intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính: Ứng dụng mô hình kiểm soát 3 lớp trong công tác quản trị rủi ro trục lợi sổ/thẻ tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có định hướng thực tiễn, xuất phát từ việc nghiên cứu các tình huống thực tế có trục lợi sổ tiết kiệm tại các NHTM để xem xét lại những vấn đề về cơ sở lý luận, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính: Ứng dụng mô hình kiểm soát 3 lớp trong công tác quản trị rủi ro trục lợi sổ/thẻ tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN VƢƠNG HUYNH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KIỂM SOÁT 3 LỚP TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRỤC LỢI SỔ TIẾT KIỆM TẠI CÁC NHTM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN VƢƠNG HUYNH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KIỂM SOÁT 3 LỚP TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRỤC LỢI SỔ TIẾT KIỆM TẠI CÁC NHTM Chuyên ngành: Quản trị các Tổ chức tài chính Mã số: Chuyên ngành thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM BẢO KHÁNH XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH CÁN BỘ HƯỚNG DẪN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn cao học với đề tài “Ứng dụng mô hình kiểm soát 3 lớp trong công tác quản trị rủi ro trục lợi sổ tiết kiệm tại các NHTM” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Bảo Khánh. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực, chuẩn xác của nội dụng Luận văn. Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2019 Tác giả Nguyễn Vương Huynh
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi được tham gia khóa đào tạo thạc sĩ và hoàn thành Luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các quý Thầy, Cô của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Phạm Bảo Khánh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình chuẩn bị, triển khai nghiên cứu và hoàn chỉnh Luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, những người đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài này. Xin cảm ơn các anh, chị học viên lớp cao học, gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, giúp đỡ, khuyến khích tôi trong suốt thời gian tôi học tập và hoàn thành Luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song Luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn./. Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2019 Người viết Nguyễn Vƣơng Huynh
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 2. Các câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 3 3.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4 5. Kết cấu của đề tài ................................................................................................ 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH KIỂM SOÁT 3 LỚP TRONG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI CÁC NHTM ................................................................................................ 5 1.1. Cơ sở lí luận về Tiền gửi tiết kiệm tại NHTM và Mô hình kiểm soát 3 lớp ... 5 1.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại và các nghiệp vụ chính .......................... 5 1.1.2. Nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm............................................................... 12 1.1.3. Mô hình kiểm soát 3 lớp..................................................................................... 26 1.1.4. Trục lợi sổ/thẻ tiết kiệm ...................................................................................... 34 1.2. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan .......................................................... 37 1.2.1. Các nghiên cứu về mô hình kiểm soát 3 lớp hiện nay ...................................... 37 1.2.2. Các nghiên cứu về nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm hiện nay ................ 39 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU................. 40 2.1. Phƣơng pháp luận ............................................................................................. 40 2.1.1. Về thu thập số liệu, dữ liệu ................................................................................ 40 2.1.2. Về xử lý, phân tích số liệu, dữ liệu .................................................................... 41 2.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 42 CHƢƠNG 3: THỰC TẾ QUẢN LÝ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM VÀ THỰC TRẠNG TRỤC LỢI SỔ TIẾT KIỆM TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM ................................... 44 3.1. Thực tế quản lý tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM Việt Nam ......................... 44
  6. 3.1.1. Số liệu về nguồn tiền gửi tiết kiệm .................................................................... 44 3.1.2. Các nội dung quản lý tiền gửi tiết kiệm hiện nay ............................................. 45 3.2. Các trƣờng hợp thực tế trục lợi sổ tiết kiệm tại một số NHTM ................... 46 3.2.1. Vụ mất 264 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại Eximbank ............. 47 3.2.2. Hơn 400 tỷ đồng bị chiếm đoạt tại OceanBank ................................................ 49 3.2.3. Hơn 82 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm bị rút trộm tại Ngân hàng Bản Việt ........... 51 3.2.4. Nhân viên Eximbank chiếm đoạt 50 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm ....................... 52 3.2.5. 657 tỷ tiền gửi tiết kiệm bị chiếm đoạt trong Vụ án Huyền Như ..................... 53 3.2.6. Nhân viên ngân hàng ANZ chiếm đoạt 91,3 tỷ đồng ....................................... 54 3.3. Điểm chung trong các trƣờng hợp trục lợi sổ tiết kiệm ................................. 55 3.4. Hậu quả của các vụ trục lợi sổ tiết kiệm ......................................................... 56 3.4.1. Đối với NHTM .................................................................................................... 56 3.4.2. Đối với khách hàng ............................................................................................ 57 3.5. Biểu hiện thƣờng gặp ở các vụ trục lợi sổ tiết kiệm ....................................... 58 3.6. Kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm ................................................ 58 CHƢƠNG 4: ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH KIỂM SOÁT 3 LỚP VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN TRỤC LỢI SỔ TIẾT KIỆM TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM .................................................................................................................... 60 4.1. Đánh giá mô hình kiểm soát 3 lớp hiện hành ................................................. 60 4.1.1. Đánh giá phương pháp KSNB, KTNB .............................................................. 62 4.1.2. Ma trận kiểm soát, kiểm toán đối với các khoản mục kế toán ......................... 67 4.1.3. Đánh giá mô hình kiểm soát 3 lớp trong thực tiễn quy trình nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm........................................................................................................................... 68 4.2. Điều chỉnh mô hình kiểm soát 3 lớp thành "3+1 lớp" ................................... 73 4.2.1. Nguyên tắc của việc điều chỉnh ......................................................................... 75 4.2.2. Công cụ sử dụng................................................................................................. 76 4.3. Cơ sở để thực hiện bổ sung "lớp kiểm soát mới: Khách hàng" .................... 77 4.4. Kiến nghị giải pháp: điều chỉnh mô hình "kiểm soát 3 lớp" thành "kiểm soát 3+1 lớp" .................................................................................................................. 78 4.4.1. Về phía NHNN ................................................................................................... 78 4.4.2. Về phía NHTM ................................................................................................... 78 4.4.3. Về phía khách hàng gửi tiết kiệm ...................................................................... 81 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 83
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Nghĩa 1 CBNV Cán bộ nhân viên 2 NH Ngân hàng 3 NHNN Ngân hàng Nhà nước 4 NHTM Ngân hàng Thương mại 5 TMCP Thương mại cổ phần 6 TCTD Tổ chức tín dụng 7 L/C Letter of Credit (Thư tín dụng) 8 KSNB Kiểm soát nội bộ 9 KTNB Kiểm toán nội bộ 10 CCCD Căn cước công dân 11 CMND Chứng minh nhân dân 12 HC Hộ chiếu Institute of Internal Auditors (Hiệp hội Kiểm 13 IIA toán Nội bộ - Hoa Kỳ) Bank for International Settlements (Ngân 14 BIS hàng Thanh toán Quốc tế) One Time Password (Mật khẩu dùng chỉ dùng 15 OTP 1 lần) 16 VIP Very Important Person (nhân vật quan trọng) Current And Saving Account (tiền gửi vãng 17 CASA lai và tiết kiệm không kỳ hạn) 18 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 19 KSND Kiểm sát nhân dân 20 TKTT Tài khoản thanh toán (vãng lai) i
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Phân biệt Kiểm soát nội bộ và Kiểm toán nội bộ 28 2 Bảng 1.2 Phân công chức năng của 3 lớp phòng thủ 30 Nguồn thu thập số liệu, dữ liệu của các nội dung 3 Bảng 2.1 40 nghiên cứu chính 4 Bảng 3.1 Cơ cấu Tổng Tài sản và Vốn của các loại hình TCTD 44 5 Bảng 3.2 Lãi suất trung hạn tại một số NHTM trong tháng 4/2019 46 6 Bảng 3.3 Thời điểm phát hiện các vụ trục lợi sổ tiết kiệm 56 Đánh giá vai trò của 3 lớp phòng thủ qua 6 vụ trục lợi 7 Bảng 4.1 61 điển hình Ma trận kiểm soát, kiểm toán đối với các khoản mục kế 8 Bảng 4.2 67 toán ii
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Minh họa giao diện gửi tiền tiết kiệm online 22 2 Hình 1.2 Minh họa thông tin tài khoản tiết kiệm 23 3 Hình 1.3 Mức độ đảm bảo tối đa của mô hình kiểm soát rủi ro 32 4 Hình 3.1 Cơ cấu huy động vốn của các NHTM cuối Q1/2018 45 5 Hình 3.2 Bà Bình và 3 sổ tiết kiệm còn giữ 48 Trần Thị Kim Chi, nguyên Giám đốc OceanBank Chi nhánh 6 Hình 3.3 49 Hải Phòng 7 Hình 3.4 Sổ tiết kiệm còn, tiền không còn 51 8 Hình 3.5 Nguyễn Thị Lam 52 9 Hình 3.6 Phạm Nguyễn Gia Thọ tại Tòa án 54 Quan hệ giữa trình tự kế toán và trình tự kiểm toán (Giáo 10 Hình 4.1 62 trình) 11 Hình 4.2.a Thông tin trên sổ sách phản ánh đúng bản chất nghiệp vụ 63 12 Hình 4.2.b Thông tin trên sổ sách phản ánh thừa bản chất nghiệp vụ 64 13 Hình 4.2.c Thông tin trên sổ sách phản ánh thiếu bản chất nghiệp vụ 65 14 Hình 4.3.a Minh họa dấu hiệu của 2 lớp phòng thủ trên sổ tiết kiệm [1] 69 15 Hình 4.3.b Minh họa dấu hiệu của 2 lớp phòng thủ trên sổ tiết kiệm [2] 70 16 Hình 4.4 Minh họa kiểm soát trên sổ tiết kiệm (phần gửi và tất toán) 71 17 Hình 4.5 Tương tác thông tin giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng 74 18 Hình 4.6 "Bảo vệ như… không bảo vệ" 75 Dự báo số người sử dụng internet và điện thoại di động ở 19 Hình 4.7 77 Việt Nam 2017-2022 20 Hình 4.8 Minh họa giao diện hiển thị thông tin sổ tiết kiệm 79 iii
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thu hút tiền gửi cá nhân và tổ chức là nghiệp vụ truyền thống và cốt lõi (chiếm tới hơn 2/3 cơ cấu huy động vốn) của các ngân hàng thương mại (NHTM), đảm bảo nguồn vốn đầu vào ổn định của ngân hàng. Đối với các khách hàng cá nhân, gửi tiết kiệm tại ngân hàng là cách giữ tiền an toàn và chắc chắn, định kỳ thu được lãi như cam kết nên rất được ưa chuộng từ lâu nay. Quy trình gửi và rút tiền tiết kiệm của người dân nhiều năm qua vẫn được gắn liền với bìa sổ tiết kiệm, thông thường được kiểm soát mô hình 3 lớp phòng thủ nội bộ (bộ phận kinh doanh, kiểm soát rủi ro, kiểm toán nội bộ). Tuy nhiên, do việc ghi nhận và truyền đạt thông tin còn nặng tính chất thủ công truyền thống, gắn liền với việc ký tay và lưu chuyển chứng từ trên giấy, đồng thời chủ yếu dựa trên cơ chế kiểm soát chéo chỉ trong nội bộ các ngân hàng nên còn tồn tại các kẽ hở để có thể bị trục lợi. Thực tế cho thấy ở nhiều vụ việc, việc gian lận hoặc thông đồng, cấu kết giữa các cán bộ, nhân viên của ngân hàng đã vô hiệu hóa mô hình kiểm soát 3 lớp, che giấu khách hàng để trục lợi tiền tiết kiệm. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây đã xảy ra nhiều vụ trục lợi sổ tiết kiệm điển hình, làm thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận. Các sự việc tương tự diễn ra ở nhiều ngân hàng, nhiều chi nhánh, với quy mô từ hàng tỷ đến hàng trăm tỷ đồng, dẫn đến những tranh chấp pháp lý giữa hai bên, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng và thiệt hại tài sản của khách hàng. Với kinh nghiệm làm việc hơn 5 năm trong ngành kiểm toán, đã từng tham gia nhiều cuộc kiểm toán quy trình nội bộ, kiểm toán báo cáo tài chính tại một số ngân hàng (Vietcombank, BIDV, Techcombank, Indovinabank…), tôi nhận thấy: mô hình kiểm soát 3 lớp hiện đang ứng dụng trong nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, mặc dù là một công cụ phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro hữu hiệu, nhưng không phải luôn luôn phát huy tác dụng phòng chống trục lợi 100%. 1
  11. Do đó, việc nghiên cứu cơ chế hoạt động của mô hình kiểm soát 3 lớp trong nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, để tìm ra các điểm yếu có thể bị lợi dụng, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giúp cho nghiệp vụ huy động tiết kiệm từ dân cư trở nên đáng tin cậy hơn, tránh những tranh chấp không đáng có, là một nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn hoạt động của các NHTM, đồng thời cũng là sự quan tâm của cá nhân tôi dưới góc nhìn của nghiệp vụ kiểm toán. Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, ngăn ngừa trục lợi trong công tác quản lý tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM, với những kiến thức đã được học, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Ứng dụng mô hình kiểm soát 3 lớp trong công tác quản trị rủi ro trục lợi sổ/thẻ tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại” để làm Luận văn Thạc sĩ. 2. Các câu hỏi nghiên cứu - Hoạt động huy động tiền gửi tại các NHTM là gì? Huy động tiền gửi bao gồm những quy trình cơ bản như thế nào? - Mô hình kiểm soát 3 lớp (3 lines of defence) là gì, ứng dụng của mô hình này trong quy trình huy động tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM như thế nào? Mức độ phù hợp của mô hình này trong việc kiểm soát hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của các NHTM? - Hạn chế, điểm yếu của mô hình kiểm soát 3 lớp là gì? Khi nào mô hình này bị vô hiệu hóa? Sự cần thiết phải điều chỉnh/ cải tiến mô hình này? - Trục lợi sổ tiết kiệm là gì? Thực trạng trục lợi sổ tiết kiệm của khách hàng gửi tiền tại các NHTM ra sao? Mức độ thiệt hại, ảnh hưởng như thế nào? - Cơ chế hoạt động của mô hình kiểm soát 3 lớp như thế nào trong các vụ trục lợi mà không phát hiện được gian lận? - Giải pháp gì để ngăn chặn/ giảm thiểu nguy cơ sổ tiết kiệm của khách hàng bị trục lợi? Đối với mô hình kiểm soát 3 lớp: cần điều chỉnh như thế nào để đạt được mục tiêu kiểm soát? Để thực hiện được những giải pháp này, cần những điều kiện gì? 2
  12. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài có định hướng thực tiễn, xuất phát từ việc nghiên cứu các tình huống thực tế có trục lợi sổ tiết kiệm tại các NHTM để xem xét lại những vấn đề về cơ sở lý luận, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn, bao gồm: 1 - Nghiên cứu tổng quan về mô hình kiểm soát 3 lớp và ứng dụng của mô hình này trong các quy trình, quy định trong nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM. 2 - Tìm hiểu và phân tích thực trạng trục lợi sổ tiết kiệm trong một số vụ việc điển hình tại một số NHTM, từ đó phản hồi lại cơ sở lý thuyết, Luận văn sẽ chỉ ra các điểm yếu, hạn chế của mô hình kiểm soát 3 lớp trong quy trình có thể dẫn đến trục lợi sổ tiết kiệm. 3 - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm, trên cơ sở cải tiến mô hình kiểm soát 3 lớp thành "mô hình kiểm soát 3+1 lớp", nhằm tránh các nguy cơ sổ tiết kiệm của khách hàng bị trục lợi. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm khắc phục điểm yếu của mô hình kiểm soát 3 lớp phòng thủ trong quy trình gửi và rút tiền tiết kiệm tại các NHTM. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là mô hình kiểm soát 3 lớp trong nghiệp vụ quản lý tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM (hiện trạng và hạn chế của mô hình này trong việc ứng dụng để quản trị rủi ro trục lợi sổ tiết kiệm của khách hàng; cần điều chỉnh/thay đổi như thế nào để mô hình này ngăn chặn được rủi ro đó). 3
  13. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Tại các NHTM đang hoạt động ở Việt Nam, trong hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm. + Về thời gian: trong 3 năm gần nhất (2016-2019). + Về chủ thể: (i) các NHTM đang hoạt động ở Việt Nam (tập trung vào các ngân hàng TMCP như Eximbank, Techcombank, OceanBank, Bản Việt… và 2 ngân hàng quốc doanh là Vietinbank và BIDV), đặc biệt là các ngân hàng đã xảy ra tình trạng trục lợi sổ tiết kiệm; và (ii) các khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm tại các NHTM này. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài lời Mở đầu và Kết luận, kết cấu của Luận văn gồm 04 Chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu về Mô hình kiểm soát 3 lớp trong huy động tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM Chương 2: Phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu Chương 3: Thực tế quản lý tiền gửi tiết kiệm và thực trạng trục lợi sổ tiết kiệm tại các NHTM Việt Nam Chương 4: Đánh giá mô hình kiểm soát 3 lớp và một số giải pháp nhằm ngăn chặn trục lợi sổ tiết kiệm tại các NHTM Việt Nam. 4
  14. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH KIỂM SOÁT 3 LỚP TRONG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI CÁC NHTM 1.1. Cơ sở lí luận về Tiền gửi tiết kiệm tại NHTM và Mô hình kiểm soát 3 lớp 1.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại và các nghiệp vụ chính 1.1.1.1. Ngân hàng thương mại Mặc dù ngân hàng thương mại ra đời từ rất lâu nhưng các nhà kinh tế vẫn khó tìm ra một định nghĩa thống nhất, do có sự khác biệt về số lượng và tính chất các nghiệp vụ, bối cảnh kinh tế - xã hội, quy định pháp luật… của các quốc gia khác nhau. Tại Việt Nam, ngân hàng ra đời năm 1951 với tên gọi “Ngân hàng quốc gia Việt Nam”. Sự ra đời ngân hàng Việt Nam mang nét đặc trưng riêng biệt: Ngân hàng nhà nước ra đời vừa làm chức năng quản lý tiền tệ vừa làm chức năng của một ngân hàng thương mại (ngân hàng một cấp). Đến ngày 26/03/1988, Nghị định số 53/HĐBT quyết định chia hệ thống ngân hàng Việt Nam thành 2 cấp, tách bạch chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ (Ngân hàng nhà nước - NHNN) và chức năng kinh doanh tiền tệ (Ngân hàng thương mại - NHTM). Đặc biệt từ sau khi thực hiện công cuộc Đổi mới, các NHTM đã có những phát triển vượt bậc góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Khái niệm “ngân hàng” do đó thường được hiểu là NHTM, không bị lẫn với NHNN nữa. Từ Pháp lệnh “Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính” ban hành năm 1990 đã định nghĩa: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Đến Luật các Tổ chức Tín dụng (TCTD) năm 1997, NHTM là doanh nghiệp thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng, đó là “hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường xuyên là 5
  15. nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán”. Hiện tại, theo Luật các TCTD năm 2010, NHTM được định nghĩa “là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. 1.1.1.2. Chức năng của NHTM Tầm quan trọng của NHTM trong nền kinh tế được thể hiện qua các chức năng của nó. Việc phân chia các chức năng có thể được nêu ra dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung NHTM có các chức năng sau: - Chức năng tạo tiền: Để phục vụ cho lưu thông hàng hóa dịch vụ, NHNN phải đưa một khối lượng tiền nhất định vào trong lưu thông, gọi là “Lượng tiền cơ bản”. Lượng tiền đó phải được tính toán vừa đủ để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, nếu lượng tiền cung ứng vượt quá nhu cầu sẽ gây ra lạm phát. Từ lượng tiền cung ứng ban đầu này, thông qua hoạt động nhận tiền gửi và cho vay, hệ thống NHTM đã làm tăng lượng tiền cung ứng gấp nhiều lần Lượng tiền cơ bản. Đây được coi là chức năng chủ yếu đầu tiên của NHTM. Thông qua chức năng này của hệ thống NHTM, NHNN bằng những công cụ như dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu… có thể thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia nhằm đưa ra một khối lượng tiền phù hợp, vừa đủ cho nền kinh tế lưu thông mà vẫn ổn định được giá trị đồng tiền. - Chức năng trung gian thanh toán: NHTM là nơi có rất nhiều tổ chức, cá nhân mở tài khoản nên đã tạo điều kiện cho việc thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân được thuận tiện, tiết kiệm được chi phí, thời gian cho chính họ, cũng như tiết kiệm chung cho toàn xã hội. Việc thanh toán qua ngân hàng được thực hiện tập trung, chuyên nghiệp, trên nền tảng công nghệ cao, có tốc độ và độ chính xác cao. Qua hoạt động thanh toán, NHTM cũng thu được những lợi ích nhất định, chẳng hạn như số dư tiền không kỳ hạn (CASA) tức thời, có lãi suất rất rẻ so với lãi suất huy động có kỳ hạn. Ngày nay hoạt động thanh toán qua ngân hàng ngày càng phát triển, song song với chủ trương thanh toán phi tiền mặt, minh bạch hóa các giao dịch. 6
  16. - Chức năng huy động tiền gửi: Số vốn tự có của mỗi ngân hàng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Để thu hút được nguồn vốn cung ứng cho hoạt động đầu tư tín dụng, NHTM phải tiến hành huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân dân cư. Nói cách khác, nhờ có huy động tiền gửi, NHTM mới có đủ lượng vốn đáp ứng cho nhu cầu đa dạng của nền kinh tế. Mặt khác, lợi ích về phía người gửi tiền được nhận là phần thu nhập bằng tiền lãi mà hoạt động huy động vốn của các ngân hàng mang lại. Khoản thu nhập từ những khoản tiền nhàn rỗi của khách hàng chính là giá mà NHTM trả cho quyền sử dụng vốn tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định. Để huy động được nhiều tiền gửi, NHTM đã phát triển rất nhiều sản phẩm (loại hình) tiền gửi khác nhau: Có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán hoặc tiền gửi tiết kiệm… - Chức năng tín dụng: Đây là hoạt động hiện đang tạo ra thu nhập chính (chiếm khoảng 60%-70% tổng thu nhập), duy trì sự tồn tại cho các NHTM ở Việt Nam, đồng thời cũng là hoạt động cơ bản và lâu dài của mỗi NHTM. NHTM dùng những khoản vốn huy động được để cho vay đối với nền kinh tế, nhằm giúp những người có nhu cầu có được vốn để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của mình hoặc đảm bảo các nhu cầu khác. Với việc cho vay này, NHTM đóng vai trò cầu nối giữa nơi tạm thời thừa và nơi thiếu vốn, giúp cho sự phát triển kinh tế được thông suốt và hiệu quả. Nếu không có nguồn vốn vay từ ngân hàng thì rất nhiều doanh nghiệp không thể tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh được hoặc có kinh doanh nhưng quy mô chậm phát triển. Ngày nay, hầu như mọi doanh nghiệp đều có khoản vốn vay từ ngân hàng. Càng cho vay được nhiều thì NHTM càng thu được lãi lớn. Tuy nhiên hoạt động tín dụng chứa đựng nhiều loại rủi ro, vì vậy dù việc nâng cao các khoản tín dụng là mục tiêu hàng đầu, sống còn nhưng NHTM vẫn phải đảm bảo có thu nhập bền vững trong điều kiện an toàn, hiệu quả. 7
  17. - Chức năng tài trợ hoạt động ngoại thương: Các bên mua và bán trong hoạt động ngoại thương khó có thể thực hiện thanh toán trực tiếp do quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa có nhiều khâu đoạn phức tạp. Khi hoạt động thương mại quốc tế ngày một phát triển, xuất nhập khẩu giữa các nước đã diễn ra mạnh mẽ thì đòi hỏi việc thanh toán quốc tế cũng như những hỗ trợ khác cho thanh toán ngày càng nhiều. Việc đảm bảo thanh toán cho các doanh nghiệp giữa các nước đòi hỏi một tổ chức đứng ra phải có đủ khả năng và uy tín như NHTM mới đảm trách được. Các NHTM giúp cho các doanh nghiệp có hoạt động đối ngoại thực hiện việc thanh toán được hiệu quả, an toàn và đặc biệt là giảm được chi phí cho họ. Ngoài ra, NHTM còn có hỗ trợ về vốn, nghiệp vụ giúp cho các doanh nghiệp có thể thực hiện một cách thuận lợi và an toàn các hoạt động ngoại thương. Cụ thể ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ mở thư tín dụng (L/C), séc chuyển tiền, hối phiếu… - Chức năng bảo lãnh: Một số doanh nghiệp khi thực hiện các dự án lớn, có đòi hỏi cao về vốn và uy tín vượt qua khả năng tài chính của mình sẽ khó tự mình theo đuổi các dự án đó. Các doanh nghiệp này rất cần một tổ chức đứng ra bảo lãnh cho họ để đấu thầu, ký kết hợp đồng và thực hiện dự án mà không cần phải dự phòng một nguồn tiền mặt để cam kết thực hiện với đối tác. NHTM, với tiềm lực về vốn và uy tín, chính là người bảo lãnh tốt cho các doanh nghiệp. Mặt khác, NHTM có thể tư vấn cung cấp tiền tệ, nghiệp vụ giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt dự án. Hiện nay, việc NHTM bảo lãnh cho các doanh nghiệp là khách hàng của mình ngày càng phổ biến, mang lại lợi ích và gắn chặt mối quan hệ cho cả hai bên. - Các chức năng khác, như: Dịch vụ ủy thác, bảo đảm an toàn vật có giá… 1.1.1.3. Các nghiệp vụ chính của NHTM - Nhóm nghiệp vụ Nợ: hoạt động của NHTM dựa chủ yếu trên nguồn vốn huy động còn nguồn vốn chủ sở hữu của NHTM là rất nhỏ (chiếm khoảng 5% - 10% tổng nguồn vốn), chỉ là tấm đệm để hạn chế những rủi ro. 8
  18. Lượng vốn mà các NHTM huy động từ khách hàng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau như: tình hình kinh tế xã hội, lãi suất, cách thức gửi tiền và trả lãi, phong tục tập quán, sự thuận tiện của mạng lưới, chất lượng và thái độ phục vụ của ngân hàng… Các hình thức huy động bao gồm:  Tiền gửi thanh toán: Đây là loại tiền gửi không kỳ hạn, thường có lãi suất rất thấp, hoặc thậm chí không có lãi suất. Người gửi tiền không kỳ hạn có mục đích chính là để hưởng các dịch vụ của ngân hàng trong quá trình thanh toán của mình. Loại tiền gửi này tuy có chi phí thấp nhưng chứa đựng rủi ro thanh khoản cao, do người gửi có thể rút bất kỳ lúc nào, mà không mất chi phí đáng kể. Ở Việt Nam, tỷ lệ tiền gửi thanh toán còn thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ trung bình của thế giới vì người dân vẫn giữ thói quen sử dụng nhiều tiền mặt trong lưu thông.  Tiền gửi tiết kiệm: Mục đích chính của loại tiền gửi này là để hưởng lãi suất. Các kỳ hạn gửi tiền do ngân hàng đưa ra cho khách hàng (là các cá nhân) lựa chọn, phù hợp với nhu cầu tài chính của mình. Thông thường, thời hạn tiết kiệm càng dài thì lãi suất khách hàng được hưởng càng cao.  Ngoài 2 loại tiền gửi chủ yếu trên ngân hàng còn có nhiều hình thức huy động vốn khác, là công cụ nợ, như phát hành trái phiếu, vay trên thị trường tiền tệ, vay từ tổ chức tín dụng khác, vay từ NHNN… Tuy nhiên, các hình thức này không thường xuyên mà chỉ thực hiện trong những trường hợp nhất định, thường là cấp bách và giá trị nhiều đột biến, trong đó các ràng buộc và điều kiện. - Nhóm nghiệp vụ Có: Đây là nhóm hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Ngân hàng dùng vốn huy động được, cùng với vốn tự có, để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình nhằm tạo ra nguồn thu nhập. Nghiệp vụ Có của NHTM thể hiện ở các hoạt động sau: 9
  19.  Hoạt động ngân quỹ: Mỗi NHTM đều phải giữ lại một khoản tiền tại két của ngân hàng để đảm bảo thanh khoản, phòng những trường hợp rút tiền của người gửi. Do đó có thể nói hoạt động này đảm bảo cho khả năng thanh toán thường xuyên của ngân hàng. Khoản tiền bảo đảm khả năng thanh toán của ngân hàng có thể là tiền tại két, tiền gửi NHNN, chứng khoán, tiền mặt trong quá trình thu. Đó là những tài sản có tính thanh khoản cao nhưng không sinh lời hoặc sinh lời thấp. Ở mỗi thời kỳ, NHNN cũng quy định một tỷ lệ dự trữ bắt buộc tùy từng thời hạn, ví dụ: 8% đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng. Vì vậy, NHTM phải điều chỉnh lượng dự trữ này sao cho hợp lý, vừa để đảm bảo khả năng sinh lời cao, vừa đảm bảo khả năng thanh toán tốt.  Hoạt động cho vay: Đây là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng, thường đem lại cho ngân hàng khoản lợi nhuận cao, tới 2/3 tổng thu nhập. Mặt khác, đây cũng là hoạt động nhạy cảm, chứa đựng nhiều rủi ro, bao gồm cả các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Hoạt động tín dụng có mức độ rủi ro cao nhất, do đó để thực hiện có hiệu quả hoạt động này các ngân hàng phải có những biện pháp để hạn chế những rủi ro bằng cách quản lý chặt chẽ các khoản cho vay.  Hoạt động thuê mua: Đây là hoạt động còn khá mới ở Việt Nam, là hình thức cung cấp tài chính cho khách hàng dưới hình thức thuê (NHTM mua tài sản và cho khách hàng thuê lại, hết thời hạn thuê thường có chuyển giao về quyền sở hữu). Hoạt động này cũng là một hình thức cấp tín dụng nhưng không bằng tiền mà là bằng quyền sử dụng tài sản; quyền sở hữu vẫn thuộc về bên cho thuê. Chỉ đến khi kết thúc hợp đồng, người thuê mới có quyền mua lại tài sản có ở mức giá thoả thuận giữa hai bên, ấn định từ khi hợp đồng này.  Hoạt động đầu tư trực tiếp: Bên cạnh các hình thức đầu tư gián tiếp bằng cách cấp tín dụng ở trên, NHTM còn tham gia đầu tư trực tiếp 10
  20. vào các chứng khoán. Hoạt động này một mặt tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, mặt khác giúp bổ trợ cho các hoạt động khác bởi đa dạng hoá giảm rủi ro. Với việc nắm giữ chứng khoán, ngân hàng có thể đảm bảo cho khả năng thanh toán của tài sản có sinh lời. - Nghiệp vụ trung gian: Ngoài 2 nhóm nghiệp vụ trên, NHTM còn thực hiện cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng nhằm thu phí (còn gọi là các thu nhập ngoài lãi) và khuyến khích khách hàng đến với ngân hàng. Ngày nay, hoạt động này ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Các hoạt động trung gian bao gồm:  Dịch vụ ngân quỹ: Ngày nay, khi mà thị trường không dùng tiền mặt thì hoạt động này ngày càng phát triển rộng. Ngân hàng đứng ra thu hộ, quản lý và trả tiền mặt cho khách hàng.  Dịch vụ chuyển tiền: trên nền tảng khoa học công nghệ hiện đại, dịch vụ này ngày càng được nhiều người sử dụng, vượt qua nhiều khoảng cách địa lý giữa người chuyển và người nhận tiền.  Dịch vụ thanh toán và cung cấp phương tiện thanh toán: NHTM đứng ra làm trung gian thanh toán hộ cho khách hàng tùy theo thời điểm giao nhận hàng, và phát hành các phương tiện nhằm phục vụ cho thanh toán như: Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Séc, L/C…  Dịch vụ môi giới: NHTM tổ chức mua bán, lưu ký, bảo quản chứng khoán... Tại Việt Nam, các ngân hàng thành lập ra các công ty chứng khoán để thực hiện hoạt động này như VCBS, MBS, ACBS...  Dịch vụ bảo lãnh: do có uy tín và năng lực tài chính tốt, ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho khách hàng thực hiện các giao dịch như: bảo lãnh cho các công ty phát hành chứng khoán, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng…  Dịch vụ tư vấn: Cung cấp thông tin và hỗ trợ về mặt chuyên môn cho khách hàng. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2