Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
lượt xem 5
download
Mục tiêu của Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên nhằm: mô tả thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng Trường cao đẳng Y tế Thái Nguyên tháng 6/2016 đến tháng 3/2017. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN VĂN QUANG THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC HỌC PHẦN THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN - NĂM 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN VĂN QUANG THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC HỌC PHẦN THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số: 60 72 01 63 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THẾ HOÀNG THÁI NGUYÊN - NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thế Hoàng. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Quang
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Y tế công cộng – Trường đại học Y Dược Thái Nguyên; Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Y tế Thái nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy, cung cấp kiến thức cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và đóng góp những ý kiến vô cùng quý giá để tôi hoàn thành luận văn và khóa học này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới TS. Trần Thế Hoàng - người thầy đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp luận quý báu và trực tiếp hướng dẫn tôi suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân yêu trong gia đình đã luôn động viên, tạo mọi điều kiện thuân lợi cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp đã dành cho tôi những tình cảm tốt đẹp cũng như sự giúp đỡ tận tình để tôi vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017 Học viên Nguyễn Văn Quang
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BGD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo BYT : Bộ y tế CBYT : Cán bộ y tế CĐĐDĐK : Cao đẳng điều dưỡng đa khoa CSSK : Chăm sóc sức khỏe CSSKBĐ : Chăm sóc sức khỏe ban đầu CSSKCĐ : Chăm sóc sức khỏe cộng đồng GDSK : Giáo dục sức khỏe LKH : Lập kế hoạch TTCĐ : Thực tập cộng đồng TT-GDSK : Truyền thông giáo dục sức khỏe TTYT : Trung tâm y tế TYT : Trạm y tế
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN ............................................................................................................................................... 3 1.1. Khung chương trình đào tạo sinh viên cao đẳng điều dưỡng và học phần thực tập cộng đồng................................................................................................................................ 3 1.1.1. Giới thiệu ngành nghề đào tạo cao đẳng điều dưỡng đa khoa .................................. 3 1.1.2. Khung chương trình đào tạo tín chỉ cao đẳng điều dưỡng đa khoa ..................... 4 1.1.3. Học phần Thực tập cộng đồng.................................................................................................................. 4 1.2. Tình hình dạy/học thực địa trên thế giới và Việt Nam .......................................................... 9 1.2.1. Tình hình dạy/học thực địa trên thế giới ......................................................................................... 9 1.2.2. Tình hình học thực địa ở Việt Nam ..................................................................................................14 1.2.3. Một số nghiên cứu về dạy/học thực địa tại cộng đồng tại Việt Nam ..............18 1.3. Một số yếu tố liên quan đến hoạt động dạy/học tại cộng đồng ..................................22 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................26 2.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................................................................26 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...........................................................................................................26 2.2.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................................................................26 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu........................................................................................................................................26 2.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................................................26 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................................................................26 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ...........................................................................................................................................27 2.3.3. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................................................................28 2.4. Chỉ số nghiên cứu ....................................................................................................................................................29 2.5. Một số tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu...............................................................30 2.6. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................................................................33 2.7. Hạn chế của nghiên cứu và cách khống chế .................................................................................33
- 2.8. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................................................................................34 2.9. Đạo đức của nghiên cứu....................................................................................................................................34 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................................................................35 3.1. Thực trạng dạy và học học phần TTCĐ tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên ................ 35 3.1.1. Đặc điểm chung của sinh viên tham gia nghiên cứu .......................................................35 3.1.2. Thực trạng dạy học phần thực tập cộng đồng tại thực địa cho sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên ..................... 36 3.1.3. Thực trạng học học phần thực tập cộng đồng tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên ............... 42 3.2. Các yếu tố liên quan đến hoạt động dạy/học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa.............................................................52 3.2.1. Các yếu tố liên quan đến kết quả học học phần thực tập cộng đồng tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa ...................................... 52 3.2.2. Các yếu tố liên quan đến hoạt động dạy học phần thực tập cộng đồng tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa....................... 60 Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................................................................................. 61 4.1. Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên tháng 6/2016 đến tháng 3/2017 ................................................................................ 61 4.2. Yếu tố liên quan đến kết quả học tập, hoạt động dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa ................ 72 KẾT LUẬN ............................................................................................................................................................................. 77 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................................. PHỤ LỤC .........................................................................................................................................................................................
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP, BẢNG Biểu đồ: Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới tính của sinh viên tham nghiên cứu .................... 35 Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới tính của sinh viên tham nghiên cứu .................... 35 Hộp Hộp 3.1. Nhận xét của giảng viên, giảng viên kiêm nhiệm, sinh viên về thực trạng dạy học học phần thực tập cộng đồng ....................... 41 Hộp 3.2. Các yếu tố liên quan đến hoạt động học tại cộng đồng ................... 59 Hộp 3.3. Các yếu tố liên quan đến hoạt động dạy tại cộng đồng ................... 60 Bảng Bảng 3.1. Đánh giá kết quả hoạt động giảng dạy học phần thực tập cộng đồng của giảng viên từ phía sinh viên ........................................ 36 Bảng 3.2. Hoạt động giảng dạy và hướng dẫn xác định nhu cầu sức khỏe của giảng viên tại cộng đồng ......................................................... 37 Bảng 3.3. Hoạt động hướng dẫn thu thập thông tin và giao tiếp với cá nhân, gia đình và cộng đồng ....................................................... 38 Bảng 3.4. Đặc điểm hướng dẫn hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho sinh viên tại cộng đồng của giảng viên ....................... 39 Bảng 3.5. Kết quả hoạt động giám sát học phần thực tập cộng đồng của giảng viên từ phía sinh viên........................................................ 40 Bảng 3.6. Hoạt động học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa ............................................................. 42 Bảng 3.7. Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa ........................ 43
- Bảng 3.8. Đặc điểm hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa ........................ 44 Bảng 3.9. Đánh giá hoạt động tư vấn cho người dân, gia đinh, cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa ............................... 45 Bảng 3.10. Hoạt đông tham gia các chương trình y tế và phong trào văn hóa – xã hội tại địa phương của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa ............................................................................ 46 Bảng 3.11. Đánh giá hoạt động của ban cán sự lớp và làm việc nhóm tại cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa ............. 47 Bảng 3.12. Đặc điểm cán bộ cơ sở và bệnh nhân tham gia hỗ trợ thực hành học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa ...................................................................... 48 Bảng 3.13. Phản hồi của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa về thuận lợi và khó khăn khi học tại cộng đồng ....................................... 49 Bảng 3.14. Đặc điểm hoạt động lượng giá học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa ................................. 50 Bảng 3.15. Nhận xét của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa về kết quả học tập học phần thực tập cộng đồng .................................. 51 Bảng 3.16. Điểm tổng kết học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên........................................................................................ 52 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học với kết quả học học phần thực tập cộng đồng ...................................................... 52 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tập huấn với kết quả học học phần thực tập cộng đồng.............................................................................. 53 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa hoạt động giảng dạy của giảng viên với kết quả học tập học phần thực tập cộng đồng ............................ 53
- Bảng 3.20. Mối liên quan giữa hoạt động giám sát của giảng viên với kết quả học tập học phần thực tập cộng đồng 54 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa cơ sở học thực hành với kết quả học học phần thực tập cộng đồng ............................................................. 55 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa hoạt động học tập học phần thực tập cộng đồng với kết quả học học phần thực tập cộng đồng .................... 56 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa hoạt động ban cán sự lớp, làm việc nhóm, hiểu biết văn hóa địa phương với kết quả học phần thực tập cộng đồng ................................................................................... 57 Bảng 3.24. Mối liên quan giữa hoạt động lượng giá học phần với kết quả học học phần thực tập cộng đồng ................................................ 58
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chăm sóc sức khỏe cộng đồng là làm cho cộng đồng khỏe mạnh. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng là nâng cao sức khỏe của con người qua cách sống lành mạnh và xây dựng những quan niệm về sức khỏe đúng đắn, khoa học có thể thực hiện được tại cộng đồng [3]. Nhằm đáp ứng hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho người dân, người cán bộ y tế đã được đào tạo về vấn đề này, thông qua công tác học tập tại trường. Chương trình đào tạo cán bộ y tế tại các trường y (hệ đại học, cao đẳng và trung cấp) đều có học phần thực tập cộng đồng. Thực tế cho thấy việc đào tạo tốt kiến thức, thái độ và kỹ năng của người cán bộ y tế tương lai về chăm sóc sức khỏe cộng đồng là một yêu cầu rõ rệt, phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu thực tế trong chăm sóc sức khỏe người dân tại cộng đồng [3]. Thực tập cộng đồng nhằm tạo ra những cơ hội cho sinh viên hiểu được các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sức khoẻ, hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân và các vấn đề sức khoẻ đang xảy ra trong cộng đồng. Đặc biệt, sinh viên có cơ hội thực hành chăm sóc sức khỏe cho người dân trong điều kiện thực tế tại cộng đồng thông qua thực hành tại các trạm y tế xã và các hoạt động khác tại cơ sở thực địa. Điều quan trọng là sau khi tốt nghiệp sinh viên có được những kiến thức, thái độ và kỹ năng cần thiết giúp họ tự tin khi làm việc tại cộng đồng; đáp ứng được chuẩn đầu ra của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đáp ứng được nhu cầu xã hội [1]. Nghiên cứu cho thấy hoạt động dạy và học trong quá trình thực tập tại cộng đồng của sinh viên y khoa tương đối tốt [11], [20], [29]. Tỉ lệ sinh viên cho rằng nội dung thực tập cộng đồng là phù hợp chiếm 95,5%; học tại cộng đồng là rất bổ ích cho sinh viên chiếm 90,9%; có sự hỗ trợ cộng đồng là 81,8%; có đủ tài liệu học tập là 90,9% [29]; tỉ lệ sinh viên cho rằng hình thức lượng giá phù hợp và phản ánh đúng khả năng học tập của sinh viên chiếm 98,3% [20]. Tuy nhiên, việc học tại cộng đồng của sinh viên cũng gặp một số
- 2 khó khăn như: thời gian tập huấn trước khi đi cộng đồng còn ngắn; nhà trường không có phương tiện hỗ trợ cho việc di chuyển xuống cộng đồng; giảng viên kiêm nhiệm còn ít kinh nghiệm giảng dạy; cơ sở vật chất trang thiết bị tại trạm y tế thực tập còn thiếu; thời gian giám sát của giảng viên nhà trường còn ít [11], [29]. Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên được thành lập từ trường Trung học Y tế Thái Nguyên theo quyết định số 6317/QĐ-BGDĐT ngày 06/11/2006 [7]. Hiện trường đào tạo nhiều mã ngành trong đó mã ngành cao đẳng điều dưỡng đa khoa giữ vai trò chủ đạo [23]. Khung chương trình đào tạo cao đẳng điều dưỡng đa khoa bao gồm 100 tín chỉ, trong đó có học phần “Thực tập cộng đồng”. Với học phần này sinh viên sẽ đi thực tập cộng đồng tại các trạm y tế xã/phường thuô ̣c Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên [5], [23]. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và đáp ứng nhu cầu xã hội, trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã chuyển đào tạo mã ngành cao đẳng điều dưỡng đa khoa từ hình thức học theo niên chế sang hình thức học theo tín chỉ [16]. Sau khi chuyển sang hình thức đào tạo theo tín chỉ thì giả thuyết đặt ra là các hoạt động dạy và học học phần thực tập cộng đồng sẽ có sự thay đổi. Câu hỏi đặt ra cho chúng tôi là: Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa tại thực địa như thế nào? Yếu tố nào liên quan đến hoạt động dạy và học tại cộng đồng cho sinh viên cao đẳng điều dưỡng đa khoa? Đó chính là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng tại thực địa của sinh viên cao đẳng điều dưỡng Trường cao đẳng Y tế Thái Nguyên tháng 6/2016 đến tháng 3/2017 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả học tập, hoạt động dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều dưỡng
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Khung chương trình đào tạo sinh viên cao đẳng điều dưỡng và học phần thực tập cộng đồng Đào tạo người điều dưỡng trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề điều dưỡng ở trình độ cao đẳng, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sinh viên tốt nghiệp ngành điều dưỡng có khả năng đảm trách công tác ở các học viện, viện nghiên cứu, bệnh viện trung ương, bệnh viện tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, các bệnh viện huyện/thị xã trực thuộc tỉnh, các bệnh viện ngoài công lập, các trung tâm y tế (TTYT) quận (huyện), các trạm y tế (TYT) xã phường, thị trấn. 1.1.1. Giới thiệu ngành nghề đào tạo cao đẳng điều dưỡng đa khoa - Bậc học: Cao đẳng - Nhóm ngành nghề đào tạo: Khoa học sức khoẻ - Ngành đào tạo: Điều dưỡng - Thời gian đào tạo: 3 năm - Phương thức đào tạo: Chính quy - Hình thức đào tạo: Tập trung - Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc trung học phổ thông. - Cơ sở đào tạo: Các trường Đại học, Cao đẳng Y - Dược được Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD&ĐT), Bộ Y tế (BYT) cho phép - Nơi làm việc: Các cơ sở y tế và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, quản lý thuộc ngành y tế
- 4 - Bậc học có thể tiếp tục: Các loại hình đào tạo đại học và sau đại học theo quy định hiện hành [23]. 1.1.2. Khung chương trình đào tạo tín chỉ cao đẳng điều dưỡng đa khoa Khối lượng kiến thức: 100 tín chỉ, chưa kể phần nội dung về giáo dục thể chất (2 tín chỉ) và giáo dục quốc phòng (8 tín chỉ); trong đó có 40 học phần bắt buộc gồm 98 tín chỉ, 02 học phần tự chọn gồm 04 tín chỉ [21], [22] (Phụ lục 10). 1.1.3. Học phần Thực tập cộng đồng 1.1.3.1. Giới thiệu học phần Thực tập cộng đồng - Số tín chỉ: 2 - Số tiế t: 80 -Thời điể m ho ̣c: Ho ̣c kỳ III - Điề u kiê ̣n tiên quyế t: Sinh viên phải học qua học phần điề u dưỡng cơ sở, CSSK người lớn bênh ̣ nô ̣i khoa, ngoa ̣i khoa. - Ho ̣c phầ n TTCĐ trang bi ̣ cho sinh viên kiế n thức về : Đa ̣i cương về chăm sóc sức khỏe cô ̣ng đồ ng (CSSKCĐ), vai trò của người điề u dưỡng trong CSSKBĐ ta ̣i cô ̣ng đồ ng. Các vấ n đề thuô ̣c sức khỏe cô ̣ng đồ ng (dich ̣ tễ ho ̣c, chẩ n đoán vấ n đề sức khỏe của mô ̣t nhóm người, mô ̣t gia đình hay mô ̣t cô ̣ng đồ ng). Cách xác đinh ̣ tiǹ h tra ̣ng sức khỏe của cô ̣ng đồ ng, các yế u tố tác đô ̣ng tới sức khỏe cô ̣ng đồ ng và LKH can thiê ̣p (LKH và thực hành CSSK tại cộng đồ ng, cung cấ p các di ̣ch vụ chăm sóc, quản lý sức khỏe, bê ̣nh tật, thay đổ i tập quán số ng không có lợi cho sức khỏe) [23]. 1.1.3.2. Kế hoạch học tập học phần Thực tập cộng đồng * Mục tiêu Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có khả năng: + Trình bày khái niệm điều dưỡng cộng đồng, chức năng nhiệm vụ của người điều dưỡng cộng đồng. + Mô tả các bước chẩn đoán cộng đồng.
- 5 + Trình bày quy trình điều dưỡng cộng đồng. + Trình bày cách tổ chức, quản lý, ghi chép hồ sơ sức khoẻ tại TYT. + Trình bày mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của TYT xã/phường. + Trình bày các chương trình y tế triển khai tại y tế cơ sở. + LKH CSSK cho cá nhân và cộng đồng. + Thực hiện cung cấp các dịch vụ chăm sóc, quản lý sức khỏe, bệnh tật và các kỹ năng giao tiếp, truyền thông giáo dục sức khoẻ (TT-GDSK) tại cộng đồng [5], [23]. * Địa điểm thực tập cộng đồng Sinh viên đi thực tâ ̣p cô ̣ng đồ ng ta ̣i các TYT xa/̃ phường – cơ sở thực điạ của nhà trường – thuô ̣c TTYT Thành phố Thái Nguyên [5]. * Nội dung học tập chi tiết và chỉ tiêu TT Nô ̣i dung Chỉ tiêu bắ t buô ̣c tư ̣ làm Nghe báo cáo về hoạt động của TYT 1 01 lầ n/ sinh viên xã/phường, Thị trấn Tìm hiểu tình hình cơ sở vật chất, tổ chức 01 báo cáo về tinh hình 2 ̀ biên chế, chức năng nhiệm vụ của TYT tra ̣m y tế ; kết quả điều Điều tra thu thập một số chỉ số về kinh tế, tra 04 nhóm chỉ số ; mô 3 văn hoá xã hội, sức khoẻ bệnh tật hình bệnh tật tại thời Thu thập một số chỉ số về sức khoẻ bệnh điể m điề u tra /sinh viên 4 tật qua nghiên cứu sổ sách, báo cáo thống – Điể m kiể m tra thường kê tại TYT, ủy ban nhân dân và phỏng vấn xuyên. 01 bản kế hoạch giải Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe cộng quyết vấn đề sức khỏe 5 đồng cho 01 cu ̣m dân cư – Điể m thi giữa ho ̣c phầ n Tham gia công tác khám chữa bệnh,chăm 6 5 lầ n /sinh viên sóc bệnh nhân, thường trực, tuyên truyền
- 6 TT Nô ̣i dung Chỉ tiêu bắ t buô ̣c tư ̣ làm giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng. 7 Thăm và CSSK tại TYT 5 lầ n/sinh viên 8 Tổ chức, quản lý hồ sơ sức khoẻ tại TYT 2 lầ n/sinh viên 9 Thực hiện quản lý điều dưỡng tại cộng đồng 01 lầ n/sinh viên 1.1.3.3. Đáp ứng của học phần thực tập cộng đồng với chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam Môn học TTCĐ đáp ứng chuẩn đầu ra theo Quyết định số 1532/QĐ- BYT ngày 21 tháng 4 năm 2012, BYT ban hành Bộ chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam để các cơ sở đào tạo, sử dụng điều dưỡng nghiên cứu áp dụng và để thông tin cho các nước trong khu vực và Thế giới về chuẩn năng lực điều dưỡng Việt Nam [8]. Tiêu chuẩn 1: Thể hiện sự hiểu biết về tình trạng sức khỏe, bệnh tật của các cá nhân, gia đình và cộng đồng - Tiêu chí 1: Xác định nhu cầu về sức khỏe và tình trạng sức khỏe của các cá nhân, gia đình và cộng đồng. - Tiêu chí 2: Giải thích tình trạng sức khỏe của các cá nhân, gia đình và cộng đồng. Tiêu chuẩn 2: Ra quyết định chăm sóc phù hợp với nhu cầu của các cá nhân, gia đình và cộng đồng - Tiêu chí 1: Thu thập thông tin và phân tích các vấn đề về sức khỏe, bệnh tật để xác định các vấn đề về sức khỏe và bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng. - Tiêu chí 2: Ra các quyết định về chăm sóc cho người bệnh, gia đình và cộng đồng an toàn và hiệu quả.
- 7 - Tiêu chí 3: Thực hiện các can thiệp điều dưỡng để hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng đồng đáp ứng với các vấn đề về sức khỏe/bệnh tật phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng của người bệnh, gia đình người bệnh. - Tiêu chí 4: Theo dõi sự tiến triển của các can thiệp điều dưỡng đã thực hiện. Tiêu chuẩn 3: Xác định ưu tiên chăm sóc dựa trên nhu cầu của người bệnh, gia đình và cộng đồng. - Tiêu chí 1: Phân tích và xác định được những nhu cầu chăm sóc ưu tiên của cá nhân, gia đình và cộng đồng. - Tiêu chí 2: Thực hiện các can thiệp chăm sóc đáp ứng nhu cầu chăm sóc ưu tiên của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Tiêu chuẩn 10: Thiết lập được mối quan hệ tốt với người bệnh, gia đình và đồng nghiệp - Tiêu chí 1: Tạo dựng niềm tin đối với người bệnh, người nhà và thành viên trong nhóm chăm sóc. - Tiêu chí 2: Dành thời gian cần thiết để giao tiếp với người bệnh, người nhà và thành viên trong nhóm chăm sóc. - Tiêu chí 3: Lắng nghe và đáp ứng thích hợp những băn khoăn, lo lắng của người bệnh và người nhà người bệnh. Tiêu chuẩn 11: Giao tiếp hiệu quả với người bệnh và gia đình người bệnh - Tiêu chí 1: Nhận biết tâm lý và nhu cầu của người bệnh qua những biểu hiện nét mặt và ngôn ngữ cơ thể của người bệnh. - Tiêu chí 2: Giao tiếp hiệu quả với các cá nhân, gia đình, cộng đồng có các trở ngại về giao tiếp do bệnh tật, do những khó khăn về tâm lý. - Tiêu chí 3: Thể hiện lời nói, cử chỉ động viên, khuyến khích người bệnh an tâm điều trị. - Tiêu chí 4: Thể hiện sự hiểu biết về văn hóa, tín ngưỡng trong giao tiếp với người bệnh, gia đình và nhóm người.
- 8 Tiêu chuẩn 12: Sử dụng hiệu quả các kênh truyền thông và phương tiện nghe nhìn trong giao tiếp với người bệnh và gia đình người bệnh - Tiêu chí 1: Sử dụng các phương tiện nghe nhìn sẵn có để truyền thông và hỗ trợ giao tiếp với người bệnh, người nhà và cộng đồng. - Tiêu chí 2: Sử dụng các phương pháp, hình thức giao tiếp hiệu quả và thích hợp với người bệnh, người nhà người bệnh. Tiêu chuẩn 13: Cung cấp thông tin cho người bệnh, người nhà về tình trạng sức khỏe hiệu quả và phù hợp - Tiêu chí 1: Xác định những thông tin cần cung cấp cho người bệnh và gia đình. - Tiêu chí 2: Chuẩn bị về tâm lý cho người bệnh và gia đình trước khi cung cấp những thông tin “xấu”. Tiêu chuẩn 14: Xác định nhu cầu và tổ chức hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho cá nhân gia đình và cộng đồng - Tiêu chí 1: Thu thập và phân tích thông tin về nhu cầu hiểu biết của cá nhân, gia đình, và cộng đồng và hướng dẫn GDSK. - Tiêu chí 2: Xác định nhu cầu và những nội dung cần hướng dẫn, GDSK cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. - Tiêu chí 3: Xây dựng kế hoạch GDSK phù hợp với văn hóa, xã hội và tín ngưỡng của cá nhân, gia đình và cộng đồng. - Tiêu chí 4: Xây dựng tài liệu GDSK phù hợp với trình độ của đối tượng. - Tiêu chí 5: Thực hiện tư vấn, TT-GDSK khỏe phù hợp, hiệu quả với cá nhân, gia đình và cộng đồng. - Tiêu chí 6: Đánh giá kết quả GDSK và điều chỉnh kế hoạch GDSK dựa trên mục tiêu và kết quả mong chờ.
- 9 Tiêu chuẩn 22: Nghiên cứu khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng - Tiêu chí 1. Xác định và lựa chọn các lĩnh vực và vấn đề nghiên cứu phù hợp, cần thiết và khả thi. - Tiêu chí 2: Áp dụng các phương pháp phù hợp để tiến hành nghiên cứu những vấn đề đã lựa chọn. - Tiêu chí 3: Sử dụng phương pháp thống kê thích hợp để phân tích và diễn giải dữ liệu đã thu thập được. - Tiêu chí 4: Đề xuất các giải pháp thích hợp dựa trên kết quả nghiên cứu. - Tiêu chí 5: Trình bày, chia sẻ kết quả nghiên cứu với đồng nghiệp, người bệnh và những người có liên quan. - Tiêu chí 6: Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực hành điều dưỡng. Sử dụng các bằng chứng từ nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng thực thực hành chăm sóc điều dưỡng [8]. 1.2. Tình hình dạy/học thực địa trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Tình hình dạy/học thực địa trên thế giới Ở nhiều nước trên thế giới việc giảng dạy, học tập tại cộng đồng được nhiều nước chú ý. Trường Đại học Y khoa Cơ đốc giáo Ấn Độ với chương trình “Dạy học dựa vào cộng đồng” nổi tiếng để sinh viên sớm được tiếp cận với cộng đồng. Khoa khoa học sức khoẻ của viện đại học LinkoPing Thụy Điển với việc bắt đầu học tập bằng chương trình “Con người với xã hội” để cho sinh viên tiếp cận được với xã hội, nơi đang chờ đón sự phục vụ của các bác sỹ tương lai. Khoa Y học và khoa học sức khoẻ trường đại học Transket là một địa chỉ hàng đầu đào tạo y khoa hướng cộng đồng của Cộng hòa Nam Phi. Đây thực sự là một mô hình cho những trường mong muốn đào tạo ra những con người với tính nhậy cảm đối với nhu cầu cộng đồng và ý thức trách nhiệm của một công dân.
- 10 Trường Đại học Y khoa Đại học Frontera ChiLe với một chương trình giảng dạy vững chắc, đã mở rộng sự tham gia của chương trình đào tạo vào cộng đồng trong các lĩnh vực nâng cao sức khoẻ cộng đồng, đào tạo sinh viên và cán bộ y tế (CBYT) thực hành để đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng đề ra. Họ đã khuyến khích cộng đồng tham gia vào việc thay đổi chương trình giảng dạy và đã mời các CBYT địa phương tham gia giảng dạy. Họ đã tìm kiếm và đã nhận được nhiều nguồn tài trợ đã tác động trực tiếp vào việc cung cấp các dịch vụ y tế trong nhiều cộng đồng. Trường đã mời cộng đồng tham gia vào các chương trình nghiên cứu của trường và đã nghiên cứu những chủ đề phù hợp với cộng đồng. Bằng cách đưa sinh viên và giảng viên đến cộng đồng, làm cho sinh viên trở nên thích thú phục vụ cộng đồng hơn. Ở Cu Ba, hệ thống đào tạo y khoa cung cấp đội ngũ cán bộ không chỉ biết điều trị mà còn biết CSSK cho gia đình và cộng đồng. Cộng đồng đã đóng góp chủ yếu vào việc CSSK chủ yếu của họ vì mỗi cộng đồng đều có bác sỹ gia đình và y tế hỗ trợ họ. Mặt khác sinh viên nội trú và các bác sỹ cũng được học và gúp phần CSSK cho cộng đồng đó. Tại Thái Lan việc đào tạo tại thực địa cho sinh viên cũng được các trường đại học y hết sức chú ý [12]. Nghiên cứu về đào tạo thông qua chăm sóc tại hộ gia đình cho sinh viên điều dưỡng (thực hành chăm sóc tại cộng đồng) và điều dưỡng viên của Sakuyama T. và cs (2004) cho kết quả rất rõ rệt về lợi ích của hoạt động đào tạo này. Có tới 95,1% sinh viên và 97,8% của các điều dưỡng viên đến thăm hộ gia đình đồng ý rằng chương trình này rất có ý nghĩa và cần phải được tiếp tục. Tỉ lệ sinh viên cho rằng chương trình đào tạo tại cộng đồng là phù hợp chiếm 70,0% và tỉ lệ điều dưỡng viên đánh giá nội dung chương trình phù hợp chiếm 48,0%. Đánh giá về thời gian đào tạo tại cộng đồng; 80% sinh viên và 87% y tá đến thăm hộ gia đình đồng ý thời gian đào tạo là phù hợp. Cả sinh viên và điều dưỡng viên đến thăm hộ gia đình là đều đánh giá việc chăm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
79 p | 2229 | 509
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow bằng máy hấp thụ tia X năng lượng kép tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
67 p | 292 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật bệnh nhân điều trị nội trú và nguồn lực tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông
93 p | 203 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng nguồn lực và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của người bệnh tại trạm y tế Quận Thủ Đức năm 2020
97 p | 165 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường tỉnh Tuyên Quang
99 p | 96 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật và nguồn nhân lực Y học cổ truyền tại một số trung tâm y tế huyện thuộc tỉnh Kiên Giang
120 p | 84 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá nhu cầu sử dụng y học cổ truyền điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2019
118 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm bệnh tật và nguồn nhân lực tại khoa y học cổ truyền của bệnh viện Quân Y 175
108 p | 68 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng phương pháp tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng
122 p | 55 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm bệnh tật và nguồn nhân lực tại khoa Y học cổ truyền của Bệnh viên Quân y 175
108 p | 19 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên
102 p | 71 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm lâm sàng và mối liên quan chỉ số non-HDL-C với các thể y học cổ truyền ở bệnh nhân rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp
108 p | 61 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dưới 5 tuổi tại một số xã miền núi tỉnh Bắc Kạn
73 p | 53 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả điều trị viêm âm đạo bằng phương pháp kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh
109 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh Trung học cơ sở tỉnh Phú Thọ
85 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tỷ lệ mắc và chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì tại thành phố Lạng Sơn
86 p | 53 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng tự kỷ ở trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổi tại thành phố Thái Nguyên
81 p | 61 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn