BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG<br />
.................................................<br />
<br />
Đỗ Thị Hiền<br />
<br />
MỘT SỐ DẠNG PHƯƠNG TRÌNH<br />
LƯỢNG GIÁC VÀ CÁCH GIẢI<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TOÁN VÀ THỐNG KÊ<br />
<br />
Hà Nội - 2016<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG<br />
.................................................<br />
<br />
Đỗ Thị Hiền - C00230<br />
<br />
MỘT SỐ DẠNG PHƯƠNG TRÌNH<br />
LƯỢNG GIÁC VÀ CÁCH GIẢI<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TOÁN VÀ THỐNG KÊ<br />
CHUYÊN NGÀNH: PHƯƠNG PHÁP TOÁN SƠ CẤP<br />
MÃ SỐ: 60460113<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
TS. Lê Thị Hà<br />
<br />
Hà Nội - 2016<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
CHƯƠNG 1. KIẾN THỨC CHUẨN BỊ ................................................ 04 <br />
.<br />
1.1<br />
<br />
Các hàm số lượng giác .................................................................. 04 <br />
<br />
1.1.1<br />
<br />
Định nghĩa các hàm số lượng giác ................................................. 04 <br />
<br />
1.1.2<br />
<br />
Tính chất các hàm số lượng giác ................................................... 05 <br />
.<br />
<br />
1.1.3<br />
<br />
Dấu các hàm số lượng giác ............................................................ 08 <br />
<br />
1.1.4<br />
<br />
Giá trị lượng giác của một số góc đặc biệt ..................................... 09 <br />
<br />
1.2<br />
<br />
Công thức lượng giác ..................................................................... 09 <br />
<br />
1.2.1 Các hệ thức cơ bản ....................................................................... 09 <br />
1.2.2 Tính chất các cung có liên quan đặc biệt ...................................... 10 <br />
.<br />
1.2.3 Công thức lượng giác ................................................................... 10 <br />
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC ................................. 13 <br />
.<br />
2.1 <br />
<br />
Phương trình lượng giác cơ bản .................................................... 13 <br />
<br />
2.1.1 Phương trình sin x m ................................................................... 13 <br />
2.1.2 Phương trình cos x m ................................................................... 15 <br />
2.1.3 Phương trình tan x m ................................................................... 17 <br />
2.1.4 Phương trình cot x m ................................................................... 18 <br />
2.2 Một số dạng phương trình lượng giác ............................................ 20 <br />
2.2.1 Phương trình lượng giác đưa về dạng cơ bản ................................. 20 <br />
2.2.2 Phương trình lượng giác chứa ẩn ở mẫu ........................................ 36 <br />
2.2.3 Phương trình lượng giác chứa dấu giá trị tuyệt đối ........................ 41 <br />
2.2.4 Phương trình lượng giác chứa căn ................................................. 47 <br />
2.2.5 Phương trình lượng giác chứa tham số .......................................... 52 <br />
KẾT LUẬN ............................................................................................... 78 <br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 79 <br />
.<br />
<br />
Page 1<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Trong chương trình toán phổ thông lượng giác đã được bắt đầu đưa vào <br />
phần kiến thức từ lớp 10 những năm đầu của bậc học. Các bài toán về phần <br />
này rất đa dạng và phong phú trong nhiều đề thi hiện nay. Trong đó phần kiến <br />
thức về phương trình lượng giác chiếm vai trò không nhỏ. Tuy nhiên phần <br />
kiến thức này luôn là những vấn đề không dễ đối với nhiều học sinh phổ <br />
thông, thêm nữa do thời gian hạn hẹp của chương trình học chỉ nêu được các <br />
dạng phương trình cơ bản và những phương trình bậc nhất, bậc hai đối với <br />
một hàm số lượng giác. Vì vậy học sinh thường gặp nhiều khó khăn lúng túng <br />
khi giải các bài toán không nằm trong chương trình mình được học. <br />
<br />
<br />
Đặc biệt hơn nữa, nhiều dạng toán về đại số và lượng giác có mối quan <br />
<br />
hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, không thể tách rời được. Nhiều bài toán <br />
lượng giác cần có sự trợ giúp của đại số, giải tích và ngược lại. Ta có thể dùng <br />
lượng giác để giải một số bài toán về phương trình và hệ phương trình trong <br />
đại số thông qua cách đặt ẩn phụ là những hàm lượng giác. <br />
<br />
<br />
Chính vì vậy để đáp ứng được nhu cầu về công tác giảng dạy, nâng cao <br />
<br />
trình độ chuyên môn của bản thân và góp phần nhỏ vào sự nghiệp giáo dục, <br />
luận văn “Một số dạng phương trình lượng giác và cách giải” nhằm hệ <br />
thống lại kiến thức cơ bản của phương trình lượng giác, kết hợp với kiến thức <br />
đại số để chọn lọc và phân loại một số cách giải phương trình lượng giác. Với <br />
đề tài này tôi mong sẽ giúp cho các học sinh phổ thông có một tài liệu tham <br />
khảo về chủ đề giải phương trình lượng giác. Luận văn ngoài lời nói đầu, kết <br />
luận và tài liệu tham khảo gồm chương. <br />
<br />
<br />
Chương 1: Kiến thức chuẩn bị <br />
Trình bày lại định nghĩa các hàm số lượng giác, đồ thị các hàm số <br />
<br />
lượng giác và một số công thức lượng giác cơ bản. <br />
<br />
<br />
Chương 2: Phương trình lượng giác<br />
Page 2<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
Trình bày các phương trình lượng giác cơ bản: sin x m,cos x m,<br />
tan x m,cot x m , và một số dạng phương trình lượng giác đưa về dạng cơ<br />
<br />
bản, trong đó có phương trình bậc nhất đối với sin và cos, phương trình bậc<br />
hai đối với một hàm số lượng giác, phương trình đẳng cấp bậc hai đối với sin<br />
và cos, phương trình đối xứng đối với sin và cos, phương trình đối xứng với<br />
tan và cot, phương trình chứa các biểu thức đối xứng với sin n x,cosn x , tiếp<br />
theo tác giả giới thiệu dạng phương trình lượng giác chứa ẩn ở mẫu, phương<br />
trình chứa dấu giá trị tuyệt đối, phương trình lượng giác chứa căn và phương<br />
trình lượng giác chứa tham số. Đặc biệt cuối chương tác giả trình bày phương<br />
pháp lượng giác hóa áp dụng vào giải một số phương trình và hệ phương trình<br />
trong đại số.<br />
Để hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp, em xin cảm ơn TS. Lê Thị Hà<br />
người trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện<br />
khóa luận. Đồng thời em cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các thầy<br />
cô trong khoa Toán, Trường Đại học Thăng Long đã dạy bảo và giúp đỡ em<br />
trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng, em xin cảm ơn bạn bè đồng nghiệp<br />
những người thân đã luôn bên cạnh và giúp đỡ em trong học tập và cuộc sống.<br />
Mặc dù đã cố gắng, song do thời gian và trình độ còn hạn chế nên bản<br />
luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong các thầy cô và các bạn học viên<br />
nhận xét, đóng góp ý kiến để bản luận văn được hoàn thiện hơn.<br />
<br />
Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2016<br />
Học viên<br />
<br />
Đỗ Thị Hiền<br />
<br />
Page 3<br />
<br />