháp này được người viết vận dụng để đưa ra ý kiến nhận xét quy định của pháp luật hiện hành có hợp lý hay không, đồng thời nhìn nhận trong mối tương quan so với quy định liên quan hoặc pháp luật của các nước khác… Phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch: Được vận dụng để triển khai có hiệu quả các vấn đề liên quan đến quyền chiếm hữu, đặc biệt là các kiến nghị hoàn thiện. Cụ thể như trên cơ sở đưa ra những kiến nghị mang tính khái quát, súc tích người viết dùng phương pháp diễn dịch để làm rõ nội dung của kiến nghị đó… 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả đạt được của luận văn góp phần làm sáng tỏ phương diện lý luận trong khoa học pháp lý của các vấn đề về quyền chiếm hữu quy định trong pháp luật Việt Nam. Cụ thể: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quyền chiếm hữu trong quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, đưa ra những tiêu chí cơ bản nhất để xác định quyền chiếm hữu, phân tích thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với vấn đề này, chỉ ra những điểm bất cập của việc thực thi pháp luật và đưa ra giải pháp, phương hướng hoàn thiện. Ngoài ra, những giải pháp hoàn thiện pháp luật là cơ sở quan trọng để các cơ quan chức năng trong phạm vi, thẩm quyền của mình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tương ứng. Bên cạnh đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ với đội ngũ giảng viên, sinh viên mà còn có giá trị đối với các cán bộ đang làm công tác hành nghề Luật sư, hoặc trong lĩnh vực Tòa án Dân sự ở Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương, cụ thể: Chương 1: Khái quát chung về quyền chiếm hữu 4
  12. Chương 2: Nội dung pháp luật thực định về quyền chiếm hữu trong pháp luật Việt Nam Chương 3: Thực trạng pháp luật và một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về quyền chiếm hữu 5
  13. Chƣơng 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CHIẾM HỮU Quyền chiếm hữu được xem là một trong những nội dung cơ bản và trọng yếu của Bộ luật Dân sự, là tiền đề của các quan hệ pháp luật dân sự về tài sản. Quyền chiếm hữu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội cũng như trong pháp luật dân sự. Trong mỗi hệ thống pháp luật của các nước đều ghi nhận sự tồn tại của quyền chiếm hữu, tuy nhiên các quan điểm có thể chưa thực sự đầy đủ, đồng nhất, vì vậy, việc xác định bản chất thật sự của quyền chiếm hữu sẽ cho ta cái nhìn khoa học, logic và khái quát để từ đó có được những đánh giá khách quan đối với các quy định thực định của pháp luật Việt Nam về quyền chiếm hữu. 1.1. Sự hình thành và phát triển của quyền chiếm hữu trong pháp luật Dân sự 1.1.1. Nguồn gốc, lịch sử Nghiên cứu về luật pháp thời kỳ La Mã, Mác và Ăng ghen đã đánh giá rất cao về trình độ lập pháp thời kỳ này. Hai ông cho rằng những người La Mã chính là những người đầu tiên khởi xướng ra luật tư hữu, luật trừu tượng và luật tư pháp và họ đã đạt đến trình độ cao ở trình độ lập pháp. Tuy vậy, các luật gia La Mã đã không để lại một khái niệm về quyền chiếm hữu. Qua nghiên cứu về quyền sở hữu trong luật La Mã, chúng tôi có thể khái niệm về chiếm hữu trong luật La Mã như sau: Chiếm hữu (Possessio) là: Thực tế nắm giữ, quản lý tài sản và coi tài sản đó là của mình mà không phụ thuộc vào ý chí của người khác. [8, tr.3]. Luật La Mã được xây dựng cách đây hàng ngàn năm và được coi là bộ luật có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng rãi nhất đến hệ thống pháp luật của các quốc gia hiện đại. Đây là hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhất của Nhà nước chiếm hữu nô lệ. Pháp luật La Mã dựa trên cơ sở tư hữu, sự thể hiện pháp