Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm mạng xã hội phục vụ phát triển nông thôn
lượt xem 27
download
Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm mạng xã hội phục vụ phát triển nông thôn trình bày tổng quan về mạng xã hội, nghiên cứu nhu cầu thông tin công cộng phục vụ phát triển nông thôn và thiết kế, xây dựng, thử nghiệm mạng xã hội phục vụ phát triển nông thôn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm mạng xã hội phục vụ phát triển nông thôn
- HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- TRẦN MINH ĐỨC NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, THỬ NGHIỆM MẠNG XÃ HỘI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ Mã số: 60.52.70 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2012
- Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Minh Phản biện 1: …………………………………………………………………………… Phản biện 2: ………………………………………………………………………….. Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ............... Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- MỞ ĐẦU Trên thế giới, trong ba thập kỷ qua đã diễn ra sự bùng nổ về công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin. Sự liên kết giữa viễn thông và công nghệ thông tin ngày càng chặt chẽ. Hệ thống viễn thông trở thành những xa lộ để phục vụ các ứng dụng công nghệ thông tin chạy trên nó. Đặc biệt là sự ra đời của công nghệ web 2.0 đã làm thay đổi cách suy nghĩ của những nhà cung cấp và người sử dụng dịch vụ. Trong những năm gần đây, chúng ta thường xuyên được nghe nhắc tới một phương thức truyền tải và trao đổi thông tin phổ biến và được nhiều người ưa thích là mạng xã hội. Mặc dù đây là loại hình dịch vụ còn khá mới trên Internet , tuy nhiên do mức độ tương tác, truyền tải thông tin và tính kế t nối cao hơn hẳn các loại hình khác nên chỉ sau một thời gian ngắn ra đời, mạng xã hội đã có những bước phát triển vượt bậc. Chỉ tính riêng mạng xã hội Facebook đến thời điểm tháng 10/2011 đã có 970 triệu người dùng truy cập hàng tháng và số lần kết nối lên đến hơn một tỷ lượt. Một khối lượng khổng lồ thông tin hằng ngày được truyền tải qua mạng xã hội đã và đang tạo ra những ảnh hưởng to lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng mạng xã hội như một công cụ truyền th ông quan trọng, nhất là đối với việc tuyên truyền về các thảm họa thiên tai như: ảnh hưởng của cơn bão Katrina với sự tàn phá miền Đông Nam Hoa Kỳ, thảm họa dầu tràn tại Lousiana, động đất tại Haiti và vụ động đất sóng thần tại Nhật Bản, … Rất nhiều thông tin cập nhật, các hình ảnh, video, các đường dẫn liên kết được đăng tải rộng rãi trên các trang thông tin mạng xã hội trong suốt quá trình diễn ra sự kiện đã tạo điều kiện cho người dân trên toàn thế giới có thể chứng kiến, chia sẻ và có những biện pháp hỗ trợ kịp thời. Ở Việt Nam, hầu hết các mạng xã hội lớn hiện nay đều đang trong những bước phát triển đầu tiên và đã có những thành công nhất định. Các mạng xã hội tuy bước đầu cũng chỉ dập khuôn các mạng xã hội lớn trên thế giới nhưng đã thu hút duợc một luợng lớn thế hệ trẻ tham gia. Mạng xã hội Zing Me đã đạt được 9,1 triệu nguời dùng và cũng đạt được 660 triệu lượt kết nối trong tháng 10/2011. Một trong những lợi ích lớn do dịch vụ mạng xã hội mang lại là nguồn thông tin khổng lồ được lưu trữ, chia sẻ. Các nội dung trên mạng xã hội hoàn toàn do người
- dùng tự tạo ra, còn nhà cung cấp dịch vụ chỉ xây dựng một nền tảng phục vụ nhu cầu tạo lập và chia sẻ nội dung cho người dùng. Do đó thông tin trên mạng xã hội gia tăng theo số lượng người dùng. Xây dựng một mạng xã hội phục vụ cho quảng bá, trao đổi thông tin hỗ trợ cho nhiều thiết bị đầu cuối khác nhau, đ ơn giản trong khai thác, sử dụng sẽ là phương tiện phù hợp nhất giúp thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị. Xuất phát từ yêu cầu đó luận văn đặt vấn đề nghiên cứu, thiết kế thử nghiệm mạng xã hội phục vụ phát triển nông thôn, nhằm mục đích hỗ trợ người nông dân trao đổi, cung cấp, tìm kiếm thông tin phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội nông thôn. Bố cục của luận văn gồm 3 chương và phần kết luận kiến nghị: Chương I: Tổng quan về mạng xã hội. Chương II: Nghiên cứu nhu cầu thông tin nông nghiệp nông thôn, lựa chọn công nghệ xây dựng mạng nội dung thông tin công cộng phục vụ phát triển nông thôn. Chương III. Thiết kế, xây dựng, t hử nghiệm mạng xã hội phục vụ phát triển nông thôn. Phần kết luận và kiến nghị: đưa ra một số vấn đề tồn tại cần giải quyết và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài . Kết quả của luận văn đã nghiên cứu về mạng xã hội, các tính năng cơ bản , cấu trúc của mộ t mạng xã hội, các công nghệ được sử dụng để thiết kế , xây dựng mạng xã hội . Phân tích đánh giá nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp, nông thôn của người nông dân. Xây dựng thử nghiệm mạng xã hội phục vụ nhu cầu thông tin nông nghiệp, nông thôn của người nông dân. Đây là đề tài có nội dung bao phủ rộng, thời gian nghiên cứu hạn hẹp. Vì vậy luận văn chắc chắn còn những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn. Xin chân thành cám ơn.
- CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG XÃ HỘI 1.1 Khái niệm về mạng xã hội. Mạng xã hội là tập hợp các cá nhân với các mối quan hệ về một hoặc nhiều mặt nào đó gắn kết với nhau. Về mặt toán học, mạng xã hội có thể xem như hệ thống có cấu trúc gồm các đỉnh (node) gắn với nhau thành một mạng bởi các liên kết (hoặc các cung). Để nghiên cứu các tính chất của mạng xã hội, ta thường xem mạng xã hội như là một dạng của mạng phức hợp, đó là một tập các hệ thống được tạo bởi các yếu tố đồng nhất hoặc không đồng nhất kết nối với nhau thông qua sự tương tác khác nhau giữa các yếu tố này và được trải ra trên diện rộng. Mạng phức hợp có hai thuộc tính quan trọng, đó là hiệu ứng thế giới nhỏ (small-world effect) và đặc trưng co dãn tự do (scale-free feature). Để xem xét một mạng phức hợp nào đó người ta thường dùng ba độ đo: độ dài đường dẫn trung bình (Average Path Length), độ phân cụm (Clustering Coefficient), độ phân bố bậc (Degree Distribution). Khái niệm về dịch vụ mạng xã hội trực tuyến. Dịch vụ mạng xã hội là một nền tảng cho phép người dùng có thể tạo lập các cộng đồng trực tuyến và chia sẻ các nội dung do người dùng tạo ra (UCC :User- Creat Content) trên mạng Internet. Người dùng ở đây có thể là người sử dụng Internet hoặc có thể thuộc về một tổ chức cụ thể (ví dụ, công ty, trường đại học, tổ chức nghề nghiệp v.v…). Các cộng đồng có thể là một mạng các bạn bè ngoại tuyến (có tình bạn ngoài trực tuyến), người quen trực tuyến, hoặc một hay nhiều nhóm có cùng sở thích, mối quan tâm (học cùng trường, có cùng sở thích, mối quan tâm, mục đích, nghề nghiệp, sắc tộc, giới tính, nhóm tuổi, v.v…). Các nội dung do người dùng tạo ra có thể là hình ảnh, video, đánh dấu các trang Web (book marking), hồ sơ người dùng, thông tin cập nhật hoạt động của người dùng, văn bản (blog, microblog, và ý kiến bình luận), chia sẻ các nội dung do người dùng tạo ra bao gồm: đăng thông tin, xem và bình luận về các nội dung do người dùng tạo ra, và cũng có th ể bao gồm bầu chọn, lưu, và phân phối quảng bá các nội dung đó. 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển các mạng xã hội. Trong lịch sử, các trang web mạng xã hội ra đời trước các trang web truyền
- thông xã hội. Classmates.com (1995) và SixDegrees.com (1997) là các trang web mạng xã hội đầu tiên. Friendster (2002), MySpace, Bebo và Facebook (2004) là hàng loạt các trang web mạng xã hội tiếp theo. Trang mạng truyền thông xã hội Flickr (2004) và Youtube (2005) xuất hiện tiếp theo. Tại Việt Nam, các trang mạng xã hội ra đời khoảng năm 2006 và 2007 như Yobanbe, Vietspace, Zoomban. Zing me được ra đời vào năm 2009 và chỉ sau thời gian ngắn ra mắ t, Zing me đã chính thức trở thành mạng xã hội số một tại Việt Nam. Theo thống kê của Google Ad Planner, Zing hiện nay trở thành mạng xã hội được truy cập nhiều nhất và ưa thích nhất tại Việt Nam, vượt qua cả Facebook. 1.1.2 Các tính năng cơ bản của mạng xã hội Bảng 1.1 Các tính năng chính của một mạng xã hội. 1. Hồ sơ cá nhân 2. Kết bạn trực tuyến 3. Tham gia nhóm trực tuyến 4. Chia sẻ với bạn bè trực tuyến 5. Chia sẻ nội dung do người dùng tạo ra 6. Bày tỏ ý kiến 7. Tìm kiếm thông tin 8. Giữ người dùng Bảng 1.1 Mô tả tám tính năng cơ bản của một mạng xã hội 1.1.3. Phân loại mạng xã hội. Dựa trên việc phân tích đặc điểm và tính năng của các trang mạng xã hội hiệ n nay, chúng ta có thể phân chia mạng xã hội theo đối tuợng trung tâm thành ba dạng cơ bản nhất bao gồm: - Lấy cá nhân làm trung tâm - Lấy mối quan hệ giữa các cá nhân làm trung tâm . Với loại hình này lại có
- thể chia nhỏ ra thành: +Mạng cộng đồng. + Mạng tìm kiếm cơ hội . +Mạng những thành viên có cùng sở thích, đam mê. - Lấy nội dung làm trung tâm 1.2 Kiến trúc cơ bản của một mạng xã hội. Để có một cái nhìn tổng thể về mạng xã hội, ta hãy xem xét kiến trúc của mạng xã hội ở ba khía cạnh, đó là: kiến trúc truyền thông, kiến trúc phần mềm ứng dụng và kiến trúc hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) của nhà cung cấp dịch vụ. Đối với kiến trúc truyền thông thì mạng xã hội được xem như là một mạng liên kết các cá nhân và các cộng đồng với nhau. Kiến trúc mạng xã hội sẽ là một đồ thị với các đỉnh là các thành viên và các cạnh thể hiện mối liên kết giữa các thành viên đó với nhau. Nghiên cứu về cấu trúc này sẽ cho ta biết mối liên hệ giữa các thành viên với nhau tuân theo quy luật nào, hiểu được xu thế giãn nở và kích thước của mạng. Từ đó có thể xây dựng được các thuật toán cho việc tìm kiếm những người quen biết nhau trong một cộng đồng, tìm kiếm các nguồn tài nguyên phát sinh trên mạng, xác định giá trị các mối liên hệ theo thời gian và theo các mối liên hệ khác. Với kiến trúc mạng xã hội là các mô đun phần mềm liên kết với nhau, ta sẽ xác định được đâu là các thành phần chính tạo nên mạng xã hội và chúng liên kết với nhau như thế nào. Kiến trúc này sẽ giúp cho chúng ta thiết kế, xây dựng được một trang mạng xã hội đáp ứng được mục tiêu đưa ra. Kiến trúc hạ tầng CNTT của nhà cung cấp dịch vụ sẽ cho ta một cái nhìn tổng thể về việc triển khai hệ thống, đưa dịch vụ mạng xã hội vào khai thác và sử dụng. Sau đây, ta sẽ xem xét từng kiến trúc để hiểu rõ thêm về các nội dung đã đưa ra. 1.2.1 Kiến trúc truyền thông của mạng xã hội. 1.2.2 Kiến trúc ứng dụng. Mạng xã hội ảo là một sự mô phỏng sự trao đổi và chia sẻ thông tin của con người trong thế giới thực. Để nghiên cứu về kiến trúc các phần mềm ứng dụng của mạng xã hội, ta hãy xem xét kiến trúc phân lớp các ứng dụng và kiến trúc các mô đun
- chức năng của hệ thống. 1.2.2.1 Kiến trúc phân lớp ứng dụng. Hình 1.3 mô tả kiến trúc phân lớp ứng dụng của mạng xã hội. Phần trung tâm biểu diễn sự trao đổi và tương tác thông tin giữa những thành viên đã đăng ký trong hệ thống. Lớp thứ hai là sự trừu tượng hóa các mối liên hệ sử dụng mô hình mạng xã hội động. Lớp thứ ba là các thành phần thiết yếu của mạng xã hội như công cụ quản lý, biên tập hồ sơ cá nhân, các tiện ích trao đổi thông tin và các công cụ tìm kiếm thành viên. Lớp ngoài cùng là các ứng dụng chia sẻ nội dung như Blog, Video, ca nhạc. Các tiện ích và phần mềm được thiết kế theo dạng mô đun, do đó nó có thể thêm vào hay loại ra khỏi hệ thống mà không gây ảnh hưởng đến các mô đun khác, ngoại trừ nó có sự tương tác với các mô đun khác. Hình 1.1 Kiến trúc phân lớp ứng dụng
- 1.2.2.2 Kiến trúc mạng xã hội với các mô đun chức năng. Hình 1.4 mô tả các mô đun chức năng chính của mạng xã hội. Các mô đun đặt trong các hộp chữ nhật là các mô đun được thiết kế chủ yếu đọc dữ liệu từ cơ sở dữ liệu. Còn các mô đun đặt trong hình ô van thể hiện chức năng tương tác giữa những người dùng, do đó nó yêu cầu cần phải có các thao tác đọc/viết dữ liệu lên cơ sở dữ liệu. Các mô đun trong hình thoi là các mô đun phụ trợ làm nhiệm vụ tăng cường hiệu suất cho các mô đun chính. Phần kiểm tra các hoạt động, đặc biệt được sử dụng cho việc hồi đáp các cập nhật lại về mối liên hệ thực giữa các thành viên. Các mô đun màu xanh và vàng là các thành phần của kiến trúc, còn các mô đun màu xám là các thành phần tiện ích thiết yếu của hệ thống hoặc hỗ trợ cho các ứng dụng mở rộng. Hình 1.2 Kiến trúc các mô đun chức năng của mạng xã hội
- 1.2.3 Kiến trúc hạ tầng công nghệ thông tin của nhà cung cấp dịch vụ. 1.2.3.1 Kiến trúc của các trang mạng xã hội nhỏ. Hình 1.3 Kiến trúc của những trang mạng xã hội nhỏ. Kiến trúc của những trang mạng xã hội nhỏ được biểu diễn trong hình 1.3 . Nó bao gồm một máy chủ web và một máy chủ cơ sở dữ liệu. Máy chủ Web bao gồm mã nguồn viết bằng ngôn ngữ máy chủ (script code) và một công cụ thực thi mã nguồn (script engine) để chạy các lệnh mã nguồn, ngoài ra còn một hệ thống tập tin để lưu trữ các nội dung tĩnh, ch ẳng hạn như các tài liệu HTML và hình ảnh. Mã nguồn được viết bằng ngôn ngữ máy chủ sẽ tạo ra các trang HTML động từ các dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Máy chủ cơ sở dữ liệu gồm máy chủ cơ sở dữ liệu chính (bắt buộc) và máy chủ cơ sở dữ liệu sao lưu (có thể có hoặc không). Đối với các yêu cầu về hiệu suất, khả năng mở rộng, và sự sẵn sàng thì số lượng máy chủ Web và máy chủ cơ sở dữ liệu có thể tăng lên. 1.2.3.2. Kiến trúc của các trang mạng xã hội lớn. Hình 1.4 cho thấy kiến trúc của các trang web lớn, chẳng hạn như YouTube, MySpace, Facebook, Flickr, ... Nó chính là kiến trúc dành cho các trang mạng xã hội nhỏ nhưng được bổ sung thêm các thành phần cân bằng tải, máy chủ ứng dụng, máy chủ dùng cho hệ thống memcache để đáp ứng được các yêu cầu về hiệu suất, khả năng mở rộng và sự sẵn sàng khi phục vụ số lượng người dùng lớn.
- Hình 1.4 Kiến trúc của những trang mạng xã hội lớn. 1.3 Một số công nghệ cơ bản trong các mạng xã hội hiện nay. Mạng xã hội ra đời nhờ sự phát triển của mạng Internet và công nghệ web 2.0 trong những năm cuối của thế kỷ 20. Chính sự phát triển của mạng Internet với công nghệ IP đã kết nối hơn 2 tỷ người trên khắp thế giới lại với nhau. Mạng Internet ngày nay trở thành công cụ trợ giúp không thể thiếu đối với nhiều người trong tất cả các lĩnh vực như trao đổi thông tin, nghiên cứu, học tập, sản xuất, giải trí v.v... Sự ra đời của công nghệ web và đặc biệt là sự phát triển của thế hệ web 2.0 cho phép người dùng trực tiếp tương tác, tham gia và phát triển nội dung cũng như các ứng dụng trên nền web. Các trang mạng xã hội được xây dựng và phát triển dựa trên hàng ngàn công nghệ liên quan đến internet và web. Sẽ rất khó để liệt kê và mô tả tất cả các công nghệ này trong khuôn khổ, phạm vi của đề tài. Do đó, đề tài sẽ chỉ nêu một số công nghệ quan trọng tác động đến sự ra đời và phát triển của các trang mạng xã hội như công
- nghệ API, RSS, AJAX, đây là những công nghệ đã được ứng dụng cho việc tạo lập và phát triển các trang mạng xã hội ngày nay. Tìm hiểu các công nghệ này sẽ giúp cho việc xây dựng trang mạng xã hội có thể kết nố i với các nguồn dữ liệu khổng lồ của các trang mạng xã hội lớn hiện nay, quảng bá, phân phối thông tin từ các nguồn thông tin trên các trang mạng, xây dựng các tiện ích, tính năng phục vụ nhu cầu của người dùng. 1.4 Kết luận chương Trong chương này, đề tài đã tập trung nghiên cứu khái niệm về mạng xã hội qua một số định nghĩa. Đồng thời cũng so sánh, phân loại để hiểu rõ hơn về dịch vụ mạng xã hội so vớ i các dịch vụ cung cấp, xử lý thông tin trực tuyến khác. Chương này cũng đã tiến hành phân tích các tính năng cơ bản của mạng xã hội thông qua một số ví dụ về các trang mạng xã hội phổ biến hiện nay để từ đó chúng ta có được một bức tranh rõ nét về một tr ang mạng xã hội. Phần hai của chương giới thiệu kiến trúc cơ bản của một trang mạng xã hội, trong đó đã giới thiệu kiến trúc của các trang mạng xã hội nhỏ và kiến trúc của các trang mạng xã hội lớn cũng như một số kỹ thuật được sử dụng để đáp được các yêu cầu về hiệu suất, khả năng mở rộng và sự sẵn sàng. Phần cuối chương đề cập đến một vài công nghệ quan trọng đối với việc tạo lập và phát triển các trang mạng xã hội. Kiến thức của chương I sẽ là tiền đề để ta có thể xây dựng được một trang mạng xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển nông thôn trong chương II và chương III.
- CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN, ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG CUNG CẤP, XỬ LÝ, CẬP NHÂT THÔNG TIN CÔNG CỘNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 2.1 Phân tích, đánh giá, xác định nhu cầu cập nhật, xử lý thông tin về nông nghiệp, nông thôn. Thực tế cho thấy, do thiếu thông tin nên người nông dân thường tự mình “phán đoán” thị trường giá cả. Điều này thể hiện rõ mỗi khi giá lúa có xu hướng tăng lên vài trăm đồng là diễn ra tình trạng găm hàng không chịu bán, rồi khi có biến động về giá đi xuống lại xảy ra tình trạng “bán tống, bán tháo” dẫn đến tình cảnh bị thương lái ép giá. Còn nhiều hàng nông sản khác mà nông dân không tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình vì không nắm được thị trường. Đây là một ví dụ cho thấ y vai trò quan trọng của thông tin đối với người nông dân. Nông dân cần thông tin, và thực tế là chúng ta đã phát triển một số kênh thông tin nông nghiệp nông thôn (NNNT). Trên hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin NNNT cũng đã được chuyển tải với một số chuyên mục/nội dung, vào các thời điểm khác nhau và theo nhiều hình thức chuyển tải, ở cả cấp trung ương và địa phương. Xét theo nhu cầu thông tin chung của người dân nông thôn ta có thể phân làm ba loại thông tin chính là thông tin về thị trường, thông tin kỹ thuật và mùa vụ sản xuất nông nghiệp, thông tin về chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Sau đây, ta sẽ tìm hiểu về các loại thông tin này và các phương thức tiếp cận thông tin của người dân vùng nông thôn. Thông tin về thị trường Thông tin thị trường NNNT gồm một số thông tin chính như giá nông sản, nơi bán nông sản, đại lý thu mua, cơ sở chế biến…Tại các vùng nông thôn chuyên canh lớn như đồng bằng sông cửu long, tây nguyên , vấn đề trang bị thông tin thị trường cho người nông dân đặc biệt được quan tâm. Một số kết quả điều tra cho thấy, thông tin thị trường là một trong những loại
- thông tin thu hút được sự quan tâm rất lớn của người nông dân. Trong đó, việc tiếp cận với loại thông tin này qua kênh truyền hình (tivi) là ph ổ biến nhất với người nông dân. Tỷ lệ người nông dân tiếp cận với thông tin về giá cả nông sản, nơi bán nông sản thông qua ti vi chiếm khoảng 75% . Các kết quả điều tra cũng cho thấy nguồn tin về thị trường cũng được người nông dân tiếp cận từ các hiệp hội, đoàn thể và người quen khá nhiều. Ngoài ra, một kênh thông tin khác mà người nông dân có thể tiếp cận thông tin thị trường là các báo mạng và báo in Thông tin kỹ thuật và mùa vụ sản xuất nông nghiệp Tương tự như với loại thông tin thị trường, người nô ng dân tiếp cận với các thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp (thời tiết nông vụ, dịch bệnh, kỹ thuật sản xuất, vật tư nông nghiệp...) chủ yếu qua kênh truyền thông là truyền hình. Sau ti vi, đài phát thanh và các hiệp hội, đoàn thể là đơn vị cung cấp th ông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp được người nông dân biết đến nhiều nhất. Đặc biệt, Hội nông dân xã là tổ chức tiên phong trong việc trang bị kiến thức phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người nông dân. Thông tin chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp nôn g thôn Thông tin về chính sách nông nghiệp, nông thôn không được nhiều hộ nông dân biết tới so với các thông tin về thị trường nông sản và thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tương tự với hai loại thông tin thị trường và thông tin kỹ thuật mùa vụ, thông tin chính sách cũng được người dân tiếp cận qua ti vi, đài phát thanh, các hiệp hội, đoàn thể và các báo mạng, báo in. So với thông tin thị trường và thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp, thông tin chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là loại thông tin duy nhất mà ở đây kênh truyền hình không phải là kênh thông tin chiếm ưu thế tuyệt đối so với các kênh thông tin khác trong việc truyền tải thông điệp đến người nông dân. Từ các phân tích ở trên, ta thấy hình thức người dân tiếp nhận thông tin chủ yếu qua ti vi, các đài phát thanh và các tổ chức, đoàn thể. Hình thức báo mạng chiếm tỉ lệ ít do những khó khăn về hạ tầng ICT nông thôn, trong đó trình độ sử dụng là một trong những rào cản không nhỏ. Tuy nhiên, trong mục tiêu xây dựng thông tin và
- truyền thông của chương trình xây dựng nông thôn mới, đến 2020 sẽ có 70% số xã có điểm bưu điện văn hóa xã và internet đạt chuẩn. Trong thời gian tới, hình thức quảng bá, phân phối, trao đổi thông tin qua môi trường mạng Internet ở nông thôn sẽ dần trở nên phổ biến. 2.2 Phân tích, đề xuất các chức năng của hệ thống cung cấp, xử lý, cập nhật thông tin công cộng phục vụ phát triển nông thôn . Phần này sẽ của chương sẽ xây dựng một trang mạng xã hội phục vụ cho cộng đồng dân cư nông thôn đảm bảo các tính năng sau. - Tính năng cung cấp tin tức: cho phép cập nhật tin tức như một trang báo mạng thông thường. Nội dung thông tin tập trung vào lĩnh vực thị trường nông sản, thông tin chính sách hỗ trợ và các kỹ thuật nông nghiệp. thông tin thời tiết, mùa vụ . Tính năng này nhằm mục đích phổ biến, phân phối thông tin hỗ trợ cho người dân về nông nghiệp, y tế, giáo dục. Sử dụng RSS để phân phối thông tin tự động từ các trang thông tin hỗ trợ nông thôn đến từng thành viên hoặc thông qua các nhóm sử dụng. - Tính năng tạo lập hồ sơ cá nhân: c ho phép các thành viên tạo lập hồ sơ cá nhân với một số thông tin cá nhân bắt buộc ban đầu như họ tên, tên đăng nhập, mật khẩu, email hoặc số máy điện thoại di động , lĩnh vực hoạt động . Dựa vào thông tin lĩn h vực hoạt động, hệ thống sẽ tự động gán thành viên tham gia vào một số nhóm mặc định như hội làm vườn, trồng lúa, ngô, khoai, sắn, hội chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò, tôm, cá….. -Tính năng kết bạn, kết nối với các chuyên gia tư vấn: cho phép các thành viên được kết bạn và tìm kiếm sự kết bạn qua các thông tin về nơi cư trú, lĩnh vực hoạt động (qua các hội). Các thành viên có thể tạo lập, chia sẻ thông tin (qua văn bản, hình ảnh, video), bình luận, góp ý, chat, email, message. Ngoài ra các thành viên cũng được phép t ạo lập các diễn đàn chia sẻ thông tin thị trường, kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, làng nghề tiểu thủ công nghiệp. -Tính năng chia sẻ nội dung do người dùng tự tạo ra: cho phép người dùng tạo lập các gian hàng ảo chào bán nông sản. Người dùng c ó thể tự tạo blog, đăng bài viết, ảnh, video, các đường liên kết địa chỉ web , cập nhật tâm trạng chia sẻ với mọi người.
- Các nội dung này khi được cập nhật sẽ tự động được chia sẻ với bạn bè và các nhóm mà người dùng gia nhập. Thông tin này cũng sẽ được h iển thị khi một người dùng nào đó tìm kiếm. Người dùng cũng có thể bình luận về một nội dung nào đó. Các thông tin trên đều có thể kiểm duyệt qua ban quản trị (mặc định ng ười dùng được phép đăng trực tiếp nhưng sẽ lọc nội dung thông tin qua một bộ xử lý l ọc từ tự động , ngoài ra người quản trị có thể sửa, xóa bất kỳ thông tin nào nhận thấy không hợp pháp -Tính năng tìm kiếm thông tin: người dùng có thể tìm kiếm bạn bè hoặc một thông tin nào đó qua một từ khóa - Nguồn dữ liệu vào gồm các nguồn: thông tin cá nhân của thành viên đăng ký tài khoản, nội dung do người dùng tạo ra để trao đổi giữa các thành viên và hội nhóm, thông tin sản phẩm làm gian hàng ảo, thông tin các hội nhóm do các thành viên lập và tham gia, thông tin khác (quảng cáo, RSS,…) + Thông tin cá nhân thành viên:thông tin được cập nhật khi thành viên đăng ký mới hoặc sửa thông tin cá nhân. Dữ liệu nhập vào sẽ được xử lý qua một bộ lọc kiểm tra (Loại bỏ những từ thừa, từ không hợp pháp, chuẩn hóa câu, kiểm tra dữ liệu rỗng,…) sau khi đạt yêu cầu thì cho phép lưu hoặc tạo một tài khoản và kích hoạt, ngược lại sẽ thông báo nguồn vào còn thiếu thông tin cần bổ sung. + Thông tin trao đổi: là thông tin được các thành viên tham gia trao đổi với nhau, thông tin nhập vào cũng qua bộ lọc (chuẩn hóa và th ay thế, bỏ các ký tự không cho phép, các ký tự nh ạy cảm). Sau đó lưu và hiển thị ra kèm theo thông báo có dữ liệu trao đổi mới. + Thông tin sản phẩm: được cho qua bộ lọc để kiểm soát thông tin đưa vào, sau đó cho tải tự động lên trang gian hàng ảo hoặc chọ n lựa vị trí hiển thị + Thông tin khác: bao gồm dứ liệu lấy từ các trang web ngoài hoặc RSS. Phần này do ban quản trị phụ trách. Dữ liệu sau khi qua lọc được tải tự động hoặc lựa chọn hiển thị - Xử lý dữ liệu: bao gồm việc thay đổi dữ liệu, xóa bỏ, ẩn dữ liệu từ nguồn vào như trên. Hệ thống cung cấp, xử lý cập nhật thông tin sẽ kiểm tra bằng thuật toá n bộ
- lọc riêng cho từng chủ đề câu chữ. Các bộ lọc được viết theo y êu cầu kiểm tra và có thể cập nhật từ điển theo yêu cầu của ban quản trị. - Cung cấp thông t in: các thành viên sẽ được đáp ứng các yêu cầu về thông tin cá nhân, thông tin diễn đàn qua bộ lọc tìm kiếm . Các thông tin hiển thị tùy vào quyền tác động để thực hiện quyền chỉnh sửa hay giới hạn. 2.3 Nghiên cứu , lựa chọn nền tảng công nghệ để xây dựng hệ thống quản lý, cung cấp, xử lý, cập nhật thông tin. Mạng xã hội được hình thành và phát triển từ rất nhiều các ứng dụng được xây dựng trên nền tảng web. Hiện nay có rất nhiều công nghệ được sử dụng để phát triển các ứng dụng web, trong đó có các công nghệ được sử dụng phổ biến như PHP, ASP, ASP.NET, JSP... Đề tài đề xuất việc sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP, cơ sở dữ liệu MySQL, máy chủ web Apache để xây dựng hệ thống cung cấp, xử lý cập nhật thông tin phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Đây cũng là những côn g nghệ hiện đang được một số các trang mạng xã hội lớn như Facebook, Zingme…sử dụng. 2.4 Xác định các yêu cầu cơ bản và các chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống . 2.4.1 Các yêu cầu cơ bản: - Mạng xã hội phục vụ phát triển nông thôn là công cụ cho việc phân phối, quảng bá, cung cấp thông tin về nông nghiệp, nông thôn cho người nông dân. -Mạng xã hội được thiết kế, xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu tính năng cơ bản của một trang mạng xã hội như tính năng cung cấp tin tức, người dùng tự xây dựng nội dung, người dù ng được phép trao đổi, chia sẻ thông tin. -Quản trị hệ thống được quyền kiểm duyệt thông tin, sửa, xóa các nội dung không được phép trao đổi trên mạng. Người quản trị hệ thống cũng kiểm soát được người dùng, loại bỏ ra hệ thống những người dùng vi phạm thỏ a thuận về nội dung cung cấp. 2.4.2 Chỉ tiêu kĩ thuật: Việt Nam có tới 70% dân số trong tổng số 90 triệu người sống ở nông thôn. Đây là con số rất lớn người dùng tiềm năng sử dụng trang mạng xã hội. Tuy nhiên do
- cơ sở hạ tầng ICT nông thôn còn kém, khả năn g sử dụng khai thác thông tin trên mạng của người nông dân còn chưa cao, nên số lượng người sử dụng thực tế trang mạng xã hội hiện nay sẽ chưa nhiều. Do đó, đề tài đề xuất các chỉ tiêu kỹ thuật hệ thống sử dụng cho trang mạng xã hội sẽ theo kiến trúc của c ác trang mạng xã hội nhỏ đang sử dụng hiện nay. Cụ thể là hệ thống sẽ bao gồm 01 máy chủ cài đặt Web Server (Máy chủ phục vụ Web) và 01 máy chủ cài đặt cơ sở dữ liệu. Một hệ thống như vậy sẽ đủ khả năng đáp ứng cho khoảng 100.000 người dùng. Khi số lượng n gười sử dụng tăng lên, hệ thống có thể mở rộng theo mô hình kiến trúc của các trang mạng xã hội lớn sử dụng công nghệ điện toán đám mây. 2.5 Kết luận chương Chương II của đề tài là phần phân tích thiết kế hệ thống cung cấp, xử lý cập nhật thông tin dựa t rên nền tảng một mạng xã hội phục vụ nhu cầu thông tin của người dân nông thôn. Phần đầu chương là phần phân tích, đánh giá nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn của người nông dân (trong phạm vị của đề tài chỉ đề cập đến thông tin nông thôn, không đề cập đến các loại thông tin khác như thông tin giải trí, y tế, giáo dục…). Từ kết quả phân tích đánh giá để lựa chọn công nghệ và chỉ tiêu kỹ thuật hệ thống phù hợp. Việc xác định chính xác nhu cầu thông tin nông nghiệp nông thôn cũng giúp cho phần p hân tích thiết kế hệ thống thông tin phục vụ cho người nông dân.
- CHƯƠNG III: THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG THỬ NGHIỆM MỘT MẠNG XÃ HỘI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 3.1 Thiết kế mô hình hệ thống cung cấp, xử lý, cập nhật thông tin . 3.1.1 Sơ đồ khối chức năng Sơ đồ chức năng nghiệp vụ giúp người phân tích xác định rõ phạm vi công việc của hệ thống. Nó phân rõ trách nhiệm của hệ thống tránh xảy ra dư thừa và trùng lặp. Sơ đồ chức năng nghiệp vụ có mô hình đơn giản thân thiện với người sử dụng, nó rất cần thiết cho việc thiết kế hệ thống sau này. Hình 3.1 mô tả sơ đồ chức năng của mạng xã hội , phục vụ cho việc phát triển nông thôn. Hình 3.1: Sơ đồ chức năng Các chức năng chính của mạng xã hội nông thôn bao gồm các mô đun sau: mô đun quản lý tài khoản, mô đun quản lý nội dung, mô đun quản lý sản phẩm dịch vụ, mô đun quản lý các liên kết với các đối tác, mô đun các tài trợ quảng cáo,… Mỗi một mô đun đều có các chức năng về xử lý thông tin , cụ thể: + Mô đun quản lý tài khoản: Quản lý thông tin tài khoản, quản lý thông tin tr ao đổi( các bình luận) của các thành viên. + Mô đun quản lý nội dung: Dành cho người quản trị q uản lý các tài khoản
- thành viên, nội dung các trao đổi, xử lý các yêu cầu từ thành viên, xử lý dữ liệu lấy từ các nguồn ngoài mạng, xử lý các thông tin khác,… + Mô đun quản lý s ản phẩm dịch vụ: quản lý các sản phẩm, dịch vụ được các thành viên đưa lên gian hàng của mạng xã hội. + Mô đun liên minh, đối tác: Xử lý các thông tin về quảng cáo của các đối tác trong trang mạng xã hội . 3.1.2 Sơ đồ dòng dữ liệu Hình 3.2: Sơ đồ dòng dữ liệu Thông tin đưa vào gồm: thông tin thành viên, thông tin hội nhóm, thông tin trao đổi, liên kết bạn bè. Các dữ liệu được lọc và hiển thị trên trang chủ (tường nhà) của m ỗi tài khoản thành viên. - Thành viên gửi yêu cầu đăng nhập v ào mạng, các thông tin được hiển thị bao gồm các tin tức, hồ sơ cá nhân của thành viên và các thông tin quảng cáo .
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp giá thể sinh học di động (MBBR)
133 p | 515 | 137
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình
31 p | 982 | 100
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu ứng dụng Gis trong công tác quản lý mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
21 p | 367 | 82
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu triển khai hệ thống phát hiện và phòng chống xâm nhập IDS/IPS
35 p | 260 | 74
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu tính toán song song và ứng dụng vào hệ thống tính cước data 3G
30 p | 335 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu và chế tạo vật liệu bột và màng ZnS:Cu,Al
70 p | 212 | 51
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu một số thuật toán phân tích không gian trong hệ thông tin Địa lý
25 p | 297 | 51
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu cơ sở dữ liệu suy diễn và ứng dụng xây dựng hệ thống tìm đường đi
15 p | 235 | 32
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu chế tạo bạc nano gắn trên Silica dùng làm chất kháng khuẩn bằng phương pháp chiếu xạ Gamma Co-60
105 p | 166 | 26
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu một số phương pháp phân đoạn ảnh màu
21 p | 199 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu phương pháp tra cứu ảnh dựa trên nội dung và xây dựng hệ thống tra cứu cây thuốc
29 p | 155 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống hỏi đáp hướng miền ứng dụng
22 p | 168 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu cơ chế lây nhiễm và cách phòng chống Mailware trong máy tính
24 p | 141 | 16
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí trong hoạt động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp
97 p | 129 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu ứng dụng CRBT trong mạng Viễn Thông
24 p | 124 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu xây dựng công cụ đo kiểm và đánh giá chất lượng dịch vụ di động 4G (LTE)
129 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu giải thuật cụm phổ cho tra cứu ảnh dựa trên nội dung
106 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Hà Nội
87 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn