Luận văn Thạc sĩ Y học: Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên
lượt xem 9
download
Mục tiêu của Luận văn Thạc sĩ Y học: Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên nhằm: xác định tỷ lệ các yếu tố nguy cơ tim mạch và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y học: Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN VĂN HƯỞNG TỔN THƯƠNG CƠ QUAN ĐÍCH Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT ĐƯỢC QUẢN LÝ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN GANG THÉP THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Thái Nguyên - Năm 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN VĂN HƯỞNG TỔN THƯƠNG CƠ QUAN ĐÍCH Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT ĐƯỢC QUẢN LÝ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN GANG THÉP THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: 8720107 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN TRỌNG HIẾU Thái Nguyên - Năm 2018
- i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả Nguyễn Văn Hưởng
- ii Lời cảm ơn Để hoàn thành bản luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới: Ban giám hiệu, Phòng đào tạo - Bộ phận sau đại học, Bộ môn Nội – Trường đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Ban giám đốc, Phòng kế hoạch, Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Trọng Hiếu, người thầy đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn: Các Thầy, Cô bộ môn Nội trường đại học Y Dược Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Cán bộ nhân viên phòng khám Tăng huyết áp, phòng khám Mắt, khoa Chẩn đoán hình ảnh, khoa Xét nghiệm, khoa Nội tim mạch đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, Tháng 5 năm 2018 Nguyễn Văn Hưởng
- iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ACC /AHA American College of Cardiology/ American Heart Assocition ( Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ ) BMI Body Mass Index ( Chỉ số khối cơ thể ) ĐTĐ Đái tháo đường ĐTNC Đối tượng nghiên cứu ESC / ESH European Society of Cardiology / European Society of Heart ( Hội Tim mạch Châu âu ) HA Huyết áp HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương HDL - C High Density Lipoprotein Cholesterol ( Lipoprotein có tỷ trọng thấp ) ISH International Society of Hypertention ( Hội tăng huyết áp quốc tế ) MLCT Mức lọc cầu thận LDL – C Low Density Lipoprotein Cholesterol ( Lipoprotein có tỷ trọng cao ) TBMMN Tai biến mạch máu não THA Tăng huyết áp TOD Target organ damage ( Tổn thương cơ quan đích ) R.A.A Renin - Angiotensin – Aldosteron WHO World Health Organnization ( Tổ chức y tế thế giới) YTNC Yếu tố nguy cơ
- iv MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................................. i Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii Danh mục viết tắt .......................................................................................................iii Mục lục .........................................................................................................................iv Danh mục bảng ...........................................................................................................vi Danh mục biểu đồ ....................................................................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN .......................................................................................... 2 1.1. Đại cương về THA ................................................................................................. 3 1.1.1. Định nghĩa bệnh tăng huyết áp ........................................................................... 3 1.1.2. Phân loại bệnh tăng huyếp áp ............................................................................. 3 1.1.3. Dịch tễ học bệnh tăng huyết áp .......................................................................... 5 1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp nguyên phát............................................. 7 1.2. Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp.................................................................... 9 1.2.1. Tuổi ....................................................................................................................... 9 1.2.2. Giới ....................................................................................................................... 9 1.2.3. Yếu tố di truyền .................................................................................................10 1.2.4. Đái tháo đường...................................................................................................10 1.2.5.Béo phì .................................................................................................................11 1.2.6. Rối loạn lipid máu .............................................................................................11 1.2.7. Hút thuốc lá ........................................................................................................11 1.2.8. Sử dụng rượu bia ...............................................................................................12 1.2.9. Một số yếu tố nguy cơ làm nặng thêm tình trạng THA .................................12 1.3. Tổn thương cơ quan đích trên bệnh nhân tăng huyết áp ...................................13 1.3.1. Tổn thương tim .................................................................................................14 1.3.2. Tổn thương não do tăng huyết áp.....................................................................15 1.3.3. Tổn thương thận.................................................................................................16 1.3.4. Tổn thương mạch máu .....................................................................................17 1.3.5.Tổn thương mắt...................................................................................................18 1.3.6.Một số yếu tố liên quan đến tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng THA ........................................................................................................................................19 1.4.Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về tổn thương cơ quan đích trên bệnh nhân THA .....................................................................................................................24 1.4.1. Trên thế giới .......................................................................................................24 1.4.2. Tại Việt Nam......................................................................................................25 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................27 2.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................27
- v 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................27 2.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................27 2.3.1. Phương pháp. .....................................................................................................27 2.3.2. Thiết kế nghiên cứu. ..........................................................................................27 2.4.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ....................................................................27 2.5.Chỉ tiêu nghiên cứu................................................................................................28 2.5.1. Nhóm chỉ tiêu về đặc điểm chung của ĐTNC ................................................28 2.5.2. Nhóm chỉ tiêu về tỷ lệ yếu tố nguy cơ và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA .....................................................................................................................28 2.5.3. Nhóm chỉ tiêu về yếu tố liên quan đến tổn thương cơ quan đích..................29 2.6. Tiêu chuẩn đánh giá..............................................................................................29 2.7. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................35 2.7.1. Hỏi bệnh và khám lâm sàng .............................................................................35 2.7.2. Các xét nghiệm cận lâm sàng ...........................................................................36 2.8. Phương pháp khống chế sai số ............................................................................37 2.9. Vật liệu nghiên cứu...............................................................................................37 2.10. Xử lý số liệu ........................................................................................................37 2.11. Đạo đức trong nghiên cứu..................................................................................37 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................38 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC)....................................................38 3.2. Tỷ lệ yếu tố nguy cơ tim mạch và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA ................................................................................................................. 41 3.3. Một số yếu tố liên quan đến tổn thương cơ quan đích ......................................46 Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................52 4. 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................................................52 4.2. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ và tổn thương cơ quan đích .......................................55 4.2.1. Một số yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp: .......................................................55 4.2.2. Tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương cơ quan đích:.................................................59 4.3. Một số yếu tố liên quan đến tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp....................................................................................................................................67 4.4. Thuận lợi và khó khăn – hạn chế của đề tài: ......................................................77 4.4. 1. Thuận lợi của đề tài ..........................................................................................77 4.4.2. Khó khăn và hạn chế của đề tài:.......................................................................77 KẾT LUẬN ..................................................................................................................79 KHUYẾN NGHỊ .........................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Chia độ tăng huyết áp theo WHO/ISH (năm 2003) .................................. 3 Bảng 1.2. Phân loại huyết áp theo hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA) 2017 ........ 3 Bảng 1.3. Phân loại THA tại Việt Nam hiện nay........................................................ 4 Bảng 2.1 Tiêu chuẩn đánh giá rối loạn lipid máu ATPIII (2004) ...........................30 Bảng 2.2. Phân loại thể trạng theo WHO (2000) ......................................................31 Bảng 2.3. Chẩn đoán suy tim theo chỉ số EF của hội Tim mạch Châu Âu năm 2016 ........................................................................................................................................33 Bảng 3.1. Phân bố ĐTNC theo thời gian phát hiện bệnh .........................................39 Bảng 3.2. Phân bố ĐTNC theo nghề nghiệp .............................................................40 Bảng 3.3. Phân bố ĐTNC theo thể trạng dựa vào BMI ..........................................40 Bảng 3.5. Tỷ lệ các tổn thương tim ở bệnh nhân THA ............................................43 Bảng3.4.Tỷ lệ các tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA ..............................43 Bảng 3.6. Tỷ lệ các tổn thương thận ở bệnh nhân THA...........................................45 Bảng 3.7. Tỷ lệ một số biểu hiện lâm sàng tổn thương thần kinh ở bệnh nhân THA ........................................................................................................................................46 Bảng 3.8. Mối liên quan giữa tuổi và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA ........................................................................................................................................46 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa hút thuốc lá và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA ........................................................................................................................................47 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tăng cholesterol và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA ...............................................................................................................................47 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tăng triglycerid và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA ...............................................................................................................................48 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tăng LDL C và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA ...............................................................................................................................48 Bảng 3.13. Mối liên quan đái tháo đường và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA ........................................................................................................................................49 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa uống rượu bia và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA ...............................................................................................................................49 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thói quen ăn mặn và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA ......................................................................................................................50 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thừa cân-béo phì và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA ...............................................................................................................................50 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa stress và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA .51 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA .............................................................................................................51
- vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố ĐTNC theo nhóm tuổi ...........................................................38 Biểu đồ 3.2. Phân bố ĐTNC theo giới ......................................................................38 Biểu đồ 3.3. Phân bố độ tăng HA tại thời điểm khám của ĐTNC ..........................39 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp ..41 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ % số lượng yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân THA ..........................42 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa lipid (tăng cholesterol, LDL C và triglycerid máu ) ......................................................................................................42 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương cơ quan đích ( tim, thận, mắt, mạch máu ngoại biên, thần kinh) ở bệnh nhân THA .........................................................43 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ % các rối loạn nhịp trên điện tâm đồ ở bệnh nhân THA có rối loạn nhịp tim .................................................................................................................44 Biểu đồ 3.9. Phân loại mức độ EF trên siêu âm tim ở bệnh nhân THA có suy tim ........................................................................................................................................44 Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ % giai đoạn tổn thương đáy mắt ở bệnh nhân THA có tổn thương đáy mắt .............................................................................................................45
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp ngày nay vẫn đang là vấn đề thời sự. Theo một nghiên cứu năm 2016, trên toàn cầu có khoảng 31,1% dân số trưởng thành mắc THA trong năm. Tỷ lệ THA ở những nước có thu nhập thấp và trung bình ( 31,5%) cao hơn ở các nước có thu nhập cao (28,5%). Từ năm 2000 đến năm 2010, tỷ lệ mắc bệnh THA giảm ở mức 2,6% ở các nước phát triển nhưng lại tăng 7,7% ở các nước đang phát triển [51]. Tỷ lệ THA trên toàn cầu đang ngày càng gia tăng [34]. Tại Hoa Kỳ năm 2012, tỷ lệ người Mỹ trưởng thành THA là 29,1%, và ước tính chi phí cho THA hàng năm tại Mỹ lên đến hơn 50 tỷ USD [60]. Tại Việt Nam năm 2002, theo điều tra của Viện tim mạch Quốc gia tỷ lệ THA là 23,2%. Đến năm 2008, nghiên cứu tại 8 tỉnh/thành phố ở nước ta thì tỷ lệ THA ở những người trên 25 tuổi trở lên là 25,1% [52]. Theo một nghiên cứu gần đây tại tỉnh Thái Nguyên, tỷ lệ THA ở người lớn là 17,7% [13]. Các nghiên cứu trước đây cho thấy tuổi, giới, dân tộc, yếu tố gia đình, thừa cân, béo phì, các thói quen hút thuốc lá, ăn mặn, uống rượu bia, ít vận động là những yếu tố nguy cơ tim mạch liên quan với THA [12][13][17][21]. THA được mệnh danh kẻ giết người thầm lặng vì bệnh diễn biến một cách âm thầm, ít có các biểu hiện rõ ràng nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao [25]. Tử vong do THA phát sinh từ TOD như các bệnh tim mạch, mạch máu và tái cấu trúc. TOD là sự rối loạn cấu trúc và chức năng của các cơ quan trong cơ thể do huyết áp tăng cao . Những suy yếu cơ quan quan trọng này bao gồm rối loạn chức năng thất trái , protein niệu, bệnh võng mạc và tổn thương mạch máu được gọi chung là tổn thương cơ quan đích [36]. Tim, não và thận là những cơ quan dễ bị tổn thương do THA bởi vì các cơ quan này chiếm một phần lớn máu lưu thông trong mạch máu. Các biến chứng tim mạch bao gồm dày thất trái, bệnh tim thiếu máu cục bộ và nhồi máu cơ tim,
- 2 rối loạn nhịp tim, suy tim. Tổn thương mạch máu dẫn đến các cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ và xuất huyết não. Trong khi biến chứng thận là từ tổn thương cấu trúc không triệu chứng đến bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Ngoài ra, bệnh nhân THA cũng được phát hiện bị bệnh võng mạc, bệnh mạch máu ngoại biên [33]. Gánh nặng của TOD có thể được giảm bớt bằng cách phát hiện sớm các tổn thương, quản lý và điều trị THA tối ưu trên cơ sở có đánh giá, xem xét các tổn thương cơ quan đích. Trong hơn 10 năm qua, từ 2007 – 2017, Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên đã và đang triển khai quản lý và điều trị cho hơn 2000 bệnh nhân THA ngoại trú.Việc khảo sát các tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA ngoại trú khi bệnh nhân tái khám là điều rất quan trọng. Từ đó giúp điều chỉnh kế hoạch quản lý bệnh nhân, đồng thời định hướng được chiến lược điều trị lâu dài đối với từng cá thể bệnh nhân THA. Có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về tổn thương một cơ quan mục tiêu ở bệnh nhân THA, tuy nhiên nghiên cứu về các tổn thương cơ quan đích ở đối tượng này còn chưa nhiều. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên” với 2 mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ các yếu tố nguy cơ tim mạch và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp. Chương 1
- 3 TỔNG QUAN 1.1. Đại cương về THA 1.1.1. Định nghĩa bệnh tăng huyết áp Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chẩn đoán THA khi trị số HA trung bình qua ít nhất hai lần đo của huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc trị số trung bình của huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg, trong ít nhất hai lần thăm khám liên tiếp [ 64]. 1.1.2. Phân loại bệnh tăng huyếp áp Có nhiều cách để phân loại THA nhưng có hai cách phân loại chính là dựa vào mức độ tăng huyết áp ( trị số huyết áp) và dựa vào nguyên nhân (tăng huyết áp nguyên phát hay thứ phát). Một yếu tố thứ ba quan trọng là tuổi: sinh lý bệnh THA ở người trẻ và người lớn tuổi rất khác nhau. Phân độ THA có nhiều thay đổi trong những năm gần đây. - Theo WHO/ISH (2003) chia THA làm 3 độ:[64] Bảng 1.1. Chia độ tăng huyết áp theo WHO/ISH (năm 2003) Huyết áp (mmHg) Phân độ THA HATT (mmHg) HATTr (mmHg) THA độ 1 140 – 159 90 – 99 THA độ 2 160 – 179 100 - 109 THA độ 3 ≥ 180 ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 < 90 - Phân loại huyết áp theo hội Tim mạch Hoa Kỳ(ACC/AHA) 2017 [66] Bảng 1.2. Phân loại huyết áp theo hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA) 2017
- 4 Phân độ THA HATT (mmHg) HATTr (mmHg) Bình thường < 120 và < 80 Bình thường cao 120 - 129 và < 80 THA độ 1 130 - 139 hoặc 80 - 90 THA độ 2 ≥ 140 hoặc ≥ 90 Cơn THA và/ (Cần ý kiến bác sỹ ngay >180 hoặc >120 lập tức) - Cách phân loại THA tại Việt Nam: Xuất phát từ cách phân độ THA của WHO/ISH và JNC, Hội tim mạch Việt Nam đã đưa ra cách phân độ năm 2013 như sau [2]: Bảng 1.3. Phân loại THA tại Việt Nam hiện nay Huyết áp (mmHg) Phân loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg) HA tối ưu < 120 < 80 HA bình thường 120 – 129 80 – 84 HA bình thường cao 130 – 139 85 – 89 THA độ 1 (nhẹ) 140 – 159 90 – 99 THA độ 2 (trung bình) 160 – 179 100 - 109 THA độ 3 (nặng) ≥ 180 ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 ≤ 90 *Khi HATT vàHATTr nằm ở hai mức độ khác nhau, chọn mức độ cao hơn để phân loại
- 5 *THA tâm thu đơn độc cũng được đánh giá theo mức độ 1, 2, 3 theo giá trị của HATT nếu HATTr < 90 mmHg. 1.1.3. Dịch tễ học bệnh tăng huyết áp *Tỷ lệ mắc THA tại một số nước trong khu vực và trên thế giới: Theo nghiên cứu của Michel Joffres và cộng sự năm 2013, tỷ lệ hiện mắc THA thấp nhất ở Canada (19 ± 5%) và cao hơn ở Mỹ (29%) và Anh (30%) [44].Tỷ lệ THA tại Hoa Kỳ từ năm 2011-2014 là 29 %, trong đó tỷ lệ ở nam giới là 30,0% và ở nữ giới là 28,1% [57]. Theo báo cáo của trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, Khoảng 75 triệu người Mỹ trưởng thành (32%) THA, chỉ có khoảng một nửa (54%) người bị THA có kiểm soát. [26]. Nghiên cứu của Kearney và cộng sự cho thấy tỷ lệ THA được báo cáo trên khắp thế giới, tỷ lệ hiện mắc ở nông thôn Ấn Độ thấp nhất (3,4% ở nam giới và 6,8% ở phụ nữ) và tỷ lệ hiện mắc ở Ba Lan cao nhất (68,9% ở nam giới và 72,5% ở phụ nữ). Nhận thức về THA đã được báo cáo cho 46% các nghiên cứu và khác nhau từ 25,2% ở Hàn Quốc đến 75% ở Barbados; điều trị từ 10,7% ở Mexico đến 66% ở Barbados và kiểm soát ( HA < 140/90 mmHg trong khi dùng thuốc hạ HA) dao động từ 5,4% ở Hàn Quốc đến 58% ở Barbados [40]. Tại Ấn Độ theo một nghiên cứu tổng quan năm 2014, tỷ lệ hiện mắc THA ở Ấn Độ là 29,8% (khoảng tin cậy 95%: 26,7-33,0) [53]. Nghiên cứu khác tại Ấn Độ năm 2016 cho thấy tỷ lệ THA là 21,6% (120 đối tượng), với 14,4% (80 đối tượng) THA độ 1, và 7,2% (40 người) THA độ 2 [54]. Tại Trung Quốc, năm 2002, khoảng 153 triệu người trưởng thành ở Trung Quốc bị THA [65]. Tỷ lệ hiện mắc ở nam giới cao hơn so với phụ nữ (20% so với 17%) và cao hơn ở các nhóm tuổi kế tiếp. Đến năm 2014, tỷ lệ THA là 29,6% (khoảng tin cậy 95% = 28,9% -30,4%) và tỷ lệ mắc ở nam giới cao hơn so với phụ nữ (31,2%, 95% CI = 30,1% -32,4%, so với 28,0% 95% CI
- 6 = 27,0% -29,0%) [36]. Đến năm 2017, trong số những người trưởng thành ở Trung Quốc từ 35 đến 75 tuổi, có gần một nửa bị THA, chưa đến một phần ba đang được điều trị, và dưới một trong mười hai là kiểm soát được huyết áp của họ [42]. Nghiên cứu so sánh tỷ lệ THA và nhận thức về THA ở một số quốc gia, trong số 142.042 người tham gia, 57.840 (40.8%, 95% CI, 40.5% -41.0%) bị THA và 26.877 (46.5%, 95% CI, 46.1% -46.9%) đã nhận thức được sự chẩn đoán. Trong số những người biết được chẩn đoán, đa số (23,510 [87,5%, 95% CI, 87,1% -87,9%] của những người biết) đã được điều trị bằng thuốc, nhưng chỉ có một số ít trong số những người được điều trị đã được kiểm soát (7634 [32,5%, 95% CI, 31,9% -33,1%] [28]. Nghiên cứu tại Tây Ban Nha trên 4049 bệnh nhân THA ở 47 đơn vị THA ở bệnh viện ở Tây Ban Nha. Nhìn chung, 42% bệnh nhân đạt được HA mục tiêu (
- 7 Nghiên cứu của Dương Vĩnh Linh và cộng sự tại Thừa Thiên Huế cho thấy tỷ lệ THA ở người trên 60 tuổi lên đến 40,53%, không có sự khác biệt giữa tỷ lệ THA ở nam và nữ [11]. Tại Thanh Hoá theo nghiên cứu của Đỗ Thái Hòa và cộng sự trên 1200 đối tượng tuổi từ 40-59 tuổi tỷ lệ THA là 19,7% [7]. Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại xã An Lão và Đồn Xá - huyện Bình Lục - Hà Nam từ tháng 6 - 8/2013 cho thấy tỷ lệ THA ở người trưởng thành trên 18 tuổi là 24,4%, cao hơn ở nam (28,3%) so với ở nữ (22,6%) [5]. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tước năm 2014 tại Bắc Ninh tiến hành với 1.833 người dân trên 25 tuổi sinh sống tại phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Kết quả cho thấy tỷ lệ THA chung là 11,8%, trong đó THA độ 1 là 6,7%, độ 2 là 3%, độ 3 là 2,1%, tỷ lệ tiền THA là 5,6% [20]. Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tuấn và cộng sự (2010-2013) tại các xã, phường thuộc tỉnh Thái Nguyên theo chương trình quốc gia về phòng và quản lý bệnh THA. Kết quả cho thấy tỷ lệ THA thô chung cho hai giới là 18,7%, số liệu ở nam là 23,0% và ở nữ là 15.7%. Tỷ lệ sau khi chuẩn hóa lần lượt là 12,8%, 15,1% và 10,5%. Tỷ lệ dự báo đến năm 2030 tương ứng là 16,5%, 19,3% và 13,7% [18]. 1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp nguyên phát. Huyết áp động mạch = cung lượng tim x sức cản động mạch ngoại vi. (cung lượng tim = phân số nhát bóp x tần số tim/phút). Căn cứ vào công thức trên cho thấy rằng, khi tăng cung lượng tim và hoặc tăng sức cản động mạch ngoại vi sẽ gây THA hệ thống động mạch [2]. + Tăng hoạt động thần kinh giao cảm gây tăng nồng độ adrenalin và noradrenalin trong máu. Sự tăng nồng độ adrenalin và noradrenalin được thụ
- 8 cảm bởi các thụ cảm thể anpha, bêta của cơ trơn thành động mạch, gây co mạch làm THA. + Vai trò của hệ RAA (renin-angiotensin-aldosteron). Sơ đồ: Hệ thống RAA trong tăng huyết áp [2] - Angiotesin II được nhận cảm bởi các thụ cảm thể AT1 và AT2 của cơ trơn thành động mạch gây co mạch làm THA. - Angiotensin II kích thích vỏ thượng thân tăng tiết aldosteron, từ đó gây tăng tái hấp thu muối và nước, gây tăng thể tích dịch trong máu, nên tăng sức kháng động mạch gây THA. - Angiotensin II còn gây tăng hoạt tính giao cảm, dẫn đến THA. + Tăng cung lượng tim: do tim tăng hoạt động, phì đại cơ tim, nhịp tim nhanh.
- 9 + Tăng natri máu hoặc tăng nhạy cảm với natri, tăng tái hấp thu natri ở ống thận. + Rối loạn chức năng tế bào nội mạc động mạch: giảm nồng độ các chất gây giãn mạch, tăng tiết các yếu tố gây co mạch (ví dụ như: EDCF, PGH2, TXA2, endothelin, giảm NO...) [2]. + Những yếu tố khác: kháng insulin, tăng nồng độ axit uric máu, thay đổi hormon sinh dục, giảm chức năng của thụ cảm thể áp lực ở xoang động mạch cảnh... 1.2. Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp Nguy cơ về bệnh tim mạch ở những bệnh nhân THA được xác định không chỉ phụ thuộc vào chỉ số HA mà còn phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ khác, việc xác định các yếu tố nguy đối với bệnh THA sẽ quyết định thái độ điều trị khác nhau. 1.2.1. Tuổi Bệnh THA thường thấy ở tuổi trung niên trở đi, tuổi càng cao thì tần suất mắc bệnh càng nhiều. Tỷ lệ bệnh nhân lớn tuổi THA trên thế giới ngày càng tăng. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ WHO ở những người trên 50 tuổi cho thấy tỷ lệ hiện mắc ở tất cả các nước đều tương đương với tỷ lệ của các nước phát triển (52,9%), trong khu vực là 32,3% ở Ấn Độ và 77,9% ở Nam Phi). Kiểm soát hiệu quả bệnh THA cao nhất ở người cao tuổi, phụ nữ và nhóm người giàu nhất [51]. 1.2.2. Giới Nghiên cứu của Bethany Everett and Anna Zajacova tại Mỹ trên 14,497 đối tượng cho kết quả cho thấy sự chênh lệch về giới trong tình trạng THA đã thấy rõ ở nam giới và phụ nữ ở độ tuổi hai mươi: phụ nữ ít bị THA so với nam giới (12% so với 27%). Kết quả cũng cho thấy mức nhận thức của các phụ nữ trẻ (32% phụ nữ THA nhận thức được tình trạng của họ) và mức độ thấp hơn ở
- 10 nam giới (25%). Cuối cùng, nghiên cứu này xác định các yếu tố chính đóng góp vào sự bất bình đẳng giới. Cụ thể, việc sử dụng chăm sóc sức khoẻ, mặc dù không liên quan đến tình trạng THA thực sự, giải thích đầy đủ những khác biệt giới trong nhận thức về THA [25]. 1.2.3. Yếu tố di truyền Người ta đã thấy tính chất di truyền của bệnh THA, bố hoặc mẹ bị bệnh này thì trong số con cái cũng có người mắc bệnh. Bệnh nhân THA di truyền lại cho con cái không phải bệnh THA mà chỉ truyền lại một số đặc điểm của cơ thể thuận lợi cho THA như thể tạng, đặc điểm hoạt động của thần kinh cao cấp, nhưng chỉ khi có sự tác động của yếu tố bên ngoài như: Những điều kiện sinh hoạt vật chất, tinh thần, giáo dục, truyền thống… giống nhau ở những người cùng gia đình của bệnh nhân THA mới gây ra THA [50]. 1.2.4. Đái tháo đường Theo thống kê Người ta ước tính có khoảng 27% người bị THA có kháng insulin [41]. Với sự đề kháng insulin thì mô tế bào sinh học và mô sinh lý bị suy giảm đối với insulin. Mối quan hệ của sự đề kháng insulin, đái tháo đường và THA là phức tạp và tương quan. THA thường gặp liên quan chặt chẽ với sự tiến triển của bệnh lý thận ở bệnh nhân ĐTĐ. Dấu hiệu của THA ở người ĐTĐ tuýp 1 và 2 dường như làm tăng sức đề kháng mạch máu ngoại vi. Tăng natri máu cũng có thể đóng một vai trò trong việc gây bệnh HA ở người bị ĐTĐ. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy kháng insulin / tăng natri máu có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành bệnh THA. Các nghiên cứu về dân số cho thấy sự đề kháng insulin thường xảy ra ở bệnh ĐTĐ typ II, là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh tim mạch [43]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn và cộng sự tại Thái Nguyên năm 2012 kết quả cho thấy tỷ lệ THA ở bệnh nhân ĐTĐ rất cao (61,1%) và có xu hướng tăng theo tuổi, trong đó tỷ lệ THA ở nam là 59,9% và ở nữ là 62,5%. Một số yếu tố liên quan đến THA ở
- 11 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 là béo phì, thời gian phát hiện ĐTĐ, thói quen hút thuốc lá, uống rượu, tiền sử gia đình có người THA [19]. 1.2.5.Béo phì Những nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng ở những người béo phì tạo nên một nhóm nguy cơ đối với bệnh mạch vành và mạch máu não. Béo phì thường gặp ở 50 – 60% ở người THA có sự hiện diện của tăng quá mức trọng lượng. Thường là béo phì dạng nam hóa với sự gia tăng tỷ lệ kích thước vòng bụng/vòng hông [55]. Theo nghiên cứu của Lý Huy Khanh và cộng sự cho kết quả béo phì theo BMI làm tăng nguy cơ THA gấp 5,9 lần, BMI là yếu tố nguy cơ độc lập với THA [10]. 1.2.6. Rối loạn lipid máu Rối loạn chuyển hóa lipd máu đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ chặt chẽ với THA. Tăng cholesterol, triglycerid, tăng LDL cholesterol máu là nguyên nhân của các bệnh xơ vữa mạch, gây THA, đồng thời gây tổn thương nhiều cơ quan, đặc biệt là tim , não, mạch máu [15]. Nghiên cứu của Bùi Văn Tân cho thấy tỷ lệ THA ở người có rối loạn lipid máu cao hơn ở nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê . Trong đó tỷ lệ tăng cholesterol là 55,8%, tăng triglyceride là 35,2%, tăng LDL - C là 15,1% [12]. Nghiên cứu của Chu Hồng Thắng 2008 cho thấy tỷ lệ THA có mối liên quan với rối loạn cholesterol máu, cholesterol > 5,2 mmol/l chiếm tỷ lệ cao ở người THA độ III [13]. 1.2.7. Hút thuốc lá Nghiên cứu 2010 tại Việt Nam cho thấy có xu hướng tăng đáng kể tỷ lệ THA với số năm hút thuốc. Nguy cơ THA cho những người hút thuốc từ 30 năm trở lên và những người hút 20 năm trở lên là 1,52 (95% CI 0.95-2.44) và 1.34 (KTC 95% 0.94-1.91 ), tương ứng. Nhìn chung, người hút thuốc thường
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
79 p | 2227 | 509
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow bằng máy hấp thụ tia X năng lượng kép tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
67 p | 292 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng nguồn lực và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của người bệnh tại trạm y tế Quận Thủ Đức năm 2020
97 p | 161 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường tỉnh Tuyên Quang
99 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật và nguồn nhân lực Y học cổ truyền tại một số trung tâm y tế huyện thuộc tỉnh Kiên Giang
120 p | 83 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Khảo sát đặc điểm và chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an
123 p | 30 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm bệnh tật và nguồn nhân lực tại khoa y học cổ truyền của bệnh viện Quân Y 175
108 p | 67 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại thành phố Tuyên Quang
87 p | 52 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm bệnh tật và nguồn nhân lực tại khoa Y học cổ truyền của Bệnh viên Quân y 175
108 p | 17 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số yếu tố liên quan tại hai xã vùng cao tỉnh Lào Cai
84 p | 54 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm lâm sàng và mối liên quan chỉ số non-HDL-C với các thể y học cổ truyền ở bệnh nhân rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp
108 p | 61 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dưới 5 tuổi tại một số xã huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
102 p | 45 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dưới 5 tuổi tại một số xã miền núi tỉnh Bắc Kạn
73 p | 53 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả điều trị viêm âm đạo bằng phương pháp kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh
109 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng hành vi lây nhiễm HIV/AIDS và yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lây nhiễm ở người nghiện chích ma túy tại thành phố Bắc Giang
99 p | 52 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
117 p | 61 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ y học: Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc Dao tại một số xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
118 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng tự kỷ ở trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổi tại thành phố Thái Nguyên
81 p | 61 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn