Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 16
download
Mục tiêu của luận văn là làm rõ một số vấn đề lý luận thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ, đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ ở huyện. Từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ tại địa bàn huyện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN NHẬT LỆ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN NHẬT LỆ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyện ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. BÙI ĐỨC KHÁNG TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018 ii
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, Luận văn về đề tài: “Thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk” do tôi viết trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu tham khảo, giáo trình hướng dẫn, và thực tiễn thực hiện pháp luật từ huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk. Tôi đã hoàn thành Luận văn và chịu trách nhiệm với những vấn đề tôi viết. Đắk Lắk, ngày 27 tháng 02 năm 2018 Học viên thực hiện Nguyễn Nhật Lệ iii
- LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin gửi tới PGS.TS Bùi Đức Kháng lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc. Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo tận tình trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới những thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy và các thầy, cô Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia đã chỉ dạy tôi để đạt được kết quả ngày hôm nay. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng với thời gian và điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên luận văn không thể tránh được những thiếu sót. Kính mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Đắk Lắk, ngày 27 tháng 02 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Nhật Lệ iv
- MỤC LỤC Trang phụ bìa........ ………………………....……..………………………………...ii Lời cam đoan ........................................................................................................... iii Lời cảm ơn ............................................................................................................... iv Mục lục ..................................................................................................................... v Danh mục các từ viết tắt .......................................................................................... vii Danh mục các bảng ................................................................................................ viii Danh mục các hình vẽ, đồ thị ................................................................................... ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ........................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .................................................. 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ............................. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ........................................................... 6 7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 7 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ ....................................................................................................... 8 1.1. Một số khái niệm liên quan ................................................................................ 8 1.1.1. Đạo đức và công vụ ................................................................................... 8 1.1.2. Đạo đức công vụ ...................................................................................... 11 1.1.3. Pháp luật về đạo đức công vụ.................................................................... 16 1.2. Thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ .......................................................... 17 1.2.1. Đặc điểm thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ .................................... 17 1.2.2. Hình thức thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ ................................... 21 1.3. Nội dung thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ............................................ 24 1.3.1. Chỉ đạo, lãnh đạo, triển khai pháp luật về đạo đức công vụ ...................... 24 1.3.2. Tổ chức tuyên truyền, quán triệt pháp luật về đạo đức công vụ ................ 24 1.3.3. Tổ chức kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về đạo đức công vụ......................................................................................................... 25 1.4. Một số nội dung chính về đạo đức công vụ được phản ánh trong một số văn bản pháp luật ........................................................................................................... 26 1.4.1. Nội dung Luật Cán bộ, công chức Việt Nam năm 2008, Luật Viên chức Việt Nam quy định về đạo đức công vụ .............................................................. 26 1.4.2. Nội dung quy định trong một số văn bản pháp luật khác .......................... 32 Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................. 40 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐẮK LẮK ........................................................... 41 v
- 2.1. Một số đặc điểm huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk liên quan đến thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ .................................................................................. 41 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ............................................................ 41 2.1.2. Văn hóa, chính trị ....................................................................................... 43 2.1.3. Trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ CBCCVC ............................... 43 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk................................................................................................................... 46 2.2.1. Chỉ đạo, lãnh đạo, triển khai thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk ........................................................................... 46 2.2.2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đạo đức công vụ huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk ........................................................................................... 49 2.2.3. Tổ chức giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ tại huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk .................................................. 52 2.3. Đánh giá chung ................................................................................................ 68 2.3.1. Nguyên nhân, kết quả đạt được ................................................................ 68 2.3.2. Hạn chế ..................................................................................................... 69 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................. 72 Tiểu kết Chương 2 .................................................................................................. 74 Chương 3: GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐẮK LẮK............................................... 76 3.1. Xây dựng tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp trong thi hành công vụ ........................................................................................................... 76 3.2. Xây dựng thói quen, nề nếp tuân thủ kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện tốt phương châm “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” ........................ 79 3.3. Xây dựng cơ chế quản lý, tạo điều kiện cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt nhiệm vụ..................................................................................................... 80 3.4. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đạo đức công vụ ..................................... 84 3.5. Đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí ................................. 85 3.6. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thực hiện nghiêm túc pháp luật về đạo đức công vụ ...................................................................................................... 87 3.7. Công khai, minh bạch trong kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ .................................................................................. 89 3.8. Thực hiện khen thưởng và xử lý nghiêm vi phạm đạo đức công vụ ................. 91 KẾT LUẬN............................................................................................................. 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 93 vi
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Cụm từ Viết tắt 01 Cán bộ, công chức, viên chức CBCCVC 02 Đồng bào dân tộc thiểu số ĐBDTTS 03 Phòng, chống tham nhũng PCTN 04 Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí THTK, CLP 05 Cán bộ, công chức CBCC 06 Kinh tế xã hội KTXH 07 Quy phạm pháp luật QPPL 08 Uỷ ban nhân dân UBND vii
- DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Trang 01 Bảng 1.1 Chuẩn mực đạo đức công vụ thể hiện ở nghĩa vụ thực 27 hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao 02 Bảng 1.2 Chuẩn mực đạo đức thể hiện ở khung pháp lý văn hóa 29 giao tiếp của CBCCVC 03 Bảng 1.3 Chuẩn mực đạo đức quy định ở những việc CBCC 30 không được làm 04 Bảng 1.4 Nội dung đánh giá công chức 31 05 Bảng 1.5 Nội dung về đạo đức công vụ quy định tại Luật Tiếp 37 công dân 06 Bảng 2.1 Trình độ đội ngũ cán bộ khối Đảng, Mặt trận cấp huyện 44 07 Bảng 2.2 Trình độ đội ngũ cán bộ khối Nhà nước cấp huyện 44 08 Bảng 2.3 Trình độ đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở 44 09 Bảng 2.4 Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC từ năm 2012- 51 2017 10 Bảng 2.5 Thống kê CBCCVC, đảng viên vi phạm pháp luật về đất 54 đai 11 Bảng 2.6 Bảng thống kê hành vi vi phạm về đạo đức công vụ 54 12 Bảng 2.7 Các hành vi vi phạm trên địa bàn huyện đối với kết quả 58 điều tra, truy tố, xét xử các hành vi tham nhũng 13 Bảng 2.8 Danh sách cán bộ bị xử lý vi phạm đạo đức công vụ liên 64 quan đến hình sự từ năm 2012 - 2017 viii
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ STT Hình vẽ, đồ thị Trang 01 Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk 41 “Nguồn Phòng Văn hóa – Thông tin huyện” 02 Hình 2.2 Chất lượng đào tạo CBCCVC là ĐBDTTS huyện 45 03 Hình 2.3 Bồi dưỡng, đào tạo CBCCVC từ năm 2012 – 2017 51 04 Hình 2.4 Các hình thức xử lý kỷ luật các vụ việc vi phạm tại 62 huyện từ năm 2012 - 2017 05 Hình 2.5 Nội dung vi phạm đạo đức công vụ chủ yếu từ năm 2012 63 - 2017 06 Hình 2.6 Mức độ xử lý các vi phạm liên quan đến pháp luật về 64 đạo đức công vụ từ năm 2012 - 2017 ix
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đạo đức công vụ của CBCCVC hiện nay được hiểu là những giá trị chuẩn mực đạo đức được áp dụng, xây dựng trên nền tảng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; giá trị cao nhất của đạo đức trong thi hành công vụ là phục vụ nhân dân. Do vậy, thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ chính là phát huy trách nhiệm phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân của người CBCCVC [37]. Từ đó củng cố lòng tin của người dân vào nền hành chính, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Để đạo đức công vụ thực hiện hiệu quả, trước hết phải hiểu khái niệm thế nào là “Đạo đức” và trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, thế nào là “đạo đức mới” đối với CBCCVC – người phục vụ trong bộ máy hành chính Nhà nước. Một trong những chủ đề được quan tâm hiện nay là “Làm thế nào để đánh giá đúng hành vi vi phạm đạo đức của một CBCCVC và hơn thế nữa là Đảng viên theo quy định của pháp luật?”; “giải pháp khắc phục sự xuống cấp đạo đức xã hội, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong xã hội và trong cán bộ, đảng viên phải xử lý như thế nào?” [21]…; thực hiện chế độ liêm chính trong PCTN, tiết kiệm, chống lãng phí, quy tắc ứng xử của CBCCVC; những việc CBCCVC không được làm; các quy định về tặng quà và nhận quà tặng, quy tắc đạo đức nghề nghiệp như thế nào để đạt kết quả tích cực [22]. Câu trả lời thường nhận được từ khảo sát là “Học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nêu gương tốt, không tham nhũng…, hoặc chỉ khi có sai phạm nghiêm trọng liên quan đến quy định của Luật hình sự, Luật PCTN… bị truy tố, điều tra thì tập thể mới tổ chức đánh giá đạo đức công vụ người vi phạm”. Vì vậy, thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ là quá trình đảm bảo công tác chỉ đạo, lãnh đạo, quán triệt các văn bản có nội dung về đạo đức công vụ; đẩy mạnh các hình thức tổ chức tuyên truyền, quán triệt, cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ đối với CBCCVC sao cho phù hợp được chuẩn khung đạo đức công vụ mà pháp luật Việt Nam quy định. 1
- Thực tế vi phạm đạo đức công vụ ngày càng tăng, nó phát sinh từ những cơ sở nhỏ nhất. Theo đó, trách nhiệm của tổ chức có thẩm quyền xử lý các sai phạm vẫn còn mang tính “giơ cao, đánh khẽ” nên chưa thực sự đủ tính răn đe, làm gương cho CBCCVC như yêu cầu và mong muốn. Trong khi pháp luật điều chỉnh ở Việt Nam hiện nay thì chưa có Luật công vụ để điều chỉnh những sai phạm liên quan đến chuẩn mực đạo đức công vụ nên việc thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ bị phân bổ, rải đều ở tất cả các văn bản QPPL có nội dung quy định về đạo đức CBCCVC. Hàng năm, việc khiếu nại, tố cáo với những vụ việc phức tạp, đơn thư vượt cấp, mang yếu tố đông người liên quan đến đạo đức thi hành công vụ của CBCCVC rất nhiều, đặc biệt là khiếu nại về văn hóa ứng xử, quy tắc ứng xử CBCC làm công tác tiếp công dân tại phòng “một cửa”, “một cửa liên thông”. Vì vậy, không chỉ đối với Trung ương mà ngay tại địa phương, việc thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ rất được chú trọng. Trong đó, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn hiện nay luôn quan tâm và luôn coi đây là khâu đột phá trong công tác cải cách hành chính, củng cố xây dựng văn bản pháp luật địa phương đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, cũng như tuyên truyền pháp luật. Qua đó nhận thức rõ phục vụ nhân dân là mục tiêu hàng đầu của công vụ, là thước đo chủ yếu nhất cho mức độ và kết quả thực hiện đạo đức công vụ. Tình hình chung về thực hiện pháp luật đạo đức công vụ đối với huyện Ea H’Leo giai đoạn hiện nay, do điều kiện tự nhiên khu vực rộng lớn, dân cư đông, 41% dân tộc là người ĐBDTTS. Địa bàn vùng ĐBDTTS sinh sống rộng, hầu hết ở vùng sâu, vùng xa. Có nhiều thôn, buôn cách trung tâm xã trên 10km, giao thông đi lại rất khó khăn. Dân di cư từ nơi khác đến địa bàn huyện nhiều, làm gia tăng dân số dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai, sang nhượng đất đai một cách tự phát, tùy tiện không thông qua chính quyền… Từ đó làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, kéo theo đó là thái độ công chức, cán bộ làm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những đối tượng trên; công chức, cán bộ được luân chuyển, điều động đến các khu vực trên quản lý theo Đề án quy hoạch cán bộ, quản lý giai đoạn 2015 – 2020, 2020-2025 của Đảng bộ huyện Ea H’Leo làm phát sinh tư tưởng lạm quyền, 2
- bắt đầu có biểu hiện quyền lực. Vì vậy những sai phạm của CBCCVC trong thi hành công vụ ngày càng tăng. Vì vậy, từ thực tế thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ, bộ quy tắc về đạo đức công vụ đối với CBCCVC hiện nay gặp rất nhiều khó khăn khi áp dụng pháp luật để đánh giá cam kết hoàn thành nhiệm vụ. Với những lý do trên và lòng mong muốn tìm hiểu sâu xa hơn các quy định pháp luật về đạo đức công chức trong thi hành công vụ và thực trạng giải pháp hiện nay của địa phương nơi tôi công tác. Tôi chọn đề tài “Thưc hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Việc nhìn nhận thực trạng thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ lâu nay luôn là vấn đề cấp bách, thường xuyên và được quan tâm của nhiều người làm luật, người lãnh đạo và trong nhân dân. Ở nước ta, trong giai đoạn hiện nay, trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều bài viết nghiên cứu, bình luận, trao đổi về nâng cao đạo đức công chức, giáo dục pháp luật đạo đức công vụ, tình hình xử lý các vụ việc liên quan đến cán bộ đánh dân, nhũng nhiễu dân nổi cộm trong năm 2016 [46], nhiều bài luận văn cao học đề cập tới khung pháp lý đạo đức công vụ trong tình hình mới, như Luận văn “Đạo đức công vụ trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam” của Bùi Thị Hồng Vân – Đại học quốc gia Hà Nội, 2014; “Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam” của Tạ Quốc Tuấn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016; “Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức trong giai đoạn đổi mới ở nước ta hiện nay” của Lê Thị Huyền Trang – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014. Nhiều bài nghiên cứu, trao đổi trên tạp chí, báo, đài như: “Chỉ thị nâng cao kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ và đạo đức nghề nghiệp của CBCCVC trong các cơ quan, đơn vị, địa phương”, Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk [45]; “Đạo đức công vụ là ưu tiên hàng đầu” Ủy viên Thường trực Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang [14]; “Xây dựng và nâng cao đạo đức công vụ - Vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng đội ngũ CBCC” Ths. Hoàng Thị Khánh Dung - Phó 3
- trưởng khoa Nhà nước - Pháp luật; “Thực trạng pháp luật về đạo đức công chức ở Việt Nam hiện nay và đề xuất hoàn thiện” Đoàn Thị Ngọc Hải – Sở Tư pháp Tỉnh Ninh Bình; “Xây dựng đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính Nhà nước” Trương Quốc Việt – Đại Học Nội vụ Hà Nội, Tạp chí tổ chức Nhà nước; “Về năng lực thi hành công vụ của đội ngũ công chức hành chính” 14/1/2017 [45], Tạp chí Cộng sản; “Một số kinh nghiệm nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ tiếp công dân” Nguyễn Hồng Điệp; “Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số ĐTĐL-2004/25” Nguyễn Trọng Điều (chủ nhiệm) (2007); Xây dựng văn hoá ứng xử công vụ của công chức cơ quan hành chính Nhà nước Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính công, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh - Trịnh Thanh Hà (2009); “Đạo đức trong nền công vụ”, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội - Tô Tử Hạ, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thảo (2002) [36]; “Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực” Phạm Minh Hạc (1997), NXB Giáo dục, Hà Nội [26]; “Bàn về năng lực thực thi công vụ của công chức cấp phường” Nguyễn Thị Vân Hương (2014), Tạp chí Giáo dục lý luận số 214 [37,tr.57-58]; “Đạo đức công vụ” - Nguyễn Đăng Thành - Chủ biên (2012), NXB Lao động, Hà Nội [23]. Từ năm 2014 đến nay, các cơ quan, đơn vị, sự nghiệp Nhà nước bắt đầu tổ chức các cuộc Hội thảo về văn hóa ứng xử cho cán bộ, công chức; các cuộc Hội thảo về đạo đức và trách nhiệm do các tỉnh tổ chức, như Hội thảo “Đạo đức và trách nhiệm của CBCCVC tỉnh Đắk Nông, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”; Hội thảo Cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy Nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông, ngày 04/3/2017 do Bộ Tư pháp và UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức với nội dung từ những giá trị tư tưởng pháp trị và đức trị của của vua Lê Thánh Tông; riêng đối với tỉnh Đắk Lắk, năm 2014 đã tổ chức lớp tập huấn kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử cán bộ, công chức. Như vậy, có thể thấy rất nhiều công trình nghiên cứu pháp luật về đạo đức đạo đức công vụ đã được quan tâm, nghiên cứu, bình luận, so sánh và hướng dẫn, nhưng việc gắn với thực hiện pháp luật sao cho các nguyên tắc ứng xử đạo đức 4
- công vụ chỉ đang ở mức quán triệt mô hình tư tưởng, học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh căn cứ trên các văn bản pháp luật quy định về Luật CBCC, các quy định chuẩn mực về đạo đức trên Hiến pháp, các bài nghiên cứu về tư tưởng đạo đức công vụ, thực tế thì chưa thực hiện có hiệu quả quy định pháp luật về đạo đức cán bộ công chức. Việc nghiên cứu, đi sâu từ bản chất đạo đức của con người nói chung, cán bộ, công chức nói riêng trong các nghiên cứu tư tưởng trước đó và đánh giá thực trạng thực tế hiện nay của nước ta nói chung, đội ngũ CBCCVC huyện Ea H’Leo nói riêng góp phần vạch ra những bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật và giải pháp đề xuất thực hiện pháp luật đạo đức công vụ cho quá trình cải cách hành chính nước ta. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Làm rõ một số vấn đề lý luận thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ, đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ ở huyện. Từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ tại địa bàn huyện. - Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ sau đây: + Nghiên cứu những vấn đề lý luận thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ. + Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ, chỉ rõ nguyên nhân, hạn chế, bài học kinh nghiệm. + Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ thực tiễn huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ của CBCCVC được phản ánh trong một số văn bản như Luật CBCC năm 2008; Luật Viên chức; Luật PCTN năm 2005; Luật THTK, CLP, Luật Tiếp công dân…. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ tại huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk và một số báo cáo của 5
- các cơ quan, đơn vị có liên quan đến thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ từ năm 2012 – 2017 của địa phương. Về thời gian: Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2012 – 2017. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, lý luận nhận thức duy vật biện chứng của Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Nhưng chủ yếu sử dụng phương pháp sau: Đối với Chương 1: Phương pháp khái quát hóa, phân tích khái niệm sử dụng nhiều nhất tại Mục 1.1. Một số khái niệm liên quan; Phương pháp đối chiếu, so sánh, phân tích được sử dụng tại Mục 1.2. Thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ; Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng tại Mục 1.3. Nội dụng thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ; Phương pháp bình luận nội dung được sử dụng tại Mục 1.4. Một số nội dung chính về đạo đức công vụ được phản ảnh trong một số văn bản pháp luật. Đối với Chương 2: Phương pháp thống nhất giữa phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, khái quát hóa được sử dụng khá nhiều. Đối với Chương 3: Phương pháp đánh giá những ưu điểm đạt được, khuyết điểm, tồn tại cần phải khắc phục tại Chương 2, nhằm phân tích, tổng hợp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa và góp phần làm rõ một số lý luận về pháp luật, đạo đức công vụ; khẳng định tính khoa học tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức công vụ và vai trò của thực hiện các quy định pháp luật đối với hành vi đạo đức của CBCCVC làm việc tại các cơ quan hành chính Nhà nước. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu, phân tích của Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo và vận dụng vào thực tế ở huyện trong việc xây dựng kế hoạch 6
- đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC đảm bảo tiêu chuẩn về nghiệp vụ chuyên môn, lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp đối với cá nhân và xã hội, góp phần thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ đạt hiệu quả. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn phân tích có nội dung chính như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ. Chương 2: Thực trạng về thực hiện pháp luật về đạo đức công chức huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk. 7
- Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Đạo đức và công vụ 1.1.1.1. Đạo đức Khái niệm về đạo đức từ lâu đã được rất nhiều Nhà đạo đức học nghiên cứu và đưa ra nhiều giải thích khác nhau, như: Ở phương tây, thuật ngữ “đạo đức” trong chữ cổ Hy Lạp “ethos” có nghĩa là thói quen, tính khí, tính cách, lối suy nghĩ. Ở phương đông, khái niệm đạo đức của người Trung Quốc là những nguyên tắc luân lý (luân thường đạo lý), khi triết tự chữ: Đạo là đường đi, nơi ở; Đức theo Khổng tử là sống đúng luân thường [15]. Nhưng đặc điểm chung của đạo đức đều là hình thái ý thức xã hội, hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội để con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lễ, nghĩa, đạo lý, lợi ích chung của xã hội và được phân loại thành đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội, trong đó: a. Đạo đức cá nhân Thứ nhất, đạo đức cá nhân là hình thái ý thức xã hội gắn liền với thiện, ác, đúng, sai. Trên cơ sở kinh tế - xã hội và đặc điểm của mỗi loại hình, lĩnh vực mà nhận xét xã hội đánh giá về cá nhân đó cũng khác nhau. Mặt khác, cá nhân đó cũng phải điều chỉnh tâm lý, hành vi của bản thân sao cho phù hợp với hình thức biểu hiện, mức độ phản ánh của từng điều kiện kinh tế - xã hội, khi tác động đến hình thái xã hội không gây hại cho lợi ích chung và được nhóm xã hội công nhận là hành vi đúng. Vấn đề này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng giúp cá nhân, đặc biệt là CBCCVC, chủ thể của đạo đức công vụ xây dựng được khung cơ sở và khung pháp lý thực hiện đạo đức công vụ được hiệu quả. Thứ hai, đạo đức cá nhân là hiện tượng tâm lý cá nhân, được nhận thức từ tình cảm, ý chí của cá nhân trong một tình huống cụ thể. Căn cứ vào trình độ nhận thức, kiến thức xã hội đối với hành vi thực hiện mà mức độ tình cảm và cấp độ ý chí đánh giá về quan điểm đạo đức cũng khác nhau. Ví dụ: Vụ việc cán bộ Phường Văn 8
- Miếu gây khó dễ cho người khai tử [7] là vụ việc cụ thể đánh giá được đạo đức bị chi phối bởi tâm lý cá nhân, nhóm xã hội khi “Dư luận xã hội phản ứng gay gắt cán bộ phường Văn Miếu , Hà Nội về việc gây khó dễ khi người dân đi làm giấy chứng tử cho người thân. Thực tế, thực trạng trên xảy ra ở rất nhiều nơi, cơ bản là do dư luận, ý chí, trình độ nhận thức của các khu vực khác nhau, mà dư luận được công khai trước xã hội nhiều hơn. Đối với trường hợp trên, người dân không chỉ đánh giá cán bộ bằng việc đáp ứng hay không đáp ứng được quy trình, họ đánh giá về cách ứng xử trên tư cách ứng xử với dân. Thứ ba, đạo đức cá nhân là một bộ phận quy tắc được xây dựng thành khung pháp lý, khung tổ chức để thực thi tính cưỡng chế đối với quyền lực của xã hội đó. Điều đó thể hiện qua những giá trị đạo đức được xã hội chấp nhận và tìm mọi cách để cá nhân, hành vi ứng xử theo quan điểm bảo vệ lợi ích xã hội. Vì vậy, đạo đức cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực thi công vụ, khi đội ngũ CBCCVC thực sự hiểu trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân thì đạo đức của họ sẽ có tính phục vụ, tạo hiệu quả trong công việc… Ngược lại, khi tác phong, lề lối làm việc, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân ở một bộ phận CBCCVC không cao thì kéo theo đó thi hành công vụ không hiệu quả, biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm, gây phiền hà cho tổ chức và công dân. b. Đạo đức xã hội Đạo đức xã hội được hình thành trên cơ sở chuẩn mực của các giá trị phát triển của xã hội và gắn liền với các hình thái xã hội khác nhau. Hiện nay, đạo đức xã hội đang có những sự thay đổi, sự thay đổi đó theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Tích cực: Một xã hội có nhận thức cao thì hoạt động của xã hội ấy có hiệu quả tốt, như: Giải quyết công việc nhanh chóng, chính sách, pháp luật ban hành hợp lòng dân, thái độ phục vụ văn hóa…; Ngược lại một xã hội bị biến chất, ý thức kém thì kết quả là toàn bộ hoạt động trong xã hội ấy không thể đạt được hiệu quả cao, trong đó hoạt động thực thi công vụ cũng chịu sự ảnh hưởng không tốt do xã hội ấy đem lại. 1.1.1.2. Công vụ 9
- Công vụ là hoạt động do CBCCVC nhân danh Nhà nước hoặc những cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ Nhà nước, phục vụ nhân dân, đặc trưng của công vụ luôn gắn với quyền lực Nhà nước, là hoạt động của CBCCVC thi hành nhiệm vụ được giao. Công vụ thường gắn liền với văn hóa công vụ (lối sống, các ứng xử có trình độ cao, biểu hiện văn minh) [40]; là tập hợp các giá trị, thái độ, chuẩn mực, niềm tin và các định hướng tinh thần có ý nghĩa định hình và quyết định hành vi của hoạt động công vụ; là tinh thần nhân văn trong xử lý các quan hệ giữa cơ quan công quyền, CBCCVC với tổ chức, công dân nhằm thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ xã hội vì mục đích phục vụ nhân dân. Mặt khác, công vụ khi gắn liền với văn hóa sẽ hình thành lối sống tích cực, tác động tốt đến môi trường làm việc CBCCVC. Đồng thời văn hóa đặt ra cho công vụ nếp sống thanh lịch, văn minh, CBCCVC phải gương mẫu thực hiện, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức, nghề nghiệp, quy chế văn hóa công sở của CBCCVC, nhất là những cán bộ, công chức thường xuyên tiếp xúc với nhân dân. Công vụ phải gắn liền với những giá trị cơ bản của hoạt động công vụ, không vì mục đích tư lợi, được thực hiện đảm bảo nguyên tắc tuân thủ pháp luật (nghĩa vụ, quyền hạn được giao, công khai, minh bạch) [5] của người thực thi công vụ. Để có một nền công vụ tốt phục vụ nhân dân, đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất để họ thực hiện các hoạt động tạo ra của cải vật chất, cũng như các hoạt động hữu ích khác cho sự phát triển của xã hội phải đảm bảo cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ trong hoạt động công vụ. Thi hành công vụ CBCCVC là “trách nhiệm” gắn kèm “kết quả” [25,tr.01]. Trong đó, trách nhiệm thi hành công vụ là thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao; là nguyên tắc của công vụ, buộc người công chức phải gắn mình với thực hiện công vụ cho đến khi có kết quả [25,tr.10]. Hồ Chí Minh đã từng giải thích về trách nhiệm là “việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng phải đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn... Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ 10
- làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy… là không có tinh thần trách nhiệm” [39]. Do đó, trách nhiệm thi hành công vụ là tiêu chí đánh giá đạo đức CBCCVC trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm. Thậm chí nếu thiếu trách nhiệm nghiêm trọng, gây thiệt hại về lợi ích của xã hội. CBCCVC sẽ được đánh giá theo hậu quả trách nhiệm đó, như trách nhiệm dân sự, hình sự, hành chính. Kết quả của thi hành công vụ là hình thức chịu trách nhiệm khi CBCCVC vi phạm các quy định về pháp luật. Nhưng thực tế, việc đánh giá mức độ hoàn thành công vụ cũng khó và càng khó quy trách nhiệm cho người thực hiện, đặc biệt là đánh giá về thực hiện pháp luật về đạo đức công vụ. Tóm lại, công vụ là hoạt động công quyền dựa trên cơ sở “sử dụng quyền lực công” theo quy định của pháp luật; nó có tính tổ chức cao và tuân theo những quy định bắt buộc của pháp luật, được xây dựng trên cam kết những giá trị mà Nhà nước, CBCCVC cam kết phải thực hiện. 1.1.2. Đạo đức công vụ 1.1.2.1. Khái niệm Đạo đức công vụ ở Việt Nam tuy chưa được quy định cụ thể bởi một bộ Luật Công vụ (thực tế chưa có Luật Công vụ), nhưng đã có nguyên tắc hoạt động công vụ. Theo đó, bằng việc học hỏi một số quốc gia trên thế giới về những tiêu chí thể hiện giá trị cốt lõi của công vụ (vì pháp luật các nước trên thế giới đã có Luật Công vụ, Luật Giá trị và đạo đức của công chức), … với các khung pháp lý có chuẩn mực đạo đức công vụ cụ thể, như Luật Công vụ của Vương Quốc anh có bốn nhóm giá trị cốt lõi [23,tr.166] “Tính liêm chính – Integrity; Trung thực, chân thành – Honesty; Tính khách quan – Objectivity; Không thiên vị - Impartiality”; Luật giá trị và Đạo đức của công chức Canada cũng có 4 nhóm tiêu chí giá trị cốt lõi gồm: dân chủ; giá trị nghề nghiệp, chuyên môn; chuẩn mực đạo đức; giá trị nhân dân. Vì vậy chuẩn khung đạo đức công vụ ở Việt Nam đã được xây dựng dưới nhiều văn bản pháp luật có liên quan. Hiện nay, khái niệm đạo đức công vụ của CBCCVC và tổ chức là những chuẩn mực đạo đức được áp dụng cho một nhóm người nhất định trong xã hội khi 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 98 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 64 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 106 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn