Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạt động kinh doanh theo hình thức B2C của các doanh nghiệp Việt Nam
lượt xem 9
download
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh theo hình thức B2C của các doanh nghiệp Việt Nam và đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển loại hình kinh doanh này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạt động kinh doanh theo hình thức B2C của các doanh nghiệp Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------------------ LUẬN VĂN THẠC SĨ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO HÌNH THỨC B2C CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LÊ QUÍ ĐÔNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------------------ LUẬN VĂN THẠC SĨ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO HÌNH THỨC B2C CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 Họ và tên học viên: LÊ QUÍ ĐÔNG Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN TIẾN HOÀNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Tiến Hoàng. Các số liệu, bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá, các thông tin trích dẫn trong Luận văn do chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau đã được chỉ rõ nguồn gốc trong phần tài liệu tham khảo. Nội dung và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác cũng như mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được ghi nhận và cảm ơn. TP.HCM, ngày 05 tháng 09 năm 2017 Học viên thực hiện Luận văn Lê Quí Đông
- MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HÌNH THỨC KINH DOANH B2C .............................................................................................................7 1.1 Khái quát chung về hình thức kinh doanh B2C .............................................. 7 1.1.1 Tổng quan về thương mại điện tử và các mô hình kinh doanh thương mại điện tử .................................................................................................................. 7 1.1.2 Hình thức kinh doanh B2C ....................................................................... 12 1.2 Các tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh theo hình thức B2C ............... 19 1.3 Các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh theo hình thức B2C của doanh nghiệp .................................................................................................................20 1.3.1 Sơ lược về mô hình các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh theo hình thức B2C của doanh nghiệp ....................................................................... 20 1.3.2 Đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh theo hình thức B2C của các doanh nghiệp Việt Nam ........................................................ 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH THEO HÌNH THỨC B2C CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ....................................................................28 2.1 Đánh giá tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam theo hình thức B2C ................................................................................................................... 28 2.1.1 Quy mô thị trường thương mại điện tử B2C ............................................. 28 2.1.2 Tên miền .................................................................................................. 28 2.1.3 Ứng dụng thương mại điện tử B2C .......................................................... 29 2.1.4 Nguồn nhân lực chất lượng cao ................................................................ 31 2.1.5 Bảo mật thông tin và an ninh mạng ............................................................ 32 2.1.6 Quảng cáo và tuyên truyền ....................................................................... 32
- 2.1.7 Quy trình cung ứng hàng hóa và quản lý hàng tồn kho ............................ 34 2.2 Phân tích thực trạng các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh theo hình thức B2C của các doanh nghiệp Việt Nam ................................................... 35 2.2.1 Môi trường pháp lý .................................................................................. 35 2.2.2 Môi trường kinh tế - xã hội ...................................................................... 40 2.2.3 Môi trường công nghệ thông tin và an ninh mạng ..................................... 42 2.2.4 Môi trường tài chính liên quan đến hình thức kinh doanh B2C ................ 47 2.2.5 Thói quen mua hàng của người tiêu dùng ................................................ 49 2.3 Đánh giá chung hoạt động kinh doanh theo hình thức B2C của các doanh nghiệp Việt Nam ................................................................................................... 50 2.3.1 Những kết quả đạt được ........................................................................... 50 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân .......................................................................... 60 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH THEO HÌNH THỨC B2C CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ..................................................66 3.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh theo hình thức B2C tại Việt Nam hiện nay............................................................................................................ 66 3.1.1 Về phía cơ quan quản lý nhà nước ........................................................... 66 3.1.2 Về phía các doanh nghiệp ........................................................................... 68 3.2 Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức B2C ...71 3.2.1 Amazon .................................................................................................... 72 3.2.2 Tmall (Alibaba Group) ............................................................................. 75 3.2.3 Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam theo hình thức B2C ...78 3.3 Giải pháp phát triển kinh doanh theo hình thức B2C .................................. 80 3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ..................................................... 80 3.3.2 Đối với doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức B2C............................. 83 3.3.3 Đối với người tiêu dùng ........................................................................... 86
- KẾT LUẬN ..............................................................................................................89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Danh mục từ viết tắt tiếng Việt STT Từ viết tắt Nội dung 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 DN Doanh nghiệp 3 TMĐT Thương mại điện tử 4 VNNIC Trung tâm Internet Việt Nam Danh mục từ viết tắt tiếng Anh STT Từ viết tắt Nội dung Nghĩa tiếng Việt 1 ATM Automated Teller Machine Máy rút tiền tự động Thương mại điện tử giữa 2 B2B Business to Business doanh nghiệp với doanh nghiệp Thương mại điện tử giữa 3 B2C Business to Consumer doanh nghiệp với người tiêu dùng Thương mại điện tử giữa 4 C2C Consumer to Consumer người tiêu dùng với người tiêu dùng 5 COD Cash on delivery Giao hàng thu tiền hộ 6 EBI E-Business Index Chỉ số thương mại điện tử 7 EU European Union Liên minh Châu Âu International Liên minh Viễn thông Quốc 8 ITU Telecommunication Union tế Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển 9 OECD Cooperation and Kinh tế Development Điểm bán hàng chấp nhận 10 POS Point of Sales thanh toán thẻ United Nations Conference Cơ quan Liên hợp quốc về 11 UNCTAD on Trade and Development Thương mại và phát triển 12 URL Uniform Resource Locator Địa chỉ tới trạm Internet 13 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
- DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Danh mục bảng STT Tên bảng Trang Bảng 2.1: Xếp hạng về tỷ lệ số dân trên một tên miền trong khu 1 29 vực châu Á Bảng 2.2: Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng 2 31 nguồn nhân lực phân theo loại kỹ năng Bảng 2.3: Mục tiêu tăng trưởng vận chuyển hàng hóa 3 54 qua các tuyến đường đến năm 2025 Danh mục hình vẽ STT Tên hình vẽ Trang 1 Hình 1.1: Quá trình mua hàng của khách hàng 14 2 Hình 1.2: Lý thuyết diễn dịch hành vi dự định 21 3 Hình 1.3: Mô hình chấp nhận công nghệ 22 4 Hình 1.4: Lý thuyết TOE về hành vi chấp nhận công nghệ mới 23 Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu hội nhập TMĐT trong các doanh 5 25 nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam Hình 1.6: Mô hình đề xuất nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến 6 hoạt động kinh doanh theo hình thức B2C của các doanh nghiệp 27 Việt Nam 7 Hình 2.1: Tên miền “.vn” lũy kế qua các năm và tỷ lệ tăng trưởng 28 8 Hình 2.2: Tỷ lệ doanh nghiệp có website qua các năm 30 9 Hình 2.3: Tần suất cập nhật thông tin lên website qua các năm 30 Hình 2.4: Mức độ đầu tư cho các loại hình hỗ trợ cho thương mại 10 31 điện tử qua các năm 11 Hình 2.5: Các lỗi bảo mật thường gặp 32 12 Hình 2.6: Tỷ lệ website gặp lỗi 32 Hình 2.7: Chi phí quảng cáo phân theo nhóm thành phố trực thuộc 13 33 Trung ương Hình 2.8: Các hình thức quảng cáo website hoặc ứng dụng di 14 34 động Hình 2.9: Khác biệt trong tỷ lệ thực hiện hành vi mua sắm 15 42 của người mua hàng đa kênh so với người mua hàng truyền thống
- Hình 2.10: Doanh thu ngành Công nghiệp Công nghệ thông tin 16 43 Việt Nam 17 Hình 2.11: Xuất khẩu phân theo ngành năm 2017 44 18 Hình 2.12: Nhập khẩu phân theo ngành năm 2017 44 19 Hình 2.13: Tỷ lệ sử dụng các thiết bị kết nối Internet tại Việt Nam 45 20 Hình 2.14: Thời lượng kết nối Internet trung bình trong một ngày 45 Hình 2.15: Giao dịch thanh toán nội địa theo các phương thức 21 48 thanh toán 22 Hình 2.16: Giao dịch qua các loại thiết bị 48 Hình 2.17: Tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện 23 49 thanh toán 24 Hình 2.18: Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử 51 Hình 2.19: Tỷ trọng doanh thu của các trang thương mại điện tử 25 51 lớn tại Việt Nam năm 2015 26 Hình 2.20: Thị phần quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam 56 27 Hình 2.21: Tỷ lệ sử dụng điện thoại so với máy tính 57 28 Hình 2.22: Tỷ lệ website có phiên bản di động qua các năm 58 Hình 2.23: Tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng bán hàng trên di động 29 59 qua các năm 30 Hình 2.24: Các kênh tìm kiếm thông tin sản phẩm thông dụng 59 31 Hình 2.25: Số lượng kinh doanh qua mạng xã hội qua các năm 60 Hình 2.26: Tỷ lệ sử dụng điện thoại cho các hoạt động trực tuyến 32 61 khác nhau 33 Hình 2.27: Lý do người Việt không mua hàng trực tuyến 61 34 Hình 3.1: Chỉ số thương mại điện tử năm 2017 67 Hình 3.2: Tỷ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam so với khu 35 69 vực và thế giới Hình 3.3: Lượng đăng ký thành viên trên trang Amazon qua các 36 72 năm 37 Hình 3.4: Logo Amazon 75 Hình 3.5: Thị phần của Tmall tại thị trường Trung Quốc năm 38 76 2016
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ giữa thập niên 90 của thế kỷ 20 đến nay, thế giới bùng nổ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động của đời sống và kinh tế. Đặc biệt sau khi Internet được thương mại hóa, nó đã tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực thương mại và làm thay đổi hẳn cách thức mua hàng của người tiêu dùng và bán hàng của các nhà cung cấp. Từ việc phải đến cửa hàng hay siêu thị để mua hàng đến nay người tiêu dùng có thể ngồi ở nhà và đặt hàng qua hệ thống điện tử và thanh toán ngay trên đó, loại hình kinh doanh này được biết đến với thuật ngữ thương mại điện tử B2C. B2C (Business to Customers) nghĩa là hình thức kinh doanh bán lẻ trực tuyến giữa doanh nghiệp (Business) và người tiêu dùng (Customers). Tại Việt Nam, sau khi Internet được chính thức cung cấp năm 1997, thương mại điện tử cũng bắt đầu hình thành, tuy nhiên thương mại điện tử mới chỉ thực sự phổ biến và được triển khai rộng rãi từ năm 2005 khi Luật giao dịch điện tử được ban hành. Đặc biệt sau khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO và cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong giai đoạn này đã tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh và liên tục của thương mại điện tử. Quan điểm của chính phủ về sự phát triển thương mại điện tử có sự thay đổi từ việc xem thương mại điện tử như một yếu tố thúc đẩy thương mại năm 2006 đến việc đánh giá thương mại điện tử là một trong những kết cấu hạ tầng quan trọng của lĩnh vực thương mại và của xã hội thông tin năm 2016 đã cho thấy loại hình kinh doanh này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Tính đến năm 2017, thương mại điện tử đã có 24 năm hình thành và phát triển. Hiện nay thương mại điện tử không còn là mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nó được xem là một sự biểu hiện rõ ràng của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế, và ngày càng chiếm một vị trí xứng đáng trong hoạt động kinh tế thương mại. Mua bán trực tuyến đang dần thay thế mua bán truyền thống. Các cửa hàng bán lẻ trực tuyến cũng đang trở nên phổ biến. Điều này mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nó giúp các doanh nghiệp tăng hiệu suất, nâng cao năng lực cạnh tranh,
- 2 giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Nó mang lại cho người tiêu dùng nhiều sự chọn lựa hơn, cũng như tiết kiệm được thời gian đi lại và chi phí mua hàng. Tuy nhiên, hiện nay việc ứng dụng thương mại điện tử vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn hạn chế, vấn để bảo mật thông tin và an ninh mạng còn yếu, việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao hoạt động chuyên trách trong lĩnh vực thương mại điện tử cũng như chưa tạo dựng được lòng tin và sự trung thành của khách hàng… đang là những nguyên nhân cản sự phát triển bền vững của hoạt động kinh theo hình thức đầy ưu việt này. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh theo hình thức B2C của các doanh nghiệp Việt Nam, tìm ra những nguyên nhân hạn chế và đề xuất những giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh theo hình thức này là rất cần thiết và có ý nghĩa đối với Việt Nam. Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Hoạt động kinh doanh theo hình thức B2C của các doanh nghiệp Việt Nam” để thực hiện nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh theo hình thức B2C của các doanh nghiệp Việt Nam và đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển loại hình kinh doanh này. Để đạt được mục đích trên, luận văn xác định các nhiệm vụ cụ thể sau: - Phân tích rõ hơn tầm quan trọng của kinh doanh theo hình thức B2C đối với các doanh nghiệp Việt Nam. - Cung cấp và đánh giá tổng quan về tình hình kinh doanh theo hình thức B2C của các doanh nghiệp từ sơ khai đến năm 2016. - Nêu rõ những kết quả đã đạt được và những hạn chế, bất cập trong hoạt động kinh doanh theo hình thức B2C của các doanh nghiệp Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết những bất cập, các kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp các vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh và phát huy những lợi ích của mô hình kinh doanh theo hình thức B2C cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
- 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hoạt động kinh doanh theo hình thức B2C của các doanh nghiệp Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu các số liệu, sự kiện diễn ra từ khi Internet được cung cấp tại Việt Nam năm 1997 đến nay. Đặc biệt tập trung vào giai đoạn bùng nổ ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động thương mại bắt đầu từ năm 2005 đến nay và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2016-2020. - Phạm vi về không gian nghiên cứu: bao gồm các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh thương mại điện tử theo hình thức B2C, không bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử theo các hình thức khác. 4. Phương pháp nghiên cứu Với mục tiêu, đối tượng nghiên cứu của đề tài như trên và trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong cách tiếp cận và giải quyết vấn đề, một số phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, thống kê, diễn giải và luận giải, đánh giá dựa trên những nguồn tài liệu uy tín như các ấn phẩm khoa học, báo và tạp chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứu có liên quan của những nhà khoa học và tác giả đi trước; kênh thông tin chính thức của ngân hàng thế giới, ngân hàng nhà nước Việt Nam, và các Bộ, ban ngành có liên quan như tổng cục thống kê, cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin. Ngoài ra, phương pháp chuyên gia cũng được sử dụng trong đề tài. Việc tham gia các diễn đàn, hội thảo chuyên đề, gặp gở đại diện cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin, hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, các công ty điều nghiên thị trường như Nielsen Việt Nam, các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử B2C và các doanh nghiệp hoàn tất đơn hàng giúp những nhận định và giải pháp nêu ra trong đề tài khách quan, tin cậy và khả thi.
- 4 5. Tình hình nghiên cứu của đề tài 5.1 Các nghiên cứu nước ngoài Thương mại điện tử là một trong những đề tài nghiên cứu đang nổi lên trên thế giới trong 20 năm qua. Đặc biệt với sự tăng trưởng bùng nổ của hoạt động thương mại điện tử trong hơn một thập kỷ qua đã thu hút sự chú ý đáng kể các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nghiên cứu thực tiễn đến các đề tài nghiên cứu khoa học. Các vấn đề về thuế, bảo mật, gian lận và lòng tin khách hàng đặc biệt được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu. Trong số đó có các công trình tiêu biểu sau: - Thuế: N. Munro, 1997, If it grows, tax it, Communications of the ACM 40(1), pp. 11–13. - Vấn đề bảo mật: M. Attaran,I. Vanlaar, 1999, Privacy and security on the Internet: how to secure your personal information and company data, Information Management & ComputerSecurity 7(5), pp. 241–247. - Vấn đề gian lận: C.R. Baker, 1999, An analysis of fraud on the Internet, Internet Research 9(5), pp. 348–360. - Lòng tin khách hàng: Clyde W. Holsapple và Sharath Sadidharan, 2005, The dynamics of trust in B2C e-commerce: a research model and agenda, International Journal of Information Systems and E-Business Management. Các vấn đề trong mảng ứng dụng như hệ thống thanh toán điện tử, chế biến điện tử và đấu giá điện tử cũng được nhiều tác giả quan tâm. Các công trình tiêu biểu trong lĩnh vực này bao gồm: - Hệ thống thanh toán điện tử: D. Birch, 1997, Real electronic commerce-smart cards on the super high way, Internet Research 7(2), pp. 116–119. - Chế bản điện tử: S. Foo, E.P. Lim, 1997, Managing worldwide web publications, Information Management & Computer Security 5(1), pp. 11–17. - Hệ thống đấu giá điện tử: S. Klein, R.M. O’Keefe, 1999, The impact of the Web on auctions: some empirical evidence and theoretical considerations, International Journal of Electronic Commerce 3(3), pp. 7–20.
- 5 5.2 Các nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, chủ đề thương mại điện tử đã và ngày càng được quan tâm nghiên cứu, thông qua nhiều bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài thương mại điện tử và các mô hình thương mại điện tử, đóng góp đáng kể vào giá trị lý luận và thực tiễn, tiêu biểu như các công trình, bài viết sau: - Phạm Song Hạnh, 2002, Các mô hình kinh doanh trực tuyến và khả năng áp dụng ở Việt Nam, Tạp chí kinh tế đối ngoại. - Trần Xuân Hiền, 2005, Doanh nghiệp của bạn có thích hợp với thương mại điện tử không?, Tạp chí Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin. - Hoàng Yến, 2005, 9 loại hình để khởi nghiệp kinh doanh trên mạng, Tạp chí Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin. - Ban Công nghệ thông tin và thương mại điện tử, 2003, Hiện trạng ứng dụng thương mại điện tử tại Việt Nam, Bộ Thương mại, Hà Nội. Song, những công trình nghiên cứu này còn mang tính tổng quan về thương mại điện tử, tập trung chủ yếu vào vai trò, các đặc trưng, hạn chế, các loại giao dịch thương mại điện tử, thực trạng và giải pháp. Có thể nói, chưa có công trình nào ở trong nước và quốc tế tổng hợp nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc đối với cả lý luận và thực tiễn về mô hình thương mại điện tử B2C tại thị trường Việt Nam. Duy chỉ có đề tài nghiên cứu “Các giải pháp phát triển kinh doanh theo hình thức B2C của Doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Đinh Việt Đông năm 2007 đã thực hiện nghiên cứu về hình thức kinh doanh B2C, thời điểm nghiên cứu đề tài là năm 2007 khi thương mại điện tử tại Việt Nam mới bước vào giai đoạn phát triển được 3 năm, nên chưa thể bao hàm hết những khó khăn, thách thức trong loại hình kinh doanh này. Chính vì vậy, việc tác giả sử dụng các dữ liệu mới nhất, tiếp tục nghiên cứu, đánh giá hoạt động kinh doanh theo hình thức B2C của các doanh nghiệp Việt Nam từ giai đoạn thương mại điện tử mới được hình thành cho đến năm 2016 sẽ đưa đến cái nhìn rõ nét và sâu sát hơn, từ đó tạo lập cơ sở cho sự tiếp cận và từng bước nâng tầm phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
- 6 6 Kết cấu của luận văn Ngoài lời nói đầu, danh mục viết tắt, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hình thức kinh doanh B2C - Chương 2: Thực trạng kinh doanh theo hình thức B2C của các doanh nghiệp Việt Nam - Chương 3: Giải pháp phát triển kinh doanh theo hình thức B2C của các doanh nghiệp Việt Nam Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Ngoại Thương – Cơ sở 2 tại TP Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và cung cấp những kiến thức nền tảng cho tác giả trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, tác giả xin cảm ơn TS. Nguyễn Tiến Hoàng là người trực tiếp hướng dẫn tận tình và chỉ bảo tác giả trong suốt thời gian hoàn thành luận văn. Do hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu và khả năng kiến thức nên luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, vì vậy, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía Quý Thầy, Cô và bạn đọc nhằm giúp cho luận văn được hoàn thiện hơn.
- 7 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HÌNH THỨC KINH DOANH B2C 1.1 Khái quát chung về hình thức kinh doanh B2C 1.1.1 Tổng quan về thương mại điện tử và các mô hình kinh doanh thương mại điện tử 1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thương mại điện tử Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như “thương mại điện tử” (Electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương mại không giấy tờ” (paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử” (e- business). Trong đó, “thương mại điện tử” là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất trong các văn bản, các công trình nghiên cứu của các tổ chức và các nhà nghiên cứu. Thương mại điện tử có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau như sau: - Dưới góc độ trao đổi thông tin: Thương mại điện tử là sự cung cấp hàng hóa, dịch vụ, thông tin và thanh toán qua mạng máy tính hoặc các phương tiện điện tử khác. - Dưới góc độ quá trình kinh doanh: Thương mại điện tử là sự ứng dụng công nghệ vào việc tự động hóa giao dịch kinh doanh và luồng công việc. - Dưới góc độ dịch vụ: Thương mại điện tử là công cụ giúp cho các công ty, khách hàng, và các nhà quản lý giảm bớt phí dịch vụ nhưng đồng thời nâng cao chất lượng hàng hóa và tăng tốc độ cung cấp dịch vụ (Đinh Việt Đông, 2007, tr.6). Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về “thương mại điện tử” (TMĐT) nhưng tựu trung lại có hai quan điểm lớn trên thế giới xin được nêu ra dưới đây. Theo nghĩa rộng thì TMĐT có thể được hiểu là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liêuh điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng. Theo nghĩa hẹp thì TMĐT bao gồm các hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet mà không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax, telex…
- 8 - Theo Tổ chức Thương mại Thế giới thì TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet. - Theo tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên Hợp quốc thì TMĐT được định nghĩa là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ “Thương mại điện tử”. Và theo nghĩa đó, đề tài sẽ nghiên cứu hoạt động kinh doanh thương mại điện tử B2C với nền tảng của công nghệ ứng dụng Internet theo nghĩa hẹp đó. 1.1.1.2 Tính tất yếu của thương mại điện tử Có nhiều lý do cho sự ra đời và phát triển của thương mại điện tử, nhưng có một điều rõ ràng nhất là hình thức kinh doanh này không thể tách rời với sự ra đời và phát triển của Internet và công nghệ thông tin. Ở đây sẽ nghiên cứu một số nguyên nhân mang tính tất yếu của sự thay đổi này. Môi trường kinh doanh bán lẻ đang thay đổi nhanh chóng Môi trường kinh doanh luôn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố kinh tế, thị trường, xã hội và khoa học kỹ thuật. Hiện nay, những yếu tố này đang thay đổi rất nhanh và nhiều khi không thể dự đoán nổi. Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp buộc phải có những biện pháp để giải quyết và đối phó. Sự thay đổi của các công ty chuyên cung cấp bán lẻ đương nhiên phải được thực hiện trong kênh phân phối mở rộng thông qua sự tương tác giữa công ty với khách hàng, các nhà phân phối và những đối tác khác. Việc tận dụng sức mạnh của kết nối Internet trong trường hợp này được xem là giải pháp phù hợp tốt nhất với sự thay đổi nhanh và khó dự đoán của môi trường kinh doanh. Do vậy, đối với các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ, việc chuyển dần từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh với sự hỗ trợ của Internet mang tính tất yếu.
- 9 Áp lực kinh doanh dẫn đến mô hình kinh doanh hiệu quả hơn - Áp lực kinh tế thị trường: Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, điều đó không những mang đến các cơ hội mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp bán lẻ mà còn đem về những rủi ro bị chiếm lĩnh thị phần tại thị trường nội địa, đặc biệt mạnh mẽ trong khâu phân phối. Để tận dụng cơ hội cũng như hóa giải thách thức, các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ buộc phải tìm đến một mô hình kinh doanh mới hiệu quả hơn trong việc mở rộng thị trường, rút ngắn thời gian tiếp cận và phản ứng với yêu cầu của khách hàng, đồng thời chi phí kinh doanh đến mức tối thiểu. - Áp lực xã hội: Trong một môi trường kinh tế hội nhập như hiện nay, do những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường nên trình độ và tay nghề của người lao động ngày càng được nâng cao, lao động phổ thông đơn thuần dần nhường chỗ cho lao động đã trải qua đào tạo và có khả năng sử dụng công nghệ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc áp dụng tiến bộ khoa học trong quá trình kinh doanh đã làm cho các doanh nghiệp phải có biện pháp sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhân công. Do đó, trong lĩnh vực phân phối và thương mại, nếu doanh nghiệp tiếp tục duy trì kênh phân phối truyền thống thì chi phí tiền lương cho nhân viên là rất lớn. Như vậy, cần phải có một phương thức kinh doanh phù hợp hơn, sử dụng ít lao động nhưng có trình độ và tay nghề cao làm giảm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp. TMĐT là một giải pháp phân phối dựa trên nền tảng công nghệ cao và phù hợp với yêu cầu đó. Ngoài ra, TMĐT còn giúp giảm việc phải di chuyển liên tục của người tiêu dùng để mua hàng hóa, qua đó giúp giảm áp lực lên cơ sở hạ tầng giao thông, giảm chi phí nhiên liệu cũng như góp phần giảm ô nhiễm môi trường. - Áp lực kỹ thuật: Sự cải tiến kỹ thuật và công nghệ mới diễn ra ngày càng mạnh. Mức độ mất giá do công nghệ lạc hậu diễn ra nhanh chóng hơn nhiều so với mất giá do hao mòn hữu hình vì thế lợi thế cạnh tranh nằm ở khâu tiếp cận và sử dụng công nghệ mới. Vòng đời một sản phẩm ngày càng bị rút ngắn vì luôn luôn có công nghệ và máy móc mới thay thế. Việc áp dụng Internet trong thương mại là một biện pháp tiếp cận công nghệ nhanh chóng, hiệu quả mà thương mại truyền thống không thể có được. Một siêu thị thực càng lớn thì chi phí duy trì, chi phí cho kỹ thuật quản lý hay
- 10 kho tàng càng lớn mà những vấn đề này được giải quyết tốt hơn khi ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh. Hơn thế nữa, tỷ lệ chi phí kỹ thuật trên kết quả kinh doanh giảm mạnh trong những năm gần đây cho thấy xu hướng áp dụng những phương thức kinh doanh mới, tiết kiệm hơn mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. - Ngoài ra sự quá tải thông tin đối với người tiêu dùng hiện nay chính là cơ hội để các doanh nghiệp đưa ra những giải pháp tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Xã hội càng phát triển, thông tin đến với người tiêu dùng càng nhiều khiến họ không thể xử lý hết được. Khách hàng không thể nhớ hết tất cả các cửa hàng và hàng hóa và lại càng không thể so sánh các đặc tính hay giá cả giữa hàng trăm cửa hàng ở những khu vực địa lý khác nhau (Đinh Việt Đông, 2007, tr.9). 1.1.1.3 Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử Một cách phân loại phổ biến của thương mại điện tử là dựa vào tính chất của giao dịch. Có các hình thức thương mại điện tử sau: Mô hình giao dịch B2C (Business to consumer) Mô hình thương mại điện tử B2C là mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là mô hình thương mại điện tử được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Theo mô hình này, các doanh nghiệp thương mại điện tử tiến hành nhiều hoạt động để có thể tiếp cận được với người tiêu dùng cá nhân. - Mô hình bán lẻ trực tuyến (e-tailer): Mô hình bán lẻ trực tuyến B2C giống mô hình bán hàng truyền thống nhưng có điểm khác biệt là khách hàng sẽ truy cập Internet để kiểm tra xem có còn hàng trong kho hay không, tiến hành đặt hàng và thanh toán ngay trên ứng dụng của doanh nghiệp. - Mô hình bán thương mại điện tử “brick and click”: tức là vẫn tiến hành hoạt động bán hàng truyến thống bên cạnh hoạt động bán hàng trực tuyến. - Mô hình thương mại điện tử thuần túy: tức là tiến hành hoạt động kinh doanh hoàn toàn thông qua môi trường mạng và không xây dựng các gian hàng ngoài đời thực. - Mô hình thương mại điện tử B2C đem lại “giá trị gia tăng” cho khách hàng: Trong mô hình này, doanh nghiệp đóng vai trò là trung gian gắn kết mọi người với
- 11 nhau. Ví dụ, với mô hình môi giới giao dịch B2C, doanh nghiệp đóng vai trò là người trung gian cung cấp các dịch vụ về tài chính, du lịch, việc làm… cho người sử dụng dịch vụ. - Ngoài ra, một mô hình thương mại điện tử B2C, có thể có sự kết hợp nhiều mô hình thương mại điện tử khác như mô hình bán lẻ trực tuyến, mô hình môi giới giao dịch, mô hình cung cấp dịch vụ, mô hình cổng giao dịch, mô hình cung cấp nội dung và mô hình xây dựng cộng đồng (Nguyễn Phương Chi, 2010, tr.19). Mô hình giao dịch B2B (Business to business): Tất cả các bên tham gia trong hình thức thương mại điện tử này là các doanh nghiệp hoặc tổ chức. Mô hình giao dịch C2C (Consumer to consumer) Trong hình thức này, người dùng bán trực tiếp cho các người dùng khác. Ví dụ: cá nhân rao bán nhà đất và ô tô; quảng cáo về các dịch vụ cá nhân trên mạng; bán kiến thức và chuyên môn trên mạng. Một ví dụ khác là các trang Web đấu giá cho phép các cá nhân đưa hàng lên mạng để đấu giá. Hơn nữa, nhiều cá nhân sử dụng các trang Web cá nhân và mạng nội bộ để quảng cáo hàng hóa và các dịch vụ cá nhân. Mô hình giao dịch C2B (Consumer to business) Là mô hình thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp. Theo mô hình này, người tiêu dùng sẽ sử dụng các đại lý trực tuyến để tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình. Loại hình phổ biến nhất của mô hình thương mại điện tử C2B là mô hình “name-your-own-price” (theo giá người mua) trong đó Priceline.com là ví dụ điển hình và là doanh nghiệp đầu tiên triển khai mô hình này. Mô hình giao dịch G2C (Government to citizens): Trong hình thức này, chính phủ mua hoặc bán các hàng hóa, dịch vụ hoặc thông tin với các doanh nghiệp hoặc các công dân. Mô hình giao dịch E2E (Exchange to exchange): Sự phát triển của các sàn giao dịch và các cổng điện tử tất yếu dẫn tới sự kết nối các sàn giao dịch.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển hoạt động kinh doanh logistic cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam
93 p | 962 | 330
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng đầu tư và phát triển tại Việt Nam
97 p | 692 | 244
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình chi nhánh Bắc Ninh
133 p | 532 | 180
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam
118 p | 403 | 154
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn
100 p | 436 | 132
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển hoạt động kinh doanh vàng - kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam
109 p | 236 | 81
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng của Tổng công ty vàng Agribank Việt Nam
113 p | 236 | 73
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
26 p | 204 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong hoạt động đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng
13 p | 139 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vấn đề nhượng quyền Thương mại tại Việt Nam
89 p | 149 | 28
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 125 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
112 p | 12 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển bắc Đắk Lắk
26 p | 10 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện hoạt động chuyển tiền quốc tế tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Đà Nẵng
26 p | 29 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ
110 p | 15 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quả trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
112 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện công tác quan hệ công chúng (PR) tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng
114 p | 13 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển hoạt động xúc tiến thị trường khách du lịch nội địa tại Công ty TNHH MTV Lữ hành Vitours
119 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn