Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền đưa ra tuyên bố trong cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước Luật Biển 1982
lượt xem 12
download
Luận văn tập trung nghiên cứu vai trò và giá trị pháp lý của tuyên bố lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp theo Điều 287 và tuyên bố đưa ra các ngoại lệ theo Điều 298 Công ước Luật Biển 1982 và từ đó rút ra được mối liên hệ giữa hai tuyên bố đối với thực tiễn tại Biển Đông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền đưa ra tuyên bố trong cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước Luật Biển 1982
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN PHƢƠNG THẢO QUYÒN §¦A RA TUY£N Bè TRONG C¥ CHÕ GI¶I QUYÕT TRANH CHÊP CñA C¤NG ¦íC LUËT BIÓN 1982 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN PHƢƠNG THẢO QUYÒN §¦A RA TUY£N Bè TRONG C¥ CHÕ GI¶I QUYÕT TRANH CHÊP CñA C¤NG ¦íC LUËT BIÓN 1982 Chuyên ngành: Luật Biển và Quản lý biển Mã số: 8380101.08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ XUÂN SƠN HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Phƣơng Thảo
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN ĐƢA RA TUYÊN BỐ TRONG LUẬT QUỐC TẾ .......................................... 6 1.1. Tuyên bố đơn phƣơng ........................................................................ 6 1.1.1. Định nghĩa, hình thức của tuyên bố đơn phương ................................. 7 1.1.2. Tính chất pháp lý của các tuyên bố đơn phương ............................... 10 1.1.3. Giá trị pháp lý của tuyên bố đơn phương ........................................... 16 1.2. Tuyên bố bảo lƣu .............................................................................. 20 1.2.1. Định nghĩa, hình thức của tuyên bố bảo lưu ...................................... 20 1.2.2. Tính chất pháp lý của tuyên bố bảo lưu ............................................. 22 1.2.3. Hệ quả pháp lý của tuyên bố bảo lưu ................................................. 26 1.2.4. Phân biệt Tuyên bố bảo lưu với một số tuyên bố đơn phương khác của quốc gia ............................................................................... 27 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 31 CHƢƠNG 2: QUYỀN ĐƢA RA TUYÊN BỐ THEO ĐIỀU 287 VÀ ĐIỀU 298 CÔNG ƢỚC LUẬT BIỂN 1982.................................... 32 2.1. Tuyên bố lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp theo Điều 287 công ƣớc Luật biển 1982 ........................................................... 32 2.1.1. Cơ sở pháp lý...................................................................................... 33 2.1.2. Thực tiễn đưa ra tuyên bố lựa chọn quyền tài phán của các quốc gia .............................................................................................. 45
- 2.1.3. Giá trị pháp lý của tuyên bố lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp ....... 50 2.2. Tuyên bố đƣa ra ngoại lệ theo Điều 298 của công ƣớc Luật biển 1982............................................................................................ 53 2.2.1. Cơ sở pháp lý...................................................................................... 54 2.2.2. Thực tiễn đưa ra tuyên bố ngoại lệ theo quy định Điều 298 UNCLOS ..... 56 2.2.3. Giá trị pháp lý của tuyên bố ............................................................... 58 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 60 CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN ĐƢA RA TUYÊN BỐ Ở BIỂN ĐÔNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM.............................................................. 61 3.1. Thực tiễn vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc ...................... 62 3.1.1. Tóm tắt nội dung vụ kiện ................................................................... 62 3.1.2. Áp dụng Điều 287 và Điều 298 của Công ước Luật Biển 1982 trong phán quyết của Tòa Trọng tài ................................................... 63 3.1.3. Ý nghĩa phán quyết của Tòa về thẩm quyền ...................................... 68 3.2. Một số khuyến nghị cho Việt Nam về việc lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo UNCLOS 1982.................... 69 3.2.1. Quan điểm của Việt Nam về giải quyết tranh chấp ở Biển Đông...... 69 3.2.2. Một số khuyến nghị dành cho Việt Nam về vận dụng quyền đưa ra tuyên bố theo cơ chế giải quyết tranh chấp UNCLOS 1982 ......... 72 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 78 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 80
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết STT Tên Tiếng Việt Tên Tiếng Anh tắt 1 COC Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Code of Conduct in the South Đông China Sea 2 DOC Tuyên bố về cách ứng xử Declaration on the Conduct of của các bên ở Biển Đông Parties in the South China Sea 3 EEZ Vùng đặc quyền kinh tế Exclusive economic zone 4 ICJ Tòa án Công lý quốc tế International Court of Justice 5 ILC Ủy ban luật pháp quốc tế International Law Commission 6 ITLOS Tòa án quốc tế về Luật Biển International Tribunal for the Law of the Sea 7 PCA Tòa trọng tài thường trực Permanent Court of Arbitration 8 UNCLOS Công ước của Liên Hợp United Nations Convention on Quốc về Luật biển the Law of the Sea
- DANH MỤC BẢNG Số hiệu Số hiệu bảng Trang Bảng 2.1 Các quốc gia tuyên bố lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp theo Điều 287 UNCLOS 46 Bảng 2.2 Các quốc gia đưa ra tuyên bố ngoại lệ theo Điều 298 UNCLOS 57
- MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Theo quan niệm của cộng đồng quốc tế, biển và đại dương luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của các quốc gia trên toàn thế giới. Trước nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, biển và đại dương được coi là nơi dự trữ cuối cùng của loài người về các nguồn lương thực, thực phẩm, năng lượng, nguyên – nhiên liệu. Trong đó, Biển Đông là khu vực biển giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng nơi đây cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn lợi ích liên quan đến các tranh chấp chủ quyền biển, đảo, phức tạp và kéo dài trong lịch sử. Vì vậy, các quốc gia luôn tìm kiếm một cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp và hiệu quả. Việc ra đời Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) (có hiệu lực ngày 16/11/1994) là một bước phát triển quan trọng nhất trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế kể từ khi Hiến chương Liên Hợp Quốc và Quy chế Toà án Công lý Quốc tế được thông qua. Mặc dù vậy, trên thực tế, không phải các quốc gia đều thống nhất quan điểm để đưa ra được một hệ thống giải quyết tranh chấp hoàn chỉnh. Việc Công ước Luật Biển đưa ra quyền đưa ra các tuyên bố đối với các thủ tục giải quyết tranh chấp là một tiến bộ vượt bậc thể hiện sự tôn trọng ý kiến của các quốc gia. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra các vấn đề nan giải trong việc giải quyết các tranh chấp. Việc nghiên cứu quyền đưa ra tuyên bố giúp các quốc gia nắm rõ các quy định và giá trị của việc đưa ra tuyên bố, từ đó sẽ giúp việc giải quyết các tranh chấp thuận lợi hơn. Đây là nhu cầu khách quan và cấp bách nhằm phục vụ lợi ích của các quốc gia, đặc biệt là với một quốc gia ven biển như Việt Nam. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển 1982 đã được nhiều đề tài, công trình nghiên cứu, luận văn, luận án phân tích chuyên 1
- sâu tuy nhiên chưa nhiều công trình đề cập đầy đủ, hệ thống về khía cạnh “Quyền đưa ra tuyên bố ở hai điều khoản Điều 287 và Điều 298 trong cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước Luật Biển 1982”. Trong luận văn này, tác giả cũng đã có cơ hội tham khảo nhiều nguồn tài liệu, bài viết liên quan đến vấn đề này. Tác giả xin đưa ra một số nguồn tiêu biểu sau: Thứ nhất, cuốn sách “The International Law of the Sea” của tác giả Yoshifumi Tanaka. Đây là cuốn sách cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về Luật biển. Cuốn sách đã khái quát được các nguyên tắc, quy định của cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước 1982. Tuy nhiên, cuốn sách chỉ dừng lại ở mức tổng quan chứ chưa đi sâu phân tích vào các quy định của cơ chế giải quyết tranh chấp, đặc biệt ở Điều 287 và 298 Công ước. Thứ hai, bài viết “UNCLOS Dispute Settlement System and the South China Sea” của tác giả Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore tại Hội nghị MIMA về Biển Đông: Những tiến triển mới và ý đồ hướng đến giải quyết hòa bình tranh chấp. Bài viết xem xét liệu cơ chế giải quyết tranh chấp trong UNCLOS có thể đóng vai trò trong việc làm rõ các vấn đề pháp lý và hướng các bên tranh chấp tại Biển Đông đến một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp hay không. Thứ ba, bài viết “Unilateral acts of State” của tác giả Victor Rodríguez Cedeño. Bài viết này đưa ra quan điểm phân loại các hành vi đơn phương của các quốc gia, một số quy tắc áp dụng cho chúng và hệ quả pháp lý của những hành vi này. Tuy nhiên bài viết chỉ phân tích ở phần lý luận chung mà chưa đi sâu giải quyết vấn đề: Liệu quyền đưa ra tuyên bố đơn phương có góp phần xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và cụ thể liên quan đến lĩnh vực biển như thế nào? 2
- Thứ tư, cuốn sách “Les actes juridiques unilatéraux en Droit International Public (1962)” của tác giả Eric Suy. Cuốn sách đã phân tích các hành vi đơn phương, phân loại những hành vi này, xác định vài trò, vị trí của những hành vi này trong hệ thống luật pháp quốc tế và nguyên tắc thiện chí chi phối giá trị pháp lý của những hành vi đơn phương của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Đồng thời cuốn sách cũng đưa ra những án lệ về tuyên bố của các quốc gia liên quan đến tranh chấp về biển và những hệ quả của chúng. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập cụ thể vai trò của quyền đưa ra tuyên bố theo cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS 1982. Thứ năm, bài viết “Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo Công ước Luật Biển 1982” của GS. TS Nguyễn Bá Diến trong Hội thảo quốc tế về Biển Đông. Tác giả đã đưa ra khái quát chung về cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo UNCLOS 1982 đồng thời phân tích các cơ quan giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển 1982. Tuy nhiên bài viết chưa đi sâu vào phân tích mối liên hệ Điều 287 và Điều 298 của Công ước từ đó khẳng định vài trò của quyền đưa ra Tuyên bố. Bên cạnh đó còn có các bài viết, công trình nghiên cứu mang tính thời sự, với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau về cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS 1982 và quyền đưa ra tuyên bố đơn phương được đăng tải trên các trang thông tin uy tín trong và ngoài nước. Từ những nghiên cứu của các tác giả trước và các văn bản pháp luật hiện hành liên quan, tác giả sẽ có những nghiên cứu nối tiếp để làm sáng rõ quy định liên quan đến Điều 287 và 298 Công ước, từ đó rút ra được kết luận về sự ảnh hưởng của hai loại tuyên bố đó với tình hình giải quyết tranh chấp hiện nay. 3. Ý nghĩa của đề tài Tác giả thực hiện đề tài này với mong muốn làm sáng tỏ hơn về mặt bản chất và các hệ quả pháp lý của tuyên bố lựa chọn phương pháp giải quyết 3
- tranh chấp theo Điều 287 và tuyên bố đưa ra các ngoại lệ theo Điều 298 Công ước Luật Biển. Đồng thời trong quá trình viết bài, tác giả còn muốn nhấn mạnh đến vai trò và sức ảnh hưởng của hai loại tuyên bố trên đối với quá trình giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Hơn nữa, trong quá trình tìm hiểu đề tài, tác giả có cơ hội tìm hiểu kỹ càng và sâu sắc hơn Luật Biển quốc tế nói chung và cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển 1982 nói riêng, từ đó trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết cho học tập và công việc sau này. 4. Mục đích nghiên cứu Khi chọn đề tài này, tác giả hướng đến hai mục tiêu chính, đảm bảo cả tính lý luận và thực tiễn: Trên cơ sở thu thập, xử lý và phân tích tài liệu, dữ liệu về các tuyên bố của các quốc gia liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp, tác giả muốn hướng đến mục tiêu tìm hiểu vai trò và giá trị pháp lý của tuyên bố lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp và tuyên bố đưa ra các ngoại lệ trong việc xác định cơ chế giải quyết khi tranh chấp xảy ra. Đặt trong tình hình Biển Đông đang hết sức căng thẳng, đề tài này còn mang tính thực tiễn cao. Do đó, tác giả đặt mục tiêu nghiên cứu các thực tiễn các quốc gia đưa ra tuyên bố để đề ra các khuyến nghị giúp Việt Nam đưa ra các tuyên bố thể hiện quan điểm của mình đối với cơ chế giải quyết tranh chấp và đồng thời có cái nhìn thấu đáo và cặn kẽ đối với tuyên bố của các nước bạn, từ đó giành được những lợi thế trong vấn đề giải quyết tranh chấp. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu vai trò và giá trị pháp lý của tuyên bố lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp theo Điều 287 và tuyên bố đưa ra các ngoại lệ theo Điều 298 Công ước Luật Biển 1982 và từ đó rút ra được mối liên hệ giữa hai tuyên bố đối với thực tiễn tại Biển Đông. 4
- Với tầm quan sát và đúc kết thực tiễn, tác giả tham khảo và phân tích một số tài liệu chuyên sâu, từ đó đưa ra các kết luận để hoàn thiện luận văn. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài luận này sẽ sử dụng kết hợp hai phương pháp sau: - Phương pháp diễn dịch và quy nạp - Phương pháp phân tích và tổng hợp Trên cơ sở thu thập và tổng hợp thông tin từ các tài liệu chuyên môn, các bài luận nghiên cứu, tạp chí uy tín để có được cái nhìn tổng quát về vấn đề. Sau đó tác giả sử dụng phương pháp diễn dịch và phân tích để hiểu rõ hơn về quy định của Công ước Luật Biển về việc đưa ra tuyên bố và giá trị pháp lý mà tuyên bố đưa ra, trình bày lại theo quan điểm cá nhân dựa trên nguyên tắc tôn trọng các nghiên cứu đã có. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài luận bao gồm 3 chương chính sau đây: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về quyền đưa ra tuyên bố trong luật quốc tế. Chƣơng 2: Quyền đưa ra tuyên bố theo Điều 287 và Điều 298 của Công ước Luật Biển 1982. Chƣơng 3: Thực tiễn áp dụng các quy định về quyền đưa ra tuyên bố ở Biển Đông và một số khuyến nghị đối với Việt Nam. 5
- CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN ĐƢA RA TUYÊN BỐ TRONG LUẬT QUỐC TẾ 1.1. Tuyên bố đơn phƣơng Căn cứ vào điều 38 khoản 1 Quy chế tòa án quốc tế quy định về nguồn của Luật quốc tế: Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng: a. Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận; b. Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật; c. Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận d. Với những điều kiện nêu ở điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các qui phạm pháp luật. Trong cuốn: “Các giới hạn của Luật quốc tế và cách tiếp cận bình đẳng giới” của H.Charlesworth và Chinkin [20] đưa ra: Danh mục truyền thống những nguồn của Luật quốc tế ở điều 38 đảm bảo sự kiểm soát của một quốc gia đối với những gì được coi là luật, nhưng là sự phản ánh không đầy đủ hiện thực của luật pháp quốc tế đương đại. Nhiều hình thức lập pháp quan trọng khác đã được xác định, ví dụ thông qua nghị quyết của các tổ chức quốc tế như Đại hội đồng luật quốc tế, thực tiễn hoạt động của các tổ chức quốc tế và các văn bản quy tắc ứng xử quốc tế … . 6
- Liệu một văn bản hoặc một lời nói được thực hiện bởi một người đứng đầu nhà nước mà không có bất cứ một cam kết, phản hồi hoặc chấp nhận từ bên đối phương, bên ngoài các cuộc đàm phán chính thức có được coi là nguồn của luật quốc tế từ đó làm phát sinh nghĩa vụ pháp lý ràng buộc không? 1.1.1. Định nghĩa, hình thức của tuyên bố đơn phương Theo cuốn Bách khoa toàn thư của Quỹ Max Planck vì Hòa bình và Luật pháp quốc tế: “Tuyên bố là công cụ mà các chủ thể của luật quốc tế thể hiện ý chí, ý định hoặc ý kiến của họ khi thực hiện quan hệ quốc tế. Đó là hình thức biểu hiện của các hành vi đơn phương mà chủ thể của luật quốc tế thực hiện, nhưng cũng có thể là một phần của thỏa thuận đa phương”. Ví dụ: Trong trường hợp các quốc gia áp dụng một tuyên bố chung hoặc nếu một điều ước quy định các tuyên bố đơn phương được thực hiện để xác định các cam kết của điều ước. Theo cuốn sách Hướng dẫn về Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền của trẻ em (UNCRC) có đưa ra định nghĩa: Thuật ngữ Tuyên bố được sử dụng trong nhiều bối cảnh quốc tế khác nhau. Tuyên bố trong Nhân quyền quốc tế không ràng buộc về mặt pháp lý mà thường được lựa chọn một cách chủ đích để chỉ ra rằng: các bên không có ý định để tạo ra nghĩa vụ ràng buộc mà chỉ muốn đưa ra những nguyện vọng nhất định. Như vậy, quyền đưa ra tuyên bố là một quyền đặc thù thuộc về quyền năng chủ thể của luật quốc tế, được biểu hiện trong tổng thể quyền và nghĩa vụ cơ bản theo quy định của pháp luật quốc tế. Các quyền và nghĩa vụ này tồn tại trên cơ sở chủ quyền quốc gia, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và quá trình tồn tại của các quốc gia đó [9]. Các chủ thể sẽ thực hiện quyền đưa ra tuyên bố bằng những hành vi đơn phương tuyên bố ý định của mình về những vấn đề trong quan hệ quốc tế. Quyền này mang ý nghĩa quan trọng thể hiện việc tôn trọng ý kiến của các quốc gia, đồng thời, 7
- nó phù hợp với sự ra đời và phát triển theo chiều hướng ngày càng tiến bộ của luật quốc tế và có liên hệ mật thiết với nội dung của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, các quốc gia vẫn áp dụng quyền đưa ra tuyên bố đơn phương nhằm đưa ra quan điểm của mình dù cho tồn tại nhiều học thuyết mâu thuẫn về việc liệu có hay không hiệu lực pháp lý của các tuyên bố đơn phương. Ủy ban luật pháp quốc tế đã xác định hành vi đơn phương của quốc gia góp phần nền tảng cho sự phát triển luật pháp quốc tế tại phiên họp lần thứ 48 năm 1996. Ủy ban nhận định rằng mặc dù quyền này được phân tích rõ ràng cả trong những văn bản học thuật và chưa từng được nghiên cứu bởi cơ quan luật pháp quốc tế chính thức nào đồng thời các quốc gia áp dụng khá nhiều hành vi đơn phương và thực tiễn làm cơ sở cho các nguyên tắc pháp lý liên quan; một số các phán quyết của ICJ đã xem xét đến hành vi đơn phương nhưng chỉ mang giá trị tham khảo còn các văn bản điều ước vẫn là nguồn chủ yếu áp dụng. Các tuyên bố đơn phương được quy định ít hoặc không có hiệu lực ràng buộc trong Luật pháp quốc tế trước những năm 1960 nhưng sự tồn tại và hiệu lực ngày càng được thừa nhận để ICJ có thể tuyên bố vào năm 1974: “Các quốc gia có thể thừa nhận các tuyên bố đơn phương và đặt niềm tin vào chúng và yêu cầu rằng những nghĩa vụ phát sinh phải được tôn trọng” [29, tr. 253]. Mặc dù phương pháp thỏa thuận là cách thông thường nhằm phát sinh quyền và nghĩa vụ trong luật pháp quốc tế, cho phép các quốc gia điều hòa và cân bằng các lợi ích, các tuyên bố đơn phương của quốc gia vẫn đóng vai trò quan trọng, là một biện pháp không thể thiếu khi đàm phán không thành trong quá trình hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Tại các quốc gia, các thỏa thuận, hiệp ước và các công ước quốc tế là một trong số các nguồn nổi bật được quy định trong điều 38 của quy chế tòa 8
- án quốc tế ICJ, dù vậy, các tuyên bố đơn phương không được đề cập và thực sự đến nay chưa tồn tại một định nghĩa chính xác, thống nhất thế nào là tuyên bố đơn phương [41]. Tuy nhiên, các quốc gia có thể có được nghĩa vụ, dựa trên các quan hệ Hiệp ước, thông qua các hành vi không chính thức biểu hiện ý chí đơn phương [49]. ILC đã đưa ra định nghĩa: “Một tuyên bố đơn phương biểu hiện rõ ràng bởi một ý chí được xây dựng bởi các quốc gia với mục đích tạo ra nghĩa vụ pháp lý liên quan đến một hay nhiều quốc gia, các tổ chức quốc tế, được công nhận bởi quốc gia hay tổ chức quốc tế đó” [23]. Do đó, các hành vi tuyên bố đơn phương là biểu hiện cụ thể ý chí của một quốc gia [40, tr.270] có khả năng tạo gia hiệu lực pháp lý giống như bất kỳ hành vi nào khác của nhà nước. Như vậy, hành vi tuyên bố đơn phương chưa từng được định nghĩa cụ thể trong các điều ước quốc tế, cũng chưa có tuyên bố đơn phương nào được nhắc đến với một định nghĩa tổng quát kể cả Công ước Viên năm 1969. Xét đến hình thức của tuyên bố đơn phương, năm 1974, Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) trong vụ Thử nghiệm hạt nhân (Úc, New Zealand v. Pháp) đã đưa ra: Về câu hỏi liên quan đến hình thức, phải được chú ý rằng đây không phải phạm vi mà luật pháp quốc tế áp đặt bất kì yêu cầu cụ thể hay nghiêm ngặt. Dù tuyên bố đưa ra bằng miệng hay bằng văn bản cũng không gây ra sự khác biệt quan trọng, lời tuyên bố đưa ra trong những trường hợp đặc biệt có thể tạo ra các cam kết quốc tế về mặt pháp luật mà không đòi hỏi phải được diễn đạt bằng hình thức văn bản. Do đó vấn đề hình thức không phải là vấn đề quyết định [29, tr.267-268, đoạn 45, 47, 48]. Thực tiễn đã chứng minh tuyên bố đơn phương tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như: Công hàm, Thông cáo, thư, các phát biểu … như Công hàm 9
- của Phủ Tổng thống gửi đến New Zealand, Thông cáo của Đại Sứ quán Pháp gửi New Zealand, thư của Tổng thống Pháp gửi Thủ tướng New Zealand và các phát biểu của Ngoại trưởng Pháp trong buổi họp báo cũng như trước Đại Hội Đồng. Ngoài ra, số lượng quốc gia tiếp nhận tuyên bố đơn phương không giới hạn, một tuyên bố có thể gửi đến cộng đồng quốc tế hay chỉ một vài quốc gia hoặc những đối tượng khác [19, điều 6]. Ví dụ: Trong vụ phân định biển và các vấn đề về lãnh thổ giữa Qatar và Bahrain, các bức thư trao đổi giữa Quốc vương Arab và Tiểu vương Qatar, giữa Quốc vương Arab và Tiểu vương Bahrain đều là các tuyên bố đơn phương