Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội
lượt xem 0
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài Tăng cường công tác quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội là đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung của luận văn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận văn Tạ Minh Hà i
- LỜI CÁM ƠN Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại trường Đại học Thủy lợi. Có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới đến trường Đại học Thủy lợi, phòng đào tạo sau đại học, đặc biệt là PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài "Tăng cường công tác quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội" Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo trường đại học Thủy lợi đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành kinh tế cho bản thân tác giả trong nhưng năm tháng qua. Xin gửi tới Sở Xây dựng Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu ngoại nghiệp cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài tốt nghiệp. Một lần nữa, Tác giả xin trân trọng cám ơn các thầy, cô và các cán bộ tại phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học đóng góp ý kiến cho việc soạn thảo tài liệu Hướng dẫn trình bày Luận văn thạc sĩ này. ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ix PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI................... 5 1.1 Khái niệm, vai trò nhà ở xã hội .............................................................................5 1.1.1 Khái niệm về nhà ở xã hội .............................................................................5 1.1.2 Vai trò của đầu tư nhà ở xã hội ......................................................................6 1.1.3 Các bước của quá trình đầu tư dự án nhà ở xã hội ........................................8 1.2 Cơ sở lý luận về công tác quản lý Ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội .........................................................................................................................10 1.2.1 Khái niệm về vốn ngân sách Nhà nước .......................................................10 1.2.2 Vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội ...........................11 1.2.3 Nội dung quản lý vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội.........12 1.3 Yêu cầu quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội ..............................................................................................................................17 1.3.1 Phải đảm bảo quy hoạch đầu tư và thực hiện quản lý quá trình đầu tư, quản lý dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước .................................................................17 1.3.2 Đánh giá đúng vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước, để từ đó có sự đánh giá toàn diện khách quan .............................18 1.3.3 Yêu cầu về trách nhiệm của các cơ quan quản lý vốn đầu tư ......................18 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội ...............................................................................................19 1.4.1 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội .....................................................................19 1.4.2 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội ..........................................................................................21 iii
- 1.5 Các tiêu chí đánh giá việc quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội ..................................................................................................... 22 1.5.1 Việc lập kế hoạch ngân sách nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội đảm bảo phù hợp mục tiêu, phát triển kinh tế- xã hội và tình hình thực tế, nhu cầu trong xã hội ........................................................................................................... 22 1.5.2 Việc phân bổ, cấp phát ngân sách nhà nước đúng mục đích, đối tượng là tiêu chí quan trọng trong đánh giá hiệu quả công tác quản lý nguồn vốn ngân sách ....................................................................................................................... 23 1.5.3 Việc thanh, quyết toán vốn đầu tư các dự án nhà ở xã hội sử dụng vốn ngân sách nhà nước đảm bảo đúng việc sử dụng nguồn vốn đầu tư đúng mục đích, đúng quy định ....................................................................................................... 23 1.5.4 Công tác kiểm tra, giám sát nguồn vốn ngân sách nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội đảm bảo chặt chẽ, chuẩn xác, kịp thời, thống nhất và minh bạch .......... 24 1.6 Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội ..................................................................................................... 24 1.6.1 Thực trạng công tác quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội tại một số tỉnh thành phố ở nước ta............................................. 24 1.6.2 Kinh nghiệm tại một số nước đầu tư các dự án nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngân sách .............................................................................................................. 27 1.7 Các công trình khoa học công bố có liên quan đến đề tài .................................. 30 Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................................................ 33 2.1 Khái quát về dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội ...................... 33 2.1.1 Thông tin chung về Thành phố Hà Nội ....................................................... 33 2.1.2 Đặc điểm các dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội ............................................... 35 2.1.3 Thực trạng đầu tư phát triển các dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội ................. 36 2.2 Thực trạng quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội ........................................................................... 42 iv
- 2.2.1 Việc sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội ......................................................................42 2.2.2 Quy trình lập kế hoạch, phân bổ và kiểm tra, giám sát vốn ngân sách nhà nước đầu tư đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội .......46 2.2.3 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội .......................................53 2.3 Những kết quả đạt được và tồn tại ......................................................................57 2.3.1 Những kết quả đạt được ...............................................................................57 2.3.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân ......................................................62 Kết luận Chương 2.........................................................................................................68 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................................................................70 3.1 Phương hướng, mục tiêu quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2025 .....................70 3.1.1 Định hướng phát triển các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2025 .................................................................................................70 3.1.2 Định hướng quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2025 ............................72 3.2 Những thuận lợi và thách thức trong công tác quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội ......................74 3.2.1 Những thuận lợi trong công tác quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội .................................74 3.2.2 Những thách thức trong công tác quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội ...........................75 3.3 Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội ......................77 3.3.1 Rà soát, lập, quản lý quy hoạch, giải phóng mặt bằng để chuẩn bị quỹ đất phát triển nhà ở xã hội ..........................................................................................77 v
- 3.3.2 Tăng cường cải cách hành chính, chống tiêu cực, phiền hà ở các cơ quan nhà nước liên quan đến quá trình đầu tư các dự án nhà ở xã hội để tận thu được những lợi thế từ các dự án nhà ở xã hội ............................................................... 80 3.3.3 Tăng cường các nguồn lực, tạo cơ chế hấp dẫn để nhiều nguồn vốn tham gia đầu tư các dự án nhà ở xã hội ......................................................................... 87 3.3.4 Đổi mới, xây dựng cơ chế, phân cấp quản lý vốn để sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư các dự án nhà ở xã hội hiệu quả, chất lượng ............ 89 3.3.5 Tập trung cho công tác điều tra thống kê để có các số liệu cập nhật chính xác, kịp thời .......................................................................................................... 91 3.3.6 Đào tạo để nâng cao năng lực trình độ, tuân thủ pháp luật của chủ đầu tư khi thực hiện các dự án nhà ở xã hội .................................................................... 93 Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 100 PHỤ LỤC 1 DANH MỤC CÁC DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TỪ NĂM 2011-2016 .......................................................................................... 102 PHỤ LỤC 2: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ............................................................................................................................................. 109 vi
- DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1- Các bước của quá trình đầu tư dự án nhà ở xã hội- Nguồn Sở Xây dựng .........9 Hình 2: nhà ở xã hội tại Trung Quốc .............................................................................28 Hình 3: nhà ở xã hội Hàn Quốc .....................................................................................29 Hình 4: Biểu đồ dân số thành thị và nông thôn qua 3 năm tại Hà Nội (đơn vị: triệu người)- Nguồn Tổng cục Thống kê ............................................................................... 33 Hình 5: Biểu đồ chỉ số giá nhà ở/thu nhập của một số khu vực- Nguồn [25] ............... 34 Hình 6: Biểu đồ thực hiện kế hoạch NƠXH 2011-2015- Theo báo cáo của Sở Xây dựng HN ........................................................................................................................ 41 Hình 7: nhà ở xã hội tại Hà Nội.....................................................................................42 Hình 8: Biểu đồ giải ngân cho vay qua các năm ...........................................................44 Hình 9: Đời sống ở “khu ổ chuột” của Hà Nội .............................................................59 vii
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Bảng so sánh các chỉ tiêu Kế hoạch nhà ở xã hội- Nguồn Sở Xây dựng Hà Nội ....................................................................................................................................... 40 Bảng 2: Bảng giải ngân cho vay từ năm 2013-2016 đối với các doanh nghiệp và cá nhân ............................................................................................................................... 45 Bảng 3: Kết quả cho vay hỗ trợ các khách hàng NƠXH trên địa bàn Thành phố qua các năm-Nguồn báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội ......................... 54 viii
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KĐT Khu đô thị NƠXH Nhà ở xã hội NSNN Ngân sách Nhà nước NVNS Nguồn vốn ngân sách UBND Ủy ban Nhân dân KT-XH Kinh tế- xã hội VĐT Vốn đầu tư BĐS Bất động sản NHNN Ngân hàng Nhà nước KCN Khu Công nghiệp ix
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhà ở là nhu cầu cơ bản của con người, thế nhưng không phải ai cũng có thể tìm được nhà ở trên thị trường nếu không đủ khả năng chi trả. Vì vậy các nước, kể cả những nước phát triển nhất, đều phải có chính sách nhà ở phi thị trường, nước ta gọi là nhà ở xã hội, để giúp đỡ những người này có được nơi ở phù hợp, đồng thời tạo điều kiện cho thị trường cung ứng đủ “loại nhà ở phổ cập”, nước ta gọi là nhà ở bình dân, với giá cả phù hợp khả năng chi trả của tầng lớp thu nhập trung bình chiếm đa số dân. Ở Việt Nam, vấn đề nhà ở là một trong những lĩnh vực được Đảng và Nhà nước quan tâm. Thực hiện các Nghị quyết của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, mức độ tăng trưởng kinh tế của nước ta ngày càng đạt những kết quả đáng khích lệ. Trong lĩnh vực nhà ở, đặc biệt là nhà ở tại đô thị cũng có thay đổi tích cực mà chuyển biến cơ bản nhất là việc xoá bỏ chế độ bao cấp về nhà ở, chuyển sang cơ chế tạo điều kiện nhằm huy động mọi tiềm năng của nhân dân để duy trì và phát triển nhà ở. Hà Nội là một thành phố đông dân và sự gia tăng dân số ở Hà Nội vẫn ở mức cao, tỷ lệ người thu nhập thấp chiếm tới 40%. Vậy vấn đề đặt ra là với tỷ lệ người thu nhập thấp như vậy thì chúng ta nên có biện pháp nào để có thể hỗ trợ, giúp họ có được chỗ ở ổn định và tạo được một cảnh quan văn minh sạch sẽ hơn nếu có thể loại trừ được các nhà “ổ chuột”, những khu chung cư quá ọp ẹp. Trong các năm qua, nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) đã được ưu tiên đáng kể cho các dự án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn cả nước chung và thủ đô Hà Nội nói riêng. Nhiều Dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội đã được đầu tư triển khai nhờ một phần hỗ trợ của nguồn vốn ngân sách như: Hưng Thịnh Kiến Hưng- Hà Đông, Khu đô thị Việt Hưng- Long Biên, Bộ Tư Lệnh Tăng thiết giáp-Mỹ Đình.... đã đáp ứng một phần nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp tại Hà Nội. Bên cạnh những kết quả đạt được của việc sử dụng vốn NSNN cho phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội, còn có những tồn đọng và hạn chế như: đầu tư manh mún, giải ngân chưa đúng đối tượng...dẫn đến kém hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. 1
- Điều này dẫn tới các dự án đầu tư cho phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội bị thiếu vốn, tiến độ dự án kéo dài, không bàn giao được nhà đúng thời hạn cho người mua nhà. Từ những tồn tại trên, vấn đề tăng cường công tác quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội trở nên quan trọng. Do đó, học viên chọn đề tài " tăng cường công tác quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội " để làm luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp điều tra, khảo sát Phương pháp thống kê Phương pháp hệ thống hóa Phương pháp phân tích so sánh Phương pháp phân tích tổng hợp 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn NSNN đối với các dự án nhà ở xã hội. • Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn vốn NSNN đối với các dự án nhà ở xã hội giai đoạn 2014 – 2016. 2
- Đề ra các giải pháp tăng cường quản lý công tác này cho đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài • Ý nghĩa khoa học Những kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu các vấn đề liên quan tới quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước. • Ý nghĩa thực tiễn Những kết quả nghiên cứu là những tham khảo hữu ích có giá trị gợi mở trong công tác quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. 6. Kết quả dự kiến đạt được Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3
- 7. Nội dung của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, gồm 3 nội dung chính sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 1.1 Khái niệm, vai trò nhà ở xã hội 1.1.1 Khái niệm về nhà ở xã hội Hiện nay, nhà ở xã hội có nhiều cách hiểu khác nhau: Theo Bách khoa toàn thư, có thể hiểu nhà ở xã hội là loại hình nhà ở do Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng dành cho các đối tượng có thu nhập thấp sinh sống trên một địa phương nhất định có nhu cầu thuê, mua hoặc thuê mua. Theo quy định tại Điều 49 Luật nhà ở năm 2014 Nhà ở xã hội là loại nhà ở dành cho một số đối tượng đặc biệt được mua, thuê và thuê mua được như sau: Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn; Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này; Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập; Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở. Nhìn chung, những đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải là những người có thu nhập thấp và đáp ứng các điều kiện như: chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức 5
- diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định; Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội…. 1.1.2 Vai trò của đầu tư nhà ở xã hội 1.1.2.1 Nhà ở xã hội góp phần đảm bảo chính sách an ninh xã hội Cùng với quá trình đô thị hóa nhanh chóng, bên cạnh những khu vực đô thị đã được chỉnh trang, thì vẫn đang tồn tại rất nhiều khu nhà ở cũ, khu dân cư và "làng xóm trong đô thị" cũng đang bị xuống cấp, chất lượng kém, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội bị quá tải, không đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn và môi trường sống của nhân dân (nhà ở bị xuống cấp, đường xá chật chội, thiếu cây xanh, khu vui chơi giải trí…). Phần lớn các gia đình có khó khăn về nhà ở có diện tích nhà ở chật chội, nhiều thế hệ cùng sinh sống, bình quân diện tích rất thấp chỉ đạt khoảng 2-5m2/người. Nhiều khu nhà ở được xây dựng từ thời bao cấp đã bị hư hỏng, xuống cấp, lại không có kinh phí để bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên. Một bộ phận khác đã được phân phối nhà ở trong những thập niên 70, 80 nhưng không có khả năng về tài chính nên không thể cải tạo, xây dựng lại, phải sống tại các căn hộ đã xuống cấp thiếu các tiện nghi cơ bản. Với tốc độ đô thị hóa và phát triển nền kinh tế thị trường, một bộ phận dân cư thu nhập thấp sẽ bị nghèo đi tương đối so với tốc độ phát triển kinh tế, do vậy tỷ lệ này trong tương lai vẫn rất khó khăn để cải thiện được nhà ở cho mình, thậm chí còn nghèo đi do tốc độ lạm phát cao. Thực trạng trên gây nhiều sức ép cho cơ quan quản lý Nhà nước. Sau 30 năm thực hiện đường lối "Đổi mới", đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của đại bộ phận nhân dân trong cả nước, từ nông thôn đến thành thị đã được cải thiện rõ rệt, trong đó có lĩnh vực nhà ở. Diện tích nhà ở bình quân toàn quốc tính theo đầu người tăng từ 9,7m2 sàn/người (năm 1999) lên 16,7m2sàn/người (năm 2009) và tăng lên 22m2 sàn/người vào cuối năm 2015, trong đó tại đô thị đạt 26m2/người, nông thôn đạt 20,0m2/người. Chất lượng nhà ở cũng đã được cải thiện, nhiều khu đô thị mới, khu nhà ở với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ đã được xây dựng, góp phần hình thành và nâng cấp hệ thống đô thị, tạo động lực phát triển kinh tế, là hạt nhân thúc đẩy chuyển 6
- dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi địa phương, mỗi vùng và cũng như phạm vi cả nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 1.1.2.2 Các dự án nhà ở xã hội đóng góp một phần tích cực cho việc kich cầu đầu tư Theo quy định tại điều 58,59 của Luật Nhà ở năm 2014 [3], chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội được hưởng các ưu đãi sau: Được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê; Được miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế; Được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam; Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội; Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất công nghiệp, dịch vụ tự mua nhà ở hoặc thuê nhà ở để bố trí cho người lao động của doanh nghiệp mình ở mà không thu tiền thuê nhà hoặc có thu tiền thuê nhà với giá thuê không vượt quá giá thuê nhà ở xã hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành thì chi phí mua nhà ở hoặc thuê nhà ở được tính là chi phí hợp lý trong giá thành sản xuất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp; Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất công nghiệp, dịch vụ tự đầu tư xây dựng nhà ở để bố trí cho người lao động của doanh nghiệp mình ở mà không thu tiền thuê nhà hoặc có thu tiền thuê nhà với giá thuê không vượt quá giá thuê nhà ở xã hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, doanh nghiệp này còn được tính chi phí xây dựng nhà ở vào giá thành sản xuất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Chính sự ưu đãi trên của Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội đã góp phần tích cực trong việc thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, cung cấp cho thị trường một quỹ nhà ở phục vụ cho các đối tượng thu nhập thấp. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, các dự án nhà ở thương mại với giá nhà ở cao, đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Việc xây dựng nhà ở xã hội với mức giá vừa phải, phù hợp với thu nhập của đa số người lao động trong xã hội sẽ là nguồn cầu lớn thu hút nhiều các nhà đầu tư tại phân khúc nhà ở này. Bộ Xây dựng cho rằng nếu như thực hiện xây dựng 500.000 m2 thì sẽ tiêu thụ khoảng 120.000 tấn xi măng, 30.000 tấn thép và nhiều vật liêu xây dựng khác. Đặc biệt, sẽ giải 7
- quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong ngành xây dựng và các ngành nghề có liên quan. 1.1.2.3 Góp phần bình ổn thị trường bất động sản Trước đây, các nhà đầu tư bất động sản chỉ chú trọng tới việc đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phục vụ cho các đối tượng thu nhập cao, gây ra sự thiếu hụt về nguồn cung nhà ở. Vài năm trở lại đây, khi Nhà nước chú trọng phát triển các dự án nhà ở xã hội, nguồn cung nhà ở cho thị trường bất động sản ngày một nhiều và phong phú, giảm bớt cơn khát về nhu cầu nhà ở trên thị trường. Sự phong phú về sản phẩm có tác động tích cực làm giảm những cơn sốt giá, có thêm nhiều lựa chọn cho các đối tượng mua bán sẽ giúp tính cạnh tranh trên thị trường lành mạnh hơn, phá vỡ thế độc quyền của một số phân khúc thị trường nhà ở thương mại. Từng bước đưa giá cả trên thị trường về đúng thực chất của nó. Đồng thời, việc xây dựng nhà ở xã hội đã đáp ứng được một phần nhu cầu về nhà ở của đại bộ phận người dân có thu nhập thấp trong xã hội (chiếm tỷ lệ 80%) mà trước đây nhà ở chỉ dành cho những đối tượng có thu nhập cao. 1.1.3 Các bước của quá trình đầu tư dự án nhà ở xã hội Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bao gồm nhiều giai đoạn riêng biệt, nhưng gắn kết chặt chẽ với nhau, đan xen nhau theo một tiến trình lôgic. Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng nói chung và xây dựng nhà ở xã hội nói riêng phân thành ba giai đoạn (quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014) [8] cụ thể: • Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án; • Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây 8
- dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác; • Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng. Hình 1- Các bước của quá trình đầu tư dự án nhà ở xã hội- Nguồn Sở Xây dựng Qua sơ đồ ta nhận thấy: bước trước là cơ sở để thực hiện bước sau, giai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn sau nhưng tùy vào quy mô dự án mà một vài bước có thể gộp vào nhau như ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đối với dự án vừa và nhỏ thì có thể không cần phải có bước nghiên cứu nghiên cứu dự án tiền khả thi mà xây dựng luôn dự án khả thi. Sau khi hoàn thành bước (hay giai đoạn) trước cần phải kiểm tra và đánh giá đủ các khía cạnh về kinh tế, tài chính, kỹ thuật của bước đó, khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, 9
- quy định của bước đó (hay giai đoạn đó) và phải được thẩm định của cấp có có thẩm quyền thì mới tiếp tục thực hiện các bước (giai đoạn) tiếp theo. 1.2 Cơ sở lý luận về công tác quản lý Ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội 1.2.1 Khái niệm về vốn ngân sách Nhà nước • Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam thì từ “vốn” được sử dụng với nhiều nghĩa khác nhau. Trước hết, vốn được xem là toàn bộ những yếu tố được sử dụng vào việc sản xuất ra các của cải; Vốn tạo nên sự đóng góp quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Có các hình thái vốn: Vốn hiện vật (máy móc, nguyên nhiên vật liệu…), vốn bằng tiền, vốn tài nguyên thiên nhiên, vốn con người. Vốn kỹ thuật hay vốn vật chất là toàn bộ tài sản sản xuất, tài sản thiết bị cho phép tăng thêm sức sản xuất của lao động. Vốn kỹ thuật còn là nguyên liệu và sản phẩm dở dang mà lao động tác động vào như là hoạt động chuyển hóa. Bất kể là nhà tư bản, tiểu chủ hay doanh nghiệp nhà nước đều phải kinh doanh vốn đem lại lợi nhuận, bảo toàn và tích lũy vốn. • Vốn nhà nước bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất (quy định tại khoản 44 Điều 4 Luật đấu thầu 2013). • Vốn ngân sách nhà nước:[1] “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” (khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015). 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương nghiên cứu đề tài Luận văn Thạc sĩ: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của tỉnh Nghệ An
42 p | 758 | 176
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn của quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng
26 p | 261 | 75
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 309 | 39
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Tăng cường chất lượng ảnh vân tay cho kỹ thuật in
16 p | 140 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu
100 p | 22 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường huy động tiền gửi từ dân cư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Sở giao dịch 1
5 p | 25 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
100 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý đầu tư công tại thành phố Lạng Sơn
101 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
99 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý thông tin đối ngoại của Sở Ngoại vụ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
91 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ: Một số giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội huyện Mai Sơn
99 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần mía đường Sơn La
101 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
90 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác thu nợ đọng bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
90 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Khánh Hòa
97 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
113 p | 2 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản trị nhân lực của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cường Việt
109 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Lạng sơn
119 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn