intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền tự do ngôn luận trên internet trong pháp luật và thực tiễn Việt Nam

Chia sẻ: Cẩn Ngôn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

217
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Đưa ra cái nhìn toàn diện, có tính hệ thống và khoa học về các vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến quyền tự do ngôn luận trên internet dưới góc độ luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền con người; đánh giá thực trạng về quyền tự do ngôn luận trên internet trong thực tiễn, từ đó đề xuất giải pháp bảo đảm ghi nhận, thực thi quyền tự do ngôn luận trên internet.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền tự do ngôn luận trên internet trong pháp luật và thực tiễn Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN MINH VỌNG QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN INTERNET TRONG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN MINH VỌNG QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN INTERNET TRONG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM Chuyên ngành: Pháp luật về Quyền con ngƣời Mã số: 8380101.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TSBùi Tiến Đạt HÀ NỘI- 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Những số liệu, ví dụ và trích dẫn được nêu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính chính xác, tin cậy. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Minh Vọng
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: ..................................................................................................... 8 LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VỀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN INTERNET ................................................................................ 8 1.1. Khái niệm và các hình thức biểu đạt của quyền tự do ngôn luận .............. 8 1.2. Khái niệm quyền tự do ngôn luận trên internet ....................................... 11 1.3. Pháp luật một số nƣớc về quyền tự do ngôn luận trên internet và bài học kinh nghiệm ..................................................................................................... 29 Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 38 CHƢƠNG 2: ................................................................................................... 40 PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN INTERNET Ở VIỆT NAM ............................................................................. 40 2.1. Quyền tự do ngôn luận trên internet theo pháp luật Việt Nam ................ 40 2.2. Thực tiễn về việc thực hiện và bảo đảm quyền tự do ngôn luận trên internet ở Việt Nam hiện nay .......................................................................... 64 Kết luận Chƣơng 2 .......................................................................................... 78 CHƢƠNG 3: ................................................................................................... 80 GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN INTERNET Ở VIỆT NAM.................................................................................................. 80 3.1. Nhóm các giải pháp chung ....................................................................... 80 3.2. Nhóm các giải pháp cụ thể ....................................................................... 84 Kết luận Chƣơng 3 .......................................................................................... 95 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 99
  5. DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT - ARPA: Advanced Research Projects Agency (Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển) - BTTTT: Bộ Thông tin & Truyền thông - ICCPR: International Covenant on Civil and Political Rights (Công ƣớc Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị) - TCP/IP: Transmission Control Protocol/Internet Protocol (bộ giao thức liên mạng) - WAN: Wide area network (Mạng diện rộng)
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu “Nếu có một quyền có giá trị hơn tất cả các quyền khác trong một xã hội dân chủ, thì đó chính là quyền tự do ngôn luận” [10, tr.36] - đây là nhận định của Ông Melvin Urofsky, một Giáo sƣ lịch sử và chính sách công nổi tiếng ngƣời Mỹ. Thật vậy, tự do ngôn luận và tự do báo chí là những quyền rất thiết yếu và là mục tiêu đấu tranh của các lực lƣợng tiến bộ tại nhiều quốc gia từ nhiều thế kỷ qua. Những quyền này đƣợc gọi là “quyền bảo vệ quyền”, vì nếu không có chúng là thiếu đi một phƣơng tiện quan trọng để bảo vệ các quyền khác [5,tr.307]. Quyền tự do ngôn luận là nền tảng mà không có nó, nhiều quyền con ngƣời khác cũng không đƣợc thực hiện. Nó là một quyền cơ bản của con ngƣời không phân biệt về văn hóa, chính trị, tôn giáo, dân tộc hay các yếu tố khác. Quyền đƣợc giữ quan điểm và tự do ngôn luận là cơ sở để thực hiện đầy đủ nhiều quyền con ngƣời khác, ví dụ để hƣởng quyền tự do hội họp, lập hội, quyền bầu cử, ứng cử thì quyền tự do ngôn luận là cơ sở để con ngƣời thực hiện đầy đủ các quyền này. Tự do ngôn luận theo cách truyền thống đƣợc thể hiện qua báo chí, thông qua biểu diễn nghệ thuật, hình ảnh… và nhiều hình thức biểu đạt mang tính cá nhân khác nhƣ nói, viết hay ngôn ngữ ký hiệu. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ số hiện nay, thời đại của công nghệ 4.0 thì việc sử dụng phƣơng tiện mạng internet để truyền tải thông tin là rất phổ biến. Sự phát triển của mạng internet cho phép hình thành mạng lƣới toàn cầu để trao đổi thông tin mà không nhất thiết phải dựa trên các hình thức truyền thông đại chúng phổ biến. Nhận thức rõ điều này, Liên minh châu Âu đã ban hành khuyến nghị về tự do internet, trong đó trọng tâm là bảo đảm quyền tự do biểu đạt, quyền tự do hội họp, quyền riêng tƣ và quyền đƣợc hƣởng chế tài hữu hiệu trên môi trƣờng internet. Nhƣ vậy, với sự ra đời và 1
  7. phát triển của mạng internet đã trở thành một công cụ hữu dụng để con ngƣời thể hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Sau khi trở thành thành viên Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã từng bƣớc tham gia hầu hết các Công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời, trong đó có Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 16/12/1966, có hiệu lực từ ngày 23/3/1976 (Nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982). Việt Nam đã từng bƣớc nội luật hóa các quy định của Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, trong đó, quyền tự do ngôn luận đƣợc ghi nhận không chỉ ở đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất là Hiến pháp mà còn đƣợc chi tiết hóa trong các văn bản pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên ngay trong pháp luật và thực tế cũng còn có những điểm hạn chế nhất định cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để có thể đảm bảo việc ghi nhận, thực hiện đầy đủ quyền tự do ngôn luận nói chung và quyền tự do ngôn luận trên internet nói riêng phù hợp với các quy định và các giá trị phổ quát của quyền con ngƣời. Với xu thế toàn cầu hóa hiện nay và với những yêu cầu mới đặt ra trong thời đại công nghệ số, việc phân tích thực tiễn và hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam qua đó đề xuất các giải pháp hƣớng đến hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế nhằm mục đích bảo vệ các quyền cơ bản của con ngƣời, trong đó có quyền tự do ngôn luận trên internet, hiện là một yêu cầu hết sức cần thiết. Trong bối cảnh đó, học viên lựa chọn đề tài “Quyền tự do ngôn luận trên internet trong pháp luật và thực tiễn Việt Nam” để thực hiện luận văn thạc sĩ, với mong muốn nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách toàn diện các vấn thực tiễn và thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền tự do ngôn luận trên mạng internet, từ đó có những đề xuất các giải pháp hƣớng đến bảo đảm, bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên internet. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong quá trình tìm hiểu, đã có một số công trình khoa học, bài nghiên 2
  8. cứu liên quan tới nội dung quyền tự do ngôn luận trên internet. Trong đó phải kể đến Luận văn “Quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Hoàng Đức Nhã (2016), Học viện Khoa học xã hội . Những công trình, bài nghiên cứu này chủ yếu nêu lên nội dung lý luận về tự do ngôn luận nói chung, có đề cập đến tự do ngôn luận trong môi trƣờng mạng xã hội nhƣng với tính cách là một hiện tƣợng mang tính xã hội, đồng thời tập trung nhiều vào các biện pháp mang tính quản lý thông tin nhiều hơn, mà chƣa đi sâu vào phân tích cụ thể về quyền tự do ngôn luận trên internet với tƣ cách là quyền con ngƣời cả dƣới góc độ lý luận và góc độ pháp lý, thực tiễnViệt Nam. Theo đó, chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện và chuyên sâu về chủ đề này dƣới góc độ nhân quyền cả về mặt lý luận và thực tiễn. Cụ thể, có thể kể đến một số sách tham khảo, luận văn, bài tạp chí tiêu biểu sau đây: - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2018), Phạm vi và giới hạn của Tự do internet, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật; - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Nxb. Hồng Đức; - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2015), Giới hạn chính đáng đối với các quyền con người, quyền công dân trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Nxb. Hồng Đức; - Hoàng Đức Nhã (2016), Quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ luật học – Học viện Khoa học xã hội; - Lê Minh Dũng (2016), “Cơ sở pháp lý của quyền tự do ngôn luận”, Tạp chí Nghề luật; - Nguyễn Hoàng Thanh (2016),“Hoàn thiện quy định về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân nhằm thực hiện Hiến 3
  9. pháp năm 2013”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp; - Đỗ Thị Hƣơng (2016), “Quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do ngôn luận với việc đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghề luật; - Vũ Thƣ, Bùi Đức Hiền (2010), “Tự do ngôn luận trên internet và vấn đề quản lý nhà nước về thông tin mạng”, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát - Đƣa ra cái nhìn toàn diện, có tính hệ thống và khoa học về các vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến quyền tự do ngôn luận trên internet dƣới góc độ luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền con ngƣời. - Đánh giá thực trạng về quyền tự do ngôn luận trên internet trong thực tiễn, từ đó đề xuất giải pháp bảo đảm ghi nhận, thực thi quyền tự do ngôn luận trên internet. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ các vấn đề lý luận về quyền tự do ngôn luận trên internet. - Nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật quốc tế, pháp luật một số nƣớc trên thế giới và pháp luật Việt Nam về quyền tự do ngôn luận trên internet trên các khía cạnh ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ quyền. - Thực trạng về quyền tự do ngôn luận trong thực tiễn, phân tích một số vụ việc điển hình về quyền tự do ngôn luận trên internet và đƣa ra quan điểm về việc bảo đảm tự quyền do ngôn luận trên internet. - Đƣa ra đƣợc các giải pháp hƣớng đến bảo đảm quyền tự do ngôn luận trên internet. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn của tự do ngôn luận trên internet. 4
  10. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về quyền tự do ngôn luận trên internet, không mở rộng đến các quyền con ngƣời khác và các hình thức, phƣơng tiện biểu đạt khác của tự do ngôn luận. Tuy nhiên nhiều vấn đề của quyền tự do ngôn luận trên internet đƣợc nhìn nhận có tính chất tƣơng tự nhƣ một phần của quyền tự do ngôn luận nói chung nhìn với góc độ là một quyền cơ bản của con ngƣời. Đề tài nghiên cứu từ góc độ pháp luật quốc tế, pháp luật của một số nƣớc trên thế giới và pháp luật Việt Nam, thực tiễn ở Việt Nam về quyền tự do ngôn luận trên internet. 5. Những đóng góp của đề tài Đề tài là công trình nghiên cứu chuyên sâu với những đóng góp về mặt khoa học trong việc phân tích một cách tƣơng đối toàn diện các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn, pháp lý về quyền tự do ngôn luận trên internet với góc độ quyền con ngƣời. Kết quả nghiên cứu luận văn có những điểm mới về mặt khoa học nhƣ sau: Thứ nhất, khái niệm và đặc trƣng cơ bản của quyền tự do ngôn luận trên internet; công cụ hỗ trợ quyền tự do ngôn luận trên internet; phạm vi và giới hạn của quyền tự do ngôn luận trên internet. Thứ hai, phân tích pháp luật quốc tế, pháp luật một số nƣớc và pháp luật Việt Nam về quyền tự do ngôn luận trên internet; thực trạng về tự do ngôn luận trên internet ở Việt Nam hiện nay dƣới góc độ quyền thụ hƣởng, giới hạn của quyền và bảo vệ quyền; phân tích, bình luận một số vụ việc điển hình về tự do ngôn luận trên internet. Thứ ba, phân tích các quan điểm và đề xuất các giải pháp hƣớng đến bảo đảm quyền tự do ngôn luận trên internet ở Việt Nam. 6. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Cơ sở lý luận 5
  11. Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nƣớc và pháp luật, về quyền con ngƣời, quyền công dân. Ngoài ra, luận văn còn dựa trên cơ sở lý luận của khoa học pháp luật về quyền con ngƣời, những lý luận có tính phổ biến ở một số quốc gia về lĩnh vực này. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận của triết học Mác - Lênin, trực tiếp sử dụng các phƣơng pháp của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử nhƣ phƣơng pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phƣơng pháp lịch sử cụ thể, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu của các bộ môn khoa học khác nhƣ phƣơng pháp luận so sánh, phƣơng pháp thống kê... 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là một trong số ít những công trình nghiên cứu chuyên sâu về quyền tự do ngôn luận trên internet ở Việt Nam nhìn dƣới góc độ nhân quyền. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực trong việc thúc đẩy và bảo đảm các quyền con ngƣời, quyền công dân. Luận văn cung cấp một cách chung nhất có tính hệ thống những kiến thức, thông tin, luận điểm và các giải pháp mới có giá trị tham khảo với việc thúc đẩy quyền tự do ngôn luận trên internet ở nƣớc ta trong thời gian tới. Luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nƣớc trong xây dựng, sửa đổi và thực thi các văn bản pháp luật liên quan đến bảo đảm quyền tự do ngôn luận trên internet ở Việt Nam; đồng thời có thể phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong pháp luật về lĩnh vực này. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần: Mở đầu; kết luận; lời cam đoan; danh mục tài liệu 6
  12. tham khảo, nội dung của Luận văn đƣợc chia thành 3 Chƣơng: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền tự do ngôn luận trên internet. Chương 2: Pháp luật nƣớc ngoài, pháp luật Việt Nam về tự do ngôn luận trên internet và thực tiễn về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam qua phân tích, bình luận một số vụ việc điển hình. Chương 3: Giải pháp bảo đảm quyền tự do ngôn luận trên internet. 7
  13. CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VỀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN INTERNET 1.1. Khái niệm và các hình thức biểu đạt của quyền tự do ngôn luận 1.1.1. Khái niệm về quyền tự do ngôn luận Tự do ngôn luận là một quyền con ngƣời cơ bản, có vai trò quan trọng đối với mọi cá nhân và các xã hội dân chủ. Trong lịch sử, quyền tự do này đã sớm đƣợc các nhà tƣ tƣởng, các nhà lập hiến, lập pháp các quốc gia bảo vệ. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống pháp luật nhân quyền quốc tế cũng quan tâm bảo vệ quyền dân sự thiết yếu này chu[4; tr.15]. Nhiều ngƣời cho rằng, nếu không có quyền tự do ngôn luận, thì nhiều quyền con ngƣời cũng không thể thực hiện đƣợc. Khái niệm tự do ngôn luận có thể đƣợc tìm thấy trong các văn kiện chính trị - pháp lý quốc tế từ rất sớm trong lịch sử nhân loại. Bộ luật về quyền (Bill of Right) của Vƣơng Quốc Anh ngay từ năm 1680 đã quy định hiến định về tự do ngôn luận và còn nguyên giá trị tới ngày nay. Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp năm 1789 cũng khẳng định tự do ngôn luận nhƣ là một quyền cố hữu của con ngƣời. Điều 11 của Tuyên ngôn này khẳng định “Trao đổi tự do các ý tưởng và quan điểm là một trong những quyền quý giá nhất của con người. Mọi người đều có quyền được nói, viết, in ấn tự do; đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những hành vi lạm dụng quyền tự do ngôn luận” [3,tr.51]. Về mặt nội hàm, một số nhà lập pháp và học giả cho rằng, tự do ngôn luận là một quyền đa diện và đa chiều (a multi-faceted right), vốn không chỉ bao gồm quyền biểu đạt, hay đƣợc phổ biến, chia sẻ thông tin và ý tƣởng mà còn bao gồm ba khía cạnh đặc trƣng sau đây: (1) Quyền tìm kiếm thông tin và ý tƣởng; (2) Quyền tiếp nhận thông tin và ý tƣởng; (3) Quyền đƣợc phổ 8
  14. biến thông tin và ý tƣởng. Nhƣ vậy, tự do ngôn luận và quyền tự do ngôn luận có mối liên hệ mật thiết với các quyền tự do biểu đạt, tự do thông tin… Thuật ngữ tự do biểu đạt (freedom of expression) đôi khi còn đƣợc dùng để đề cập đến cả hành động tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ thông tin hoặc quan niệm, bất kể bằng cách sử dụng phƣơng tiện truyền thông nào [3,tr.52]. Ở một góc độ khác, tự do ngôn luận là quyền trình bày ý kiến một cách mạch lạc, rõ ràng của một ngƣời nào đó mà không sợ sự trả thù hoặc kiểm duyệt của chính quyền, hay chịu sự trừng phạt của xã hội. Thuật ngữ này đồng nghĩa với tự do biểu đạt/diễn đạt hoặc tự do thể hiện đôi khi còn đƣợc dùng để nói đến cả hành động tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ thông tin hoặc quan niệm, quan điểm, bất kể bằng cách sử dụng phƣơng tiện truyền thông nào https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%B1_do_ng%C3%B4n_lu%E1%BA %ADn. (truy cập 5/2019) ]. Về mặt pháp lý, quyền tự do ngôn luận đƣợc thừa nhận là một quyền con ngƣời trong Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và còn đƣợc ghi nhận tại Điều 19 Công ƣớc Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, Điều này quy định: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ”. Tuy nhiên, cần thấy rằng theo luật nhân quyền quốc tế, quyền tự do ngôn luận là một loại quyền tự do (liberty rights) và là một loại tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con ngƣời. Mặc dù có thể có nhiều quan điểm khắc nhau về nguồn gốc hình thành của quyền con ngƣời, nhƣng theo tác giả thì quyền cơ bản của con ngƣời, trong đó có quyền tự do ngôn luận có nguồn gốc từ khi con ngƣời sinh ra và tồn tại mà không phụ thuộc vào hệ thống 9
  15. pháp luật của bất kỳ quốc gia nào. Cho dù hầu hết các hệ thống pháp luật ngày nay đều thể hiện các quyền con ngƣời cơ bản nhƣng điều đó chẳng qua là sự ghi nhận lại các quyền vốn có này. Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (1948) cũng đã nêu “….thừa nhận phẩm giá vốn có và các quyền bình đẳng và không thể tách rời mọi thành viên trong gia đình nhân loại”, rồi trong Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa kỳ (1976) cũng đã nêu “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc …”. Từ đó cho thấy rằng tự do ngôn luận là một quyền tự do có yếu tố tự nhiên, vốn có và quan trọng của con ngƣời cần đƣợc bảo đảm, bảo vệ. Từ những luận điểm nêu trên, theo tác giả có thể hiểu một cách chung nhất, tự do ngôn luận là một quyền cơ bản của con ngƣời, đó là quyền tự do thể hiện ý chí, quan điểm của mình và tự do tìm kiếm, tiếp nhận, truyền đạt thông tin, ý tƣởng. 1.1.2. Các hình thức biểu đạt của quyền tự do ngôn luận Tự do ngôn luận là một quyền đa diện bao gồm không chỉ là quyền đƣợc biểu đạt hay phát tán thông tin và tƣ tƣởng, mà còn bao gồm ba khía cạnh sau: quyền tìm kiếm thông tin và tƣ tƣởng, quyền tiếp nhận thông tin và tƣ tƣởng, quyền chia sẻ thông tin và tƣ tƣởng. Về các hình thức biểu đạt của quyền tự do ngôn luận cũng rất phong phú, đó có thể là sự tiếp nhận và truyền đạt thông tin bằng lời nói (tại các hội thảo, cuộc họp, tọa đàm, phỏng vấn…), bằng bản viết, bản in hay qua các hình thức nghệ thuật nhƣ múa, kịch, sân khấu, các tác phẩm văn học nghệ thuật; có thể đƣợc truyền thông trực tiếp qua báo chí, truyền thanh và truyền hình, mà chúng còn thƣờng đƣợc trình bày trong các loại hình nghệ thuật: tiểu thuyết, thi ca, điện ảnh, biếm họa, và ca từ… Con ngƣời có rất nhiều hình thức để biểu đạt quan điểm, tƣ tƣởng hay cảm xúc của mình. Có những 10
  16. biểu đạt bằng cơ thể, thông qua khuôn mặt, mắt, chân, tay, ngón tay. Cũng có những biểu đạt thông qua giọng nói, tiếng nói… Trong nhiều tình huống, sự im lặng cũng là một cách biểu đạt. Các hình thức biểu đạt của quyền tự do ngôn luận có thể đƣợc thực hiện thông qua bất kỳ phƣơng tiện thông tin đại chúng nào, nhƣ: báo chí, phát thanh, truyền hình hay trên phƣơng tiện internet. Quyền tự do ngôn luận thƣờng không phải là một vấn đề có liên quan đến các hoạt động riêng tƣ, hƣớng nội, mà liên quan đến các hoạt động truyền thông đại chúng, hƣớng ngoại nhƣ: nói, viết ra một quan điểm, suy nghĩ về một vấn đề chính trị, tôn giáo, quan điểm sống, công bố một quyển sách, một bài thơ, một bài báo, hay một bức ảnh, phát sóng một chƣơng trình phát thanh hay truyền hình, sáng tác và triển lãm một tác phẩm nghệ thuật, đọc một bài diễn văn trong một cuộc mít-tinh chính trị, hay có thể là đăng tải một bài phát biểu trên nhật ký web (weblog), mạng xã hội hay thu âm vào một hệ thống podcast…[31]. Trong đó Internet trở thành một công cụ, phƣơng tiện quan trọng để thực hiện các quyền tự do ngôn luận với nhiều hình thức đa dạng khác nhau từ nói, viết, chia sẻ thông tin, tìm kiếm, tiếp cận thông tin, truyền bá thông tin, lƣu trữ thông tin, trao đổi, thảo luận .... 1.2. Khái niệm quyền tự do ngôn luận trên internet 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của mạng internet a. Khái niệm mạng internet Tiền thân của mạng internet ngày nay là mạng arpanet. Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển ARPA thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ liên kết bốn địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1969 bao gồm: Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California, Los Angeles, Đại học Utah và Đại học California, Santa Barbara. Đó chính là mạng liên khu vực (Wide Area Network - WAN) đầu tiên đƣợc xây dựng. Thuật ngữ "Internet" xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1974. Lúc đó mạng vẫn đƣợc gọi là arpanet. 11
  17. Năm 1983, giao thức TCP/IP chính thức đƣợc coi nhƣ một chuẩn đối với ngành quân sự Mỹ và tất cả các máy tính nối với arpanet phải sử dụng chuẩn mới này. Năm 1984, arpanet đƣợc chia ra thành hai phần: phần thứ nhất vẫn đƣợc gọi là arpanet, dành cho việc nghiên cứu và phát triển; phần thứ hai đƣợc gọi là milnet, là mạng dùng cho các mục đích quân sự [42]. Có thể hiểu một cách chung nhất và dễ hiểu nhất thì mạng internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể đƣợc truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính đƣợc liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã đƣợc chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trƣờng đại học, của ngƣời dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu… [42]. Với những tiện ích riêng có của mình, hiện nay, internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Có kể tới một số tiện ích siêu việt mà internet mang lại nhƣ: (i) giúp kết nối bạn bè, ngƣời thân, giao tiếp với mọi ngƣời ở khắp nơi trên thế giới thông qua các mạng xã hội Facebook, Twitter, Google+,… ; (ii) một kho chứa đựng lƣợng kiến thức khổng lồ, giúp chúng ta dễ dàng, nhanh chóng tìm kiếm những thông tin, tin tức; (iii) là một môi trƣờng lí tƣởng để phát triển kinh doanh, bán hàng online; (iv) góp phần quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, phát triển hình thức học trực tuyến hay đào tạo từ xa; (v) có thể dùng email để trao đổi thƣ từ với nhau một cách nhanh chóng thay bằng cách gửi thƣ truyền thống… Vì vậy, internet là một phƣơng tiện truyền thông vô cùng hữu ích và không thể thiếu đối với chúng ta trong đời sống ngày nay. Đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò của internet ngày càng trở nên quan trọng và là nền tảng, là cầu nối của mọi hoạt động kinh tế, xã hội quốc gia. b) Đặc điểm của mạng internet 12
  18. Với vai trò là một phƣơng tiện công nghệ và truyền thông mới, so với các phƣơng tiện truyền thống, đối với quyền tự do ngôn luận thì internet là một phƣơng tiện đặc biệt có nhiều ƣu việt, với những đặc điểm sau đây: Thứ nhất, về kỹ thuật, internet là mạng thông tin toàn cầu, tính kết nối cao, chỉ với một thiết bị kết nối mạng internet, một cá nhân, một tổ chức, một doanh nghiệp có thể kết nối thông tin toàn cầu, không bị giới hạn bởi một không gian nhất định. Thứ hai, về tốc độ truyền tin và tiếp nhận, trao đổi thông tin trên mạng interet do những ƣu thế của mình nên khả năng lan truyền rất nhanh. Cùng với sự hỗ trợ của những công cụ tìm kiếm giúp thì việc tìm kiếm thông tin chỉ trong vài giây và việc chia sẻ thông tin cũng vô cùng dễ dàng. Khoảng cách giữa con ngƣời với con ngƣời không kể không gian địa lý chỉ cách nhau vài cái click chuột. Thứ ba, về lƣợng thông tin, chƣa có phƣơng tiện truyền thông nào lại có khả năng chứa đựng lƣợng thông tin khổng lồ, đa dạng và phong phú nhƣ trên intrenet. Các thông tin đƣợc phân làm nhiều chủ đề với những lĩnh vực và mức độ khác nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật,… từ mức độ là các mẩu thông tin cho đến các bài nghiên cứu, bình luận về hầu khắp các vấn đề trong nƣớc, khu vực và thế giới; từ hình ảnh một cá nhân, một tập thể đến cả các quốc gia, dân tộc… đều đƣợc trình bày với nhiều chiều, nhiều cách tiếp cận khác nhau [9, tr. 20]. Với internet, thông tin đƣợc cập nhật hàng giờ, hàng ngày, mọi ngƣời đều có thể biết đƣợc những gì đang xảy ra xung quanh mình và cả trên thế giới. Thứ tư, internet không chỉ hỗ trợ trong việc tìm kiếm và nắm bắt thông tin mà giúp chúng ta bày tỏ ý kiến của mình về bất cứ vấn đề nào đó thông qua mục gửi ý kiến phản hồi tại những bài viết. Đây là công cụ giúp cho mọi ngƣời thỏa sức sáng tạo và nêu ra ý kiến của mình, bảo vệ ý kiến của mình. Thứ năm, về giá cả, sử dụng thông tin trên internet giá rẻ hơn so với 13
  19. nhiều phƣơng tiện truyền thông khác nhƣ truyền hình hay báo giấy. 1.2.2. Khái niệm tự do ngôn luận trên internet Xã hội loài ngƣời ngày càng phát triển với những đòi hỏi mới cao hơn, theo đó, với sự phát triển nhanh chóng của internet và các phƣơng thức truyền thông trực tuyến, các chuẩn mực nhân quyền quốc tế đã có những bƣớc tiến để bảo vệ quyền tự do biểu đạt trực tuyến, vì nó có những đặc thù khác với tự do ngôn luận trên các phƣơng tiện truyền thống cổ điển. Các quyền con ngƣời truyền thống khi bƣớc vào thời đại internet sẽ đƣợc bảo vệ theo nguyên tắc chung là “các quyền mà mọi ngƣời có ngoại tuyến (ngoài đời/offline) cũng phải đƣợc bảo vệ tƣơng tự trực tuyến (trên không gian internet/online)”. Đây là điều đã đƣợc nhiều cơ quan bảo vệ nhân quyền của Liên Hợp Quốc khẳng định. Nhƣ vậy, bên cạnh khả năng thực thi các quyền giáo dục, hội họp, giao kết hợp đồng… trên internet, việc thực thi quyền tự do biểu đạt trực tuyến là một biểu hiện cụ thể của nguyên tắc chung đó trong kỷ nguyên kỹ thuật số [4; tr.15]. Trong các nguyên tắc nền tảng về việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận tại Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền năm 1948 hay Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, mạng internet không đƣợc nhắc đến trực tiếp. Tuy nhiên, có thể diễn giải cụm từ “bất kỳ phƣơng tiện truyền thông nào khác” (any other media) (Điều 19 Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966) bao gồm cả internet, bên cạnh các phƣơng tiện truyền thông cổ điển nhƣ sách, báo chí, radio, truyền hình… Nhƣ vậy, tự do ngôn luận trên internet cũng giống nhƣ tự do ngôn luận trên các phƣơng tiện truyền thông khác về cơ bản đều đƣợc pháp luật bảo vệ nhƣ nhau. Tuy nhiên, với những đặc điểm vượt trội của mình, internet đã trở thành một phương tiện, nhân tố quan trọng “làm phẳng” thế giới, mạng toàn cầu đã tạo cơ hội cho con người sức mạnh thông tin và kết nối [30]. Con ngƣời bình đẳng gần nhƣ tuyệt đối trong việc tiếp cận và phổ biến 14
  20. thông tin trên mạng internet. Và cũng giống nhƣ các hình thức khác của tự do ngôn luận, tự do ngôn luận trên internet cũng có những giới hạn và sự kiểm soát nhất định, để tránh phƣơng hại tới các quyền cơ bản khác của con ngƣời, tới an ninh quốc gia, an ninh toàn cầu và cả an ninh mạng. Từ những phân tích nêu trên, theo tác giả, tự do ngôn luận trên internet là quyền tự do đƣợc tiếp cận thông tin, truyền đạt thông tin, thể hiện ý chí, quan điểm trên mạng internet phù hợp với các giá trị phổ quát của quốc tế về quyền con ngƣời. Tự do ngôn luận trên internet có mối liên hệ mật thiết với tự do internet, bởi khi tự do internet là cơ sở để có thể thực hiện đƣợc quyền tự do ngôn luận trên internet. Mặc dù chƣa có một khái niệm chính thức nào về tự do internet và vấn đề này còn nhiều tranh cãi, nhƣng có thể hiểu rằng tự do internet là tự do tiếp cận, sử dụng, khai thác internet mà không bị ngăn cản, cản trở một cách tùy tiện. Tự do internet có thể là tự do sử dụng internet (và các ứng dụng trên internet nhƣ website, ứng dụng, phần mềm, mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, lƣu trữ, trao đổi thông tin …) cho việc kinh doanh, giao kết hợp đồng, quảng cáo, hoạt động nghệ thuật, giải trí, trao đổi thông tin, hội họp vv…. Ở nghĩa hẹp, tự do internet thƣờng đƣợc tập trung quan tâm ở khía cạnh tự do quan điểm và biểu đạt trực tuyến nên đôi khi tự do internet và tự do ngôn luận trên internet đƣợc sử dụng chung theo nghĩa này. 1.2.3. Đặc điểm cơ bản của quyền tự do ngôn luận trên internet Quyền tự do ngôn luận trên internet là một quyền cơ bản của con ngƣời nên có đầy đủ tính chất chung nhƣ: (1) tính phổ quát (universal): đã là quyền con ngƣời nên cứ hễ là con ngƣời thì sẽ có quyền này, nó mang tính bẩm sinh, không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, …; (2) tính không thể tƣớc bỏ (inalienable): đã là quyền con ngƣời thì không thể bị tƣớc đạt, hạn chế một cách “tùy tiện” bởi bất kỳ ai, cá nhân hay cơ quan nhà nƣớc; (3) tính không thể phân chia (indivisible): các quyền con ngƣời đều có giá trị 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2