intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Cẩn Ngôn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu các lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ THỊ LAN ANH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ THỊ LAN ANH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN QUÂN HÀ NỘI, năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài luận văn của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định, không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Quảng Nam, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Hà Thị Lan Anh
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH ........................................... 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình .................................................................................... 7 1.2. Chủ thể, nội dung và hình thức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình .......................................................................................... 14 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh – truyền hình....................................................................................................... 22 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH TẠI TỈNH QUẢNG NAM ...... 26 2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình ........................................... 26 2.2. Thực trạng hoạt động phát thanh - truyền hình tại tỉnh Quảng Nam ....... 29 tỉnh Quảng Nam .............................................................................................. 32 2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình tại tỉnh Quảng Nam .............................................................................................. 42 2.4. Đánh giá chung về thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình tại tỉnh Quảng Nam ................................................................................. 57 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH TẠI TỈNH QUẢNG NAM ............................................................................ 62
  5. 3.1. Định hướng bảo đảm thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình tại tỉnh Quảng Nam ...................................................................... 62 3.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình tại tỉnh Quảng Nam ...................................................................... 65 KẾT LUẬN .................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 TCTT Tiếp cận thông tin 2 QTCTDBC Quyền tiếp cận tự do báo chí 3 UBND Ủy ban nhân dân 4 HĐND Hội đồng nhân dân 5 XHCH Xã hội chủ nghĩa 6 LBC Luật báo chí 7 PTTH Phát thanh truyền hình 8 PLVBC Pháp luật về báo chí 9 KT - XH Kinh tế - xã hội 10 TT - TH Truyền thanh - truyền hình 10 ĐVSNCL Đơn vị sự nghiệp công lập
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng Thực trạng hoạt động của Đài Phát thanh - Truyền hình 2.1 30 tỉnh Quảng Nam Thực trạng hoạt động của Đài Phát thanh - Truyền hình 2.2 32 huyện 2.3 Thực trạng hoạt động của Đài Truyền thanh xã 35 2.4 Tình hình hoạt động truyền hình trả tiền 40 2.5 Cơ cấu nhân sự tại QRT từ năm 2017 - 2019 48 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình Thời lượng phát sóng các chương trình truyền hình trên 2.1 38 đài QRT
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ đang tập trung chỉ đạo thực hiện cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Ngoài ra, với xu thế phát triển công nghệ và dịch vụ, nhiều tổ chức, trong nước và nước ngoài đang cung cấp các dịch vụ nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu qua mạng Internet vào Việt Nam, tuy nhiên, Nghị định số 06 cũng như các văn bản khác chưa quy định cụ thể việc quản lý, cung cấp và sử dụng đối với loại hình dịch vụ này. Tại tỉnh Quảng Nam, Sau hơn 22 năm tái lập tỉnh và 20 năm thành lập Hội Nhà báo tỉnh, báo chí và đội ngũ làm báo Quảng Nam đã có bước tiến dài, phát triển vượt bậc về nhiều mặt. Chỉ riêng nguồn nhân lực, theo thống kê, số lượng người làm việc trong các cơ quan báo chí và hệ thống truyền thanh, truyền hình, bản tin chuyên ngành của cả tỉnh hiện trên dưới 500 người; trong đó hơn 130 người được cấp Thẻ nhà báo, hơn 180 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của lình vực phát thanh - truyền hình trong phát triển kình tế - xã hội, thời gian qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng phát thanh - truyền hình, nội dung các chương trình phát thanh - truyền hình… Tuy nhiên, việc triển khai các văn bản quản lý về phát thanh – truyền hình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn hạn chế, các văn bản hướng dẫn của tỉnh còn chậm được ban hành, các hình thức, nội dung các chương trình truyền hình – truyền thanh còn đơn điệu, chưa phù hợp với thực tiễn trên địa bàn tỉnh. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ ngành Luật hiến pháp và luật hành chính, với mục đích 1
  9. nghiên cứu những giải pháp hữu hiệu để tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, đề cập đến các khía cạnh khác nhau của đề tài đã có một số đề tài khoa học, sách chuyên khảo, luận án tiến sĩ, thạc sĩ và các bài báo. Sau đây, tác giả xin nêu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài luận văn, cụ thể như: Bài viết “Tiếp cận thông tin: Pháp luật và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam” đã đề cập toàn diện, đầy đủ về pháp luật và thực tiễn tiếp cận thông tin ở Việt Nam và trên thế giới. Cuốn sách có những đề xuất quan trọng như: Báo chí là một kênh để người dân tiếp cận thông tin. Bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của báo chí cũng là bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của công chúng. Quyền tự do tư tưởng, ngôn luận, báo chí và quyền được thông tin là những quyền con người, đồng thời là những quyền công dân cơ bản - những quyền hiến định vốn có của một xã hội dân chủ, đồng thời cũng là một chuẩn mực bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân. Công trình “Quản lý nhà nước và pháp luật về báo chí” của tác giả Lê Thanh Bình và Phí Thị Thanh Tâm (Nxb Văn hóa Thông tin, năm 2009). Cuốn sách trình bày khái lược nội dung, đặc điểm, tình hình thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước về báo chí. Tuy nhiên, về cơ bản cuốn sách được phát triển từ Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay” của ThS. Phí Thị Thanh Tâm nên các vấn đề trình bày còn khái lược, chưa đi vào luận giải một cách sâu sắc các khía cạnh của việc hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam. Bài viết “Quản lý báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay” của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp, đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 18/6/2007. Bài viết phân tích sự lớn mạnh và đóng 2
  10. góp xứng đáng của báo chí trong hơn 20 năm đổi mới; đồng thời chỉ ra những yếu kém trong hoạt động và quản lý báo chí, từ đó tác giả đề xuất 7 nhiệm vụ chính về quản lý báo chí trong tình hình hiện nay. Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về báo chí: Nhu cầu bức thiết của thực tiễn” của PGS. TS Lê Thanh Bình, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 12, tháng 6/2009. Bài viết đưa ra một số yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về báo chí; đồng thời kiến nghị một số vấn đề sửa đổi LBC hiện hành. Bài viết “Tăng cường quản lý nhà nước về pháp luật đối với báo chí” của tác giả Hoàng Anh đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 25/10/2012. Bài viết đánh giá thực trạng hệ thống văn bản pháp luật và thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực báo chí; qua đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với báo chí là: giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí; tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; có chính sách hợp lý để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ. Bài viết “Những bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo chí” của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết trong tập Tài liệu Hội nghị Tham vấn chuyên gia về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực báo chí tổ chức ngày 28/7/2014. Bài viết chỉ ra một số hạn chế của hệ thống các quy phạm pháp luật về báo chí là: Quy định trong quá nhiều văn bản; một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động báo chí; vẫn còn một số vấn đề chưa được quy định hoặc quy định thiếu cụ thể, cần được bổ sung. Bài viết kết luận: Tới nay, sự phát triển của thực tiễn, đặc biệt là sự phát triển có tính chất bước ngoặt của công nghệ thông tin và truyền thông, đòi hỏi LBC phải được sửa đổi một cách căn bản nhằm bao quát được đầy đủ các loại hình báo chí và mô hình hoạt động báo chí mới xuất hiện, chấn chỉnh các hiện 3
  11. tượng tiêu cực, tạo điều kiện cho báo chí tiếp tục phát triển lành mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đề tài “Nâng cao hiệu quả của báo chí trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng ở Việt Nam” do PGS.TS Trần Quang Nhiếp làm chủ nhiệm đi sâu phân tích vai trò, thực trạng của báo chí trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, trên cơ sở đó kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí trong chống quan liêu, tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng: “Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới” của TS Nguyễn Vũ Tiến (Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003). Luận án phân tích những bước tiến trong quá trình lãnh đạo báo chí của Đảng, trong đó khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho báo chí tiếp tục phát triển. Qua nghiên cứu, tác giả đồng tình với hầu hết những kết quả nghiên cứu trên. Tuy nhiên, bên cạnh những đề xuất có giá trị đó, do những mục tiêu nghiên cứu khác nhau, đi vào những vấn đề cụ thể khác nhau mà những công trình này vẫn chưa có điều kiện trình bày một cách có hệ thống và toàn diện các mặt pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình cũng như thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này trên một địa bàn cụ thể. Chính vì vậy, việc tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam không bị trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
  12. Luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận của thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình - Phân tích thực trạng thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam. Phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế của việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam và làm rõ nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đề xuất một số quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình tại tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến nay. Về không gian: Tỉnh Quảng Nam Về thời gian: từ năm 2015 đến năm 2019 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình, trên cơ sở những phương pháp nghiên cứu cụ thể: thống kê, tổng hợp, diễn giải, quy nạp, phân tích, so sánh để phân tích và làm rõ các vấn đề khoa học cần nghiên cứu. 5
  13. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Về mặt lý luận, những vấn đề được nghiên cứu trong luận văn góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình, đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật về báo chí ở nước ta hiện nay. Về mặt thực tiễn, luận văn góp phần thay đổi phần nào nhận thức của người dân về quyền tiếp cận thông tin, vai trò của hệ thống phát thanh – truyền hình. Bên cạnh đó, những giải pháp được đề xuất vận dụng vào thực tiễn sẽ nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình tại tỉnh Quảng Nam và có thể là kinh nghiệm thực tiễn để tham khảo, áp dụng cho những địa phương khác trên cả nước, đồng thời luận văn cũng là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm nghiên cứu về những vấn đề pháp luật báo chí. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình; Chương 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình tại tỉnh Quảng Nam; Chương 3: Quan điểm và giải pháp bào đảm thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình tại tỉnh Quảng Nam. 6
  14. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình 1.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình 1.1.1.1. Khái quát về lĩnh vực phát thanh - truyền hình * Khái niệm phát thanh Chúng ta hiểu thuật ngữ phát thanh là bao gồm cả hai hình thức: hữu tuyến và vô tuyến. Hiện nay, trên thế giới không có đất nước nào mà không có phát thanh. Dù phát thanh có mục đích phục vụ cho các mặt: thương mại, quảng cáo, chính trị xã hội… thì phát thanh vẫn có mục đích chung nhất là phục vụ cho lợi ích chung của đông đảo quần chúng nhân dân. Sự thay đổi của phương thức sản xuất không chỉ dựa trên nền tảng của công nghệ, kỹ thuật mới mà còn đòi hỏi kỹ năng mới để tạo ra được chất lượng nội dung và hình thức mới và qua đó có thể hình thành công chúng mới… Trong phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại, những ưu điểm của phát thanh truyền thống (như: có đối tượng thính giả rộng rãi; tính tức thời và tỏa khắp; ưu thế chiếm lĩnh không gian toàn bộ thời gian trong ngày; tính giao tiếp cá nhân; thông điệp len lỏi khắp nơi và có khả năng tác động nhanh; dễ tác động vào tình cảm; sinh động trong cách thể hiện; sự thuyết phục, lôi kéo của lời nói tác động vào thính giác; kích thích trí tưởng tượng, buộc thính giả phải tự hình dung, liên tưởng; thiết bị rẻ tiền, đơn giản, dễ phổ biến…) vẫn tiếp tục được phát huy mạnh mẽ và lại được sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ mới nên càng trở nên hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn. 7
  15. Đối tượng tiếp nhận thông tin của phát thanh là người nghe, việc tiếp nhận thông tin bằng thính giác thường có liên tưởng rất phong phú, phát thanh phải tận dụng được lợi thế này để phối hợp giữa tiếng nói và âm thanh một cách hài hòa tạo cảm giác hứng thú cho thính giả. Bên cạnh các hoạt động báo chí khác, thì báo chí phát thanh đang ngày càng được quan tâm phát triển và ngày càng hiện đại thu hút được nhiều khán thính giá, đặc biệt là những người do yêu cầu công việc phải di chuyển nhiều. * Khái niệm truyền hình Truyền hình là hệ thống điện tử viễn thông có khả năng thu nhận tín hiệu sóng và tín hiệu qua đường cáp để truyền tài hình ảnh, âm thanh và là một loại máy phát hình truyền tải chủ yếu bằng hình ảnh sống động và âm thanh kèm theo, máy truyền hình là máy nhận tín hiệu đó qua hệ thống thu qua đó phát bằng hình ảnh. - Truyền hình Analog Truyền hình Analog là nguyên bản đầu tiên của công nghệ truyền hình, truyền hình Analog còn được biết đến dưới cái tên rất “lạ” đó là truyền hình tương tự. Cụm từ tương tự ở đây được hiểu như sau, tín hiệu được phát sóng từ Đài truyền hình, đến các máy thu hình có hình ảnh và âm thanh tương tự như tín hiệu gốc. Loại hình phát sóng này bị hạn chế bởi không gian, có nghĩa năng lực của nó chỉ đáp ứng được phạm vi vài chục Km. Và có một điều hạn chế nữa là loại hình Analog rất dễ bị tác động bởi vật cản hoặc môi trường như tiếng động cơ xe hay các nguồn sóng khác như Radio, điện thoại. - Truyền hình kỹ thuật số mặt đất Truyền hình kỹ thuật số (Digital) là một trong những bước đột phá lớn của lĩnh vực truyền hình. Các tín hiệu truyền hình tương tự được số hóa, hay nói một cách dễ hiểu là các tín hiệu được mã hóa dưới dạng nhị phân (gồm 2 dãy số 0 và 1) trước khi truyền đi. Có hai loại hình được phát là phát lên các 8
  16. vệ tinh truyền dẫn, hoặc phát trực tiếp trên mặt đất. Các máy thu hình muốn bắt được loại hình phát sóng này, phải nhờ đến sự hỗ trợ của một bộ giải mã hay còn gọi là Set - Top Box, Bộ giải mã được cung cấp bởi các dịch vụ của Đài Truyền hình. Dù được mã hóa và truyền dẫn tốt hơn, nhưng sóng Digital vẫn ít nhiều bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. - Truyền hình cáp Đây là loại hình phát sóng mới của truyền hình, các tín hiệu âm thanh và hình ảnh được truyền dẫn qua hệ thống cáp quang và cáp đồng trục. Trên lý thuyết loại hình phát sóng này không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân như thời tiết hay môi trường âm thanh nhiễu động, nhưng thực tế có một số kênh nước ngoài được truyền dẫn từ vệ tinh xuống các tạm thu phát cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Vì thế khi tín hiệu gốc bị ảnh hưởng thì các thiết bị thu cuối mà cụ thể là mạng lưới máy thu hình cũng bị ảnh hưởng theo. Đây là loại hình phải trả phí và hơn thế cho đến bây giờ, mạng lưới dịch vụ vẫn còn khá nhỏ, đa phần chỉ tập chung ở các thành phố lớn. Chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường ở các vùng có khó khăn về địa lý. - Truyền hình vệ tinh DTH Truyền hình vệ tinh DTH (Direct to Home), đây là loại hình khá cao cấp, hình thức phát sóng của loại hình này khác với truyền hình số mặt đất. Khi chuỗi tín hiệu số được phát lên vệ tinh và vệ tinh phát trở lại mặt đất. Đầu thu sẽ sử dụng Antena Parabol để thu tín hiệu và đầu thu tín hiệu vệ tinh sẽ thực hiện giải mã chuyển hóa thành hình ảnh và âm thanh. Loại hình này có chi phí đầu tư rất lớn và chỉ phù hợp với một bộ phận khách hàng có thu nhập cao. Trong tương lai gần, truyền hình sẽ còn có những bước tiến mới khi gần đây người ta bắt đầu nói về loại hình IPTV, một loại truyền hình phát sóng qua hệ thống mạng internet băng thông rộng và công nghệ này sẽ trở thành một lựa chọn của tương lai. 9
  17. 1.1.1.2. Khái niệm pháp luật về phát thanh - truyền hình Giáo trình “Lý luận nhà nước và pháp luật” của Đại học Luật Hà Nội viết: Theo học thuyết Mác-Lê Nin, pháp luật chỉ tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp của nó, không có “pháp luật tự nhiên” hay pháp luật mang tính giai cấp. Trong xu thế hội nhập chung với thế giới, chúng ta đã dần từng bước tiếp cận với nền khoa học pháp lý đương đại, các giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật cũng đã có những hướng tiếp cận mới hơn. Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật năm 2010 của Trường Đại học Luật Hà Nội đã dành Chương VI - Nguồn gốc, bản chất, chức năng, kiểu, hình thức pháp luật (từ trang 95 đến trang 124) để giới thiệu quan niệm về pháp luật từ góc độ phân định luật tự nhiên và luật thực định. Mặc dù tiếp tục khẳng định “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể” nhưng giáo trình cũng đã gợi mở về hướng tiếp cận nội hàm của khái niệm pháp luật theo hướng mở rộng hơn. Theo đó, pháp luật không đơn thuần chỉ là sự hiện hữu bằng hệ thống quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung mà cần được quan niệm bao gồm nhiều yếu tố khác như: các nguyên tắc pháp luật, khung pháp luật, chính sách pháp luật, các học thuyết pháp lý. Như vậy, ngày nay quan niệm về pháp luật đã có nhiều sự thay đổi. Có rất nhiều quan niệm về pháp luật khác nhau, nhưng tựu chung lại pháp luật có những đặc điểm chung là: hệ thống các quy tắc xử sự được thừa nhận chung và có giá trị bắt buộc; chúng được thể hiện ở văn bản chính sách của nhà nước, các loại hình thức khác (án lệ, đạo đức...); ghi nhận và bảo đảm các quyền tự do của con người. Từ khái niệm chung về pháp luật có thể hiểu: Pháp luật về phát thanh - truyền hình là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà 10
  18. nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình nhằm đảm bảo quyền con người trong lĩnh vực báo chí. 1.1.1.3. Khái niệm thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình Có thể khẳng định thực hiện pháp luật là giai đoạn thứ hai, sau khi đã tiến hành giai đoạn xây dựng pháp luật và là giai đoạn quan trọng, không thể thiếu vì pháp luật chỉ có thể phát huy được vai trò, giá trị trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì trật tự và tạo điều kiện cho xã hội phát triển khi được tôn trọng, thực hiện đầy đủ, nghiêm minh. Hiện nay, báo chí nói chung, lĩnh vực phát thanh - truyền hình nói riêng của nước ta có sự phát triển mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức, từng bước đổi mới để thích ứng với xu thế phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, báo chí đã có những đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới đất nước thông qua các công cụ khác nhau trong đó có công cụ pháp luật thì hoạt động phát thanh - truyền hình đã phát triển nhanh chóng và đúng định hướng đề ra. Việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình được xuất phát từ thực tiễn nhu cầu quản lý và phát triển của lĩnh vực. Khái niệm thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình được hiểu là việc các chủ thể quản lý và đối tượng quản lý trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình hoạt động theo quy định của pháp luật, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội. Trong phạm vi của luận văn, Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình là hành vi hợp pháp của người sử dụng dịch vụ, chủ sở hữu dịch vụ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực phát thanh - 11
  19. truyền hình nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật về phát thanh - truyền hình trong thực tiễn 1.1.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình Thứ nhất, về chủ thể thực hiện. Chủ thể thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình đó là: các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Các tổ chức, cá nhân thực hiện các mục tiêu về thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình trên địa bàn các địa phương… Thứ hai, về phạm vi thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình. Phạm vi thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình là môi trường và những giới hạn không gian, địa lý để các chủ thể tiến hành các hoạt động thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình. Để có được phạm vi thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình đòi hỏi Nhà nước phải quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình; chế độ và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình mang tính chất quản lý hành chính. Thứ ba, về nội dung thực hiện. Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình có nội hàm phong phú và bao trùm toàn bộ đời sống xã hội như các chiến lược, chính sách, mục tiêu của Nhà nước về hoạt động phát thanh - truyền hình. Do đó, một trong những nội dung không thể thiếu trong thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình gồm các biện pháp thúc đẩy hoạt động phát thanh - truyền hình phát triển; phổ biến, chính sách pháp luật về phát thanh - truyền hình, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ - những người có liên quan đến việc thực thi chính sách về hoạt động phát thanh - truyền hình. 12
  20. 1.1.3. Vai trò thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình có vai trò: Thứ nhất, thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình là phương thức để những chủ trương, chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống. Trên cơ sở đó, Nhà nước thực hiện thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách đó thành hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình. Nội dung pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình là chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng đối với hoạt động báo chí nói chung và hoạt động phát thanh - truyền hình nói riêng. Để chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống thì thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình là cách thức có hiệu quả nhất và phù hợp nhất. Thứ hai, thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình sẽ giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân nâng cao ý thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực này. Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình có vai trò quan trọng trong việc củng cố, nâng cao ý thức pháp luật, đồng thời bồi dưỡng năng lực làm chủ để tham gia quản lý nhà nước về phát thanh - truyền hình; giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân nắm vững pháp luật, nhận thức sâu sắc, hiểu biết đầy đủ hơn về lĩnh vực phát thanh – truyền hình, những nội dung cơ bản liên quan đến lĩnh vực phát thanh - truyền hình sẽ nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực phát thanh - truyền hình. Thứ ba, thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình là biện pháp phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về phát thanh - truyền hình. Các chủ thể khi thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình sẽ nhận thức được giới hạn hành vi và tự giác thực hiện. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2