intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang và đề xuất giải pháp xử lý

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

31
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung vào đánh giá những tác động tiềm tàng, tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn của chất thải rắn sinh hoạt gây ra cho môi trường. Đề xuất giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt một cách đồng bộ và toàn diện các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang và đề xuất giải pháp xử lý

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------------------- TRẦN VĂN HẢI NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CỦA HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trƣờng Mã ngành: 60520320 „ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN XUÂN TRƢỜNG TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2014
  2. CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN XUÂN TRƢỜNG Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP. HCM ngày …… tháng …… năm 2014 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 GS.TS. Hoàng Hƣng Chủ tịch 2 PGS.TS. Phạm Hồng Nhật Phản biện 1 3 TS. Thái Hoàng Nam Phản biện 2 4 TS. Trịnh Hoàng Ngạn Ủy viên 5 TS. Nguyễn Hoàng Hƣơng Ủy viên, Thƣ ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  3. Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM ------------------------------- PHÒNG QLKH – ĐTSĐH TP. HCM, ngày …… tháng …… năm 2014 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Trần Văn Hải Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 03/04/1978 Nơi sinh: Thái Bình Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trƣờng MSHV: 1241810007 I- Tên đề tài: Nghiên cứu tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang và đề xuất giải pháp xử lý. II- Nhiệm vụ và nội dung: - Tổng quan về hiện trạng và quy hoạch phát triển KT-XH huyện Giồng Riềng đến năm 2025. - Đánh giá thực trạng quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện về nguồn phát thải, thành phần, tính chất, khối lƣợng, khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt. - Dự báo thông tin cơ sở phục vụ nhu cầu đề xuất giải pháp xử lý chất thải rắn cho huyện đến năm 2025 về các nguồn phát thải; thành phần, tính chất, khối lƣợng. Đề xuất giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng. III- Ngày giao nhiệm vụ: 07/08/2013 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/6/2014 V- Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Trƣờng CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH TS. Nguyễn Xuân Trƣờng
  4. i LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Nghiên cứu tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang và đề xuất giải pháp xử lý” đƣợc xây dựng dựa trên các số liệu thống kê, các tài liệu, báo cáo từ Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trƣờng (CESAT), Cục Thống Kê Kiên Giang, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Kiên Giang, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Giồng Riềng. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện luận văn Trần Văn Hải
  5. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Xuân Trƣờng đã dành rất nhiều thời gian quý báu quan tâm giúp đỡ tận tình, đ ng g p thật nhiều ý kiến về mặt chuyên môn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn đến Cục Thống Kê Kiên Giang, Sở Tài nguyên và môi trƣờng Kiên Giang, phòng Tài nguyên và môi trƣờng huyện Giồng Riềng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, thông tin cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn. Và tôi cũng chân thành gửi lời cảm ơn tới các anh chị em làm việc trong Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trƣờng (CESAT) đã tích cực hỗ trợ, giúp đỡ trong việc thực hiện công tác, thống kê, phân tích, cập nhật các cơ sở dữ liệu về chất thải, cũng nhƣ đã c nhiều ý kiến đ ng g p quý báu cho quá trình nghiên cứu các nội dung của luận văn. Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng nhƣ thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn ! Học viên thực hiện luận văn Trần Văn Hải
  6. iii T M TẮT Quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt là công tác điều tra, khảo sát, dự báo nguồn và tổng lƣợng phát thải; xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, trạm trung chuyển, tuyến vận chuyển và các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt; xác định phƣơng thức thu gom, xử lý CTRSH; nhằm xử lý triệt để, toàn diện lƣợng chất thải phát sinh. Nhằm đạt đƣợc mục tiêu quy hoạch về bảo vệ môi trƣờng huyện Giồng Riềng đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2025, luận văn đã tiến hành đánh giá thực trạng quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và dự báo tổng khối lƣợng phát sinh làm cơ sở đề xuất giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp cho huyện đến năm 2025. Trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, KT-XH, thực trạng quản lý CTRSH trên địa bàn huyện và kế thừa kinh nghiệm quản lý CTR trong và ngoài nƣớc, luận văn đã nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp cho khu xử lý CTRSH của huyện. Đề tài khi đƣợc áp dụng vào thực tế sẽ góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trƣờng cũng nhƣ tăng cƣờng năng lực và hiệu quả xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
  7. iv ABTRACT Managing and handling solid waste activities is investigation, surveys, forecast the source and total waste; determining the location and size of the collection point, transfer station, transportation routes and the basis of solid waste handling; identify methods of collecting, processing solid waste; to handle thorough, comprehensive waste arising. To achieve the goal of planning about of environmental protection in Giong Rieng District to 2015 and towards 2025, thesis was carried out to assess the state of management, solid waste handling and forecasting the total volume generated as a basis for proposing solutions to solid waste handling appropriate for the district in 2025. On the basis of assessment of natural conditions, socio-economic, management situation solid waste in the district and legacy management experience solid waste at home and abroad, essays research solutions proposed solid waste handling appropriate for the district's handling solid waste. Thesis when applied to actual will contribute significantly to improving the environment as well as to strengthen the capacity and processing efficiency solid waste in Kien Giang province.
  8. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii T M TẮT ................................................................................................................ iii ABTRACT ............................................................................................................... iv MỤC LỤC ..................................................................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................1 2. MỤC TIÊU LUẬN VĂN ....................................................................................2 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................2 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................3 4.1. Phƣơng pháp thống kê thu thập xử lý số liệu ..............................................3 4.2. Phƣơng pháp phân tích hệ thống .................................................................3 4.3. Phƣơng pháp dự báo ....................................................................................3 4.4. Phƣơng pháp so sánh ...................................................................................3 4.5. Phƣơng pháp chuyên gia .............................................................................3 5. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN .............................................................................4 5.1. Ý nghĩa khoa học.........................................................................................4 5.2. Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................4 CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIỒNG RIỀNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2025 .............................................................................5 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG...................................5 1.1.1. Điều kiện về địa lý ...................................................................................5 1.1.2. Đặc điểm địa hình ....................................................................................5 1.1.3. Điều kiện về địa chất ................................................................................6 1.2. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HUYỆN GIỒNG RIỀNG ......................................................................................................6
  9. vi 1.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế .....................................................................6 1.2.2. Điều kiện về xã hội...................................................................................8 1.2.3. Định hƣớng phát triển kinh tế của huyện Giồng Riềng đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2025 ..................................................................................8 1.3. HIỆN TRẠNG DÂN SỐ HUYỆN GIỒNG RIỀNG ........................................8 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG RIỀNG .........................................................10 2.1. NGUỒN GỐC PHÁT SINH, THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN HUYỆN GIỒNG RIỀNG ....................................................................................................10 2.1.1. Nguồn gốc phát sinh CTR tại huyện Giồng Riềng ................................10 2.1.2. Thành phần và tính chất chất thải rắn phát sinh ở huyện Giồng Riềng .11 2.2. HIỆN TRẠNG THU GOM RÁC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG RIỀNG ..................................................................................................................14 2.3. HIỆN TRẠNG VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG RIỀNG ............................................................................17 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG RIỀNG .........................................................19 2.5. NHẬN XÉT NHỮNG MẶT CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ NHU CẦU BỨC THIẾT PHẢI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN HUYỆN GIỒNG RIỀNG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2025 ......................................................................................................................20 2.5.1. Đánh giá những tồn tại trong công tác quản lý chất thải rắn huyện Giồng Riềng ................................................................................................................20 2.5.2. Nhận xét về nhu cầu phải xây dựng kế hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Giồng Riềng giai đoạn từ nay đến năm 2025 ............22 CHƢƠNG 3: DỰ BÁO KHỐI LƢỢNG CHẤT THẢI RẮN PHÁT SINH TẠI HUYỆN GIỒNG RIỀNG ĐẾN NĂM 2025 ..........................................................23 3.1. DỰ BÁO VỀ DÂN SỐ HUYỆN GIỒNG RIỀNG ĐẾN NĂM 2025 .............23 3.1.1. Cơ sở tính dự báo dân số ........................................................................23 3.1.2. Kết quả tính toán dự báo về dân số huyện Giồng Riềng đến năm 2025 23
  10. vii 3.2. DỰ BÁO VỀ KHỐI LƢỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HUYỆN GIỒNG RIỀNG ĐẾN NĂM 2025 ........................................................................24 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CHO HUYỆN GIỒNG RIỀNG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2025 ................................................................................................................34 4.1. ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦA HUYỆN GIỒNG RIỀNG ĐẾN NĂM 2025 ........................................................................34 4.1.1. Quan điểm chung ...................................................................................34 4.1.2. Các mục tiêu trong hoạt động thu gom, vận chuyển rác ........................34 4.1.3. Các phƣơng thức thu gom hiệu quả .......................................................35 4.1.4. Phân tích lựa chọn các phƣơng án kỹ thuật công nghệ xử lý rác thải cho huyện Giồng Riềng...........................................................................................39 4.2 . ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THU GOM, TRUNG CHUYỂN, VẬN CHUYỂN CTRSH CỦA HUYỆN GIỒNG RIỀNG...............................................................43 4.2.1. Phân loại và lƣu trữ chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ............................43 4.2.2. Quy trình thu gom chất thải rắn .............................................................45 4.2.3. Xây dựng trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt .............................48 4.2.4. Vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ........................................................49 4.3. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦA HUYỆN GIỒNG RIỀNG ĐẾN NĂM 2025 ......................................................................................50 4.3.1. Quy mô, công suất khu xử lý .................................................................50 4.3.2. Bố trí mặt bằng các hạng mục công trình xử lý .....................................51 4.3.3. Tính toán thiết kế ô chôn lấp bãi rác huyện Giồng Riềng ......................56 4.3.4. Xử lý chất thải rắn nguy hại bằng phƣơng pháp đốt ..............................86 4.3.5. Dự toán kinh phí cho ô chôn lấp và lò đốt .............................................93 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .....................................................................................99 1. KẾT LUẬN .......................................................................................................99 2. KIẾN NGHỊ ......................................................................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................101 PHỤ LỤC
  11. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU Ý NGHĨA QHQLCTRSH Quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt KCN Khu công nghiệp CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn KXL Khu xử lý TTC Trạm trung chuyển ĐTH Đô thị hóa KTTĐPN Kinh tế trọng điểm phía Nam NLTS Nông lâm thủy sản QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TN&MT Tài nguyên và Môi trƣờng TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban Nhân dân WHO Tổ chức Y tế Thế giới CESAT Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trƣờng
  12. ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân bố dân số trên địa bàn huyện Giồng Riềng năm 2012 ....................... 9 Bảng 2.1. Thành phần CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Giồng Riềng................... 12 Bảng 2.2. Thành phần vật lý trong CTR sinh hoạt huyện Giồng Riềng ................... 13 Bảng 2.3. Thành phần h a học trong CTR sinh hoạt huyện Giồng Riềng ............... 14 Bảng 2.4. Hiện trạng cơ cấu tổ chức thu gom CTR sinh hoạt huyện Giồng Riềng ...... 15 Bảng 2.5. Khối lƣợng chất thải rắn thu gom ở các xã/thị trấn huyện Giồng Riềng ...... 16 Bảng 2.6. Hiện trạng trang thiết bị vận chuyển CTR sinh hoạt huyện Giồng Riềng .... 18 Bảng 3.1. Kết quả dự báo về tăng dân số của huyện Giồng Riềng đến năm 2025 ... 23 Bảng 3.2. Hệ số phát thải CTR bình quân đầu ngƣời tại các xã/thị trấn của huyện ...... 25 Bảng 3.3. Kết quả dự báo lƣợng CTR phát sinhcủa huyện Giồng Riềng đến năm 2025 ........................................................................................................................... 26 Bảng 3.4. Kết quả dự báo lƣợng CTR đƣợc thu gom theo mục tiêu của huyện ....... 27 Bảng 3.5. Dự báo khối lƣợng CTR sinh hoạt theo tỷ lệ thành phần c trong rác thải đƣợc thu gom theo mục tiêu quy hoạch đến năm 2025 trên địa bàn huyện Giồng Riềng ......................................................................................................................... 30 Bảng 4.1. Thông số thiết kế ô chôn lấp ..................................................................... 59 Bảng 4.2. Thông số kỹ thuật của ô chôn lấp số 1 ..................................................... 65 Bảng 4.3. Phƣơng pháp lựa chọn công nghệ xử lý nƣớc rỉ rác ................................. 73 Bảng 4.4. Thành phần và tính chất nƣớc rỉ rác cần xử lý ......................................... 74 Bảng 4.5. Thông số thiết kế hồ sinh học ................................................................... 81 Bảng 4.6. Sự cháy của dầu DO ................................................................................. 88 Bảng 4.7. Sự cháy của chất thải ................................................................................ 88 Bảng 4.8. Các thông số chính của lò đốt ................................................................... 89 Bảng 4.9. Các thông số cấu tạo lò ............................................................................. 90 Bảng 4.10. Thành phần và lƣu lƣợng của khí thải ra khỏi lò đốt. ............................. 91 Bảng 4.11. Đặc tính các thiết bị phụ trợ ................................................................... 93 Bảng 4.12. Khái toán tổng chi phí đầu tƣ bãi chôn lấp ............................................. 93 Bảng 4.13. Chi phí xây dựng và chi phí thiết bị ....................................................... 97 Bảng 4.14. Chi phí vận hành ..................................................................................... 98
  13. x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ lƣợng rác phát sinh và thu gom đƣợc ở huyện Giồng Riềng ......................................................................................................................... 17 Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện khối lƣợng rác phát sinh trên địa bàn huyện .................. 27 Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện khối lƣợng rác thu gom đƣợc trên địa bàn huyện .......... 28 Hình 4.1. Quy trình thu gom vận chuyển rác thải ..................................................... 38 Hình 4.2. Mô hình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn huyện .............. 44 Hình 4.3. Mô hình phân loại, thu gom, vận chuyển CTRSH cho vùng trung tâm huyện ......................................................................................................................... 46 Hình 4.4. Mô hình thu gom CTR sinh hoạt tại các điểm dân cƣ nông thôn ............. 47 Hình 4.5. Mặt cắt ô chôn lấp ..................................................................................... 56 Hình 4.6. Mặt bằng hệ thống gom nƣớc rác.............................................................. 69 Hình 4.7. Cấu tạo hệ thống thu gom nƣớc rỉ rác ....................................................... 70 Hình 4.8. Chi tiết ống dọc thu gom nƣớc rỉ rác ........................................................ 70 Hình 4.9. Chi tiết ống ngang thu gom nƣớc rỉ rác .................................................... 71 Hình 4.10. Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nƣớc rỉ rác giai đoạn 1 ............................... 79 Hình 4.11. Mặt bằng hệ thống hồ xử lý sinh học ...................................................... 80 Hình 4.12. Chi tiết đê bao giữa các hồ sinh học ....................................................... 81 Hình 4.13. Cấu tạo và kết cấu hồ sinh học ................................................................ 81 Hình 4.14. Mặt bằng hệ thống thoát nƣớc mƣa ........................................................ 86 Hình 4.15. Sơ đồ nguyên lý của quá trình đốt rác và xử lý khí thải ......................... 87 Hình 4.16. Sơ đề công nghệ xử lý khí thải ............................................................... 92
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kiên Giang là một tỉnh ở biên giới phía Tây Nam của Việt Nam, với đƣờng bờ biển dài 200 km, 105 hòn đảo lớn nhỏ phân bố dọc vịnh Thái Lan, có diện tích tự nhiên 6.343 km2, dân số hơn 1,7 triệu ngƣời. Là một tỉnh c địa hình trũng, tƣơng đối bằng phẳng với độ cao từ 0.4 đến 2 m trên mực nƣớc biển. Trong mùa lũ, vùng này thƣờng ngập nƣớc với độ sâu từ 0.5 đến 2.5 m. Trong những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt các chủ trƣơng đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, nền kinh tế Kiên Giang không ngừng phát triển, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng cao, dẫn đến các nhu cầu về ăn, ở trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của ngƣời dân cũng ngày một tăng cao. Cùng với đ là lƣợng chất thải rắn do quá trình sinh hoạt của ngƣời dân thải ra cũng ngày một nhiều hơn, lƣợng chất thải rắn này nếu không đƣợc thu gom, xử lý sẽ là nguồn gây ra ô nhiễm môi trƣờng. Nhất là tại các vùng nông thôn, do chƣa c sự đầu tƣ xây dựng các Nhà máy chế biến rác thải sinh hoạt hay xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, lƣợng rác thải sinh hoạt hằng ngày của ngƣời dân chủ yếu đƣợc thu gom tạm thời vào các bể chứa rồi đem đốt bỏ mà không qua quy trình xử lý nào sẽ là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trƣờng. Huyện Giồng Riềng nằm trong vùng Tây sông Hậu thuộc tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm Thành phố Rạch Giá 35 km về phía Đông Bắc, có tọa độ địa lý từ 9001‟ - 10004‟ vĩ độ Bắc và từ 105004‟ - 105013‟ kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện đƣợc xác định nhƣ sau: - Phía Bắc, Đông Bắc giáp thành phố Cần Thơ. - Phía Tây Nam giáp huyện Châu Thành. - Phía Nam, Đông Nam Giáp huyện Gò Quao và tỉnh Hậu Giang. - Phía Tây Bắc giáp huyện Tân Hiệp. Nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, có Quốc lộ 61 đi qua phía Tây Nam của huyện với chiều dài 4,3 km. Huyện Giồng Riềng c 19 đơn vị hành chính bao gồm: 18 xã và 01 thị trấn.
  15. 2 Trong những năm qua với sự phát triển chung trong vùng, tốc độ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện hàng năm đều tăng khá, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Cùng với quá trình đ là việc khai thác và sử dụng tài nguyên đất, nƣớc, không khí … đã làm cho lƣợng rác thải sinh hoạt hằng ngày của ngƣời dân ngày một nhiều hơn và đƣợc thu gom, xử lý một cách tự phát gây ra ô nhiễm môi trƣờng. Vì vậy nhiệm vụ quy hoạch, lựa chọn và xây dựng khu xử lý để tái sử dụng và chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt là hết sức cần thiết nhằm khắc phục tình trạng mất vệ sinh và gây ô nhiễm môi trƣờng. Để xử lý lƣợng rác thải hợp vệ sinh, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang đã c văn bản số 148/TTr-SXD ngày 08 tháng 03 năm 2011 chấp thuận vị trí, quy mô đất dự kiến xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn huyện Giồng Riềng tại Ấp Xẻo Chác – xã Long Thạnh – huyện Giồng Riềng – tỉnh Kiên Giang với quy mô diện tích 19,38ha. Đề tài tập trung vào đánh giá những tác động tiềm tàng, tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn của chất thải rắn sinh hoạt gây ra cho môi trƣờng, đề xuất giải pháp xử lý. 2. MỤC TIÊU LUẬN VĂN Đề xuất giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt một cách đồng bộ và toàn diện các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Tổng quan về hiện trạng và quy hoạch phát triển KT-XH huyện Giồng Riềng đến năm 2025; - Đánh giá thực trạng quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện về nguồn phát thải, thành phần, tính chất, khối lƣợng, khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt; - Dự báo thông tin cơ sở phục vụ nhu cầu đề xuất giải pháp xử lý chất thải rắn cho huyện đến năm 2025 về các nguồn phát thải; thành phần, tính chất, khối lƣợng;
  16. 3 - Đề xuất giải pháp quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để việc nghiên cứu đạt hiệu quả tốt, luận văn sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: 4.1. Phƣơng pháp thống kê thu thập xử lý số liệu Đây là phƣơng pháp dựa vào các kết quả nghiên cứu c trƣớc để lựa chọn những thông tin bổ ích và các kết quả nghiên cứu sẵn có phục vụ việc đánh giá tác động môi trƣờng cho dự án (số liệu về hiện trạng môi trƣờng, điều kiện địa lý tự nhiên, đặc điểm địa chất công trình, đặc điểm khí hậu thủy văn khu vực, đặc điểm kinh tế xã hội ...) 4.2. Phƣơng pháp phân tích hệ thống Dựa trên cơ sở các số liệu đã thu thập, phân tích đánh giá toàn diện các nội dung liên quan đến hệ thống quản lý CTR tại địa phƣơng, từ đ rút ra các kết luận làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý và xử lý phù hợp . 4.3. Phƣơng pháp dự báo Nhằm tính toán dự báo tải lƣợng ô nhiễm của chất thải, luận văn kế thừa các kết quả đã nghiên cứu trƣớc đây và các số liệu thống kê của huyện để đƣa ra số liệu dự báo trên phạm vi toàn huyện đến năm 2025. 4.4. Phƣơng pháp so sánh Tổng hợp các số liệu thu thập đƣợc, so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trƣờng Việt Nam, rút ra những kết luận và đề xuất giải pháp cho xây dựng khu xử lý CTR sinh hoạt của huyện. 4.5. Phƣơng pháp chuyên gia Theo sát sự chỉ dẫn của giáo viên hƣớng dẫn, đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trƣờng và các chuyên gia quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tại địa phƣơng để đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn huyện đến năm 2025.
  17. 4 5. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN 5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp các cơ sở khoa học cần thiết cho các cơ quan quản lý trong tỉnh, huyện phục vụ thực hiện quy hoạch xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho huyện Giồng Riềng giai đoạn 2015-2025 phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2025. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn này đƣợc thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện đến năm 2025. Đồng thời nhằm đạt mục tiêu Chiến lƣợc Qốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025.
  18. 5 CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIỒNG RIỀNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2025 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG 1.1.1. Điều kiện về địa lý Huyện Giồng Riềng là một trong những địa phƣơng sản xuất lúa lớn của tỉnh Kiên Giang, ngoài ra còn trồng các hoa màu khác nhƣ: khoai lang, bí đỏ, dƣa hấu ... Giồng Riềng nằm trong vùng Tây sông Hậu thuộc tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm thị xã Rạch Giá 35 km về phía Đông Bắc, có tọa độ địa lý từ 9001‟ - 10004‟ vĩ độ Bắc và từ 105004‟ - 105013‟ kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện đƣợc xác định nhƣ sau: - Phía Bắc, Đông Bắc giáp thành phố Cần Thơ. - Phía Tây Nam giáp huyện Châu Thành. - Phía Nam, Đông Nam Giáp huyện Gò Quao và tỉnh Hậu Giang. - Phía Tây Bắc giáp huyện Tân Hiệp. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 639,24 km2, dân số năm 2012 là 216.104 ngƣời, c 19 đơn vị hành chính, gồm 18 xã và 01 thị trấn. Dự án xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Giồng Riềng thuộc Ấp Xẻo Chác – xã Long Thạnh – huyện Giồng Riềng – tỉnh Kiên Giang với tổng diện tích tự nhiên 19,38 ha. Vị trí địa lý khu đất dự án đƣợc thể hiện ở trích lục địa chính khu đất kèm theo. Nhìn chung xã có vị trí thuận lợi nằm cặp trên tuyến quốc lộ 61, cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng đang trong thời kỳ xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lƣu kinh tế với các xã, thị trấn trong huyện và các vùng lân cận. 1.1.2. Đặc điểm địa hình Huyện Giồng Riềng c địa hình tƣơng đối bằng phẳng với độ cao trung bình từ 1,2 – 2,4 m (so với mực nƣớc biển). Địa hình thấp dần theo hƣớng Đông Bắc – Tây Nam, có hệ thống sông ngòi chằng chịt phân bố khắp huyện theo dạng bàn cờ
  19. 6 nên có lợi rất nhiều cho việc thoát nƣớc ra biển Tây và phục vụ nƣớc tƣới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, giao thông đƣờng thủy và sinh hoạt của ngƣời dân. Trong khu vực xây dựng bãi chôn lấp c địa hình tƣơng đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định nên thuận lợi cho canh tác lúa, hoa màu, cây lâu năm và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, nhà ở. 1.1.3. Điều kiện về địa chất Theo kết quả khảo sát địa chất công trình từ Phòng tài nguyên và môi trƣờng huyện Giồng Riềng để chuẩn bị cho công tác xây dựng, đặc điểm địa chất khu đất dự án có thể t m lƣợc nhƣ sau: - Lớp 01: đất sét lẫn hữu cơ, màu nâu đỏ, dẻo mềm. Bề dày trung bình là 0.8 m đến 1,2 m, xuất hiện từ mặt đất tự nhiên đến độ sâu 1,2 m; - Lớp 02: bùn sét, bùn sét lẫn bụi, lẫn hữu cơ, màu xám xanh. Bề dày trung bình là 12,6 m đến 14,1m; - Lớp 03: đất sét, sét lẫn bụi, màu xám trắng, loang đốm đỏ, đốm vàng, dẻo cứng 1.2. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HUYỆN GIỒNG RIỀNG 1.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế Thế mạnh kinh tế của huyện vẫn là sản xuất nông nghiệp. GDP năm 2011 chiếm 8,3% GDP toàn tỉnh. Nhiều năm qua, huyện đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả nhƣ: mô hình xen canh lúa - màu - cá ở ấp Xẻo Mây, Bờ Xáng (xã Thạnh Hoà); mô hình bƣởi da xanh ấp Thạnh An (Thạnh Lộc); mô hình lúa - màu ở ấp Hoà Phú (Ngọc Hoa); mô hình măng tre, ấp Ngọc Tân (Ngọc Chúc); mô hình nuôi tôm càng xanh, ấp Kinh Tràm (Hoà An)... Tính đến năm 2013, 100% xã, thị trấn đều xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp với tổng diện tích 5.850 ha, trong đ c 8 mô hình sản xuất cho thu nhập cao. Đặc biệt, mô hình trồng rau màu trên đất liếp kết hợp nuôi cá cho thu nhập bình quân 120 triệu đồng/ha; mô hình xen canh 1 vụ lúa với 2 vụ màu đem lại thu nhập 77,7 triệu đồng/ha. Ngoài ra, nông dân trên địa bàn huyện còn có nhiều mô hình sản xuất kết hợp làm dịch vụ
  20. 7 khác đem lại hiệu quả cao nhƣ: làm dịch vụ máy cày, máy xới, máy suốt, lò sấy, máy gặt đập liên hợp, kinh doanh vật tƣ nông nghiệp... (1). Hoạt động nông nghiệp Diện tích lúa cả năm 2012 của huyện Giồng Riềng là 99.424 ha. Năng suất lúa cả năm 2012 là 5,979 tấn/ha, sản lƣợng lúa cả năm là 594.407 tấn. Trồng trọt chủ yếu là trồng cây hàng năm, trong đ lúa nƣớc là cây trồng chính. Năm 2012, tổng diện tích gieo xạ cây hàng năm 5.020 ha, sản lƣợng lƣơng thực quy th c đạt 20.776 tấn, tăng 899,18 tấn so với năm 2009, bình quân lƣơng thực trên đầu ngƣời đạt 896 kg/ngƣời/năm. Bên cạnh đ nhiều cây trồng c năng suất và hiệu quả kinh tế cao cũng đƣợc chú trọng phát triển nhƣ mía, kh m… tạo vùng nguyên liệu cho Nhà máy đƣờng Long Thạnh và Xí nghiệp chế biến khóm Tắc Cậu trong tỉnh. Theo niên giám Thống kê năm 2012, Giồng Riềng có tổng số trâu là 2.006 con, bò là 389 con, heo 79.821 con, đàn gà 776.000 con, đàn vịt là 1.117.000 con. Sản lƣợng thủy sản đạt 17.481 tấn. (Nguồn: Theo Niên giám Thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2012). (2). Hoạt động Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp thương nghiệp và dịch vụ Sản xuất công nghiệp của huyện dựa vào các ngành nhƣ xay sát lúa gạo, chế biến lƣơng thực, làm bánh tráng, làm bún, mộc dân dụng… Tính đến năm 2012 toàn huyện c 1.990 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, giá trị sản xuất đạt 404.950 triệu đồng. (Nguồn: Theo Niên giám Thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2012). (3). Hoạt động Giao thông vận tải Quốc lộ 61 là tuyến giao thông đối ngoại quan trọng nhất trong giao lƣu và phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đoạn qua huyện có chiều dài 4 km, nền rộng 8 m, mặt đƣờng rải nhựa, 94,74 % các xã c đƣờng ô tô đến UBND xã. Về giao thông đƣờng thuỷ: Có hệ thống sông Cái Bé rộng và sâu nên tàu ghe đi lại dễ dàng và là nơi tránh giông bão cho tàu thuyền. (Nguồn: Theo Niên giám Thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2012).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2