intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức từ thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

19
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức từ thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu các quy định của pháp luật về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và thực tiễn trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tại địa phương, luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực tiễn khi áp dụng pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức từ thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội

  1. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI NGUYỄN NGỌC SƠN TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2023
  2. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI NGUYỄN NGỌC SƠN TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đức Thái Hà Nội - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Sơn
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, cho phép tác giả bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với TS. Nguyễn Đức Thái đã chỉ dẫn tận tình, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ. Tác giả cũng dành lời cảm ơn đến các giảng viên của trường Đại học Kiểm sát Hà Nội nói chung và các thầy cô giáo trực tiếp tham gia giảng dạy lớp Cao học K2 (2020 – 2022). Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả cũng đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan, các đồng nghiệp, các bạn học cùng khóa học. Một lần nữa, tác giả xin được dành lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở bên động viên và hỗ trợ tác giả trong quá trình học tập, làm việc và hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2022 Tác giả Nguyễn Ngọc Sơn
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. KHÁI NIỆM VÀ DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC ........................................ 7 1.1. Khái niệm và ý nghĩa tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức ... 7 1.1.1. Khái niệm về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức ........... 7 1.1.2. Ý nghĩa tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức ................... 11 1.2. Dấu hiệu pháp lý về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 .................................................. 14 1.2.1. Chủ thể của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức ........... 17 1.2.2. Mặt chủ quan của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức . 18 1.2.3. Khách thể của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức ....... 14 1.2.4. Mặt khách quan của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức ......................................................................................................................... 15 Chương 2. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......... 21 2.1. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội.................................................. 21 2.1.1. Tình hình tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................... 21 2.1.2. Kết quả điều tra, truy tố, xét xử tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................ 24 2.2. Khó khăn, vướng mắc và hạn chế trong giải quyết tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn TP. Hà Nội ......................................... 27
  6. 2.3. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc và hạn chế trong giải quyết tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội ..... 33 Chương 3. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI QUYẾT TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................................ 41 3.1. Yêu cầu nâng cao chất lượng giải quyết tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội............................................. 41 3.1.1. Chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp trong thời gian tới ............ 41 3.1.2. Yêu cầu của ngành Kiểm sát về tăng cường trách nhiệm công tố trong giải quyết vụ án hình sự .................................................................................. 43 3.1.3. Yêu cầu đặt ra từ thực tiễn .................................................................... 45 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................................... 46 3.2.1. Giải pháp pháp lý .................................................................................. 46 3.2.2. Các giải pháp khác nâng cao chất lượng giải quyết tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức ........................................................................... 49 KẾT LUẬN...................................................................................................... 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 1
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự VKS: Viện kiểm sát VKSND: Viện kiểm sát nhân dân CQĐT: Cơ quan điều tra ĐTV: Điều tra viên KSV: Kiểm sát viên TNHS: Trách nhiệm hình sự TTHS: Tố tụng hình sự
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tổng số vụ án, bị can bị khởi tố về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức so với tổng số vụ án, bị can bị khởi tố trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong giai đoạn từ 2017 – 2021 ......................................................... 22 Biểu đồ 2.2. Số vụ án và số bị can bị khởi tố, điều tra về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong giai đoạn từ 2017 – 2021 ........................................................................................ 24 Biểu đồ 2.3. Số vụ án và số bị can bị đề nghị truy tố về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong giai đoạn từ 2017 – 2021 ........................................................................................ 25 Biểu đồ 2.4. Số vụ án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội bị tạm đình chỉ và bị đình chỉ giải quyết, trong giai đoạn từ 2017 – 2021. ....................................................................................... 26
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, kinh tế của đất nước càng ngày phát triển đi lên, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển kinh tế đã làm cho đời sống xã hội có những biến động phức tạp, sự xuống cấp về đạo đức lối sống của một bộ phận dân cư trong xã hội, tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp… từ đó dẫn đến tình hình tội phạm trên cả nước ngày càng gia tăng. Đặc biệt với sự bùng nổ của khoa học, công nghệ 4.0 và sự phát triển của mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber, WhatsApp, Telegram.., thì cách thức hoạt động của các loại tội phạm nói chung có nhiều thay đổi, trong đó tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức ngày càng gia tăng và thủ đoạn tinh vi, phức tạp hơn. Loại tội phạm này thường đi kèm (và là điều kiện để thực hiện và che giấu) một tội phạm khác như Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản…, địa bàn phạm tội thường tập trung ở các thành phố lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…. Thực tiễn quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội còn một số hạn chế và gặp một số khó khăn, bất cập, do có quan điểm nhận thức, đánh giá khác nhau khi áp dụng các quy định pháp luật hình sự trong quá trình giải quyết về loại tội phạm này. Do vậy, cần tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội để làm sáng tỏ về mặt khoa học và thực tiễn, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định đó. Từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài "Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ
  10. 2 chức từ thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội" làm luận văn thạc sĩ Luật học đã có tính cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay trên thực tiễn, đã có nhiều công trình nghiên cứu về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được công bố trên các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, trong các luận văn thạc sĩ ở các cấp độ khác nhau có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của luận văn. Đáng chú ý là các công trình đã được công bố có liên quan đến đề tài nghiên cứu, như: * Nhóm các tài liệu là giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo - Giáo trình: “Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm)- Tập 2” do Tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng và Tiến sĩ Lại Viết Quang đồng chủ biên, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2019; - Giáo trình: “Luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm - Trường Đại học Luật Hà Nội - Nhà xuất bản Công an nhân dân; - Sách:“Bình luận khoa học BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017”; Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên - Nhà xuất bản Tư Pháp; - Sách: “Bình luận khoa học BLHS hiện hành”; Nguyễn Đức Mai chủ biên - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật; * Nhóm các tài liệu là luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ - Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Hoàng Văn Bắc năm 2015 - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong Luật hình sự Việt Nam” (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ). - Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Ngô Trung Tây năm 2020 - Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh với đề tài: “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức theo luật hình sự Việt Nam”
  11. 3 - Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Bùi Trường Giang năm 2017- Học viện Khoa học xã hội, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với đề tài: “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh” * Nhóm các tài liệu là bài viết được đăng tải trên tạp chí, báo khoa học chuyên ngành - Bài viết: “Vướng mắc về tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức và tội sử dụng con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức”, của tác giả Hoàng Đình Duyên, Tạp chí Tòa án nhân dân số 14/2019, năm 2019; - Bài viết: “ Bàn về tội làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức”, của tác giả Vũ Công Huân, đăng trên cổng thông tin điện tử VKNSD tỉnh Thái Bình , ngày 05/12/2021; - Bài viết: “Vướng mắc khi xử lý Tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức theo Điều 341 Bộ luật hình sự”, của tác giả Nguyễn Minh Nguyệt, đăng trên cổng thông tin điện tử VKNSD tỉnh Bắc Giang, ngày 30/10/2021; - Bài viết: “Bàn về nhận thức trong việc áp dụng pháp luật Điều 341 Bộ luật hình sự”, của tác giả Nguyễn Khanh, đăng trên cổng thông tin điện tử VKNSD tỉnh Quảng Ninh, năm 2021; Những công trình khoa học nêu trên đã đề cập các khía cạnh khác nhau về các vấn đề chung và một số vướng mắc, bất cập cụ thể khi áp dụng pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào đề cập đến vướng mắc, bất cập khi điều tra, truy tố các vụ án này từ thực tiễn thành phố Hà Nội. Ngoài ra, còn có một số bài viết tác giả có nêu quan điểm cá nhân về việc định tội danh và áp dụng hình phạt, nhưng vẫn chỉ dừng lại ở mức độ phân tích của bài viết cá nhân về một khía cạnh tương đối nhỏ về “tội
  12. 4 làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, chưa phải là một công trình nghiên cứu khoa học, chưa nhận xét, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện về một vấn đề đang vướng mắc, bất cập theo quy định của pháp luật cũng như việc áp dụng pháp luật trên thực tiễn. Do đó cần phải tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, nghiên cứu việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội để làm cơ sở đề ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định đó trong thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Từ việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và thực tiễn trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tại địa phương, luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực tiễn khi áp dụng pháp luật. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để làm sáng tỏ kết quả hướng đến của mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. - Thực tiễn giải quyết tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội; khó khăn, vướng mắc; - Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
  13. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Phân tích, đánh giá thực tiễn công tác khởi tố, điều tra, truy tố đối với tội số liệu khảo sát, phân tích thực tiễn làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian 05 (năm) năm, từ năm 2017 - 2021. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương Pháp luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chính sách, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp quy nạp, diễn dịch, phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn đã tổng hợp và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và thực trạng giải
  14. 6 quyết loại tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo giúp các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng thống nhất quy định của Bộ luật hình sự để giải quyết các vụ án hình sự về tội làm giả, con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và nâng cao hiệu hiệu quả xử lý về loại tội phạm này. Ngoài ra luận văn còn được làm tài liệu sử dụng trong việc nghiên cứu, học tập. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Khái niệm và dấu hiệu pháp lú của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Chương 2: Thực tiễn giải quyết tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  15. 7 Chương 1 KHÁI NIỆM VÀ DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC 1.1. Khái niệm và ý nghĩa tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức 1.1.1. Khái niệm về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức a. Khái niệm con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức * Khái niệm con dấu: Từ điển Bách khoa Công an nhân dân đưa ra khái niệm về con dấu như sau: “Con dấu là vật làm bằng gỗ, kim loại, cao su…mặt dưới hình tròn hoặc hình vuông, hoặc hình chữ nhật…theo những kích cỡ nhất định, có khắc chữ hoặc hình, được dùng in trên giấy tờ để làm bằng, làm tin trong quan hệ giao dịch giữa các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị vũ trang và tổ chức kinh tế, xã hội. Con dấu được quản lý chặt chẽ từ việc khắc đến việc sử dụng. Ở Việt Nam, con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và một số chức danh nhà nước”. [12] Theo khái niệm này thì con dấu có thể được hiểu là vật có khắc chữ hoặc hình ở mặt dưới, được dùng để các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị vũ trang và tổ chức kinh tế, xã hội in trên giấy để làm bằng, làm tin trong các giao dịch giữa các cơ quan tổ chức với nhau. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì khái niệm trên chưa đầy đủ vì con dấu không chỉ được dùng in trên giấy tờ để làm bằng, làm tin trong quan hệ giao dịch giữa các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị vũ trang và tổ chức kinh tế, xã hội mà còn là phương tiện giúp xác nhận giấy tờ (như sao y), xác nhận
  16. 8 sự việc (như công chứng, lập vi bằng), giao kết hợp đồng dân sự, kinh tế mà trong đó một bên tham gia là các tổ chức, cá nhân trong xã hội và bên còn lại là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức, doanh nghiệp. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP thì “Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước. Con dấu quy định tại Nghị định này, bao gồm: Con dấu có hình Quốc huy, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng, được sử dụng dưới dạng dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi.” Quy định trên đã khái quát về đặc điểm, ý nghĩa, giá trị của con dấu cũng như việc đăng ký và sử dụng con dấu, được xem là khái niệm về con dấu. Trong phạm vi luận văn, tác giả đồng thuận khái niệm về con dấu theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP nêu trên. Qua khái niệm về con dấu theo quy định tại Nghị định 99/2016/NĐ-CP, có thể thấy con dấu có đặc điểm như sau: Một là, con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý; Hai là, con dấu được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước; Ba là, mặt dưới của con dấu phải tuân thủ quy định pháp luật về hình, biểu tượng nhất định, như: hình Quốc huy, hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng; Bốn là, con dấu bao gồm dạng dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi; Năm là, tùy vào chủ thể sử dụng con dấu là các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác nhau mà hình ở dưới con dấu và dạng dấu là khác nhau. * Khái niệm tài liệu của cơ quan tổ chức:
  17. 9 Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật lưu trữ năm 2011 thì “Tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và vật mang tin khác”. Khái niệm trên tập trung vào giá trị của tài liệu đó là vật mang thông tin, vật này được hình thành trong thực tiễn hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong xã hội và được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Qua khái niệm có thể thấy, tài liệu theo khái niệm hiện hành có đặc điểm như sau: Một là, Tài liệu là vật mang tin, có nghĩa là vật chứa đựng các thông tin ghi nhận lại các sự kiện trong cuộc sống hàng ngày. Hai là, được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân, theo đó, tài liệu ghi nhận lại các thông tin trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, như: quyết định hành chính, biên bản ghi lời khai, hỏi cung bị can, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án của Tòa án… Ba là, được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như: văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, bản phim, ảnh, phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và vật mang tin khác. b. Khái niệm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức Làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức có thể được hiểu là hành vi làm ra con dấu giống như thật, hoặc có những đặc điểm giống như thật, bằng các thủ đoạn như: sản xuất, khắc, đúc, in 3D, hoặc bằng các thủ đoạn khác để tạo
  18. 10 ra con dấu, nhưng không phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức làm ra theo quy định của pháp luật, như: vụ việc Hà Văn Nghĩa, Trần Văn Quán làm giả con dấu của các Trường đại học, Cơ quan nhà nước, bằng thủ đoạn sử dụng máy cắt laser, thiết bị dập dấu nổi… để tạo ra các con dấu giống với con dấu của các trường đại học, cơ quan nhà nước rồi dùng các con dấu đó đóng lên bằng đại học, giấy khai sinh đem bán kiếm lời. [23] Làm giả tài liệu, giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là hành vi làm ra tài liệu, giấy tờ khác giống như thật hoặc có những đặc điểm giống như tài liệu, giấy tờ thật của các cơ quan, tổ chức, bằng các thủ đoạn như: sản xuất, in ấn, scan, photo hoặc bằng các thủ đoạn khác để tạo ra tài liệu, giấy tờ, nhưng không phải do các cơ quan có thẩm quyền, tổ chức làm ra theo trình tự và quy định của pháp luật, như: Trường hợp Nguyễn Văn Đông làm giả biên bản họp hội đồng thành viên của Công ty TNHH T&Q bằng thủ đoạn soạn trên máy tính rồi in ra và giả chữ ký các thành viên, dùng con dấu chức danh và dấu của Công ty TNHH T&Q giả đóng lên biên bản họp hội đồng thành viên đã in sẵn rồi mang đến Phòng Giao dịch Ngân hàng Viettinbank Nam Thăng Long để mở tài khoản. [27] Như vậy, từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là việc dùng các thủ đoạn như sản xuất, khắc, đúc, in ấn hoặc bằng các thủ đoạn khác để làm ra con dấu, tài liệu, giấy tờ khác giống như thật, hoặc có những đặc điểm giống như con dấu, tài liệu, giấy tờ thật của các cơ quan, tổ chức. c. Khái niệm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự. Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 thì “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được
  19. 11 quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại cố ý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.” Đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức thì khách thể riêng đó là xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước về con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác. [15] Theo đó, Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là hành vi làm ra con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức giống, hoặc có đặc điểm giống với con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thật của cơ quan, tổ chức đó, làm cho hoạt động quản lý hành chính Nhà nước về con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác không còn được đúng đắn như tính vốn có. [15] Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là Hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, bằng các thủ đoạn như: sản xuất, khắc, đúc, in ấn hoặc bằng các thủ đoạn khác để tạo ra con dấu, tài liệu, giấy tờ khác của các cơ quan, tổ chức một cách trái pháp luật”. 1.1.2. Ý nghĩa tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức thuộc Chương các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính, việc quy định tội này trong Bộ
  20. 12 luật Hình sự có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm nói chung, tội phạm xảy ra trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước về con dấu nói riêng, cũng như đảm bảo tính đúng đắn của hoạt động quản lý hành chính của Nhà nước về con dấu, tài liệu, thông qua đó, không chỉ giúp bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức mà còn bảo vệ lợi ích của cả nhân, cũng như góp phần giáo dục ý thức chấp hành pháp luật. Cụ thể như sau: Một là, ý nghĩa trong việc phòng ngừa tội phạm xảy ra trong lĩnh vực quản lý hành chính Việc quy định các hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức bị xem là tội phạm, sẽ mang tính phòng ngừa chung, có tác dụng răn đe các cá nhân trong xã hội không dám thực hiện hành vi phạm tội thông qua việc cho thấy trước hậu quả pháp lý bất lợi nếu các cá nhân thực hiện hành vi làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức. Hai là, ý nghĩa trong việc đấu tranh chống tội phạm xảy ra trong lĩnh vực quản lý hành chính Bộ luật Hình sự là căn cứ pháp lý để các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức. Thông qua việc quy định trong Bộ luật hình sự và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chủ thể đã thực hiện hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, sẽ góp phần vào việc phát hiện và đấu tranh với tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức nói tiêng, hành vi xâm phạm hoạt động quản lý hành chính về con dấu, tài liệu nói chung. Ba là, ý nghĩa trong việc đảm bảo sự đúng đắn của hoạt động quản lý hành chính Nhà nước
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2