intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” trong luật hình sự Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

39
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách tƣơng đối có hệ thống về mặt lý luận các nội dung cơ bản: một số vấn đề chung về tình tiết giảm nhẹ TNHS người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả trong luật hình sự Việt Nam (khái niệm, nội dung, ý nghĩa...), phân tích quy định của BLHS Việt Nam hiện hành về tình tiết giảm nhẹ TNHS này;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” trong luật hình sự Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG PHẠM THANH NGA T×NH TIÕT GI¶M NHÑ TR¸CH NHIÖM H×NH Sù “NG¦êI PH¹M TéI Tù NGUYÖN SöA CH÷A, BåI TH-êng THIÖT H¹I, KH¾C PHôC HËU QU¶” TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG PHẠM THANH NGA T×NH TIÕT GI¶M NHÑ TR¸CH NHIÖM H×NH Sù “NG¦êI PH¹M TéI Tù NGUYÖN SöA CH÷A, BåI TH-êng THIÖT H¹I, KH¾C PHôC HËU QU¶” TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRỊNH TIẾN VIỆT HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, chính xác và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người cam đoan Hoàng Phạm Thanh Nga
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ “NGƯỜI PHẠM TỘI TỰ NGUYỆN SỬA CHỮA, BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ” .............................................................. 11 1.1. KHÁI NIỆM, CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ PHÂN LOẠI CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ............................................ 11 1.1.1. Khái niệm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ............................. 11 1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của tình tiết giảm trách nhiệm hình sự ............ 14 1.1.3. Phân loại tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ............................... 17 1.2. KHÁI NIỆM, CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NGƢỜI PHẠM TỘI TỰ NGUYỆN SỬA CHỮA, BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VIỆC QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT............................................................................. 19 1.2.1. Khái niệm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả...... 20 1.2.2. Các đặc điểm cơ bản của tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả....................................................................................... 22
  5. 1.2.3. Mối quan hệ giữa tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả với việc quyết định hình phạt ............................................... 26 1.3. TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NGƢỜI PHẠM TỘI TỰ NGUYỆN SỬA CHỮA, BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI ................................. 30 1.3.1. Bộ luật hình sự Liên bang Nga .......................................................... 30 1.3.2. Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ................................. 36 Chương 2: TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NGƯỜI PHẠM TỘI TỰ NGUYỆN SỬA CHỮA, BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ......................................... 40 2.1. TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NGƢỜI PHẠM TỘI TỰ NGUYỆN SỬA CHỮA, BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRƢỚC PHÁP ĐIỂN HÓA LẦN THỨ NHẤT – BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1985.......................................................................................... 40 2.2. TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NGƢỜI PHẠM TỘI TỰ NGUYỆN, SỬA CHỮA, BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1985 .............. 53 2.3. TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NGƢỜI PHẠM TỘI TỰ NGUYỆN, SỬA CHỮA, BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999, SỬA ĐỔI NĂM 2009................................................................................... 58 Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NGƯỜI PHẠM TỘI TỰ NGUYỆN, SỬA CHỮA, BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM........ 64
  6. 3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NGƢỜI PHẠM TỘI TỰ NGUYỆN, SỬA CHỮA, BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI VÀ NHỮNG TỒN TẠI, VƢỚNG MẮC ................................................................................... 64 3.1.1. Thực tiễn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả............... 64 3.1.2. Một số tồn tại, vƣớng mắc trong lập pháp và thực tiễn áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả ............................................ 79 3.1.3. Các nguyên nhân cơ bản .................................................................... 83 3.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NGƢỜI PHẠM TỘI TỰ NGUYỆN, SỬA CHỮA, BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI ...................................................................... 87 3.2.1. Về mặt thực tiễn ................................................................................. 88 3.2.2. Về mặt lập pháp.................................................................................. 90 3.2.3. Về mặt lý luận .................................................................................... 90 3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NGƢỜI PHẠM TỘI TỰ NGUYỆN SỬA CHỮA, BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ....................................................................... 91 3.3.1. Hoàn thiện và ban hành văn bản hƣớng dẫn áp dụng thống nhất Bộ luật hình sự Việt Nam ................................................................... 92 3.3.2. Tăng cƣờng năng lực, đội ngũ cán bộ thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, điều tra viên ......................................................... 97 3.3.3. Tăng cƣờng kiểm sát việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ nói chung và tình tiết giảm nhẹ TNHS “ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả” nói riêng ........... 99 KẾT LUẬN ................................................................................................... 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 104
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự PLHS: Pháp luật hình sự TAND: Tòa án nhân dân TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao TNHS: Trách nhiệm hình sự
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1: Bảng so sánh sơ bộ về quy định bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả trong BLHS Việt Nam và BLHS Liên bang Nga 32 Bảng 3.1: Thống kê xét xử và các vụ án áp dụng các tình tiết tại điểm b, khoản 1, Điều 46 BLHS tại TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2010 đến năm 2014 65 Bảng 3.2: Thống kê xét xử và các vụ án áp dụng các tình tiết tại điểm b, khoản 1, Điều 46 BLHS tại TAND thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2010 đến năm 2014 66 Bảng 3.3: Thống kê xét xử và các vụ án áp dụng các tình tiết tại điểm b, khoản 1, Điều 46 BLHS tại TAND huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2010 đến năm 2014 68 Bảng 3.4: Thống kê xét xử và các vụ án áp dụng các tình tiết tại điểm b, khoản 1, Điều 46 BLHS tại TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh năm 2012 72 Bảng 3.5: Thống kê 100 vụ án áp dụng các tình tiết tại điểm b, khoản 1, Điều 46 BLHS tại TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh năm 2012 73 Bảng 3.6: Bảng thống kê việc bị hại chấp nhận sự tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả 76
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ Tƣơng quan giữa số vụ án đã xét xử và số vụ án xét xử áp Biểu đồ 3.1: dụng điểm b, khoản 1, điều 46 BLHS tại TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2010 đến năm 2014 65 Tƣơng quan giữa số bị cáo đã xét xử và số bị cáo xét xử áp Biểu đồ 3.2: dụng điểm b, khoản 1, điều 46 BLHS tại TAND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2010 đến năm 2014 66 Tƣơng quan giữa số vụ án đã xét xử và số vụ án xét xử áp Biểu đồ 3.3: dụng điểm b, khoản 1, Điều 46 BLHS tại TAND thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2010 đến năm 2014 67 Tƣơng quan giữa số bị cáo đã xét xử và số bị cáo xét xử áp Biểu đồ 3.4: dụng điểm b, khoản 1, Điều 46 BLHS tại TAND thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2010 đến năm 2014 67 Tƣơng quan giữa số vụ án đã xét xử và số vụ án xét xử áp Biểu đồ 3.5: dụng điểm b, khoản 1, Điều 46 BLHS tại TAND huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2010 đến năm 2014 68 Tƣơng quan giữa số bị cáo đã xét xử và số bị cáo xét xử Biểu đồ 3.6: áp dụng điểm b, khoản 1, Điều 46 BLHS tại TAND huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2010 đến năm 2014 69 Tƣơng quan so sánh tổng số vụ án, bị cáo xét xử nói chung và tổng số vụ án, bị cáo đƣợc áp dụng điểm b, Biểu đồ 3.7: khoản 1, Điều 46 BLHS giữa thành phố Hạ Long và huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh 69 Số lƣợng vụ án, bị cáo đƣợc áp dụng các tình tiết quy Biểu đồ 3.8: định tại điểm b, khoản 1, Điều 46 BLHS 72 Cơ cấu số vụ án theo tính chất hành vi thuộc điểm b, Biểu đồ 3.9: khoản 1, Điều 46 BLHS 74 Biểu đồ 3.10: Cơ cấu số vụ án theo Chƣơng điều luật thuộc BLHS 75 Thực trạng việc bị hại chấp nhận việc ngƣời phạm tội tự Biểu đồ 3.11: nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả 76
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là một nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay. Khi nền kinh tế, chính trị của đất nƣớc tiến tới giao lƣu mở rộng, tình hình tội phạm phát triển với nhiều diễn biến mới rất đa dạng, do đó cùng với tiến trình đổi mới đất nƣớc về kinh tế, văn hóa, giáo dục và cải cách hành chính thì cải cách tƣ pháp cũng là một đòi hỏi khách quan, cấp thiết, mang tính quy luật để kịp thời đáp ứng đƣợc những đổi mới về văn hóa, kinh tế, chính trị… Nhận thức đƣợc điều này, tại các kì Đại hội và các văn bản của Đảng nhƣ: Nghị quyết 8 Trung ƣơng khóa VII, Nghị quyết 3 và 7 Trung ƣơng khóa VIII, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, yêu cầu cải cách tƣ pháp đã chính thức đƣợc đặt ra nghiên cứu, bàn luận. Tiến tới hoàn thành nhiệm vụ này, đòi hỏi hệ thống pháp luật nói chung, trong đó có PLHS nói riêng phải ngày càng hoàn thiện, thực sự là công cụ hữu hiệu của Nhà nƣớc ta để bảo vệ một cách tối đa và đầy đủ nhất các quyền, tự do của con ngƣời. Đặc biệt, trong Đề cƣơng định hƣớng cơ bản sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự (BLHS) số 774/ĐC-BSTBLHS (SĐ) ngày 24/9/2012 của Ban soạn thảo BLHS (sửa đổi), tại điểm 3.1, tiểu mục 3 Phần IV - Định hƣớng cơ bản sửa đổi BLHS quy định: “Sửa đổi, bổ sung các quy định của BLHS liên quan đến khái niệm và phân loại tội phạm, cơ sở của TNHS, nguồn của luật hình sự, các giai đoạn phạm tội, các chế định đồng phạm, phạm tội có tổ chức, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, vấn đề quyết định hình phạt…” [31]. Theo đó, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) cũng là một trong những vấn đề cần đƣợc đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ hơn nữa. 1
  11. Trong áp dụng pháp luật, các tình tiết giảm nhẹ TNHS đóng vai trò rất quan trọng, thể hiện chính sách hình sự khoan hồng, nhận đạo của nhà nƣớc ta và là cơ sở pháp lý cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong xử lý tội phạm. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng của các tình tiết giảm nhẹ TNHS rất rộng, có thể gây ra những hậu quả nhất định nhƣ: nếu lạm dụng sẽ đƣa đến việc quyết định hình phạt quá nhẹ, làm giảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; ngƣợc lại nếu thờ ơ áp dụng có thể đƣa đến việc quyết định hình phạt quá nghiêm khắc, dẫn tới phản tác dụng cho quá trình cải tạo, giáo dục ngƣời phạm tội. "Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả" là một trong số các tình tiết giảm nhẹ, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS thể hiện đƣợc tính khoan hồng, nhân đạo của chính sách hình sự song về mặt thực tiễn việc áp dụng vẫn tồn tại một số vƣớng mắc. Một trong những vƣớng mắc điển hình đó là sự áp dụng tùy tiện của các cơ quan tiến hành tố tụng mà chủ yếu thƣờng gặp ở giai đoạn xét xử. Mặc dù hiện nay các tình tiết giảm nhẹ TNHS nói chung và tình tiết giảm nhẹ TNHS “ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả” đã đƣợc hƣớng dẫn áp dụng tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) song các hƣớng dẫn này vẫn còn hạn chế, chƣa cụ thể cho từng trƣờng hợp. Đối với tình tiết giảm nhẹ TNHS "ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả" vẫn bị các cơ quan áp dụng pháp luật đánh giá rất tùy tiện, thiếu sự nhất quán. Trƣờng hợp ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thƣờng thiệt hại hay chủ động khắc phục hậu quả không đƣợc xem xét tách bạch nhƣ những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự riêng lẻ mà đều đƣợc gộp vào trong cùng một tình tiết giảm nhẹ TNHS nói chung nên phần nào ảnh hƣởng tới việc xác định đúng và chính xác mức độ 2
  12. TNHS đối với từng trƣờng hợp cụ thể… Bên cạnh đó, về mặt lý luận hiện nay vẫn chƣa có nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này, do vậy đây là một đề tài hẹp nhƣng rất đáng quan tâm. Tất cả những điều nói trên là lý do chúng tôi chọn đề tài "Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sư “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” trong luật hình sự Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Thuộc hệ thống các tình tiết giảm nhẹ TNHS có tác động tới việc quyết định hình phạt, tình tiết giảm nhẹ TNHS “ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả” đã phần nào nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của các nhà làm luật cũng nhƣ giới chuyên môn nghiên cứu PLHS, bao gồm các công trình nghiên cứu sau: * Về mặt khoa học pháp lý hình sự Tình tiết giảm nhẹ TNHS “ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả” phần nào đã đƣợc quan tâm nghiên cứu và đề cập trong hệ thống sách chuyên ngành luật học dùng trong các trƣờng đại học và sách tham khảo song vẫn chƣa chuyên sâu. * Dưới góc độ Giáo trình dùng trong các trường đại học, có một số tài liệu nhƣ: 1) GS.TSKH. Lê Văn Cảm chủ biên, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001, tái bản năm 2003, 2007; 2) GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tái bản lần thứ 4 năm 2002; 3) GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005; 4) TS. Cao Thị Oanh chủ biên, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2010; 5) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Phần chung, Trƣờng 3
  13. Đại học Cảnh sát, Hà Nội, 2005; 6) TS. Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam - Phần chung, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2010; v.v... * Dưới góc độ sách chuyên khảo, tham khảo, có một số tài liệu sau: 1) TS. Trần Thị Quang Vinh, Các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong luật hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007; 2) ThS. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học BLHS 1999 - Phần chung, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2000; 3) ThS. Đinh Văn Quế, Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS trong luật hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; 4) ThS. Đinh Văn Quế, Tìm hiểu hình phạt và quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000; v.v... Nhìn chung, dù đƣợc đề cập đến trong giáo trình dành cho các trƣờng đại học hay trong các tài liệu tham khảo, tình tiết giảm nhẹ TNHS “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” vẫn rất ít đƣợc quan tâm. Các tác giả có xu hƣớng phân tích nhiều về các tình tiết giảm nhẹ TNHS nói chung và ít đi sâu vào một tình tiết giảm nhẹ TNHS cụ thể. Việc phân tích các tình tiết giảm nhẹ thƣờng chỉ dừng lại ở việc phân tích khái niệm, phân loại các tình tiết giảm nhẹ, ảnh hƣởng của nó tới việc quyết định hình phạt... Tuy nhiên thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, việc đƣa các tình tiết giảm nhẹ TNHS đó đi vào đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn, mỗi tình tiết lại có những vƣớng mắc riêng cần đƣợc quan tâm nghiên cứu. Đối với tình tiết giảm nhẹ TNHS “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” vẫn ít gây đƣợc sự chú ý của giới nghiên cứu và cho đến nay vẫn chƣa có một giáo trình hay một tài liệu tham khảo nào phân tích chuyên sâu về nó. Bởi vậy, việc nghiên cứu về đề tài vẫn thực sự cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định hình phạt chính xác. * Dưới góc độ đề tài luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ luật học: Cho đến thời điểm hiện nay chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu tình tiết giảm 4
  14. nhẹ TNHS “ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả” một cách độc lập, hầu nhƣ chỉ xem xét trong tổng thể các tình tiết giảm nhẹ TNHS nói chung. Tiêu biểu nhƣ: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Trần Thị Quang Vinh bảo vệ năm 2002 tại Viện Nhà nƣớc và pháp luật) và Tình tiết giảm nhẹ TNHS trong việc định tội danh và quyết định hình phạt, Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Thanh Nga bảo vệ năm 2004 tại Trƣờng Đại học Luật Hà Nội. * Dưới góc độ bài viết trên các tạp chí khoa học: Tƣơng tự dƣới các góc độ trên, tình tiết giảm nhẹ TNHS “ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả” hầu nhƣ chỉ đƣợc phân tích khái quát trong các bài viết nghiên cứu về các tình tiết giảm nhẹ TNHS nói chung nhƣ sau: 1) Đặng Xuân Đào, Một số nội dung mới của các quy định về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS trong BLHS Việt Nam (năm 1999), Tạp chí TAND, số 8/2000; 2) PGS.TS. Dƣơng Tuyết Miên, Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS theo BLHS 1999, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2003; 3) ThS. Đinh Văn Quế, Một số điểm mới của BLHS năm 1999 về hình phạt và quyết định hình phạt, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 03/2000; 4) TS. Trần Thị Quang Vinh, Các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong PLHS phong kiến Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 5/2002; 5) Lê Xuân Anh, Những vướng mắc khi áp dụng Điều 46 BLHS năm 1999 trong hoạt động xét xử, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 01/2002; 6) TS. Trần Thị Quang Vinh, Phạm vi của các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong vụ án hình sự, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 8/2002; 7) TS. Trần Thị Quang Vinh, Ảnh hưởng của các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong chế định quyết định hình phạt theo BLHS năm 1999, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 07/2001; 8) Trần Văn Sơn, Áp dụng các biện pháp tăng nặng, giảm nhẹ TNHS để quyết định hình phạt, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 12/1996; 9) 5
  15. Nguyễn Hữu Minh, Vận dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong BLHS, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 01/2002; 10) Phạm Thị Thanh Nga, Những tình tiết giảm nhẹ TNHS thể hiện sự ăn năn, hối cải của người phạm tội. Những tồn tại vướng mắc và kiến nghị, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4/2008; 11) TS. Trịnh Tiến Việt, Bàn về mối quan hệ giữa cấu thành tội phạm và tình tiết giảm nhẹ TNHS, Tạp chí khoa học, chuyên san Luật học, số 3/2003; v.v... Các bài viết nói trên cũng không nằm ngoài xu hƣớng nghiên cứu của các góc độ nghiên cứu khác. Các tác giả thƣờng tập trung nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề của các tình tiết giảm nhẹ TNHS nói chung hơn là nghiên cứu chi tiết về từng tình tiết giảm nhẹ TNHS. Do vậy, tình tiết giảm nhẹ TNHS “ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả” vẫn chỉ đƣợc xem xét ở mức độ giản đơn, không có sự bóc tách chuyên sâu. Đặc biệt, nghiên cứu về tình tiết giảm nhẹ TNHS “ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả”, bao gồm: 1) Nguyễn Cƣờng, Về tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10/1997; 2) Bùi Quang Thạch, Về tình tiết giảm nhẹ TNHS người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, Tạp chí Kiểm sát, số 5/2003. Nhƣ vậy, có thể nói, dƣới nhiều góc độ nghiên cứu đây là nhóm bài viết duy nhất đã có sự quan tâm sâu sắc đến tình tiết giảm nhẹ TNHS “ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả” thông qua việc phân tích thực tiễn áp dụng nó trong quá trình tiến hành tố tụng nói chung và trong hoạt động xét xử nói riêng. Tuy nhiên, vì chỉ dừng lại ở góc độ nghiên cứu của một bài viết trên tạp chí chuyên ngành nên chúng thƣờng phân tích, lý giải nhiều hơn về thực tiễn mà ít đề cập tới mặt lý luận và thiếu đi sự trọn vẹn khi nhìn nhận đánh giá điều luật. Tóm lại, thông qua việc hệ thống các tài liệu trên đây nhận thấy ở 6
  16. những góc độ nghiên cứu khác nhau, các tác giả đã đƣa ra bàn luận và giải quyết đƣợc nhiều vấn đề của các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong đó có cả việc áp dụng tình tiết “ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả”. Nhƣng vì tình tiết giảm nhẹ TNHS “ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả” chỉ đƣợc xem xét ở một mức độ hạn chế trong nội dung nghiên cứu của các tác giả nên chƣa đảm bảo đƣợc tính sâu sắc về lý luận và thực tiễn, chƣa đƣa ra đƣợc hƣớng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS này. Đặc biệt, dƣới góc độ luận văn thạc sĩ luật học, cho đến nay vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu tình tiết giảm nhẹ TNHS “ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả” nhƣ một đề tài độc lập. Do vậy, việc tác giả nghiên cứu đề tài “ Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” trong luật hình sự Việt Nam” là cấp thiết và phù hợp với định hƣớng sửa đổi, bổ sung BLHS của Nhà nƣớc ta hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” trong luật hình sự Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các vấn đề chung về tình tiết giảm nhẹ TNHS ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả trong luật hình sự Việt Nam dƣới góc độ pháp lý hình sự, đặt trong mối quan hệ với sự hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. Bên cạnh đó, do thời gian và điều kiện công tác nên để làm rõ các vƣớng 7
  17. mắc, khó khăn trong quá trình áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”, tác giả luận văn tập trung phân tích thực tiễn áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS này trên địa bàn thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái và huyện Hoành Bồ của tỉnh Quảng Ninh dựa trên số liệu 05 năm (2010-2014), đồng thời so sánh với BLHS của nƣớc Cộng hòa Dân chủ nhân dân Trung Hoa và Liên Bang Nga từ đó góp phần hoàn thiện PLHS hơn nữa. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 4.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách tƣơng đối có hệ thống về mặt lý luận các nội dung cơ bản: một số vấn đề chung về tình tiết giảm nhẹ TNHS ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả trong luật hình sự Việt Nam (khái niệm, nội dung, ý nghĩa...), phân tích quy định của BLHS Việt Nam hiện hành về tình tiết giảm nhẹ TNHS này; cũng nhƣ đánh giá thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái và huyện Hoành Bồ của tỉnh Quảng Ninh, từ đó rút ra một số tồn tại, bất cập để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng tình tiết giảm nhẹ ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả trong luật hình sự Việt Nam 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu nhƣ sau: Về lý luận: Luận văn phân tích khái niệm, các đặc điểm, nội dung cùng lịch sử hình thành, phát triển và điều kiện áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả” trong luật hình sự Việt Nam từ trƣớc khi pháp điển hóa lần thứ nhất từ năm 1985 đến nay; đồng thời so sánh với PLHS một số nƣớc trên thế giới nhƣ Liên bang Nga, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Trung Hoa để làm sáng rõ bản 8
  18. chất pháp lý và các nội dung cơ bản của tình tiết giảm nhẹ TNHS này. Về thực tiễn: Luận văn nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả” trong thực tiễn xét xử tại địa bàn thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái và huyện Hoành Bồ của tỉnh Quảng Ninh nơi tác giả đang công tác qua số liệu 05 năm (2010-2014), đồng thời phân tích những tồn tại xung quanh việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS này, từ đó đề xuất những kiến nghị hoàn thiện BLHS Việt Nam về tình tiết giảm nhẹ TNHS này. 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở phương pháp luận Cơ sở phƣơng pháp luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, chính sách của Đảng về Nhà nƣớc, pháp luật, về tội phạm, hình phạt; kết hợp với việc vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, những thành tựu của các khoa học nhƣ: triết học, lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật, luật hình sự, luật tố tụng hình sự... 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để làm sáng tỏ từng luận điểm khoa học, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự nhƣ: phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, logic, lịch sử, thống kê… để tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tƣơng ứng đƣợc nghiên cứu. 6. Những điểm mới về mặt khoa học của luận văn Với mong muốn nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện hệ thống PLHS và chính sách xử lý hình sự, luận văn là nghiên cứu chuyên sâu và độc lập về tình tiết giảm nhẹ TNHS “ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả” quy định trong BLHS. Do đó, luận văn đã có đƣợc một số đóng góp sau: - Luận văn đã nghiên cứu tƣơng đối có hệ thống và làm sáng rõ các vấn 9
  19. đề lý luận của tình tiết giảm nhẹ TNHS “ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả”; mối quan hệ giữa tình tiết giảm nhẹ “ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả” với quyết định hình phạt; cũng nhƣ khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam quy định về tình tiết giảm nhẹ TNHS này. - Luận văn nghiên cứu việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả” trong thực tiễn xét xử ở nƣớc ta, phân tích một số điểm còn bất cập, vƣớng mắc trong quá trình áp dụng và chỉ ra các nguyên nhân cơ bản. - Luận văn đề xuất một số giải pháp cụ thể, cùng những kiến nghị nhằm góp phần giải thích, hƣớng dẫn áp dụng PLHS đƣợc thống nhất, đặc biệt là đối với tình tiết giảm nhẹ TNHS “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Các vấn đề chung về tình tiết giảm nhẹ TNHS ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả. Chương 2: Tình tiết giảm nhẹ TNHS ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả trong bộ luật hình sự Việt Nam. Chương 3: Thực tiễn áp dụng và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS ngƣời phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả trong Bộ luật hình sự Việt Nam. 10
  20. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ “NGƯỜI PHẠM TỘI TỰ NGUYỆN SỬA CHỮA, BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ” 1.1. KHÁI NIỆM, CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ PHÂN LOẠI CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1.1. Khái niệm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Mỗi con ngƣời khi sinh ra đều có quyền tự do, đó là những quyền không ai có thể tƣớc đoạt đƣợc. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, sự tự do của con ngƣời không còn phát triển một cách tùy tiện mà đƣợc đặt trong giới hạn cho phép của hệ thống pháp luật. Ngoài các quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật cũng dần hình thành và chi phối đời sống. Sự phát triển đan xen giữa các mối quan hệ xã hội và các mối quan hệ pháp luật làm cho giới hạn xử sự của con ngƣời dần bị thu hẹp lại. Một công dân bình thƣờng bên cạnh việc thực hiện trách nhiệm với những ngƣời xung quanh theo nguyên tắc xử sự thông thƣờng còn phải thực hiện trách nhiệm với Nhà nƣớc. Và tất nhiên, nếu một ngƣời có những hành vi vi phạm bổn phận, nghĩa vụ của mình đối với Nhà nƣớc hay ngƣời khác, ngƣời đó sẽ phải gánh chịu hậu quả bất lợi tƣơng đƣơng. Tƣơng tự nhƣ vậy, trách nhiệm trong PLHS cũng đặt ra những hậu quả bất lợi mà một ngƣời sẽ nhận đƣợc khi có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới những chủ thể đƣợc PLHS bảo vệ. Dƣới góc độ nghiên cứu của khoa học luật hình sự, thuật ngữ TNHS đƣợc xem xét với tƣ cách là một dạng của trách nhiệm pháp lý chứa đựng tính nghiêm khắc nhất. Theo Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Phần chung (Dùng trong các Trƣờng Đại học chuyên ngành Luật, An Ninh, Công an của Nxb 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2