intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn quận Ngũ hành Sơn, Thành Phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Cẩn Ngôn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

33
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ quy định pháp luật và thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở quận Ngũ Hành Sơn, từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ trên địa bàn Quận Ngũ Hành Sơn nói riêng và các quận, huyện nói chung trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn quận Ngũ hành Sơn, Thành Phố Đà Nẵng

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG CÔNG THÁI XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG CÔNG THÁI XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TUẤN KHANH HÀ NỘI, năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được tác giả nào công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Đà Nẵng, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Trương Công Thái
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Luật cùng các thầy cô của trường Học viện Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn thạc sĩ. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Tuấn Khanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Mặc dù đã nỗ lực hết mình nhưng do khả năng, kiến thức cũng như thời gian trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của Quý thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Trương Công Thái
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ................................................... 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.............................................................................................8 1.2. Thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ ...................................................................13 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ .....................................................................................26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........................................................................................................... 35 2.1. Khái quát điều kiện địa lý, kinh tế xã hội và tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Quận Ngũ Hành Sơn..............................................35 2.2. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Quận Ngũ Hành Sơn .................................................................................................41 2.3. Đánh giá chung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Quận Ngũ Hành Sơn ..............................................................................46 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ......... 56
  6. 3.1 Phương hướng đảm bảo hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn Quận Ngũ Hành Sơn ...........................................56 3.2. Giải pháp bảo đảm hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn Quận Ngũ Hành Sơn ...................................................59 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 ATGT An toàn giao thông 2 GTĐB Giao thông đường bộ 3 ATGTĐB An toàn giao thông đường bộ 4 TTATGT Trật tự an toàn giao thông 5 TTATGTĐB Trật tự an toàn giao thông đường bộ 6 HĐND Hội đồng nhân dân 7 UBND Ủy ban nhân dân 8 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 9 CSGT Cảnh sát giao thông 10 CSTT Cảnh sát trật tự
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng Tổng hợp lỗi vi phạm của người điều khiển phương tiện giao 2.1 PL thông đường bộ tại Quận Ngũ Hành Sơn từ năm 2015 - 2019 Thống kê phương tiện gây tai nạn giao thông tại quận Ngũ 2.2 PL hành Sơn Tổng hợp nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên địa 2.3 PL bàn Quận Ngũ Hành Sơn DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình Quy hoạch chi tiết quận Ngũ Hành Sơn – Tỷ lệ 1/2000 2.1 38 Bản đồ quy hoạch giao thông
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiếp của đề tài Những năm gần đây, nhu cầu đi lại và chuyên chở hàng hóa của các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp và của người dân ngày càng tăng cao, giao thông đường bộ mà chủ yếu là xe ô tô, mô tô, xe gắn máy là những phương tiện được lựa chọn của đại đa số người tham gia lưu thông, vẫn là phương tiện phổ biến nhất ở Việt Nam, đặc biệt là các khu đô thị và các khu vực kinh tế phát triển. Việc gia tăng không ngừng của các loại phương tiện giao thông cũng đã dẫn đến sự gia tăng và chiếm tỉ lệ rất cao số lượng vi phạm giao thông đường bộ của những người điều khiển các phương tiện này, gây thiệt hại không nhỏ về người và của cho xã hội. Vấn đề này đòi hỏi các nhà làm luật phải đề ra các biện pháp làm giảm thiểu các hành vi vi phạm cũng cũng giảm thiểu các tai nạn do người tham gia giao thông gây ra. Bên cạnh biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức thì biện pháp xử lý các vi phạm là biện pháp chính để hạn chế hành vi vi phạm của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông. Hiện nay, việc xử lý vi phạm đang được áp dụng theo Luật xử phạt vi phạm hành chính và nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Với quy định hiện hành, việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nhìn chung đã có những tác động tích cực, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thất vẫn còn một số hạn chế, bất cập, đặc biệt là việc thực hiện tại địa phương. Quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) là một trong các quận trung tâm của thành Phố, đã và đang được đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng, hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện đồng bộ và hiện đại. Năm 2020 thành phố Đà Nẵng nói chung, quận Ngũ Hành Sơn nói riêng tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về phát triển Kinh tế-xã hội, du lịch. Công tác quy hoạch chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận tiếp tục phát triển nhanh và ổn định. Quận Ngũ hành Sơn đã và đang là điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. các khu đô thị, nhà chung cư 1
  10. mới được hình thành thu hút đông đảo cán bộ và nhân dân đến làm việc sinh sống. Các công trình tiếp tục được triển khai xây dựng, từ đó phương tiện tham gia vận chuyển, phục vụ hoạt động của các công trình này tiếp tục gia tăng, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông thường xuyên vi phạm các lỗi như: chạy quá tốc độ, chở quá tải, đi không đúng phần đường, làn đường, chở vật liệu xây dựng rơi vãi, điều khiển xe mô tô không đội mũ bảo hiểm… Số đối tượng đeo bám chèo kéo khách du lịch cũng diễn ra phức tạp, tình trạng lấn chiếm vĩa hè, lòng lề đường làm nơi để vật dụng, trưng bày hàng hóa, buôn bán , trông giữ xe, sửa chữa phương tiện… gây ảnh hưởng đến trật tự đô thị, hành lang an toàn giao thông đường bộ. Tình hình vi phạm về trật tự công cộng và các hành vi vi phạm pháp luật khác như đánh nhau gây rối có sử dụng hung khí, chống người thi hành công vụ, cướp, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản, tụ tập tổ chức đua xe trái phép…ở địa bàn công cộng Thành phố nói chung, Quận Ngũ hành Sơn nói riêng còn diễn biến phức tạp. Trong khi một số bất cập trong xử lý vi phạm hành chính ở lĩnh vực giao thông đường bộ chậm được khắc phục, biểu hiện ở chỗ là: (1) Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ đang bị xé nhỏ và do có nhiều đầu mối là các cơ quan chức năng (Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Thanh tra giao thông …) cùng thực hiện khiến tình trạng chống chéo, lấn sân nhau, "dễ làm, khó bỏ’’; (2) Thủ tục về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB hiện nay còn rườm rà, hao phí cả thời gian của người thi hành công vụ và người vi phạm; (3) Trong quá trình xử lý vi phạm hành chính còn bị chi phối bởi cơ chế xin cho; (4) Việc quản lý phương tiện còn rất nhiều bất cập, hiện nay số lượng phương tiện chưa sang tên đổi chủ vẫn còn rất nhiều… Xuất phát từ những vấn đề trên đây, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn quận Ngũ hành Sơn, Thành Phố Đà Nẵng” để thực hiện luận văn thạc sỹ ngành Luật Hiến pháp-Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Liên quan đến chủ đề nghiên cứu xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói riêng, nhiều 2
  11. năm qua có khá nhiều tác giả quan tâm với các công trình khoa học, tài liệu nghiên cứu, điển hình có thể nêu ra: Nguyễn Trọng Bình (2000), Hoàn thiện các quy định pháp luật về biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu phân tích về nội dung và các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong các văn bản quy phạm pháp luật, đánh giá một số ưu điểm và những mặt hạn chế trong áp dụng thực tiễn; qua đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này. Tác giả Nguyễn Quang Huy với luận văn thạc sĩ luật học năm 2007: Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông qua thực tiễn Thành phố Thái Nguyên, Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu phân tích khá rõ một số vấn đề lý luận về pháp luật giao thông đường bộ và thực hiện pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ; qua đó đã chỉ ra các hạn chế tồn tại và một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế tồn tại trong thực hiện pháp luật ở lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tác giả Vũ Ngọc Dương với đề tài nghiên cứu cấp bộ năm 2009: Thực trạng và giải pháp về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở địa bàn thành phố Hải Dương. Luận văn đã đóng góp vào việc làm rõ hơn một số lý luận cơ bản về pháp luật và trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trên cơ sở này, liên hệ nghiên cứu thực tiễn trật tự, an toàn giao thông đường bộ của thành phố Hải Dương và đề xuất giải pháp. Tác giả Vũ Thanh Nhàn với luận văn thạc sĩ ngành luật học năm 2009: Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam – Một số vấn đề lý luận, thực tiễn hiện nay và phương hướng hoàn thiện, Trường đại học Luật Hà Nội. Luận văn nghiên cứu thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành chính ở lĩnh vực giao thông đường bộ nước ta; qua đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện pháp luật tở lĩnh vực này. Tác giả Nguyễn Văn Minh với Luận văn thạc sĩ ngành luật học năm 2012: Xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ ở địa bàn Thành phố Thanh Hóa, Khoa luật của đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn này nghiên cứu làm rõ một số cơ sở lý luận về vấn đề giao thông đường bộ, tìm hiểu và đánh giá thực 3
  12. trạng an toàn giao thông đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ ở thành phố Thanh Hóa. Trần Minh Thư – Viện trưởng Viện khoa học và chiến lược Bộ Công an (2014), Bài viết “Nâng cao vai trò của lực lượng Cảnh sát giao thông nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới”, Tạp chí Cảnh sát Nhân dân, số tháng 2. Nội dung bài viết này trình bày thực trạng và đề xuất các giải pháp khá cụ thể đối với lực lượng Cảnh sát giao thông nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới. Phạm Trung Hòa, Học viện Cảnh sát Nhân dân (2014), Bài viết “Nâng cao văn hóa ứng xử trong giao tiếp của Cảnh sát giao thông đáp ứng yêu cầu đảm bảo trật tự an toàn giao thông” đăng ở tạp chí Cảnh sát Nhân dân, số 2 năm 2014. Bài viết này tập trung làm rõ vai trò văn hóa ứng xử của chiến sĩ Cảnh sát giao thông đối với công tác xử phạt. Trương Diệu Loan (2015), “Giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB theo chức năng của lực lượng Cảnh sát giao thông”, Luận án tiến sĩ ngành An ninh và trật tự xã hội, Học Viện Cảnh sát Nhân dân, Hà Nội. Luận án này đã nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc điểm của xử lý vi phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính ở lĩnh vực GTĐB nói riêng trên cơ sở pháp luật thực định. Qua đó làm rõ thực trạng hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB của lực lượng Cảnh sát giao thông từ năm 2005 - 2014) và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB. Tác giả Trần Sơn Hà với Luận án tiến sĩ ngành Quản lý công năm 2016: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn GTĐB ở Việt Nam hiện nay, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận án này đã trình bày các vấn đề có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính - một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước ở lĩnh vực TTATGTĐB. Qua đó, Luận án làm rõ hơn thực trạng và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về GTĐB. Tác giả Bùi Ngọc Tuấn với Luận văn thạc sĩ ngành Luật hiến pháp và Luật hành chính năm 2017: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB từ thực tiễn tỉnh Phú Yên, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. Luận văn trên cơ sở hệ thống 4
  13. hóa một số vấn đề lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; từ nghiên cứu thực tiễn tỉnh Phú Yên để đưa ra các giải pháp hoàn thiện quá trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Tác giả Sai TôKenchini và các cộng sự, (2008), “Hoạt động cưỡng chế giao thông đường bộ”, Sách chuyên khảo, Hà Nội. Cuốn sách chuyên khảo này có nội dung đề cập về những nội dung cơ bản của hoạt động cưỡng chế giao thông của lực lượng cảnh sát giao thông Nhật Bản. Từ cơ sở phân tích mục đích, ý nghĩa của hoạt động cưỡng chế giao thông, tác giả đã đưa ra một số điểm lưu ý trong quan hệ giao tiếp của lực lượng cảnh sát giao thông đối với các đối tượng bị cưỡng chế giao thông; đồng thời, tác giả đã thống kê ra một số hành vi cần phòng tránh khi lực lượng cảnh sát giao thông thực hiện hoạt động cưỡng chế đối với những hành vi vi phạm TTATGTĐB. Từ những công trình nghiên cứu kể trên, với cơ sở trình bày lý luận và phân tích thực tiễn tình hình, các tác giả đã góp phần đánh giá về pháp luật và thực tiễn xử lý vi phạm hành chính, trong đó có lĩnh vực GTĐB ở nhiều đô thị thuộc các tỉnh thành, song vấn đề nghiên cứu thực tiễn xử phạt hành chính ở lĩnh vực GTĐB tại Quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) hiện vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu. Vì thế, bên cạnh cần kế thừa các giá trị từ kết quả của các nghiên cứu trên, luận văn “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB từ thực tiễn quận Ngũ hành Sơn, Thành Phố Đà Nẵng” tập trung phản ánh thực trạng tình hình tại quận Ngũ Hành Sơn để cung cấp một số cơ sở luận cứ khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử phạt hành chính ở lĩnh vực GTĐB, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý Nhà Nước, giữ gìn TTATGTĐB ở khu vực đô thị. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1.Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ quy định pháp luật và thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở quận Ngũ Hành Sơn, từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ trên địa bàn Quận Ngũ Hành Sơn nói riêng và các quận, huyện nói chung trong thời gian tới. 5
  14. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây: Một là, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như quan niệm, đặc điểm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục…; hệ thống hóa và phân tích các quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự giao thông đường bộ. Hai là, phân tích, đánh giá đúng đắn thực trạng tình hình vi phạm hành chính và hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn Quận Ngũ Hành Sơn trong thời gian qua; chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của kết kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập. Ba là, đưa ra các phương hướng, giải pháp cụ thể bảo đảm xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đó là vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn việc xử phạt vi phạm hành chính ở lĩnh vực GTĐB trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi thời gian: Nghiên cứu xử phạt hành chính lĩnh vực GTĐB từ năm 2014 đến năm 2019. Về phạm vi không gian: Nghiên cứu địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, Thành Phố Đà Nẵng. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Việc nghiên cứu luận văn dựa trên phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước về lĩnh vực giao thông đường bộ và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 6
  15. Luận văn sử dụng chủ yếu một số phương pháp luật học, thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp… Điển hình là, sử dụng phương pháp phân tích văn bản các quy phạm pháp luật và các tài liệu báo cáo; thống kê và so sánh, phân tích tổng hợp các số liệu từ các báo cáo của các phòng, ban ngành của UBND Quận Ngũ Hành Sơn và của Thành phố Đà Nẵng để định hình cơ sở lý luận và nghiên cứu thực trạng xử phạt vi phạm hành chính ở lĩnh vực GTĐB từ thực tiễn quận Ngũ hành Sơn, Thành Phố Đà Nẵng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận. Luận văn góp phần hệ thống hóa các nội dung để làm rõ hơn vấn đề lý luận, pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính ở lĩnh vực GTĐB. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn. Từ cơ sở nghiên cứu thực tiễn thực trạng xử phạt vi phạm VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn quận Ngũ hành Sơn, Thành Phố Đà Nẵng, luận văn xác lập các luận cứ để đề xuất các giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Qua đó, luận văn góp phần tư vấn cho các địa phương về việc thực hiện pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; cũng như đóng góp vào tài liệu tham khảo cho công tác bồi dưỡng, giáo dục pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung và trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài mục mở đầu, kết luận, mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Chương 2: Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng. 7
  16. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Ở Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính 1989 lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa: Vi phạm hành chính là hành vi do tổ chức, cá nhân thực hiện cố ý hoặc vô ý mà xâm phạm đến quy tắc quản lý nhà nước nhưng không phải tội phạm hình sự, mà theo quy định pháp luật phải bị xử phạt hành chính (Điều 1). Kế thừa và làm rõ hơn định nghĩa này, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 xác định: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định pháp luật nhưng không phải là tội phạm, theo quy định pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính (khoản 1 Điều 2). Để nghiên cứu về vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, chúng ta phải hiểu cơ bản về Luật giao thông đường bộ như sau: Luật giao thông đường bộ là tổng thể các quy định về quy tắc GTĐB, kết cấu hạ tầng GTĐB, phương tiện và người tham gia GTĐB, vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về GTĐB, pháp luật GTĐB là tổng thê các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành có nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực GTĐB. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB là vi phạm ở một lĩnh vực cụ thể, do đó chúng có những đặc điểm riêng như: những hành vi trái luật về GTĐB, hành vi này được xác định với sự mô tả là hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực TTATGTĐB. Các hành vi của chủ thể đó phải chịu trách nhiệm bởi các chế tài xử phạt nhất định. Như vậy, ta có thể đưa ra khái niệm cụ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB như sau: vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB là hành vi do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy định của pháp luật về lĩnh vực GTĐB (Luật giao thông đường bộ, các nghị định, thông tư… về lĩnh vực GTĐB) mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Bao gồm những hành vi vi phạm về nguyên tắc 8
  17. GTĐB, những hành vi vi phạm các quy định về phương tiện tham gia GTĐB, những hành vi vi phạm các quy định về hạ tầng GTĐB, những hành vi vi phạm trong điều khiển phương tiện tham gia GTĐB, những hành vi vi phạm các quy định về vận tải đường bộ và những hành vi vi phạm khác liên quan GTĐB. Từ cơ sở này, có thể hiểu: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB là sự việc chủ thể có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả đối với những tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính ở lĩnh vực GTĐB theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB được xác định thông qua các đặc điểm sau: Thứ nhất, vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB là hành vi xâm phạm các nguyên tắc/ quy tắc trong quản lý nhà nước về lĩnh vực GTĐB. Cụ thể, vi phạm hành chính ở lĩnh vực này là hành vi xâm phạm đến quản lý TTATGTĐB được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ, khiến gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại. Thứ hai, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật (vi phạm Luật giao thông đường bộ). Đây cũng là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mặt khách quan của vi phạm hành chính. Tức là nếu chủ thể có hành vi trái pháp luật hành chính thì dẫn đến cấu thành vi phạm hành chính. Hành vi trái pháp luật hành chính ở lĩnh vực giao thông đường bộ được thể hiện theo dạng hành động (chủ thể thực hiện hành vi bị pháp luật ngăn cấm) hoặc không hành động (chủ thể không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính bắt buộc phải thực hiện). Điểm cần lưu ý là, tránh tình trạng áp dụng áp dụng “tương tự pháp luật” hoặc “nguyên tắc suy đoán” khi xác định vi phạm hành chính đối với chủ thể (cá nhân, tổ chức). Thứ ba, vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là hành vi có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện. Lỗi do chủ thể gây nên là dấu hiệu bắt buộc phải có về mặt chủ quan của vi phạm hành chính. 9
  18. Với hành vi có lỗi cố ý do chủ thể vi phạm thể hiện ở chỗ: Chủ thể nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng vẫn cố tình thực hiện và mong muốn điều đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Với hành vi có lỗi vô ý do chủ thể vi phạm thể hiện ở chỗ: Chủ thể không nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thức được hoặc nhận thức được nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hậu quả xảy ra. Thứ tư, chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính mà vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải bị xử lý hành chính (xử phạt vi phạm hành chính) theo quy định của pháp luật. Tức là họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái pháp luật của mình. Chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 10 Điều 2 và khoản 1 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Điểm cần chú ý, luật không truy cứu trách nhiệm hành chính trong trường hợp người thực hiện hành vi “không có năng lực trách nhiệm hành chính” hoặc “chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính” (Khoản 5 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012). Từ cơ sở nêu trên, có thể xác định một số đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cụ thể là: Một là, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB có căn cứ pháp lý từ hệ thống những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về TTATGTĐB với sự quy định cụ thể về những hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực GTĐB, gắn theo đó là áp dụng các hình thức xử phạt, mức phạt với mỗi hành vi vi phạm. Hai là, thẩm quyền của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB do nhiều chủ thể có thể thực hiện được thẩm quyền này theo quy định, thường là gồm có các chủ thể: Cảnh sát giao thông; Thanh tra giao thông; Công an xã; Lực lượng Cảnh sát khác… Ba là, đặc thù của xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực GTĐB được thực hiện gắn liền với tính di động của không gian địa điểm xảy ra các hành vi vi phạm ở lĩnh vực này với chứng cứ rõ ràng về hành vi vi phạm. 10
  19. 1.1.3. Các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.1.3.1. Khách thể: Khách thể của vi phạm pháp luật nói chung được hiểu là những quan hệ xã hội vốn được luật pháp bảo đảm, song chúng bị các hành vi phạm pháp ixâm hại đến. Khách thể là một trong bốn yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật (chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan). Nên khách thể là yếu tố quan trọng trong việc quyết định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi trái luật. Đối với khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, đó là các quan hệ xã hội được các quy tắc trong quản lý nhà nước bảo vệ. Nên dấu hiệu để nhận biết vi phạm hành chính trong GTĐB là các quan hệ xã hội bị vi phạm hành chính xâm hại, biểu hiện trong thực tiễn đời sống rất đa dạng, đó là các hành vi vi phạm đã xâm phạm về trật tự quản lý hành chính Nhà nước trong lĩnh vực GTĐB, bao gồm: trật tự công cộng, an toàn công cộng, sức khỏe, tính mạng của người tham gia giao thông… 1.1.3.2. Mặt khách quan: Mặt khách quan dùng để chỉ các dấu hiệu bên ngoài của sự vật. Nên mặt khách quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB chính là sự tổng hợp những dấu hiệu bên ngoài của vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB. Nên dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính ở lĩnh vực GTĐB là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB. Đó là: Các hành vi vi phạm pháp luật GTĐB do các tổ chức, cá nhân gây nên, chúng được biểu hiện dưới dạng không hành động hay hành động. Hầu hết trong mặt khách quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB thì không bắt buộc phải có dấu hiệu hậu quả có hại của hành vi và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi - hậu quả. Tức là chỉ tính đến dấu hiệu “hình thức” (không hành động hoặc hành động) dùng làm căn cứ để áp dụng xử phạt hành chính trong lĩnh vực GTĐB. Tuy nhiên, đối với nhiều vi phạm khác thì hậu quả có hại là dấu hiệu bắt buộc chẳng hạn như: hành vi không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe liền trước... đây là căn cứ giúp cho việc lựa chọn biện pháp tác động thích hợp, đặc biệt trong trường hợp phải bồi thường thiệt hai gây ra. 11
  20. 1.1.3.3. Chủ thể: - Chủ thể của vi phạm hành chính là những tổ chức hoặc cá nhân có đủ năng lực trách nhiệm hành chính. Cá nhân chịu trách nhiệm hành chính phải là người có năng lực hành vi pháp lý hành chính. Những người hành động ở tình thế rất khẩn cấp, sự kiện bất ngờ và phòng vệ chính đáng hoặc mất khả năng điều khiển/ kiểm soát hành vi của mình thì họ không phải chịu trách nhiệm hành chính. Ví dụ, hành vi chở theo hai người trên xe trong trường hợp chở áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật. Cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính bao gồm công dân Việt Nam và người nước ngoài mà thực hiện hành vi vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải, những người này phải có năng lực trách nhiệm hành chính, năng lực trách nhiệm pháp lý hành chính thể hiện khả năng nhận thức của con người với hành vi vi phạm, vì thế hai yếu tố để xác định nang lực pháp lý đối với cá nhân là: Đạt độ tuổi theo luật định, không mắc bệnh làm mất khả năng nhận thức điều khiển hành vi. Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 xác định đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân bao gồm: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính. Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý Ngoài ra, việc xử lý đối với người chưa thành niên còn áp dụng theo điều 134 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, việc áp dụng quyết định mức xử phạt và hình thức xử phạt phải nhẹ hơn so với những người thành niên khi có cùng hành vi vi phạm hành chính tương tự. Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền. Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1