lý, những điều kiện sống và những xung đột xã hội thời kỳ lúc bấy giờ, được xây dựng công phu với sự đóng góp to lớn của các luật gia La Mã. Pháp luật La Mã thể hiện về mặt pháp lý có tính chất kinh điển về điều kiện và xung đột xã hội, trong đó có sự ngự trị của chế độ tư hữu thuần thúy mà sau này các văn bản pháp luật khó có thể phủ nhận tính giá trị của nó. Lý luận pháp luật dân sự nói chung và đặc biệt là luật La Mã nói riêng đến nay vẫn còn nguyên giá trị thực tế. Trong luật La Mã, chiếm hữu với ý nghĩa là chiếm dụng đồ vật trên thực tế, có quyền kiểm soát và chi phối vật [8, tr.4]. Chiếm hữu là quan hệ làm cơ sở phát sinh 6
  14. cho sở hữu và quyền sở hữu. Trên cơ sở đó giữa chiếm hữu và quyền sở hữu có những mối liên hệ hữu cơ với nhau. Tuy nhiên theo quan điểm của các nhà lập pháp La Mã trong hệ thống luật La Mã hoàn thiện hơn ở giai đoạn sau, “chiếm hữu” và “quyền sở hữu” là hai phạm trù khác biệt có thể hòa nhập trong cùng một chủ thể, nhưng cũng có thể thuộc về các chủ thể khác nhau. Luật La Mã cũng quy định về các hình thức chiếm hữu như sau: Chiếm hữu hợp pháp, chiếm hữu bất hợp pháp bao gồm chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng và chiếm hữu bất hợp pháp không ngay thẳng [13, tr.49]. Việc phân biệt chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng và không ngay thẳng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu cũng như xác lập quyền sở hữu, người chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng có thể trở thành chủ sở hữu theo thời hiệu. Trong thực tế cũng như trong luật La Mã phân định một dạng chiếm hữu ngoại lệ: Chiếm hữu phái sinh từ quyền sở hữu, những người này có quyền tự mình bảo vệ việc chiếm hữu mà không cần thông qua chủ sở hữu. Về hiệu lực của sự chiếm hữu, để việc chiếm hữu được pháp luật bảo vệ một cách tuyệt đối, thì theo luật La Mã, việc chiếm hữu không được vi phạm một trong ba trường hợp: chiếm hữu có vũ lực, chiếm hữu không công khai và chiếm hữu tạm bợ. Về xác lập và chấm dứt chiếm hữu trong luật La Mã, sự chiếm hữu được ghi nhận trong một hoàn cảnh thực tế và thông thường tư cách của người chiếm hữu đối với vật được thừa nhận mà không nhất thiết phải tìm hiểu tính xác thực, hợp pháp của tư cách người chiếm hữu đó. Tư cách của người chiếm hữu được xác định dựa vào hai yếu tố cấu thành quan hệ chiếm hữu, pháp luật La Mã gọi là corpus và animus [17]. Corpus được hiểu là việc thực hiện trên thực tế các hành vi mang tính chất thể hiện quyền năng đối với tài sản. Corpus thường được các nhà luật học La Mã cổ đại phân tích thành việc xác lập, thực hiện các giao dịch mang tính vật chất tác động lên tài sản. Animus được coi là yếu tố ý chí hay yếu tố chủ quan. Đó là trạng thái tâm lý thể hiện thành thái độ ứng xử hàm chứa quyền năng của người chiếm hữu đối với tài sản, hay còn được hiểu là yếu tố tâm lý hay yếu tố chủ quan, là thái độ tâm lý thể hiện thành cung cách cư xử phù hợp với các quyền năng mà người chiếm hữu tự cho là có được đối với tài sản. Luật La Mã cho phép chiếm hữu thông qua người đai diện, người đại diện phải có ý chí chiếm hữu vật cho người được đại diện chứ không phải cho bản thân mình [11, tr.52]. Chiếm hữu chấm dứt khi một trong hai yếu tố cấu thành nên nó là 7
  15. corpus possessionis và animus possessionis không còn. Như vậy các trường hợp chấm dứt bao gồm: thực tế nắm giữ vật không còn hoặc chủ thể chiếm hữu thể hiện ý chí từ bỏ chiếm hữu [11, tr.53]. Vật không còn tồn tại hoặc không thể thuộc sở hữu cá nhân cũng là một trong những trường hợp chấm dứt chiếm hữu. Chiếm hữu theo luật La Mã được bảo vệ bằng các phương tiện pháp lý đặc biệt còn gọi là interdiction (điều quan cấm) bao gồm những điều cấm để đề phòng vi phạm quyền chiếm hữu (interdicta retinendae possesionsis) và điều cấm để trả lại sự chiếm hữu (interdicta recuperandae possesionsis) [8]. Trong đó, interdicta là những chỉ định của quan tòa về việc chấm dứt không chậm chễ những hành vi xâm phạm đến trật tự xã hội và lợi ích cá nhân. Một trong những đặc trưng của việc bảo vệ chiếm hữu thông qua interdicta là trong quá trình xét xử không đòi hỏi phải chứng minh quyền đối với vật bị chiếm hữu. Điều này có nghĩa, trong số các bên tranh chấp, bên nào đang nắm giữ vật được suy đoán là có quyền, bên còn lại nếu muốn khẳng định điều ngược lại thì phải chứng minh chứ không được tự ý chiếm đoạt vật từ người đang chiếm hữu. Điều này nhằm mục đích bảo vệ cho sự ổn định của các quan hệ xã hội đang tồn tại, tình trạng của người chiếm hữu đối với vật sẽ được duy trì cho đến khi có người khác chứng minh được quyền đối với vật. Vì nhiều lý do trong lịch sử, Việt Nam cũng là nước chịu ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện bởi pháp luật La Mã đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự. Hầu hết các nguyên tắc trong luật La Mã đều được tìm thấy trong pháp luật Việt Nam. Đặc biệt là các chế định về địa vị pháp lý của chủ thể trong quan hệ dân sự; chế định tài sản; chế định nghĩa vụ hợp đồng và chế định thừa kế. Các nhà làm luật Việt Nam đã kế thừa những tinh túy trong pháp luật La Mã, đã cụ thể và chi tiết hơn các nguyên tắc ấy trong pháp luật của mình. Tuy nhiên, như đã phân tích chúng ta không tiếp nhận hoàn toàn một cách thụ động mà là sự tiếp thu có chọn lọc để phù hợp với xã hội Việt Nam, đồng thời loại bỏ những quy định lạc hậu trong tư pháp La Mã. Điều này được thể hiện rõ nhất qua chế định hôn nhân – gia đình và các quy định về tài sản hay một số quy định về thừa kế. Mặt khác, thông qua sự so sánh các quy định mới trong của BLDS 2015 với các quy định trong BLDS 2005 và quy định trong luật La Mã thể hiện pháp luật dân sự Việt Nam cũng ngày càng có xu hướng tiếp nhận luật La Mã một cách sâu sắc hơn. 8
  16. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm 1.1.2.1. Khái niệm chiếm hữu Để tồn tại và phát triển, con người với tính cách là một thực thể xã hội, cần phải có những cơ sở vật chất nhất định. Từ thời kỳ sơ khai, ý thức về xã hội, về cộng đồng còn hạn chế nhưng người nguyên thủy đã biết chiếm giữ hoa trái tự nhiên, chim thú săn bắt được, công cụ lao động để phục vụ nhu cầu và tồn tại. Chiếm hữu chính là việc chiếm giữ thành quả lao động, tư liệu sản xuất của xã hội loài người. Chiếm hữu là phạm trù khách quan, tất yếu, vĩnh viễn, là điều kiện trước tiên của hoạt động lao động sản xuất. Chủ thể chiếm hữu là cá nhân, tập thể và xã hội. Đối tượng của chiếm hữu từ buổi ban đầu của loài người là cái có sẵn trong tự nhiên cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Các chủ thể chiếm hữu không chỉ chiếm hữu tự nhiên mà cả xã hội, tư duy, thân thể, cả các vô hình và cái hữu hình. Theo quan điểm của Mác xít khái niệm gốc của sở hữu là “sự chiếm hữu” [5, tr.187]. Theo đó: Sở hữu là hình thức xã hội – lịch sử nhất định của sự chiếm hữu, cho nên có thể nói: Sở hữu là phương thức chiếm hữu mang tính chất lịch sử cụ thể của con người, những đối tượng dùng vào mục đích sản xuất và phi sản xuất. Sở hữu luôn luôn gắn liền với vật dụng – đối tượng của sự chiếm hữu. Đồng thời sở hữu không chỉ đơn thuần là vật dụng, nó còn là quan hệ giữa con người với nhau về vật dụng [6, tr. 745-756]. Trong phạm trù kinh tế, chiếm hữu bao gồm cả về sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Trong phạm trù pháp lý, chiếm hữu đã được ghi nhận trong hệ thống pháp luật các nước trên thế giới, với nhiều quan điểm, nhiều công trình nghiên cứu. Về phương diện học thuật, chiếm hữu được hiểu là việc một người thể hiện bằng những ứng xử cụ thể các quyền năng đối với một tài sản [16]. Chiếm hữu được coi là biểu hiện bề ngoài của quyền sở hữu: Chiếm hữu với tư cách chủ sở hữu là việc một người tỏ ra có các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản. Biểu hiện ấy có thể phản ánh trung thực nội dung bên trong của quyền, nghĩa là người tỏ ra có quyền cũng thực sự là người có quyền đó, nhưng nó cũng có thể hoàn toàn trái ngược với nội dung ấy, ví dụ như: A trong một lần ghé thăm cửa hàng trang sức của B đã lấy trộm chiếc dây chuyền, sau đó, A đeo dây chuyền đi dự sinh nhật bạn, trên đường đi A bị C giật mất chiếc dây chuyền và hô hoán kêu cứu, D là người chặn C lại và bắt được C trả lại sợi dây chuyền cho A. Như vậy, A trong câu chuyện xuất hiện trước mắt D như một người có quyền 9
  17. sở hữu đối với tài sản và quyền sở hữu đó đang bị người khác xâm hại, nhưng thực chất, A đang thực hiện việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Trong pháp luật Việt Nam, trải qua nhiều năm áp dụng thực tiễn để hoàn thiện chế định chiếm hữu, theo quy định tại Điều 179 BLDS 2015 hiện hành: Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản, hay nói cách khác, là sự chiếm hữu vật thực tế kết hợp với ý chí của người chiếm hữu coi vật đó như là của mình. Nói tóm lại, ta có thể thấy thực chất việc chiếm hữu là căn cứ để xác định quyền chiếm hữu của chủ thể, đồng thời là điều kiện làm phát sinh quan hệ chiếm hữu cũng như những hệ lụy pháp lý của quan hệ chiếm hữu. Chiếm hữu với ý nghĩa là chiếm dụng đồ vật trên thực tế là quan hệ làm cơ sở phát sinh cho sở hữu và quyền sở hữu. Như vậy, chiếm hữu đòi hỏi không chỉ sự nắm giữ, chi phối tài sản mà còn là nhận thức và mong muốn sự thống trị đó. Điều này khác biệt với chiếm giữ chỉ là sự nắm giữ, chi phối tài sản nhưng không có ý chí coi vật đó là của mình. Ví dụ: X thuê đồ vật, trên thực tế, X chiếm giữ vật, tuy nhiên X không có ý thức xem vật đó thuộc sở hữu của mình. Bởi nếu X coi vật đó là của mình thì sẽ không bao giờ trả tiền cho việc sử dụng vật cả. 1.1.2.2. Khái niệm quyền chiếm hữu Trong khoa học pháp lý, chiếm hữu được hiểu là quan hệ giữa người đối với vật (tài sản). Với quan niệm truyền thống như vậy, chúng ta đã lấy quyền của người chiếm hữu làm trung tâm của chế định sở hữu. Từ đó, các quy định pháp luật trước đây chỉ khái quát và tập trung quy định địa vị pháp lý và các quyền chủ thể của người chiếm hữu, nghĩa là quy định quyền chiếm hữu được nhìn nhận ở trạng thái tĩnh, hẹp so với yêu cầu của quan hệ kinh tế đầy biến động trong thời đại mới. Vì vậy, để đảm bảo sự phù hợp, Bộ luật Dân sự Việt Nam đã xây dựng chế định quyền chiếm hữu theo quan niệm rộng hơn, theo đó, chiếm hữu được hiểu là yếu tố cơ bản góp phần tạo lên toàn bộ quan hệ xã hội, nhìn nhận chiếm hữu dưới tư thế vận động. Từ đó, chế định quyền chiếm hữu trong BLDS Việt Nam không những chỉ giữ nguyên tắc quyền chủ thể ở vị trí trung tâm, là xuất phát điểm để quy định các quy định pháp lý tương ứng và đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu như chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Quyền chiếm hữu là khái niệm pháp luật thuộc ngành luật dân sự, có thể được hiểu theo hai nghĩa: 10