được gửi tới một địa chỉ duy nhất [15, đoạn 31] hoặc ngược lại như Ai Cập gửi các tuyên bố liên quan đến kênh đào Suez đến không chỉ các quốc gia thành viên của Hội nghị Constantinople, đến các quốc gia thành viên của Hiệp hội những nước sử dụng kênh đào Suez mà còn đến cả toàn bộ cộng đồng quốc tế. 1.1.2. Tính chất pháp lý của các tuyên bố đơn phương 1.1.2.1. Các yếu tố cấu thành tuyên bố đơn phương Các điều kiện cơ bản để một hành vi pháp lý có hiệu lực áp dụng phải đảm bảo: hành vi đó phải được đưa ra bởi một chủ thể của luật quốc tế, đối tượng phải hợp pháp và các quy tắc liên quan đến ý chí và hình thức phải được tuân thủ [47, tr.339]. Đầu tiên, phải phân định rõ ràng tính đơn phương của hành vi được đề cập, đảm bảo rằng các hành vi duy nhất đang được xem xét là những hành vi đơn phương về cả hình thức và bản chất [23, tr.230]. Thứ hai, cần phân loại các hành vi đơn phương và vai trò vị trí của các hành vi này trong Luật pháp quốc tế. Trong vụ Thử nghiệm hạt nhân, Tòa cho rằng: Nhận thấy rõ rằng các tuyên bố được thực hiện bằng các hành vi đơn phương liên quan đến các tình huống pháp lý hoặc thực tiễn có thể tạo ra các nghĩa vụ pháp lý. Các tuyên bố thường rất cụ thể, 10
- khi đó, ý định của Nhà nước đưa ra tuyên bố ràng buộc với điều khoản trong tuyên bố, trở thành cơ sở pháp lý để Nhà nước thực hiện phù hợp với Tuyên bố đó. Với loại cam kết này, được đưa ra công khai, với ý định của quốc gia, mặc dù không được thực hiện trong bối cảnh đàm phán quốc tế vẫn tạo ra giá trị ràng buộc với quốc gia đó [29, tr.253, 457] Trong hệ thống pháp luật Anh- Mỹ, bối cảnh thực hiện hành vi rất quan trọng. Một lời hứa của một cá nhân có thể hiểu là “một lời đề nghị”, bước đầu trên con đường dẫn tới một hợp đồng mà Tòa án sẽ thi hành, hoặc như “một sự chấp nhận”, giống như bước cuối của hợp đồng, hoặc như một “lời mời” không phải một đề nghị hoặc chấp nhận; hoặc thậm chí là một tội ác khi lời hứa là một phần của âm mưu thực hiện một hành vi bất hợp pháp [17]. Xét về góc độ luật pháp quốc tế, các hành vi đơn phương liệu có phát sinh nghĩa vụ pháp lý quốc tế? Hành vi “công nhận” là một hành vi đơn phương với hệ quả pháp lý được thảo luận nhiều bởi nó đặt trong bối cảnh đàm phán quốc tế hoặc có sự tương tác giữa các quốc gia giống như giai đoạn của đàm phán. Các hành vi đơn phương, giống như các hành vi pháp lý khác, bao gồm hai yếu tố: tuyên bố pháp lý hoặc cam kết chính thức (công cụ) và thực chất của nghĩa vụ phát sinh (đàm phán) [33]. Do đó, các hành vi pháp lý có thể đơn phương về mặt hình thức xuất phát từ ý chí của chủ thể, hoặc chúng có thể đơn phương về cả hình thức và thực tiễn, không chỉ phát sinh và còn hoạt động độc lập với bất kỳ chủ thể khác của pháp luật. Một tuyên bố đơn phương dưới dạng hình thức, chẳng hạn những chủ thể chấp nhận quyền tài phán của ICJ theo điều 36 của Quy chế tòa án quốc tế, hoặc thông báo cho các bên khác về một điều ước bảo lưu, có thể song phương và đa phương về bản chất, yêu cầu mức độ phụ thuộc lẫn nhau trong một văn bản khác. Tuy nhiên, để một hành động trở thành hành động đơn phương tự trị, nó phải độc lập cả về hình 11
- thức và thực chất, như vậy đủ để đạt được hiệu lực pháp lý mà không cần sự can thiệp về ý chí của bất cứ bên nào [48, tr.112]. Điều khó khăn trong việc phân biệt hành vi pháp lý đơn phương với các hành vi pháp lý được thực hiện như một phần của thỏa thuận, được minh chứng rõ trong vụ Tình trạng pháp lý của phía Đông Greenland [44]. Tòa án Công lý quốc tế thường trực (PICJ) cho rằng Tuyên bố của Bộ trưởng bộ ngoại giao Nauy (còn gọi là Tuyên bố Ihlen) cho thấy Nauy không gặp khó khăn gì đối với những dự định của Chính phủ Đan Mạch tại vùng phía Đông Greenland - thứ đang ràng buộc Nauy “nằm ngoài phạm vi tranh chấp”. Trong khi đó, nhiều nhà bình luận cho thấy đây không phải là một hành động đơn phương, hiệu lực ràng buộc của tuyên bố này chỉ đơn giản là các tình huống đàm phán mà nó đưa ra [50, tr.462]. Mặt khác, các hiệp ước đa phương có thể hình thành như một quá trình của các hành vi đơn phương, thể hiện sự đồng ý bị ràng buộc như chữ ký, phê chuẩn hoặc gia nhập [26, tr.209, 210]. Do đó, cần phải duy trì các tiêu chí hợp lý, đảm bảo rằng tất cả các hành vi của các quốc gia có hiệu lực pháp lý phải tuân theo chế độ pháp lý và sử dụng phân tích logic để tránh mọi nỗ lực đưa vào các hành vi chế độ thông thường không thuộc về đó. Nếu hành vi được phân tích có thể tự tạo ra hiệu lực pháp lý, thì không cần loại trừ khỏi danh mục các hành vi đơn phương tự trị. Theo nhà báo, GS.Georg Schwarzenberger cho rằng yếu tố quan trọng cấu thành hành vi đơn phương là “ sự thiện chí” (Good Faith) xuất phát từ các “nguyên tắc cơ bản trong luật quốc tế”. Nhưng không có một khái niệm nào quy định sự tận tâm thiện chí trong một tuyên bố chính sách hay các loại tuyên bố khác có thể tạo ra nghĩa vụ pháp lý ràng buộc đối với bất kỳ các bên liên quan. Đáng chú ý, trong vụ Thử nghiệm hạt nhân, ICJ coi sự tận tâm, thiện chí đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nghĩa vụ được tạo ra bởi tuyên bố 12
- đơn phương. Tuy nhiên, Tòa có chỉ ra rằng trong một số trường hợp, một bên có thể hủy bỏ nghĩa vụ mà không vi phạm nguyên tắc tận tâm thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế trừ khi nghĩa vụ phát sinh bởi một tuyên bố đơn phương bao gồm việc không thu hồi tuyên bố [31, tr.230, đoạn 32] Một trong những yếu tố tạo nên giá trị pháp lý hành vi đơn phương đó là nguyên tắc Estoppel. Trong vụ Đền thờ tại Preah Vihear, Tòa đã đề cập: “Vụ việc không liên quan đến bất kỳ tiền lệ nào của Tuyên bố đơn phương vì vấn đề quan trọng không phải hiệu lực pháp lý của các hành vi đơn phương nhưng sự thoái thác các nghĩa vụ pháp lý sẽ phá vỡ trật tự mà ICJ thiết lập. Trong tình huống này, nguyên tắc “Estoppel công bằng” trong Luật Anh- Mỹ là yếu tố cần thiết để phát triển các học thuyết và duy trì trật tự pháp lý” [16]. Như vậy, điều kiện căn bản để viện dẫn nguyên tắc Estoppel là bên viện dẫn phải dựa trên các tuyên bố hoặc hành vi của bên kia để ràng buộc trách nhiệm pháp lý buộc họ phải thực hiện với những gì họ đã nói hoặc hành động. 1.1.2.2. Phân loại các tuyên bố đơn phương Trên thực tiễn, tồn tại rất nhiều hành vi đơn phương như: một lời tuyên chiến hoặc trung lập, công nhận một nhà nước hoặc chính phủ, lời hứa để hành động hoặc không hành động … nhưng chúng lại tạo ra hệ quả pháp lý rất khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để hệ thống hóa các hành vi này theo các hệ quả pháp lý mà chúng tạo ra [18, tr.548]. Một số hành vi đơn phương, như công nhận, phản đối, thông báo và khước từ, thường được xem là biểu thị rõ ràng ý chí tự nguyện, trong khi những hành vi khác như lời hứa, khai nhận và bảo đảm khó khăn hơn để phân loại và vẫn là đặt ra vấn đề tranh luận [41]. Một trong những loại tuyên bố đơn phương phổ biến trong khoa học Luật quốc tế là vấn đề công nhận quốc gia mới và công nhận chính phủ mới. Xuất phát từ học thuyết tuyên bố ra đời vào cuối thế kỷ XIX, các quốc gia mới xuất hiện đương nhiên là chủ thể của luật quốc tế do quốc gia đã hình 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 65 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn