intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Bình Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

64
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá những điểm, quy định mới của quy định pháp luật về trông BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) và áp dụng thực tế. Kết quả nghiên cứu đã đạt được nhiều đánh giá hiệu quả cũng như làm sáng tỏ những hạn chế của về tội VPQĐ về tham gia GTĐB ở nước ta. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Bình Định

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAI THỊ HOÀI THƯƠNG TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAI THỊ HOÀI THƯƠNG TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự Mã số: 8 38 01 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN HIỂN HÀ NỘI, năm 2020
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên địa bàn tỉnh Bình Định, tội vi phạm quy định (VPQĐ) về tham gia giao thông đường bộ (GTĐB) những năm qua có những diễn biến khá phức tạp về số vụ, số người chết, bị thương, cũng như những thiệt hại về vật chất cho cá nhân và xã hội, để lại nhiều di chứng đáng tiếc cho người bị hại, có người bị thương tật suốt đời là gánh nặng cho gia đình, người thân và cộng đồng xã hội. Theo thống kê của Ban ATGT tỉnh Bình Định, từ năm 2015 đến năm 2019 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 1.466 vụ tai nạn và va chạm GTĐB, làm chết 817 người, bị thương 1.102 người, gây thiệt hại trên 8 tỷ đồng [7]. Từ thực trạng trên, từ khi Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã có nhiều chủ trương, kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh nhằm đưa Điều 260 BLHS hiện hành đi vào cuộc sống và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tình hình trật tự, an toàn giao thông có những chuyển biến, tai nạn giao thông đã được kiềm chế, giảm liên tiếp về số vụ, số người chết và số người bị thương. Đồng thời đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp cụ thể để ngăn chặn, nhằm phấn đấu làm giảm loại tội phạm này trên địa bàn. Mặc dù trong quá trình xét xử, Tòa án luôn áp dụng những hình phạt nghiêm khắc, tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm do hành vi của bị cáo gây ra, đủ sức răn đe, giáo dục phòng ngừa chung trong tình trạng vi phạm ATGT, đã góp phần đấu tranh phòng, chống tội này trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, tình hình TNGT trên địa bàn tỉnh Bình Định vẫn xảy ra khá nhiều với hàng trăm vụ, làm chết hàng trăm người mỗi năm. Tình hình trên đã tác động lớn đến công tác đảm trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh, trong đó có những vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại về người và tài sản, tình trạng uống rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn vẫn chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm tàng gây mất ổn định về trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh, đây là vấn đề toàn 1
  4. xã hội quan tâm, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và hình ảnh của Bình Định nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung với bạn bè quốc tế. Trước tình hình đó, việc đấu tranh phòng, chống tội VPQĐ về tham gia GTĐB trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Từ các lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Bình Định” để làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ luật học với mong muốn được trình bày một số quan điểm của mình về vấn đề cần thiết này, đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, sai sót trong quá trình áp dụng pháp luật đối với tội phạm này trên địa bàn tỉnh. Từ đó, có cơ sở vững chắc đưa ra một số kiến nghị và đề xuất khoa học nhằm đảm bảo áp dụng đúng pháp luật trong công tác xét xử của ngành Tòa án để góp phần đấu tranh có hiệu quả hơn đối với tội phạm này trong thời gian đến. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến tội VPQĐ về tham gia GTĐB. Các công trình khoa học nêu trên đa số tập trung chủ yếu đi sâu nghiên cứu về hoạt động đấu tranh đối với tội VPQĐ về tham gia giao thông và chưa tập đề cập thực trạng, phân tích hạn chế bất cập, nguyên nhân rồi từ đó mới đưa ra giải pháp phòng, chống tội VPQĐ về tham gia GTĐB có tính thực thi và hiệu quả tối ưu nhất. Nghiên cứu những công trình trên, tác giả thấy rằng đều nghiên cứu tình hình tội VPQĐ về tham gia GTĐB ở nhiều địa bàn khác nhau và trong góc độ nào đó đã đề cập đến các dấu hiệu của tội phạm này, tình hình công tác đấu tranh, phòng chống và TNHS đối với loại tội này… trong khi đó chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, khoa học và có hệ thống về tội VPQĐ về tham gia GTĐB theo BLHS 2015 trên cơ sở đặc điểm địa lý, dân cư, về kinh tế, chính trị trên địa bàn tỉnh nhà Bình Định. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá những điểm, quy định mới của 2
  5. quy định pháp luật về trông BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) và áp dụng thực tế. Kết quả nghiên cứu đã đạt được nhiều đánh giá hiệu quả cũng như làm sáng tỏ những hạn chế của về tội VPQĐ về tham gia GTĐB ở nước ta. - Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và quy định pháp quy về cũng như đánh giá thực tiễn xét xử tội VPQĐ về việc tham gia GTĐB theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Định trong giai đoạn 5 năm (2015 - 2019). - Đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội VPQĐ về tham gia GTĐB và đưa ra một số kiến nghị trên cơ sở nghei6n cứu khoa học với mong muốn sửa đổi, bổ sung một số hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đề xuất các giải pháp khoa học, lô gic nhằm đảm bảo áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội VPQĐ về tham gia GTĐB và đưa ra một số kiến nghị đảm bảo tính khả thi với mong muốn sửa đổi, bổ sung một số hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành. - Đưa ra các dự báo khoa học về tình hình có liên quan và tình trạng người tham gia phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Định trong thời gian tới và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật theo chức năng của lực lượng thực thi pháp luật của địa phương. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam tội VPQĐ về tham gia GTĐB và thực tiễn xét xử về tội vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tai Tòa án 02 cấp tịa địa phương Bình Định trong giai đoạn 5 năm (2015 -2019) để nghiên cứu các nội dung nghiên cứu của đề tài. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu hoạt động áp dụng pháp luật hình sự về tội VPQĐ về tham gia GTĐB từ thực tiễn tại địa phương tỉnh Bình Định, tác giả còn viện dẫn các ví dụ chứng minh hành vi vi phạm của người tham gia giao 3
  6. thông đường bộ từ thực tiễn của địa phương tỉnh Bình Định trong giai đoạn 5 năm (2015 – 2019) để nghiên cứu. Địa bàn nghiên cứu: Được giới hạn tại địa phương tỉnh Bình Định. Với thời gian nghiên cứu: Được xác định từ năm 2015 đến năm 2019. Chủ thể nghiên cứu: Tòa án nhân dân hai cấp địa phương tỉnh Bình Định. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở nghiên cứu khách quan, khoa học đảm bảo tính khả thi cao trong quá trình thực hiện luận văn. Dựa vào quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam để đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá và giải quyết các vấn đề lý luận chung đối với tội VPQĐ về tham gia GTĐB, hay về định tội danh và áp dụng TNHS đối với tội VPQĐ về tham gia GTĐB. Khái quát về các vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ như nêu rõ khái niệm, phân loại tội phạm vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ, các loại phương tiện giao thông đường bộ, định tội danh, hình phạt,… 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối chính sách chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam; pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về phòng ngừa vi phạm hành chính về TTATGT nói chung và hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định của lực lượng Cảnh sát giao thông nói riêng. Phương pháp phân tích, trao đổi, tổng hợp: Tiến hành phân tích số liệu về vi phạm điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định trên địa bàn tỉnh Bình Định cả về số vụ vi phạm, đối tượng vi phạm, tính chất, địa bàn, mức độ vi phạm… Chủ động gặp gỡ người có kinh nghiệm trong công tác tham mưu, trực tiếp thực hiện các biện pháp phòng ngừa hành vi vi phạm này trên địa bàn tỉnh. Từ đó có thể tổng hợp, đánh giá, xác định những định hướng nghiên cứu, những kinh nghiệm, những đề xuất khả thi có thể vận dụng trong quá trình hoàn thành đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận 4
  7. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung, phát triển lý luận tội VPQĐ về vấn đề tham gia GTĐB. Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa quan trong trong việc cứu, học tập dành cho học sinh sinh viên các trường trọng hệ thống giáo dục quốc dân. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những giải pháp của luận văn sẽ giúp lực lượng CSGT tham khảo, áp dụng trực tiếp vào thực tiễn hoạt động phòng ngừa hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định trên các tuyến, địa bàn giao thông đường bộ nói chung và rên địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng và các các cơ quan khác tại các địa phương trong 63 tỉnh thành cả nước sử dụng để tham khảo, áp dụng hoặc nghiên cứu trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội VPQĐ về tham gia GTĐB theo BLHS hiện hành. 7. Kết cấu của luận văn Chương 1: Những vấn đề lý luận về tội vi phạm quy định và pháp luật về tội tham gia giao thông đường bộ. Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Định. Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp nhằm đảm bảo áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ ở nước ta. 5
  8. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định và pháp luật về tội tham gia giao thông đường bộ theo Luật hình sự hiện hành. 1.1.1. Khái niệm về tội vi phạm quy định và pháp luật về tội tham gia giao thông đường bộ Theo khoản 1 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 “Vi phạm là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính” [39]. Như vậy, vi phạm hành chính gồm các đặc trưng: Là hành vi trái pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lý pháp luật của nhà nước; đây là hành vi có lỗi của cá nhân, tổ chức thực hiện, đối với tổ chức yếu tố lỗi phải được xác định với từng con người cụ thể; hành vi vi phạm hành chính được pháp luật quy định phải xử lý vi phạm hành chính và hành vi vi phạm đó không phải là tội phạm. Theo Luật giao thông đường bộ năm 2008. Khoản 18 điều 3 quy định: “Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự” [38]. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là yếu tố đặc trưng cơ bản của hoạt động giao thông, nó phản ánh tính nhanh chóng, hiệu quả trong quá trình tham gia giao thông. Vì thế, người ta luôn tìm mọi cách để nâng cao tốc độ khi tham gia giao thông nhằm rút ngắn thời gian, chi phí cho hoạt động giao thông vận tải. Tuy nhiên, cũng ảnh hưởng rất lớn đến an toàn giao thông. Thực tế đã chứng minh khi tốc độ càng cao thì hoạt động giao thông càng nhanh chóng, thuận lợi nhưng yếu tố an toàn càng bị hạ thấp, các yếu tố nguy hiểm xuất hiện bất ngờ, thời gian xử lý ngắn làm cho tai nạn, va chạm không những dễ xảy ra mà khi đã xảy ra thì mức độ hậu quả thiệt hại cũng tăng lên gấp nhiều lần do tác động của lực quán tính chuyển động (động năng) quá lớn. Chính vì vậy, để bảo đảm an toàn giao thông và 6
  9. hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ dẫn tới TNGT do nguyên nhân tốc độ của phương tiện giao thông cơ giới, tất cả các quốc gia trên thế giới đều quy định tốc độ tối đa cho phép khi tham gia giao thông đường bộ đối với từng loại phương tiện cơ giới. Để đáp ứng yêu cầu vận tải nước ta hiện nay, hệ thống đường bộ đang dần được cải thiện và nâng cấp, song song với nó là sự đầu tư về các phương tiện giao thông hiện đại, trọng tải cao. Khi các tuyến đường được cải tạo, phương tiện giao thông hiện đại hơn thì tốc độ xe được nâng cao hơn, điều này giúp kinh tế, xã hội phát triển nước ta ngày càng phát triển. Việc nâng cấp hệ thống đường bộ, cầu đường giúp việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, hành khách được thuận lợi, phục vụ tốt cho việc thông thương, tiết kiệm thời gian chi phí, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển…. Cùng với việc cải thiện, nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ thì ở mỗi đoạn đường cần phải có quy định về tốc độ phù hợp, thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền vận động quần chúng về Luật giao thông và xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi quy định. Điều này sẽ giúp người điều khiển thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Tuy nhiên, khi người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm quy định với từng loại xe trên từng tuyến đường cụ thể sẽ dẫn tới việc vi phạm về tốc độ, nó liên quan trực tiếp đến việc gây mất an toàn giao thông, là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT đường bộ với hậu quả thiệt hại tỷ lệ thuận với độ lớn của tốc độ di chuyển. Vậy “Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định là hành vi có lỗi của người lái xe vi phạm vào các quy định về tốc độ tối đa được phép lưu thông trên đường bộ mà không phải tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính”. Mục đích của việc xử lý hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định là nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm nguy hiểm này để bảo đảm TTATGT, đồng thời qua xử lý giúp giáo dục nâng cao tính tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT của người dân, đặc biệt là việc chấp hành quy định về tốc độ khi điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông 7
  10. đường bộ [35, tr.3]. 1.1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ - Giai đoạn từ năm 1945 đến 1999 Hoạt động giao thông vận tải trên đường bộ là hoạt động phổ biến và có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên cũng đem đến các ảnh hưởng tiêu cực. Qua các nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế đặt ra yêu cầu phải đề ra các quy định luật pháp về hoạt động này một cách cụ thể, rõ ràng đảm bảo ổn định chung cho giao thông đường bộ, kịp thời nắm bắt tình hình Bộ Công an đã tham mưu với Đảng và Nhà nước ra các quy định về vận tải hành vi điều khiển xe cơ giới đường bộ chạy quá tốc độ quy định: Căn cứ điều 12 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo [38]. - Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1999 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015 Trong các quy định về ATGT vận tải BLHS 1985 và quy phạm pháp luật quy định về tham gia GTĐB tại Điều 202 Bộ luật hình sự 1999, tác giả có sự so sánh: Thứ nhất: Trong hoạt động giao thông đường bộ thì phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT nói chung là một hoạt động công tác của các cơ quan quản lý nhà nước về TTATGT nhằm chủ động ngăn chặn không để cho các hành vi vi phạm này diễn ra gây mất TTATGT. Công tác này do nhiều ngành, nhiều lực lượng cùng tham gia tiến hành thực hiện, trong đó có lực lượng CSGT là lực lượng được Đảng, Nhà nước và ngành Công an giao trọng trách bảo đảm TTATGT trên đường bộ. Trong quá trình tiến hành công tác phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT đường bộ nói chung và điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định nói riêng, lực lượng CSGT cần dựa trên các quy định của pháp luật giao thông đường bộ và các văn bản dưới luật có liên quan. Đồng thời, huy động mọi lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật để tiến hành các biện 8
  11. pháp phòng ngừa theo chức năng, nhiệm vụ được giao để ngăn chặn, xử lý và loại bỏ những nguyên nhân, điều kiện dẫn tới hành vi vi phạm TTATGT nói chung và hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm quy định nói riêng, không để chúng diễn ra gây mất TTATGT. Nói cách khác, phòng ngừa hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm quy định theo chức năng của lực lượng CSGT là việc lực lượng CSGT tiến hành thực hiện các biện pháp công tác nhằm tác động đến người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cơ giới đường bộ để họ chấp hành nghiêm chỉnh quy định về tốc độ khi tham gia giao thông đường bộ, không nhằm mục đích cá nhân mà thiếu ý thức chấp hành, chạy quá tốc độ quy định gây nguy hiểm cho người và phương tiện khác khi tham gia giao thông. Đồng thời, tìm ra những lý do khiến cho hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy quá tốc độ quy định vẫn thường xuyên xảy ra, từ đó có những giải pháp ngăn chặn phù hợp, kịp thời. 1.1.3. Các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định và pháp luật về tội tham gia giao thông đường bộ Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật GTĐB năm 2008 thì “Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia GTĐB; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ” [35. tr, 3]. Vì vậy cần xác định rõ và cụ thể dấu hiệu pháp lý của tội phạm này với điều kiện tham gia GTĐB, như sau: - Khách thể của tội vi phạm Khách thể của hành vi tham gia phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm quy định của lực lượng CSGT là quá trình lực lượng CSGT tiến hành các biện pháp công tác quản lý TTATGT theo chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn những nguyên nhân, điều kiện dẫn tới hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy quá tốc độ quy định của người lái xe. Việc tiến hành các nội dung công tác quản lý TTATGT của lực lượng Cảnh sát giao thông là biện pháp nghiệp vụ công khai, dựa trên các văn bản, quy định của pháp 9
  12. luật và quy định, quy trình công tác của ngành Công an. Trong quá trình tiến hành các nội dung công tác lực lượng CSGT phải tuân thủ và chấp hành theo đúng quy định của pháp luật, quy trình công tác và giữ đúng lễ tiết, tác phong, điều lệnh Công an nhân dân, văn hóa giao tiếp ứng xử khi tiếp xúc với quần chúng nhân dân. Do vậy, hoạt động phòng ngừa hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy quá tốc độ quy định của lực lượng Cảnh sát giao thông là hoạt động công khai, dựa trên quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT. - Mặt khách quan của tội phạm TTATGT là một hoạt động rất rộng, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều lực lượng khác nhau và có liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội. Mặt khách quan của hành vi này là tiến hành có hiệu quả các nội dung, biện pháp công tác quản lý TTATGT đòi hỏi giữa các ngành, các cấp và các lực lượng có liên quan phải phối hợp tiến hành đồng bộ các biện pháp công tác. Đồng thời phải biết tranh thủ, vận động sự ủng hộ, giúp đỡ của đông đảo quần chúng nhân dân. Trong công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật về TTATGT nói chung và phòng ngừa hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy quá tốc độ quy định nói riêng, lực lượng CSGT không chỉ thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo quy định của pháp luật như: Tổ chức chỉ huy, điều khiển giao thông; tuyên truyền, vận động quần chúng chấp hành pháp luật giao thông đường bộ; tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm; đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ… mà còn có trách nhiệm tham mưu cho Nhà nước, các ngành chức năng hoạch định các chính sách phát triển giao thông, tổ chức mạng lưới giao thông, cũng như các chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội khác… có liên quan đến việc đảm bảo TTATGT đường bộ, đặc biệt là chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp pháp luật giao thông trong đó có hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy quá tốc độ quy định góp phần bảo đảm và duy trì TTATGT một cách bền vững, lâu dài. Tuy nhiên, việc quản lý và duy trì TTATGT là một hoạt động rộng lớn, là nhiệm vụ chung của toàn tất cả các ban ngành, tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước 10
  13. và là trách nhiệm của mỗi công dân, một lực lượng, một tổ chức, một cá nhân không thể làm được. Do vậy, để thực hiện hiệu quả các mặt công tác trên, đòi hỏi lực lượng CSGT phải sử dụng tổng hợp các biện pháp, lực lượng, phương tiện được trang bị, đồng thời phải tranh thủ sự phối hợp, giúp đỡ, ủng hộ của các ngành chức năng, chính quyền các cấp, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của đông đảo quần chúng nhân dân. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ nói chung và phòng ngừa hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy quá tốc độ quy định nói riêng. - Chủ thể của tội phạm Chủ thể của công tác này là lực lượng CSGT đường bộ, được Đảng, nhà nước và ngành Công an giao cho nhiệm vụ tiến hành các nội dung, biện pháp quản lý TTATGT, phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm trên lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong quá trình thực hiện hoạt động phòng ngừa hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy quá tốc độ quy định lực lượng Cảnh sát giao thông cần phối hợp với các lực lượng chức năng trong và ngoài ngành Công an nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong tiến hành thực hiện các nội dung của hoạt động phòng ngừa. Đối tượng tác động của hoạt động này là các nguyên nhân, điều kiện dẫn tới hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm quy định. Nội dung của hoạt động này là lực lượng CSGT tiến hành tổng hợp các biện pháp quản lý TTATGT theo chức năng, nhiệm vụ được phần công nhằm chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các nguyên nhân, điều kiện dẫn tới hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy quá tốc độ quy định. Mục đích của hoạt động này nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn không để hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm quy định xảy ra gây mất TTATGT; bảo đảm cho người, phương tiện và hàng hóa khi tham gia giao thông không bị xâm hại; hoạt động giao thông luôn được diễn ra trật tự, an toàn và thông suốt. 11