  18. Nghĩa rộng: Quyền chiếm hữu là pháp luật về chiếm hữu trong một hệ thống pháp luật nhất định. Vì vậy, quyền chiếm hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm giữ và quản lý các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, những tài sản khác. Nghĩa hẹp: Quyền chiếm hữu được hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện các quyền năng nắm giữ và quản lý trong những điều kiện nhất định. Theo nghĩa này, có thể nói quyền chiếm hữu chính là những quyền năng dân sự chủ quan của từng loại chiếm hữu nhất định đối với một tài sản cụ thể, được xuất hiện trên cơ sở nội dung của quy phạm pháp luật chiếm hữu. Ngoài ra, theo một phương diện khác, quyền chiếm hữu trong BLDS 2015 quy định tại điều 186: Quyền chiếm hữu là quyền năng của chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình, nắm giữ, chi phối tài sản thuộc sở hữu nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Quyền chiếm hữu được xác định là một trong ba loại quyền cấu thành quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt). Quyền chiếm hữu với tính chất là một trong các quyền năng của chủ sở hữu, nên khi đã xác định được chính xác chủ sở hữu thì lúc này việc chiếm hữu tài sản được xác định là “quyền”. Còn việc chiếm hữu tài sản của một chủ thể trong xã hội chỉ phản ánh thực tế chiếm hữu của người đó chứ chưa chắc chủ thể này đã thực sự có “quyền” trong việc chiếm hữu tài sản đó. Đây là lý do BLDS năm 2015 dùng thuật ngữ “quyền chiếm hữu” và “chiếm hữu” để quy định về hai nội dung này. Việc phân biệt cụ thể giữa “quyền chiếm hữu” (với tư cách là một quyền năng của chủ sở hữu) và chiếm hữu (với tư cách là một tình trạng pháp lý) là điều cần thiết, tránh những nhầm lẫn không đáng có giữa hai nội dung này. Nếu như trước đây quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản; thì hiện nay BLDS 2015 lại khẳng định quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, chi phối tài sản. So với quản lý thì chi phối rộng hơn, bao hàm cả việc quản lý. Việc chi phối được hiểu là ngay cả trường hợp tài sản đã chuyển giao sang cho chủ thể khác cầm giữ, quản lý thì chủ sở hữu vẫn còn tiếp tục được chi phối tài sản. Bởi suy cho cùng thì tài sản vẫn là của chủ sở hữu nên họ có quyền giám sát, chi phối tài sản của họ là điều hợp lý. Việc ghi nhận “chiếm hữu” vào BLDS 2015 có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn đời sống xã hội: người đang thực tế chiếm hữu sẽ được suy đoán là chiếm hữu ngay tình và được bảo vệ trước sự xâm phạm của các chủ 11
  19. thể khác. Nếu các chủ thể khác muốn bác bỏ việc chiếm hữu của một chủ thể là không ngay tình thì phải chứng minh (Điều 184, 185 BLDS 2015). Với ghi nhận này, BLDS 2015 đã phản ánh đúng thực tế trong xã hội và ổn định các quan hệ xã hội. Quyền chiếm hữu là một quyền năng của quyền sở hữu nên quyền chiếm hữu là kết quả của quyền sở hữu mang lại. Bên cạnh đó, nhiều quy định trong BLDS xuất phát từ tình trạng chiếm hữu của một chủ thể mà qua đó xác lập quyền sở hữu đối với vật, chiếm hữu được coi là điều kiện để xác lập quyền, như các quy định: xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu; xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm chưa được tìm thấy. Quyền chiếm hữu là một quan hệ pháp luật dân sự, bản thân nó chính là hệ quả của sự tác động của một bộ phận pháp luật vào các quan hệ xã hội, vì vậy, quyền chiếm hữu bao gồm đầy đủ ba yếu tố của quan hệ pháp luật dân sự: chủ thể, khách thể, nội dung như mọi quan hệ pháp luật bất kỳ. 1.1.2.3. 1.1.2.4. Đặc điểm Chiếm hữu đối với tài sản có ý nghĩa lớn với mọi mặt của đời sống xã hội, nó là nền tảng, là tiền đề tài sản cho phát triển sản xuất, kinh doanh và thực hiện các yêu cầu khác về vật chất, văn hoá tinh thần của con người. Chỉ khi nào sở hữu được tài sản thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp mới có thể đem đầu tư và tiến hành sản xuất kinh doanh và thực hiện các mục đích của bản thân. Từ các quan điểm định nghĩa về quyền chiếm hữu, có thể rút ra các đặc điểm của quyền chiếm hữu như sau: Quyền chiếm hữu có điểm chung với các quyền chủ thể khác ở chỗ: nó xuất hiện cùng với các sự kiện thực tế là việc chiếm hữu tài sản trên thực tế; bảo vệ chiếm hữu chỉ bắt đầu xuất hiện cùng với sự kiện xác lập sự thống trị thực tế đối với đồ vật kết hợp với ý chí coi đồ vật như là của mình. Sự tiếp diễn của các sự kiện pháp lý là sự chiếm hữu tài sản trên thực tế làm phát sinh quyền chiếm hữu là điều kiện cho sự tồn tại của quyền yêu cầu bảo vệ. Đặc thù riêng của chiếm hữu chính là ở chỗ: đối với tất cả các quyền chủ thể khác, ví dụ: quyền sở hữu, quyền đối nhân - quyền trong các trường hợp này khi vừa xuất hiện, ngay lập tức, chúng dường như tách biệt khỏi các sự kiện làm phát sinh chúng (hợp đồng, vi phạm), những sự kiện này đã thuộc về quá khứ, cái đang tiếp diễn 12
  20. chỉ là những hệ quả pháp lý của các sự kiện mà thôi. Đối với quyền chiếm hữu, sự tiếp diễn của các sự kiện pháp lý là sự chiếm hữu tài sản trên thực tế làm phát sinh quyền là điều kiện cho sự tồn tại của quyền yêu cầu bảo vệ. Người chiếm hữu có quyền chỉ khi nào anh ta thực tế đã có vật. Như vậy, đối với quyền chiếm hữu sự kiện xác lập quyền đồng thời là điều kiện thường xuyên để quyền này tồn tại. Đặc trưng quan trọng nhất của quyền chiếm hữu là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tự mình chiếm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình không một tổ chức hay cá nhân nào có quyền hạn chế, can thiệp hay cản trở chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thực hiện quyền năng đó, trừ khi pháp luật có quy định. Người chiếm hữu hợp pháp có thể loại trừ bất cứ hành vi của người nào đó có sự can thiệp, chi phối làm ảnh huởng đến tài sản thuộc quyền của mình. Đây là quyền năng đặc biệt mà các chủ thể khác không phải là người chiếm hữu hợp pháp không có đuợc. Quyền chiếm hữu là tiền đề cơ sở để thực hiện hai quyền tiếp theo của chủ sở hữu Đặc trưng tiếp theo là quyền chiếm hữu là một loại vật quyền mang tính tuyệt đối. Quyền chiếm hữu buộc các chủ thể khác phải tôn trọng quyền của người chiếm hữu, không đuợc cản trở hoặc xâm phạm việc thực hiện quyền của người chiếm hữu. Điều 58 Hiến pháp 1992 ghi nhận: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”. Điều đó cũng có nghĩa là sự bảo hộ của nhà nước đối với quyền chiếm hữu hợp pháp tài sản cũng đuợc khẳng định. Nhà nước khuyến khích việc khai thác tài sản hợp pháp để thu lợi và làm giàu chính đáng, nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của người sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời, nhà nước sẽ xử lý thật nghiêm khắc với các hành vi phá hoại nền kinh tế, xâm phạm đến lợi ích và tài sản của nhà nước, của tập thể, quyền lợi ích hợp pháp của công dân [27]. Quyền chiếm hữu là một quyền được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, nó phát sinh khi chủ thể trực tiếp chiếm hữu tài sản: Chủ thể khi chiếm hữu tài sản thì có thể được pháp luật bảo vệ trong những trường hợp nhất định. Về bản chất của quyền chiếm hữu: Trong mỗi hệ thống pháp luật của các nước đều ghi nhận sự tồn tại của quyền chiếm hữu, tuy nhiên các quan điểm có thể chưa thực sự đầy đủ, đồng nhất, vì vậy, việc xác định bản chất thật sự của quyền chiếm hữu sẽ cho ta cái nhìn khoa học, logic và khái quát để từ đó có được những đánh giá khách quan đối với các quy định thực định của pháp luật Việt Nam về quyền chiếm hữu. Nhìn nhận các quan điểm định nghĩa về quyền chiếm hữu, có thể thấy rõ nét nhất sự 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2