Luận văn thạc sĩ " Từ ngữ Phật giáo trong ngôn ngữ sinh hoạt "
lượt xem 32
download
Ngoài tính chọn lọc, uyển ngữ của từ, làm cho từ ngữ Phật giáo mang tính trang trọng, uyên bác, sâu sắc, lớp từ ngữ này còn hàm tính giáo dục cao về đạo đức, trước hết là giáo dục tự thân, làm cho cuộc sống chính mình trở nên thanh thản nhẹ nhàng hơn. Biết rõ “phiền não” là chất đốt tai hại, có thể hủy diệt tâm lương thiện, nên con người luôn hoan hỷ, nhẫn nhục tránh va chạm những điều phiền phức “một câu nhịn chín câu lành” hay “tránh voi chẳng hổ mặt nào”, hoặc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ " Từ ngữ Phật giáo trong ngôn ngữ sinh hoạt "
- Luận văn thạc sĩ Từ ngữ Phật giáo trong ngôn ngữ sinh hoạt Nguyễn Thị Bích Thuỷ
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ .. 1 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 5.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn........................................................................... 8 6. Bố cục luận văn CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Từ ngữ tôn giáo – một hiện tượng ngôn ngữ xã hội 1.2. Khái quát quá trình Phật giáo du nhập vào Việt Nam 1.2.1. Nguồn gốc du nhập của Phật giáo vào Việt Nam
- 1.2.2. Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ 1.3. Những thành tựu của Phật giáo trong các thời kỳ lịch sử 1.3.1. Về chữ viết 1.3.2. Về học thuật 1.3.3. Về văn hóa tâm linh, tín ngưỡng dân gian 1.3.4. Các di tích lịch sử qua tự viện 1.4. Sự ra đời của lớp từ ngữ Phật giáo trong ngôn ngữ sinh hoạt 1.4.1. Từ ngữ Phật giáo qua các thời kỳ lịch sử 1.4.2. Lớp từ danh xưng Phật giáo qua các thời kỳ lịch sử 1.4.3. Lớp từ sinh hoạt chỉ trạng thái tâm lý, hoạt động.......................................... 22 1.5. Những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến từ ngữ Phật giáo 1.5.1. Sự phát triển của tăng đoàn 1.5.2. Ảnh hưởng từ môi trường xã hội 1.6. Một số quy chuẩn của từ ngữ Phật giáo trong ngôn ngữ sinh hoạt 1.6.1. Quy chuẩn của lớp từ danh xưng 1.6.2. Quy chuẩn của lớp từ sinh hoạt
- 1.7. Tiểu kết CHƯƠNG HAI: DANH XƯNG TRONG PHẬT GIÁO 2.1. Những quan niệm về vấn đề xưng hô 2.1.1. Quan niệm về xưng hô trong xã hội, dân gian 2.1.2. Quan niệm về xưng hô của các nhà Việt ngữ học 2.1.3. Quan niệm về xưng hô của Phật giáo 2.2. Lớp từ xưng hô tiếng Việt và danh xưng trong Phật giáo 2.2.1. Lớp từ xưng hô trong tiếng Việt 2.2.2. Lớp từ danh xưng trong Phật giáo 2.3. Phạm vi hành chức của lớp từ danh xưng Phật giáo 2.3.1. Một số quy tắc xưng hô trong quan hệ tu sĩ 2.3.2. Quy tắc xưng hô trong quan hệ quyến thuộc tông phái 2.3.3. Quy tắc xưng hô trong nghi lễ văn bản và giao tiếp xã hội 2.3.4. Quy tắc xưng hô giữa giới tu sĩ và Phật tử 2.3.5. Quy tắc thể hiện chân tình, hòa đồng trong đối xưng giữa tu sĩ 2.3.6. Quy tắc thượng khiêm hạ tôn
- 2.3.7. Quy tắc xưng hô bằng danh xưng kết hợp chức danh hoặc danh xưng kết hợp pháp danh, hoặc danh xưng và tên chùa 2.4. Một số điểm khác biệt trong cách xưng hô giữa tu sĩ và xã hội 2.4.1. Về phương diện từ 2.4.2. Về phương diện nghĩa 2.4.3. Điểm khác biệt lớp từ nhân xưng của tu sĩ ở các vùng 2.4.4. Nhận xét chung về nhân xưng giữa tu sĩ và Phật tử ở ba miền 2.5. Nhận xét lớp từ Hán Việt trong cách xưng hô của tu sĩ Bắc bộ và Nam bộ 2.5.1. Danh xưng theo quan hệ thân tình của tu sĩ Bắc bộ 2.5.2. Danh xưng theo quan hệ thân tình của tu sĩ Nam bộ 2.6. Vai trò thiết thực của lớp từ xưng hô trong Phật giáo 2.6.1. Thể hiện phong cách qua lớp từ xưng hô 2.6.2. Thể hiện sắc thái trang trọng 2.6.3. Thể hiện tính thanh nhã 2.7. Tiểu kết CHƯƠNG BA: LỚP TỪ SINH HOẠT PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
- 3.1. Khái niệm 3.2. Các lớp từ sinh hoạt Phật giáo 3.3. Những đặc điểm từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ dụng của lớp từ sinh hoạt Phật giáo 3.3.1. Nhận diện từ theo tiêu chí từ vựng ..... 3.3.2. Nhận diện từ theo tiêu chí ngữ nghĩa 3.3.3. Nhận diện từ theo tiêu chí ngữ dụng 3.4. Những ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo qua lớp từ ngữ sinh hoạt 3.4.1. Ảnh hưởng triết lý nhân sinh quan qua đạo lý nhân quả, nhân duyên 3.4.2. Ảnh hưởng thuyết Nghiệp trong nhận thức 3.4.3. Ảnh hưởng phong cách sống 3.5. Giá trị của lớp từ sinh hoạt Phật giáo trong đời sống xã hội 3.5.1. Từ ngữ sinh hoạt Phật giáo mang tính giáo dục tự thân và cộng đồng ..... 3.5.2.Từ ngữ Phật giáo thể hiện tính nhân văn trong văn học 3.6. Phạm vi hành chức của lớp từ sinh hoạt Phật giáo 3.6.1. Lớp từ sinh hoạt Phật giáo trước năm 75 3.6.2. Lớp từ sinh hoạt Phật giáo sau năm 75
- 3.7. Nhận xét từ ngữ sinh hoạt Phật giáo qua các vùng miền Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ 3.8. Tiểu kết KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- 3.5. Giá trị của lớp từ sinh hoạt Phật giáo trong đời sống xã hội 3.5.1. Từ ngữ sinh hoạt Phật giáo mang tính giáo dục tự thân và cộng đồng 3.5.1.1. Giáo dục tự thân qua thái độ từ bi, hỷ xả Ngoài tính chọn lọc, uyển ngữ của từ, làm cho từ ngữ Phật giáo mang tính trang trọng, uyên bác, sâu sắc, lớp từ ngữ này còn hàm tính giáo dục cao về đạo đức, trước hết là giáo dục tự thân, làm cho cuộc sống chính mình trở nên thanh thản nhẹ nhàng hơn. Biết rõ “phiền não” là chất đốt tai hại, có thể hủy diệt tâm lương thiện, nên con người luôn hoan hỷ, nhẫn nhục tránh va chạm những điều phiền phức “một câu nhịn chín câu lành” hay “tránh voi chẳng hổ mặt nào”, hoặc là “chén chung sóng còn va chạm huống chi con người”, v.v.. Do vậy, trong cuộc sống, con người thường mở lòng mình khoan thứ, bao dung. Từ quan niệm ở hiền thì gặp lành, “ác giả ác báo” hay “chạy trời không khỏi nắng”; sông có khúc, người có lúc; không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời, nên “từ bi, hỷ xả” là nền tảng thiết lập mối quan hệ tình làng nghĩa xóm trong nếp sống và nếp nghĩ của dân gian Việt Nam “thương người như thể thương thân” và “làm lành để đức cho con”. 3.5.1.2. Giáo dục cộng đồng
- Giá trị đạo đức có ảnh hưởng sâu rộng nhất của lớp từ sinh hoạt Phật giáo là đạo lý nhân quả, luân hồi, nghiệp. Quan niệm nhân quả, luân hồi chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của dân gian Việt Nam. Con người phải có trách nhiệm về những hành động của mình, chết đi không phải chấm dứt tất cả mà là sự luân chuyển sang một hình thái khác tương ứng với nghiệp nhân mình đã làm trong quá khứ. Câu chuyện Tấm Cám là một ví dụ điển hình, kẻ làm ác sẽ bị báo ứng. Nhờ đạo lý này mà an ninh trật tự xã hội ổn định, nó kiềm hãm được những cá tính bồng bột, nông nổi, thiết lập tính chuẩn mực công bằng của xã hội. Tham gia giao thông trên đường, vi phạm luật đèn đỏ sẽ bị phạt; hay sát hại người thì phải đền mạng, v.v.. Nếu không có luật nhân quả hiện hành thì mọi thứ đều sẽ đảo lộn, con người sẽ mất đi nhân cách, phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình. Không chỉ như thế, tính nhân văn tốt đẹp của đạo lý nhân quả, luân hồi, nghiệp báo khiến mọi người phát tâm từ thiện, tự nguyện trích phần chi tiêu hằng ngày của mình để chia sẻ với những người bất hạnh hiện tại, và mong đem phước đức ấy hồi hướng đến cho người thân của mình trong một cõi vô hình nào đó được an vui. Những điều đó đã hình thành nên nét đẹp văn hóa cho xã hội trong hiện tại và cả tương lai. Một gia đình biết thực thi nhân quả sẽ cho thế hệ sau một tương lai tốt đẹp. Một con người biết mở lòng từ bi hướng đến người khác sẽ cho xã hội một niềm tin vào lẽ sống, vượt qua khổ đau hiện tại của chính mình. Nhiều chương trình hành động: Đi bộ vì người nghèo, Câu chuyện ước mơ, Ngôi nhà mơ ước hay Tết vì người nghèo, Vượt lên chính mình, v.v. do kênh truyền hình HTV tổ chức đã cho thấy nét đẹp văn hóa được thể hiện từ những tấm lòng nhân ái của con người trong xã hội, mà hệ quả tất yếu của
- những việc làm đó đã được đúc kết từ niềm tin vào đạo lý nhân quả, nhân duyên. Giải tỏa nỗi khổ đau của người khác, chính là tự thân đang xây một lâu đài hạnh phúc an lạc nội tâm cho chính mình. Và vì thế con người không ngừng làm điều thiện, tích lũy việc tốt cho mình, cùng chung tay vì cộng đồng hướng đến cuộc sống văn minh đầy tình thương cao đẹp, như ai đó đã nói: Đời sống cần có một tấm lòng, đừng để gió cuốn đi … 3.5.2. Từ ngữ sinh hoạt Phật giáo thể hiện tính nhân văn trong văn học Trong lĩnh vực văn học, từ ngữ sinh hoạt Phật giáo có sự đóng góp đáng kể vào kho từ vựng tiếng Việt, biểu đạt ý nghĩa cô đọng, súc tích, hình tượng, hàm nghĩa trang trọng, giúp con người dễ dàng cảm nhận được triết lý nhân sinh quan của cuộc đời qua các câu ca dao và thơ ca. Điển hình như trong truyện Kiều hay các bài văn tế của Nguyễn Du đã biểu lộ sự cảm thương kiếp người gian truân lận đận, vô thường thoáng chốc. Biết bao duyên nợ thề bồi Kiếp này thôi thế thì thôi còn gì. [705-706] Người này nặng kiếp oan gia Còn nhiều nợ lắm sao đà thoát cho! [1693-1694] Lâm Tri chút nghĩa đèo bồng, Nước bèo để chữ tương phùng kiếp sau. [1785-1786]
- Cho hay giọt nước nhành dương Lửa lòng tưới tắt mọi đường trần duyên. [1931-1932] Và tản mạn trong văn tế Thập loại cô hồn của Nguyễn Du: Kiếp phù sinh như hình như ảnh Có chữ rằng: “Vạn cảnh giai không” Ai ơi lấy Phật làm lòng Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi. Ngoài ra, lớp từ sinh hoạt Phật giáo này còn đi vào các tác phẩm văn học. Trong đó, Hồ Biểu Chánh là một nhà văn Nam bộ đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển tải tinh thần nhân quả, nghiệp báo gửi gắm qua các tác phẩm văn học như: “Nợ đời”, “Con nhà nghèo”, “Cha con nghĩa nặng”, “Tơ hồng vương vấn”, “Lòng dạ đàn bà”, “Cay đắng mùi đời”, v.v. là những tác phẩm có giá trị nhân văn đối với người dân Nam bộ không chỉ vào các thập niên đầu thế kỷ 20 mà cho đến thế kỷ 21, hiện tại đã được chuyển thể sang kịch bản phim truyện, xây dựng hình ảnh đạo đức của con người qua một số từ ngữ như: nhân duyên, quả báo, luân hồi, từ bi, hỷ xả, sám hối, v.v.. Ví dụ: - Bớt làm sao được. Tu đặng ăn năn sám hối hàng ngày chớ. Mình phải nhớ tội lỗi của mình làm, rồi cầu nguyện mà chừa cải, thì tội lỗi mình mới tiêu được. Tại chị ăn năn sám hối nhiều quá, nên chị lo sợ, chị phải bỏ am mà kiếm em đây.
- - Chị bắt em phải đi tu với chị hay sao? [Nợ đời-chương 19-Hồ Biểu Chánh] - Hồi nãy em nói em không biết giận ai nữa. Chị tưởng em tu đắc đạo rồi, té ra bây giờ em nói còn hơi oán, còn ghét cử Hùng quá, như vậy thì cái lòng của em chưa được từ bi như Phật. [Nợ đời-chương 19-Hồ Biểu Chánh] Và có lẽ, chính nhờ những ưu điểm đồng cảm với con người đó, mà phạm vi hành chức của lớp từ sinh hoạt Phật giáo đi vào xã hội ngày càng nhân rộng ở cả hai phương diện không gian và thời gian. 3.6. Phạm vi hành chức của lớp từ sinh hoạt Phật giáo 3.6.1. Lớp từ sinh hoạt Phật giáo trước năm 75 Cách đây nhiều thế kỷ, cho đến trước những năm 1975, từ ngữ Phật giáo tuy đã đi vào trong tâm thức của mỗi người, song do những hạn chế trong vấn đề truyền đạo nên đa phần chỉ xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học (Hồ Biểu Chánh), thơ ca (Truyện Kiều), Ca dao Phật giáo (Thích Trung Hậu), Ca dao dân gian, nghệ thuật Cải lương (chuyện tình Lan và Điệp, Tô Ánh Nguyệt, Đời Cô Lựu), v.v. cùng trong việc giảng dạy kinh điển, và trong giới tri thức mà ít khi xuất hiện trong khẩu ngữ của giới bình dân. Những từ hộ niệm, trợ niệm, thọ trai, cúng dường, hoan hỷ, tùy hỷ, phát tâm, phát nguyện, sám hối, v.v. đều chỉ lược ghi trong sách và được xem như lớp từ trang trọng dành riêng cho phạm vi Phật giáo.
- Điểm hạn chế khác nữa khiến cho từ ngữ Phật giáo ít được phổ biến sâu rộng, là vì không ít người cho rằng đạo Phật mang tính triết lý Duy tâm, đến với đạo Phật là góp phần phát triển sự mê tín. Thực ra, dù đạo Phật có mặt hay không thì đạo lý nhân quả, nhân duyên, luân hồi, nghiệp báo vẫn luôn tồn tại, chỉ có điều chưa được ai nêu lên một cách cụ thể chi tiết vấn đề. Vì vậy, tin theo đạo lý ấy hoàn toàn không hề duy tâm và mê tín, mà đó chính là hướng đi đúng của tự thân mỗi người, sự có mặt của đạo Phật là nhằm chỉ ra các đạo lý đó, giúp cho con người dễ dàng nhận ra tính thiết thực và giá trị nhân văn theo trí tuệ của mình, không hề mang tính duy tâm áp đặt. Chính vì thế mà từ ngữ Phật giáo tuy có phần hạn chế ở thời điểm đó nhưng vẫn được sinh sôi, phát triển một cách tự nhiên trong lòng quần chúng qua lĩnh vực Ca dao, Tục ngữ. 3.6.1.1. Từ ngữ sinh hoạt Phật giáo trong Ca dao, tục ngữ Ca dao, tục ngữ là mảnh đất trù phú đúc kết những kinh nghiệm, tâm tình hồn nhiên chân thật của dân gian nhằm mục đích thông báo răn dè, nhận định về một vấn đề thiết thực trong cuộc sống. Trong đó, từ ngữ Phật giáo được sử dụng khá nhiều, góp phần xây dựng đạo đức con người. Ví dụ như các từ chỉ đạo lý nhân quả, luân hồi, nghiệp báo, sân si, oan gia, v.v.. Sân si nghiệp chướng không chừa Bo bo mà giữ tương dưa ích gì. (Ca dao) Con là nợ, vợ là oan gia, cửa nhà là nghiệp báo. (Tục ngữ) Có duyên ngàn dặm cũng gần
- Vô duyên dẫu gặp mấy lần cũng xa. Nghèo hèn thì chẳng ai nhìn Đến khi đỗ trạng tám nghìn nhân duyên. (Ca dao) Bội giác hiệp trần là nguyên nhân đau khổ Quay đầu giác ngộ là mục đổ Như Lai. (Thích Trung Hậu, Ca dao, Tục ngữ Phật giáo) 3.6.1.2. Từ ngữ sinh hoạt Phật giáo trong tác phẩm văn học, thi ca Từ ngữ Phật giáo không chỉ xuất hiện trong ca dao mà còn được Nguyễn Du khéo léo đưa vào Truyện Kiều, để mô tả cho cảnh long đong một đời tài hoa bạc mệnh của nàng Kiều. Ví dụ như các từ: nhân duyên, nghiệp, tế độ, trầm luân, kiếp, duyên. Âu đành là kiếp nhân duyên Cùng người một hội cùng thuyền đâu xa. [203-204] Số còn nặng nghiệp má đào Người dù muốn quyết trời nào đã cho. [907-908] Đánh liều nhắn một hai lời Nhờ tay tế độ vớt người trầm luân. [989-990]
- Nàng đà biết đến ta chăng Bể trầm luân, lấp cho bằng mới thôi. [1013-1014] Kiếp này duyên đã phụ duyên Dạ đài còn biết, sẽ đền lai sinh. [2229-2300] 3.6.2. Lớp từ sinh hoạt Phật giáo sau năm 75 Từ tính thực tiễn được thể hiện qua đạo lý nhân quả, luân hồi, nghiệp báo, v.v. của Phật giáo có giá trị thiết thực trong đời sống con người, hiện nay không chỉ giới tri thức mà giới bình dân cũng để tâm tìm hiểu về đạo Phật. Mọi người đến với đạo Phật không phải để thỏa mãn tri thức mà là nhằm tìm ra phương hướng giải tỏa những khúc mắc trong đời sống, cân bằng trạng thái tâm sinh lý, tìm đến sự thanh thản bình yên của tâm hồn và tạo nền tảng phúc lành cho tương lai. Chính do những nhân tố trên nên từ ngữ Phật giáo được phổ cập rộng rãi trong các giới. Vì thế, nếu như trước đây, từ ngữ sinh hoạt Phật giáo chỉ xuất hiện trong “bút ngữ” thì hiện nay đã được dùng qua khẩu ngữ. Mọi người sử dụng từ ngữ Phật giáo không phải vì muốn tỏ ra mình là đệ tử Phật giáo, người có nghiên cứu về Phật giáo hay vì tính uyên bác của từ ngữ, mà chủ yếu là do nghĩa của lớp từ đó thích hợp để chuyển tải những điều mà người nói muốn thể hiện như các từ “cúng dường, bố thí, nhẫn nhục, từ bi, sám hối, phiền não, thanh tịnh, hoan hỷ, an lạc, tùy hỷ, giác ngộ, tùy duyên, nghiệp, nghiệp chướng, v.v.” hiện đã đi vào ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày của mọi người. Ví dụ:
- (42) - Nghiệp con nặng quá, không biết bao giờ mới trả hết món nợ trần ai này! (43) – Làm người thì phải biết tin đạo lý nhân quả, đặng tu nhân tích đức để dành cho con cháu mai sau. (Dân gian) Hoặc một số ví dụ minh họa từ nguồn tư liệu điện tử: …. Là một người đàn bà đã truân chuyên, hẳn chị biết rõ, chi bằng đối mặt với nó một lần để rồi thanh thản lâu dài. Chị có nói đến nghiệp báo, sân, si và tỉnh ngộ. Tôi chỉ có ba từ: nghiệp chướng, quả khổ và thanh tịnh”. (Nguồn VnExpress) ……Từ ngày nó bị bắt phải ngồi tù, gia đình tôi xui xẻo đến tệ hại. Hai năm sau (1997) chồng và đứa con trai thứ hai của tôi đi biển bị lật tàu mất xác. Vài năm sau đó đứa em trai út của Tuyển đột ngột bị cảm nhập não chết. Tôi vẫn nghiệm thằng Tuyển nó làm điều ác gây ra nghiệp chướng cho gia đình… …… Cái chính là tôi muốn giữ nó gần mẹ, gần anh chị em cho nó hiểu sống ở đời phải lao động và lao động lương thiện. Đừng làm điều ác để gia đình phải gánh nghiệp chướng…Cả quãng đời của tôi còn lại chỉ mong có vậy…(Nguồn VnExpress, Nghiệp chướng của một giang hồ khét tiếng) Từ đó có thể thấy, việc sử dụng lớp từ ngữ sinh hoạt Phật giáo ngày càng đi sâu vào xã hội là do giá trị đạo lý thiết thực trong đời sống được thể hiện qua từ ngữ, giúp cho sự phát triển của các lớp từ ngữ này ổn định, không bị mai một theo thời gian và không gian. Đồng thời với tinh thần tùy duyên
- nên phạm vi hành chức lớp từ sinh hoạt Phật giáo ngày càng được nhân rộng theo khẩu ngữ vùng miền. 3.7. Nhận xét từ ngữ sinh hoạt Phật giáo qua các vùng miền Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ Trước những năm giải phóng, thông qua các tác phẩm văn học của các miền Bắc, Trung, Nam, có thể thấy phạm vi hành chức của từ ngữ sinh hoạt Phật giáo xuất hiện nhiều ở Nam bộ. Hơn hai mươi tác phẩm văn học của Hồ Biểu Chánh và các vở Cải lương Nam bộ đều có sử dụng từ ngữ Phật giáo như: nhân quả, nhân duyên, tùy duyên, tội nghiệp, thanh tịnh, giải thoát, hữu tình, phiền não, viên mãn, độ (nhựt), quá vãng, v.v. nhưng xuyên suốt các tác phẩm văn học, Nghệ thuật thứ bảy của nhóm Tự lực văn đoàn, mặc dù cũng có sử dụng song chỉ là số ít chỉ có một vài từ như nhẫn nhục, bố thí trong truyện ngắn “Thanh, dạ”. Thậm chí, các nhà văn Nam Cao, Ngô Tất Tố đều có những tác phẩm văn học trăn trở thế thái nhân tình, đi vào lòng độc giả như Đời Thừa, Sống Mòn, Tắt Đèn, song vẫn hiếm thấy sử dụng đến từ ngữ Phật giáo. Sau ngày giải phóng 75, Sài gòn là nơi lưu trú cho nhiều cư dân khắp các miền về trú ngụ, Phật giáo được phổ biến rộng rãi, sự giao thoa giữa cư dân từ các miền Bắc bộ và Trung bộ, có thể nói đã làm môi trường cho từ ngữ sinh hoạt Phật giáo được biết đến nhiều hơn. Điều đó cũng phụ thuộc vào các điều kiện khách quan: môi trường xã hội mà tu sĩ giao tiếp, số lượng Tăng Ni tu hành theo từng khu vực.
- Nhìn chung, về số lượng tu sĩ và trường Phật học thì Nam bộ chiếm đa số. Đây cũng là cơ sở cho vốn từ ngữ Phật giáo tồn tại và phát triển hơn các vùng Bắc bộ và Trung bộ, đáng kể là khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nếu nói đến vấn đề sử dụng lớp từ ngữ sinh hoạt Phật giáo trong giao tiếp ở ba miền thì Nam bộ thường sử dụng từ ngữ sinh hoạt Phật giáo theo đặc tính đa nghĩa trong khẩu ngữ như: ngộ, vô tình, tệ lậu, ta bà thế giới, ta bà; còn Bắc bộ và Trung bộ sử dụng từ ngữ sinh hoạt Phật giáo theo phong cách trang trọng: cúng dường, hồi hướng, tùy hỷ, hoan hỷ, tùy duyên …Song, trên phương diện khái quát ứng dụng thì Trung bộ là vùng sử dụng từ ngữ Phật giáo nhiều hơn. Bởi lẽ, Trung bộ có một chiếc nôi truyền thống gia đình Phật tử bền vững, các lớp từ Phật giáo như: gia bị, gia hộ, hộ trì, phiền não, thanh tịnh hay nhiễm ô, nhân quả, nhân duyên, từ bi, hỉ xả, bố thí, cúng dường, công quả, công đức, v.v. và hầu hết lớp từ sinh hoạt Phật giáo trong các nhóm đều được Phật tử Trung bộ sử dụng chuẩn mực. Song song với lớp từ ngữ sinh hoạt Phật giáo đang hiện hành thì vẫn còn một số không nhỏ từ ngữ Phật giáo chuyên dụng trong phạm vi dành riêng tu sĩ, tương lai cũng có xu hướng đi vào xã hội. Những lớp từ này sẽ được trích nêu trong phần phụ lục để tiện việc tham khảo. PHẦN MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN: MỤC LỤC Trang
- MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ .. 1 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 5.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn........................................................................... 8 6. Bố cục luận văn CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Từ ngữ tôn giáo – một hiện tượng ngôn ngữ xã hội 1.2. Khái quát quá trình Phật giáo du nhập vào Việt Nam 1.2.1. Nguồn gốc du nhập của Phật giáo vào Việt Nam 1.2.2. Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ 1.3. Những thành tựu của Phật giáo trong các thời kỳ lịch sử 1.3.1. Về chữ viết
- 1.3.2. Về học thuật 1.3.3. Về văn hóa tâm linh, tín ngưỡng dân gian 1.3.4. Các di tích lịch sử qua tự viện 1.4. Sự ra đời của lớp từ ngữ Phật giáo trong ngôn ngữ sinh hoạt 1.4.1. Từ ngữ Phật giáo qua các thời kỳ lịch sử 1.4.2. Lớp từ danh xưng Phật giáo qua các thời kỳ lịch sử 1.4.3. Lớp từ sinh hoạt chỉ trạng thái tâm lý, hoạt động.......................................... 22 1.5. Những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến từ ngữ Phật giáo 1.5.1. Sự phát triển của tăng đoàn 1.5.2. Ảnh hưởng từ môi trường xã hội 1.6. Một số quy chuẩn của từ ngữ Phật giáo trong ngôn ngữ sinh hoạt 1.6.1. Quy chuẩn của lớp từ danh xưng 1.6.2. Quy chuẩn của lớp từ sinh hoạt 1.7. Tiểu kết CHƯƠNG HAI: DANH XƯNG TRONG PHẬT GIÁO 2.1. Những quan niệm về vấn đề xưng hô
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Vai trò của từ láy trong một số tác phẩm văn chương
11 p | 231 | 42
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Tư tưởng triết học của Karl Popper trong tác phẩm “sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử”
26 p | 125 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tự do hóa lãi suất và những biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
64 p | 16 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Eximbank chi nhánh Quảng Nam
99 p | 10 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Marketing thương mại: Nâng cao năng lực cạnh tranh marketing của Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Hà Nội
108 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
111 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam
116 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
118 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
104 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng học liệu điện tử về phản ứng oxi hoá - khử nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông
129 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Tập đoàn TH
130 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
103 p | 3 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
122 p | 2 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
115 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La
104 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn