intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

10
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh "Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam" được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng, cụ thể là Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------o0o--------- LUẬN VĂN THẠC SỸ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh NGUYỄN ĐỨC THAO Hà Nội, 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------o0o--------- LUẬN VĂN THẠC SỸ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 8340101 Học viên: NGUYỄN ĐỨC THAO Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ THANH HOA Hà Nội, 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Với danh dự cá nhân, tác giả cam kết bằng rằng nghiên cứu này là sản phẩm nghiên cứu của cá nhân tác giả, đảm bảo sự trung thực về học thuật, dưới sự hướng dẫn về khoa học của TS. Nguyễn Thị Thanh Hoa. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2023 Tác giả Nguyễn Đức Thao
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin trân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa sau Đại học, Khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Ngoại Thương đã hỗ trợ và tạo điều kiện tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường. Tác giả vô cùng biết ơn sự tận tình, chu đáo trong giảng dạy của các thầy đã truyền đạt những kiến thức hữu ích cho tác giả và các bạn học trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tác giả chân thành gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Thị Thanh Hoa, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và có những góp ý hữu ích để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp tại doanh nghiệp đã hỗ trợ, và chia sẻ với tác giả trong khoảng thời gian theo học chương trình thạc sĩ. Tác giả cũng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ chân thành của các bạn học viên cùng lớp. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn. Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2023 Tác giả Nguyễn Đức Thao
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU ................................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .....................................................................3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................7 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................8 6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ ......................................9 1.1. Tổng quan về chuyển đổi số ..........................................................................9 1.1.1. Khái niệm về chuyển đổi số .....................................................................9 1.1.2. Đặc điểm của chuyển đổi số trong doanh nghiệp...................................10 1.1.3. Lợi ích của chuyển đổi số với doanh nghiệp ..........................................11 1.1.4. Bốn hình thức của chuyển đổi số với doanh nghiệp ..............................13 1.1.5. Các cấp độ chuyển đổi số của doanh nghiệp ..........................................16 1.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số thành công của doanh nghiệp ..........................................................................................................................18 1.2. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại ......................................................21 1.2.1. Các loại hình ngân hàng .........................................................................21 1.2.2. Các hình thức ngân hàng hiện nay .........................................................23 1.3. Tổng quan về chuyển đổi số Ngân hàng Thương mại ..............................24
  6. iv 1.3.1. Định nghĩa chuyển đổi số ngành ngân hàng ..........................................24 1.3.2. Các mô hình Digital Banking .................................................................25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM ...........................32 2.1. Giới thiệu chung về các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam ...............................................................................................................................32 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển ..............................................................32 2.1.2. Quy mô, mô hình tổ chức .......................................................................37 2.1.3. Sản phẩm, dịch vụ ..................................................................................45 2.2. Thực trạng chuyển đổi số của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam ..............................................................................................................45 2.2.1.Thực trạng chung về chuyển đổi số ở các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam................................................................................................45 2.2.2.Thực trạng chuyển đổi số ở 5 Ngân hàng Thương mại uy tín năm 2022 48 2.2.3.Thực trạng phát triển Digital Banking ....................................................61 2.2.4.Thực trạng quản lý an toàn thông tin và rủi ro và khi chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam ...............................................64 2.3. Đánh giá kết quả hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam..................................................................................68 2.3.1. Thành tựu trong chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam .....................................................................................................68 2.3.2. Khó khăn, thách thức về chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam ......................................................................................70 2.3.3. Tiềm năng chuyển đổi số trong giai đoạn tới .........................................71
  7. v CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM ...73 3.1. Các xu hướng chuyển đổi số .......................................................................73 3.2. Những định hướng chuyển đổi số của Chính phủ và các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam ...................................................................76 3.2.1. Kiến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ......................................76 3.2.2. Định hướng của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam ....77 3.3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam ...................................................................79 3.3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với chuyển đổi số .........79 3.3.2. Nâng cao chất lượng hạ tầng công nghệ đáp ứng chuyển đổi số ...........80 3.3.3. Tạo sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ .............................................81 KẾT LUẬN ..............................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................84 PHỤ LỤC .................................................................................................................89
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt Nghĩa Tiếng Anh Tiếng Anh 1 AI Trí tuệ nhân tạo Artificial Intelligence Application Programming 2 API Giao diện lập trình ứng dụng Interface 3 Fintech Công nghệ tài chính Financial Technology 4 ML Học máy Machine Learning Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Ho Chi Minh City Stock 5 HoSE Hồ Chí Minh Exchange Tiếng Việt 1 CĐS Chuyển đổi số 2 CK Chứng khoán 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 BCTC Báo cáo tài chính 5 KT-XH Kinh tế, xã hội 6 NH Ngân hàng 7 NHNN Ngân hàng Nhà nước 8 NHTM Ngân hàng Thương mại 9 NH-TMCP Ngân hàng Thương mại cổ phần
  9. vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU Danh mục bảng biểu Bảng 1.1: Danh sách các NH-TMCP trong nước (đến 31/03/2023) .........................22 Bảng 1.2: Sự khác nhau giữa Ngân hàng truyền thống và Ngân hàng số .................28 Bảng 1.3: So sánh giữa ngân hàng kiểu mới và ngân hàng thách thức .....................31 Bảng 2.1: Thông tin niêm yết của các ngân hàng .....................................................37 Bảng 2.2: Số liệu giao dịch trên hệ thống điện tử liên NH .......................................46 Bảng 2.3: Thống kê giao dịch thanh toán nội địa qua Mobile banking & Internet banking, năm 2021 ....................................................................................................46 Bảng 2.4: Thống kê giao dịch thanh toán nội địa qua Mobile banking & Internet banking, năm 2022 ....................................................................................................47 Bảng 2.5: Những rủi ro trọng yếu đối với ngành ngân hàng trong 5 năm tới ...........64 Danh mục hình Hình 1.1: Các giai đoạn của CĐS .............................................................................16 Hình 1.2: Tỷ lệ chuyển đổi số thành công, theo cấu trúc được thực hiện khi chuyển đổi số bắt đầu ............................................................................................................20 Hình 1.3: Các mô hình Ngân hàng số, Ngân hàng truyền thống ..............................27 Hình 2.1: Mô hình tổ chức điển hình của ngân hàng thương mại ............................39 Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của Vietcombank .............................................................40 Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức của Vietinbank .................................................................41 Hình 2.4: Cơ cấu tổ chức của Techcombank ............................................................42 Hình 2.5: Cơ cấu tổ chức của Vietinbank .................................................................44 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1: Quy mô tổng tài sản 5 NHTM đến 31/03/2023 (Nguồn: BCTC các NH) ....38
  10. viii Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ các phản hồi khảo sát của nhân sự 5 NHTM trong tổng số phản hồi. .............................................................................................................................49 Biểu đồ 2.3: Nhận thức của lãnh đạo 5 NHTM về CĐS ...........................................49 Biểu đồ 2.4 : Mức độ am hiểu và sử dụng công nghệ của đội ngũ nhân viên trong công việc. ..................................................................................................................52
  11. ix TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn được viết với mục tiêu nghiên cứu hoạt động CĐS, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy CĐS tại các NHTM tại Việt Nam, nội dung luận văn được bố cục gồm 3 chương: Chương 1, trình bày cơ sở lý luận về CĐS trong doanh nghiệp để làm cơ sở cho nghiên cứu. Nội dung chương này, đề cập đến khái niệm, đặc điểm, vài trò, các loại hình, những yếu tố tác động đến CĐS của doanh nghiệp. Sau đó, tác giả trình bày cơ sở lý luận về các loại hình ngân hàng, các nhóm chức năng nhiệm vụ và các hình thức ngân hàng hiện nay. Chương 2, phân tích thực trạng hoạt động CĐS tại các NHTM niêm yết. Trong đó, ngoài nêu lên thực trạng CĐS nói chung tại các NHTM niêm yết tại Việt Nam, luận văn còn đi vào thực trạng phát triển Ngân hàng số, các yếu tố ảnh hưởng đến CĐS như việc quản lý rủi ro và đảm bảo an toàn thông tin tại các ngân hàng này. Chương 3, tác giả đề xuất, kiến nghị nhằm hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động CĐS tại các NHTM, cụ thể như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao hạ tầng công nghệ, tạo sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra tác giả còn đưa ra đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, NHNH về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách, xây dựng hạ tầng, đảm bảo an toàn thông tin, làm nền tảng để các NHTM thực hiện CĐS một cách toàn diện, hiệu quả.
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là công nghệ 4.0 ngày càng phổ biến, với đặc trưng là việc áp dụng công nghệ 4.0 vào nhiều lĩnh vực của KT-XH đã đem thay đổi thế giới theo hướng tự động hóa và hiện đại hóa với tốc độ rất nhanh. Công nghệ 4.0 được ứng dụng bao trùm lên mọi mặt KT-XH của mỗi quốc gia, những tiến bộ của công nghệ dẫn đến sự số hóa mọi mặt của KT-XH. Cụ thể với CĐS (DX - Digital Transformation) là một thực tiễn tất yếu, việc thực thi CĐS đưa KT-XH phát triển, đem đến cho chúng ta một cuộc sống mới tốt hơn. CĐS đang thay đổi cách mà nền kinh tế vận hành, cách tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, thay đổi cả hạ tầng sản xuất sản phẩm và triển khai dịch vụ. CĐS cũng thay đổi nhận thức và tư duy căn bản về mô hình kinh doanh, mối quan hệ KT-XH mà doanh nghiệp tham gia. CĐS là xu hướng tất yếu có tính thời đại, đó là việc đưa công nghệ số vào các lĩnh vực KT-XH và đời sống. Đối với doanh nghiệp, khi thực hiện CĐS đạt được hiệu quả cao, nó sẽ tác động thay đổi tích cực hoạt động của doanh nghiệp, tối ưu hóa hiệu suất làm việc, tăng hiệu quả tương tác và tạo thêm nhiều giá trị cho khách hàng. CĐS mang đến cơ hội lớn để gia tăng trải nghiệm người dùng, nâng cao năng suất lao động, và sản sinh các mô hình kinh doanh mới. Điều đó cho thấy vai trò và sức mạnh to lớn của CĐS trong cuộc sống xã hội hiện đại, nó tác động đến mọi lĩnh vực, ngành nghề từ công nghiệp tới nông nghiệp, từ thương mại tới dịch vụ. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vào tháng 6 năm 2020, hướng tới xây dựng Chính phủ số, nền Kinh tế số và Xã hội số, qua đó hình thành các doanh nghiệp mạnh về công nghệ của Việt Nam có khả năng hướng đến toàn cầu. Trong những lĩnh vực được đề cập ưu tiên về CĐS, có lĩnh vực ngân hàng, với một số mục tiêu như: - Thiết lập nền tảng tài chính ứng dụng công nghệ số để xây dựng các sản phẩm tài chính ứng dụng số hóa bền vững. Triển khai, ứng dụng công nghệ số một cách toàn diện trong các ngành như hải quan, thuế, ngân hàng, chứng khoán.
  13. 2 - Triển khai hoạt động CĐS với các NHTM, hướng tới hình thành, phát triển nên những ngân hàng số cung cấp đa dạng các kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ theo phương châm đổi mới sáng tạo, ứng dụng các quy trình tự động hóa, tạo điều kiện thuận lợi để các NHTM hợp tác với các công ty Fintech, các trung gian thanh toán trong việc xây dựng hệ sinh thái số cung cấp dịch vụ tài chính, thúc đẩy phổ cập các sản phẩm tài chính với mọi tầng lớp xã hội, đưa các dịch vụ ngân hàng tiếp cận gần hơn với các khách hàng ở vùng sâu, vùng xa, những nơi hiện tại chưa có khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, triển khai các sản phẩm ứng dụng sự đổi mới sáng tạo của công nghệ như thanh toán di động, cho vay ngang hàng. - Hỗ trợ khả năng tiếp cận vốn vay nhờ các giải pháp chấm điểm tín dụng với kho dữ liệu khách hàng và mô hình chấm điểm đáng tin cậy. CĐS hiện tại đã ảnh hưởng tới mọi khía cạnh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, từ thanh toán trực tuyến, đến cho vay qua mạng lưới trên nền tảng số đến đầu tư và giao dịch ngoại hối mang lại nhiều cơ hội mới. CĐS cũng mang đến cơ hội tạo dựng mô hình mới và hình thành lĩnh vực kinh doanh mới, gia tăng trải nghiệm của khách hàng, tăng cường tính linh hoạt cho các ngân hàng, đảm bảo hiệu quả và nâng cao tính bảo mật. Ngân hàng là một trong những lĩnh vực then chốt của một quốc gia, đây sẽ là một trong các lĩnh vực đi đầu trong CĐS, là cơ sở nền tảng cho các ngành nghề, lĩnh vực khác tiến tới công cuộc CĐS. Nhận thức được tầm quan trọng của CĐS trong phát triển kinh tế cũng như ngành ngân hàng, Thống đốc NHNN đã có Quyết định 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021, thành lập Ban chỉ đạo và Tổ công tác CĐS ngành ngân hàng để triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ của ngành ngân hàng về công tác CĐS. Với mục tiêu tổng quát: - Đổi mới toàn diện hoạt động quản lý của NHNN theo hướng hiện đại, trên cơ sở ứng dụng và khai thác hiệu quả các thành tựu của những tiến bộ công nghệ 4.0, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, chỉ số về CĐS của Chính phủ. - Phát triển các mô hình Digital Bank, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng và thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện, phát triển bền vững trên cơ sở thúc đẩy ứng
  14. 3 dụng công nghệ mới, tiên tiến trong quản trị điều hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hướng tự động hóa quy trình, tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ. Ở Việt Nam, các NH-TMCP, là nhóm các ngân hàng có quy mô lớn nhất trong tổng số các tổ chức tín dụng theo công bố của NHNN. Với nhóm ngân hàng này, nắm bắt được xu thế chung, cũng như giá trị mà CĐS mang lại, đã tiên phong trong ứng dụng công nghệ số vào các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng và tiếp cận tư duy CĐS một cách tích cực, bài bản. Tuy nhiên, CĐS là một quá trình đa dạng, không có con đường và hình mẫu chung cho tất cả, việc triển khai là cả quá trình lâu dài, nhiều thách thức. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình CĐS của các ngân hàng, cụ thể là NHTM cổ phần. Xuất phát từ bối cảnh trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam” để nghiên cứu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động CĐS của các tổ chức, doanh nghiệp, cụ thể là các NHTM. Trong đó, cũng có một số nghiên cứu liên quan đến đề tài “Hoạt động Chuyển đổi số tại các Ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam”, có thể kể đến một số nghiên cứu như: “Banks and Banking: Digital Transformation and the Hype of Fintech. Business impacts, new frameworks and managerial implications” (Tạm dịch: Ngân hàng và hoạt động ngân hàng: Chuyển đổi kỹ thuật số và sự cường điệu của Fintech. Tác động kinh doanh, khuôn khổ mới và ý nghĩa quản lý) (Anna Omarini, 2019). Anna Omarini tại Università commerciale Luigi Bocconi, đã nêu ra vấn đề thế giới ngân hàng đang thay đổi vì nhiều lý do. Mặc dù trước đây chỉ là một thực thể kiếm tiền thuần túy, nhưng ngành này đang mở rộng và mở rộng dựa trên bản chất liên kết vốn có của tài chính với cuộc sống hàng ngày của khách hàng. Các quy tắc cơ bản để thành công đã thay đổi cách khách hàng gửi ngân hàng. Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính mới, cụ thể là Fintech, đang vượt ra ngoài các ứng dụng và dịch vụ hướng tới khách hàng để bao gồm tất cả các yếu tố của quy trình sản xuất dịch vụ tài chính. Một thế hệ dịch vụ và khuôn khổ trung gian tài chính mới đang chuyển đổi ngành công nghiệp. Sử
  15. 4 dụng cách tiếp cận liên ngành, ngân hàng và hoạt động ngân hàng: chuyển đổi kỹ thuật số và sự cường điệu của Fintech là một phân tích toàn diện về cách ngân hàng thông thường đang trải qua quá trình chuyển đổi sâu sắc và đáp ứng những thách thức của Fintech và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác. Nó vạch ra tầm quan trọng của việc xem xét các nguyên tắc cơ bản truyền thống của ngân hàng và điều chỉnh chúng phù hợp với thời hiện đại, nơi công nghệ kỹ thuật số đang lan rộng và ngành đang trải qua một sự chuyển đổi sâu sắc. Cùng nghiên cứu về CĐS, đề tài “Research on Digital Transformation Development Strategy of GX Branch of China Construction Bank” (Tạm dịch: Nghiên cứu Chiến lược phát triển chuyển đổi kỹ thuật số của Chi nhánh GX của ngân hàng Xây dựng Trung Quốc) (Guangyu Lu, 2023). Guangyu Lu tại Siam University, Bangkok, Thailand, đã phân tích các vấn đề tồn tại trong quá trình chuyển đổi và phát triển kỹ thuật số từ góc độ của các NHTM, doanh nghiệp thương mại, kinh doanh bán lẻ và quản lý nội bộ từ góc độ tình hình chung và tình trạng phát triển kỹ thuật số. Nguyên nhân chính nằm ở việc chiến lược số thiếu sự khác biệt, nhu cầu kinh doanh và công nghệ số chưa phù hợp, cơ cấu tổ chức khó thích ứng với văn hóa linh hoạt của doanh nghiệp số. Cuối cùng, bài viết đưa ra các biện pháp ứng phó và đề xuất tương ứng từ các khía cạnh xây dựng chiến lược phát triển CĐS khác biệt và nâng cao năng lực vận hành doanh nghiệp. Cũng nghiên cứu về CĐS, đề tài “The Role of Digital Transformation in Increasing the Efficiency of Banks' Performance to Enhance Competitive Advantage” (Tạm dịch: Vai trò của CĐS trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng để nâng cao lợi thế cạnh tranh). Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm tác giả (Abdul Rahman, Mohammed Suleiman Rashwanand, Zainab Abd-Elhafiz, Ahmed Kassem, 2022) công bố bởi Janusz Kacprzyk. Nghiên cứu nhằm xác định vai trò của CĐS trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Palestine, xác định CĐS trong các ngân hàng và vai trò của CĐS trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh và đạt được tình hình tài chính ổn định. Nghiên cứu khuyến nghị các ngân hàng liên tục xem xét các cơ chế chất lượng của dịch vụ số và hành động để cải thiện các dịch vụ
  16. 5 này, sử dụng công nghệ để giám sát chất lượng dịch vụ điện tử, phát triển các mô hình đổi mới và sáng tạo để sử dụng các công nghệ điện tử mới nổi để giám sát hiệu suất, cam kết thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm theo khuôn khổ quản trị và dự đoán các sai lệch trước khi chúng xảy ra và chủ động báo cáo cho ban quản lý hệ thống. Các bộ phận cấp cao và các bộ phận liên quan đến việc sử dụng các công nghệ điện tử mới nổi trong việc giám sát các chỉ số hiệu suất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Với các nhà nghiên cứu tại Việt Nam, các nghiên cứu về hoạt động CĐS trong lĩnh vực NH, có thể kể tới một số nghiên cứu gần đây như là: “The Impact of Digital Transformation on Performance: Evidence from Vietnamese Commercial Banks” (Tạm dịch: Tác động của CĐS đến hiệu quả hoạt động: Bằng chứng từ các NHTM Việt Nam). Trong đó, các tác giả (Trang Doan Do, Ha An Thi, Pham, Eleftherios Ioannis Thalassinos, Anh Hoang Le, 2022) đã phân tích vai trò của CĐS trong việc tạo ra giá trị cho các NHTM đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ lâu. Trong khi nhiều NHTM đã nghiên cứu mạnh mẽ về CĐS, các nhà nghiên cứu và nhà quản lý vẫn gặp nhiều khó khăn khi xem xét sự ảnh hưởng của CĐS đến hiệu quả kinh doanh. Bài viết này nhằm đánh giá tác động của CĐS đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam theo quy mô khác nhau, từ đó đề xuất hàm ý chính sách của CĐS nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng. Kế đến là nghiên cứu của nhóm tác giả (Nguyen Anh Thu, Tran Trieu Quan, Chi Dan, 2023) tại Đại học Giao thông vận tải, cơ sở tp HCM (HCM University of Transport) với đề tài “Impact of digital transformation on financial decision making at Big4 banks in Vietnam” (Tạm dịch: Tác động của CĐS đến việc ra quyết định tài chính tại các ngân hàng Big4 tại Việt Nam). Kết quả nghiên cứu chỉ ra, những lợi thế để Việt Nam thúc đẩy quá trình CĐS trong ngành ngân hàng diễn ra mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng hành lang pháp lý về Mobile Money, Fintech, cho vay ngang hàng, eKYC cần được ban hành sớm hơn, tránh hiện tượng thể chế cũng muộn so với yêu cầu thực tế của cuộc sống; từ đó, tạo điều kiện xây dựng hệ sinh thái hoàn chỉnh cho quá trình CĐS của ngành ngân hàng. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc triển khai CĐS trong ngành ngân hàng. Nghiên cứu tập trung thảo luận các
  17. 6 kết quả thực nghiệm từ các nghiên cứu trước đây liên quan đến chủ đề CĐS trong ngành ngân hàng. Bài viết trình bày tác động của yếu tố sản phẩm đến quá trình CĐS; tác động của yếu tố chiến lược và quản trị đến quá trình CĐS, và cuối cùng là tác động của yếu tố cán bộ đến quá trình CĐS ngành ngân hàng. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, CĐS là điều kiện thiết yếu để nâng cao vị thế cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trên thị trường. Với mong muốn nâng cao chất lượng quá trình CĐS của các NHTM, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quá trình CĐS tại các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, các tác giả (Toan Linh Vu Le, 2021) công tác tại Đại học Văn Lang, Khanh Duy Pham - Đại học Kinh tế Tp HCM với đề tài “The ICT Impact on Bank Performance: The Case of Vietnam” (Tạm dịch: Tác động của Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT) đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng: Trường hợp của Việt Nam). Các tác giả này đã nghiên cứu, điều tra tác động của sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng trong một thị trường cận biên. Trong giai đoạn từ 2009 đến 2020, bằng chứng thực nghiệm dựa trên dữ liệu bảng cân bằng của 39 ngân hàng tại Việt Nam. Kết quả cho thấy khả năng sinh lời của ngân hàng và chỉ số ICT có mối quan hệ đồng biến đáng kể. Tác động có lợi này được minh chứng cụ thể trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của ngân hàng. Do đó, tác động có lợi đối với lợi tức đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT vượt qua chi phí cài đặt ban đầu. Các phát hiện cho thấy rằng những tiến bộ của ICT giúp các ngân hàng hoạt động tốt hơn khi chuyển đổi từ hệ thống truyền thống sang kỹ thuật số. Các nghiên cứu trước đây đi vào nghiên cứu về ảnh hưởng đến CĐS đến hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Còn trong nghiên cứu của tác giả với đề tài “Hoạt động chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam” tác giả đi vào các tiêu chí về các hoạt động chuyển đổi số dựa theo các tiêu chí của McKinsey đưa ra để nghiên cứu về tình hình hoạt động CĐS trong các NHTM niêm yết tại Việt Nam, các tiêu chí bao gồm: Các nhà lãnh đạo am hiểu chuyển đổi số, Xây dựng năng lực cho nhân sự trong tương lai, Trao quyền cho mọi người làm việc theo những cách mới, Cung cấp các công cụ hàng ngày để nâng cấp kỹ thuật số, Giao tiếp thường xuyên kết hợp cả hình thức truyền thống và ứng dụng công nghệ mới.
  18. 7 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận về CĐS, mô hình CĐS trong ngành ngân hàng. - Đánh giá xu hướng và lợi ích của CĐS trong ngành ngân hàng. - Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích các yếu tố theo đề xuất của McKinsey với top 5 NHTM niêm yết trong top 10 NHTM Việt Nam uy tín năm 2022 về hoạt động CĐS trong thời gian từ 2018 đến 2022 và chiến lược, định hướng trong thời gian tới dựa trên lý luận về mô hình CĐS của ngành ngân hàng. - Từ đó, đề xuất giải pháp, đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện quá trình CĐS tại các NHTM Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn này nghiên cứu về hoạt động CĐS tại các NHTM niêm yết tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung: luận văn tập trung vào phân tích lý thuyết, mô hình CĐS của các NHTM niêm yết và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động CĐS tại các ngân hàng này. Không gian: Theo “Danh sách các Ngân hàng thương mại cổ phần trong nước” được NHNN Việt Nam công bố đến 31/03/2023, Việt Nam có 31 NH-TMCP trong nước. Trong đó, có 17 ngân hàng niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HoSE), 2 ngân hàng niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), 8 ngân hàng niêm yết tại Thị trường của những công ty đại chúng chưa niêm yết (UpCOM). Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả chỉ tập trung vào top 5 NHTM tại Việt Nam theo danh sách công bố chính thức “Top 10 NHTM Việt Nam uy tín năm 2022” của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), cả 5 ngân hàng này đếu niêm yết tại sàn HoSE. Danh sách 5 ngân hàng đó bao gồm: - NH-TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank, Mã CK: VCB. - NH-TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Mã CK: CTG. - NH-TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Mã CK: TCB. - NH-TMCP Quân đội (MBBank), Mã CK: MBB. - NH-TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank), Mã CK: VPB.
  19. 8 Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động CĐS tại các NHTM niêm yết tại Việt Nam. - Thời gian: Khoảng thời gian nghiên cứu của luận văn nghiên cứu lý luận về CĐS cũng nhưng mô hình CĐS ở các NHTM niêm yết tại Việt Nam từ năm 2018 đến 2022 và đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động CĐS. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm tổng hợp các nhân tố của lý thuyết CĐS trong lĩnh vực ngân hàng, cụ thể là các NHTM niêm yết tại Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu định tính, xác định mô hình CĐS phổ biến ở các NHTM niêm yết tại Việt Nam. Cụ thể, trong phương pháp nghiên cứu tác giả sẽ sử dụng: - Phương pháp thu thập và phân tích thông tin từ các cơ quan chức năng trong nước, từ một số tổ chức uy tín trên thế giới về CĐS tại các tổ chức, đặc biệt trong lĩnh vực NH. - Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn triển khai của các NHTM tại Việt Nam. Đánh giá về những thay đổi trong các văn bản chính sách, pháp luật của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2022 đối chiếu với thực trạng, chất lượng, hiệu quả của hoạt động CĐS tại các NHTM. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về Chuyển đổi số. Chương 2: Thực trạng hoạt động Chuyển đổi số tại các Ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp cải thiện hoạt động Chuyển đổi số tại các Ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam.
  20. 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ 1.1. Tổng quan về chuyển đổi số 1.1.1. Khái niệm về chuyển đổi số Chúng ta đều đã từng ít nhất một lần nghe đến cụm từ “Chuyển đổi số” và biết đều nhiều lợi ích mà nó đem lại cho nền kinh tế nước ta nói chung và doanh nghiệp nói riêng. CĐS là khái niệm được bàn luận nhiều từ khi những công nghệ 4.0 trở nên phổ biến, và có tính ứng dụng cao. Khoảng năm 2015, trên thế giới cụm từ “Chuyển đổi số” (DX - Digital Transformation) được nhắc tới nhiều, và trở nên phổ biến từ năm 2017. Ở Việt Nam, CĐS bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2018, khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia” vào ngày 03/6/2020. Định nghĩa về CĐS, ở mỗi thời kỳ được nhìn nhận theo các cách khác nhau, nên có nhiều khái niệm khác nhau. Đa phần các tác giả đưa ra quan điểm về CĐS đối với doanh nghiệp đều có quan điểm chung là việc ứng dụng các công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin vào tối ưu nguồn lực, quy trình trong doanh nghiệp để đáp ứng tốt hơn với nhu cầu khách hàng là hoạt động CĐS. Theo Stolterman and Fors (2004), CĐS được hiểu là việc sử dụng công nghệ để cải thiện triệt để hiệu suất hoặc phạm vi tiếp cận của doanh nghiệp. Còn Mark P. Donald and Andy Rowsell-Jones (2012) cho rằng CĐS là doanh nghiệp của bạn có thể sử dụng công nghệ để tạo lợi thế bằng cách giảm chi phí, tự động hóa các quy trình hiện có hoặc biến các mô hình kinh doanh hiện tại thành các kênh ngân hàng số. Nhưng với bất kỳ khía cạnh nào thì việc đó ngày càng trở nên khó khăn hơn theo thời gian. Làm thế nào các doanh nghiệp có thể tạo ra một lợi thế mới và duy trì nó với CĐS, khi việc tối ưu các chiến lược hiện tại của họ mang lại ngày càng ít kết quả. Cũng theo quan điểm này, Fitzgerald (2013) định nghĩa CĐS trong doanh nghiệp là phương thức kinh doanh mới bằng cách tận dụng các công nghệ số như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, điện toán di động, điện toán xã hội và phân tích dẫn đến những cải thiện đáng kể về hiệu quả hoạt động và trải nghiệm của khách hàng. Vì các hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng đến môi trường, KT-XH, nên CĐS tác động đến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1