  14. - Mặt chủ quan của tội phạm Thực hiện hành vi VPQĐ về tham gia phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy quá tốc độ quy định có hiệu quả đòi hỏi hoạt động này phải gắn với một địa bàn hành chính cụ thể, như tại một thành phố hay một huyện, một xã, một tuyến, một địa bàn giao thông cụ thể. Điều đó cho phép lực lượng CSGT tại từng địa bàn có điều kiện điều tra nắm chắc tình hình TTATGT ở từng khu vực trọng điểm, xác định chính xác loại đối tượng lái xe, loại phương tiện và các đoạn đường, khu vực thường xuyên xảy ra hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm quy định để có các biện pháp phòng ngừa cụ thể theo yêu cầu đặt ra. Hơn nữa phòng ngừa theo địa bàn hành chính còn là điều kiện để xác định trách nhiệm rõ ràng giữa các địa phương, giữa các ban ngành, lực lượng liên quan để tiến hành đồng bộ các nội dung, biện pháp quản lý. Đồng thời, cũng tạo thuận lợi cần thiết cho việc lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng các cấp và của chính quyền cơ sở trong việc huy động, tổ chức lực lượng, quan hệ phối hợp lực lượng, phát huy vai trò tích cực cách mạng của quần chúng để giải quyết các yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể trong quá trình tiến hành các biện pháp phòng ngừa hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm quy định ở từng địa bàn cụ thể đặt ra. 1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định và pháp luật về tội tham gia giao thông đường bộ 1.2.1. Quy định tội vi phạm quy định và pháp luật về tội tham gia giao thông đường bộ trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Tội VPQĐ về tham gia GTĐB được luật định tại Điều 260 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 so với Điều 202 BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì đã có nhiều sự thay đổi quan trọng về kết cấu khoa học của điều luật và khung hình phạt, kể cả mức hình phạt liên quan. Thứ nhất, về tên gọi: Tại Điều 202 BLHS 1999 quy định tội phạm này là với tên gọi “Tội VPQĐ về điều khiển phương tiện GTĐB”. Theo tên gọi này của điều luật thì chỉ những người nào điều khiển phương tiện GTĐB mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh này. Trong khi đó, khoản 22 Điều 3 Luật GTĐB năm 12
  15. 2008 quy định: Luật giao thông đường bộ quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ. Luật này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, tại Điều 4 của luật này quy định rất rõ ràng: “Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp; mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật” [38]. Luật giao thông đường bộ bao gồm 8 chương, 89 điều quy định tất cả các lĩnh vực có liên quan đến việc đảm bảo hoạt động giao thông đường bộ thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường. Đây chính là cơ sở pháp lý đặc biệt quan trọng để lực lượng CSGT có thể dựa vào đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nhất là trong việc tiến hành các biện pháp công tác góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật giao thông đường bộ nói chung và phòng ngừa hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy quá tốc độ quy định nói riêng. Các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật. Trên cơ sở quy định của Luật giao thông đường bộ, Bộ Công an cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ cũng như phân công, phân cấp cho lực lượng CSGT trong hoạt động quản lý TTATGT. Đây là nhóm các văn bản chứa đựng những quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi hoạt động, đối tượng, quy trình công tác cụ thể của các lực lượng CSGT như: Thứ hai, Quyết định 3889/2018/QĐ-BCA ngày 6/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Cục CSGT. Trong đó có quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ cụ thể của lực lượng CSGT trong việc tổ chức triển khai thực hiện các mặt công tác bảo đảm TTATGT nói chung và hoạt động phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT, 13
  16. trong đó có hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy quá tốc độ quy định nói riêng [9]. Trong quá trình tiến hành các nội dung công tác quản lý TTATGT, lực lượng Cảnh sát giao thông chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện và ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT nói chung và hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy quá tốc độ quy định nói riêng theo quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 để xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực giao thông đường bộ. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT nói chung và hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy quá tốc độ quy định nói riêng của lực lượng CSGT. Trong quá trình thực hiện, lực lượng CSGT cần phải căn cứ vào những văn bản quy phạm pháp luật này, đồng thời nghiêm chỉnh và triệt để tuân thủ những quy định trong các văn bản đó, nhằm đảm bảo giữ gìn hoạt động giao thông luôn diễn ra trật tự, an toàn và thông suốt, chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn mọi hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT diễn ra trên lĩnh vực giao thông đường bộ. Thứ ba, Xác định nguyên nhân, điều kiện của tình trạng vi phạm điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy quá tốc độ quy định là một nội dung quan trọng trong hoạt động phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát giao thông. Trên các tuyến giao thông đường bộ có nhiều đối tượng vi phạm quy định về tốc độ do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Chính vì vậy, phải xác được chính xác các nguyên nhân dẫn tới vi phạm như các nguyên nhân xuất phát từ đâu, từ điều kiện khách quan đưa tới hay từ yếu tố chủ quan của đối tượng tham gia giao thông. Thông qua kết quả các mặt công tác quản lý TTATGT đường bộ, lực lượng CSGT tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng tình hình vi phạm pháp luật giao thông đường bộ đang diễn ra, từ đó xác định tình hình vi phạm điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy quá tốc độ quy định như: Tổng số hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy quá tốc độ quy 14
  17. định đã được phát hiện và xử lý trong từng thời gian, trên từng tuyến đường, địa bàn giao thông cụ thể; chủng loại phương tiện, người điều khiển phương tiện thường xuyên vi phạm. Trên cơ sở đó, đánh giá sự biến động tăng giảm của tình trạng vi phạm này, tổng kết những tuyến đường có nhiều đối tượng, chủng loại phương tiện thường xuyên vi phạm. Trên đây là một số điểm mới đã được sửa đổi, bổ sung cần thiết phải được nghiên cứu và vận dụng một cách chính xác trong việc xử lý đối với các hành vi VPQĐ về an toàn GTĐB xảy ra từ 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018, theo quy định của BLHS hiện hành. 1.2.2. Phân biệt tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ với một số tội khác trong pháp luật hình sự Việt Nam 1.2.2.1. Phân biệt tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ với tội đua xe trái phép Tội đua xe trái phép (Điều 266) là hành vi đua trái phép các loại xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ mà gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản, tính mạng của người khác hoặc đã bị XPHC về hành chính về hành vi quy định tại điều này hoặc điều 265 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, phải do người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS được thực hiện: Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ BLHS luật hình sự thì đều có thể trở thành chủ thể của tội này. Nếu người phạm tội chưa gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác thì phải là người đã bị XPHC về hành vi đua các loại xe trái phép hoặc đã bị kết án về tội đua các loại xe trái phép, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu TNHS về tội đua các loại xe trái phép. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm Cũng tương tự như đối với tội tổ chức đua các loại xe trái phép, khách thể của tội phạm này vừa xâm phạm đến ATCC vừa xâm phạm đến TTCC. Khác với tội 15
  18. tổ chức đua các loại xe trái phép, đối tượng tác động của tội phạm này không phải là người đua xe các loại, mà là phương tiện dùng để đua là xe ô tô, xe gắn máy và các loại xe khác có gắn động cơ. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm a) Hành vi khách quan Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi đua các loại xe. Người đua xe các loại trái phép có thể thực hiện một trong nhiều hành vi như sau: chuẩn bị phương tiện (các loại xe đua) và những điều kiện cần và đủ khác cho cuộc đua xe, đến nơi tập trung đua xe, điều khiển xe tham gia cuộc đua xe. Lực lượng CSGT không chỉ là lực lượng có trách nhiệm trực tiếp tiến hành các biện pháp quản lý TTATGT theo chức năng, nhiệm vụ được giao mà còn có trách nhiệm đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT, tội phạm diễn ra trên các tuyến, địa bàn giao thông công cộng. Vì thế, với tư cách là lực lượng nghiệp vụ của ngành Công an, lực lượng CSGT được triển khai các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật, các loại tội phạm trên tuyến, địa bàn giao thông. Một trong những biện pháp nghiệp vụ quan trọng đó là xây dựng sử dụng cơ sở bí mật. Căn cứ vào các quy định của Bộ Công an về xây dựng, lực lượng CSGT tiến hành lập kế hoạch xây dựng, sử dụng cơ sở bí mật và cộng tác viên danh dự phục vụ cho việc nắm tình hình tuyến, địa bàn giao thông để từ đó kịp thời cung cấp các thông tin quan trọng giúp cho lực lượng CSGT chủ động tiến hành các biện pháp phòng ngừa hiệu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính về TTATGT nổi cộm trên các tuyến, địa bàn giao thông. Đặc biệt là tình trạng vi phạm quy định tham gia giao thông của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Người tham gia đua xe các loại trái phép có thể được tổ chức từ trước, nhưng cũng có thể không được tổ chức mà cuộc đua xe có thể được hình thành trong quá trình tham gia giao thông giữa những người điều khiển xe trái phép. Chỉ người điều khiển xe các loại tham gia cuộc đua xe mới là người thực hiện hành vi đua xe xe, còn người ngồi sau xe đua (nếu có) chỉ là người cổ vũ, họ 16
  19. không bị truy cứu TNHS về tội đua các loại xe trái phép mà tùy trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội khác như tội gây rối trật tự công cộng. b) Hậu quả Hậu quả phải là dấu hiệu bắt buộc của tội danh này. Nếu như mà hậu quả chưa xảy ra, tức là chưa gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì hành vi đua các loại xe trái phép chưa cấu thành tội đua các loại xe trái phép. Tuy nhiên, hành vi đua các loại xe trái phép của người đua các loại xe có thể bị truy cứu TNHS về tội gây rối TTCC. Như trên đã phân tích thì quy định này chưa phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống loại các tội phạm này. Để phòng ngừa các hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm quy định đạt hiệu quả, lực lượng CSGT phải tăng cường lực lượng, phương tiện tuần tra, kịp thời phát hiện và xử lý ngay lập tức các hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm quy định không để nó trở thành nguyên nhân, điều kiện có thể dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ. Đây là một biện pháp hành chính mang tính cưỡng chế do những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với những cá nhân, tổ chức (kể cả cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm quy định khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam. Việc xử phạt nghiêm các hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy quá tốc độ quy định, dẫn đến TNGT đường bộ sẽ có tác động mạnh đến ý thức người tham gia giao thông, thúc đẩy công tác tuyên truyền, giáo dục cho người tham gia giao thông ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông; ngăn ngừa, hạn chế các vi phạm và TNGT đường bộ, bảo đảm TTATGT. c) Các dấu hiệu khách quan khác Hành vi đua các loại xe được coi là hành vi phạm tội khi hành vi đó không được cơ quan có chức năng cho phép; nếu việc đua các loại xe được cơ quan có chức năng cho phép thì không bị phải tội phạm. Đây vừa là nội dung, hình thức, vừa là biện pháp phòng ngừa hành vi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm quy định. Để thực hiện biện pháp này, lực lượng CSGT phải chủ động 17
  20. phối hợp với các ban, ngành chức năng xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, lựa chọn đối tượng, hình thức tuyên truyền phù hợp… hướng đến nâng cao ý thức cho người tham gia giao thông nói chung và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nói riêng, giúp người tham gia giao thông có ý thức tự giác chấp hành quy định về tốc độ khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm Người phạm tội đua các loại xe trái phép thực hiện một trong các hành vi phạm tội của mình là do cố ý, tức là người phạm tội suy nghĩ, nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi đua các loại xe trái phép, thấy được hậu quả của hành vi trên l;à sai và mong muốn hoặc bỏ mặc kệ cho hậu quả xảy ra hoặc thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra. 1.2.2.2. Phân biệt tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ với tội Tội vô ý làm chết người Tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 125 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Tội vô ý làm chết người là hành vi của một người do không nhận thấy trước được hành vi, việc làm của mình có khả năng gây ra chết người mặc dù họ phải thấy trước và có thể thấy trước hành vi của mình có thể gây ra cái chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Khi phân biệt tội này với tội VPQĐ về tham gia GTĐB cần chú ý một số nội dung sau: Các yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người Khách thể của tội vô ý làm chết người: Khách thể của tội vô ý làm chết con người là quan hệ nhân thân của con người mà nội dung là quyền sống của con người, quyền an tử. Đối tượng tác động của tội phạm này là con người cụ thể. Mặt khách quan của tội vô ý làm chết người: Vô ý làm chết con người là trường hợp người phạm tội tuy thấy được hành vi của mình có dẫn đến chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không bao giờ xảy ra hoặc còn có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy hành vi 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0