intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Y học: Tỷ lệ mắc và chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì tại thành phố Lạng Sơn

Chia sẻ: Tiêu Kính Đằng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

54
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của Luận văn Thạc sĩ Y học: Tỷ lệ mắc và chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì tại thành phố Lạng Sơn nhằm: xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học, đánh giá chất lượng cuộc sống của trẻ bị thừa cân, béo phì trên địa bàn thành phố Lạng Sơn năm 2018. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y học: Tỷ lệ mắc và chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì tại thành phố Lạng Sơn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC LÊ THỊ KIỀU OANH TỶ LỆ MẮC VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC BỊ THỪA CÂN, BÉO PHÌ TẠI THÀNH PHỐ LẠNG SƠN CHUYÊN NGÀNH: NHI KHOA MÃ SỐ: 8720106 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN - NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC LÊ THỊ KIỀU OANH TỶ LỆ MẮC VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC BỊ THỪA CÂN, BÉO PHÌ TẠI THÀNH PHỐ LẠNG SƠN Chuyên nghành: Nhi khoa Mã số: 8720106 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Thị Phương Lan 2. PGS.TS. Phạm Trung Kiên THÁI NGUYÊN - NĂM 2018
  3. Lêi cam ®oan Tôi là Lê Thị Kiều Oanh học viên lớp cao học Nhi - khóa 21, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Phương Lan và PSG.TS. Phạm Trung Kiên. 2. Số liệu của công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu cho phép lấy số liệu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018 Tác giả luận văn Lê Thị Kiều Oanh
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, sự động viên to lớn của gia đình và người thân. Trước tiên, Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy - Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, Khoa Nhi Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Ban Giám đốc Sở Y tế, Trung tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Tỉnh Lạng Sơn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Phương Lan vàPGS.TS. Phạm Trung Kiên, những người thầy tận tâm đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, từ khi bắt đầu thực hiện đến khi luận văn được hoàn thành. Tôi vô cùng cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn Nhi, cùng toàn thể giảng viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Sở giáo dục, Phòng giáo dục thành phố Lạng Sơn, Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh trường tiểu học Chi lăng, Vĩnh Trại, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khuyến khích và giúp đỡ tôi trong những tháng ngày học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá học này. Một lần nữa xin được trân trọng cảm ơn! Tác giả: Lê Thị Kiều Oanh DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT
  5. BMI : Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) BP : Béo phì CLCS : Chất lượng cuộc sống TC : Thừa cân TP : Thành phố TCBP : Thừa cân, Béo phì WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới )
  6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN ......................................................................... 3 1.1. Khái niệm thừa cân, béo phì .............................................................. 3 1.2. Tỷ lệ thừa cân, béo phì trên Thế giới và Việt Nam. .......................... 7 1.3. Chất lượng cuộc sống ở trẻ thừa cân, béo phì .................................. 11 1.4. Đặc điểm của đối tượng, địa điểm nghiên cứu ................................ 14 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 16 2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................... 17 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................... 17 2.3. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 17 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................. 17 2.5. Các chỉ số, biến số trong nghiên cứu ............................................... 18 2.6. Thu thập số liệu và đánh giá ............................................................ 20 2.7. Các biện pháp khống chế sai số ....................................................... 25 2.8. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................ 26 2.9. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu ............................................... 26 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 27 3.1. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Lạng Sơn năm 2018................................................................................................. 27 3.2. Tình trạng chất lượng cuộc sống của trẻ thừa cân - béo phì lứa tuổi tiểu học .................................................................................................... 33 Chương 4: BÀN LUẬN .......................................................................... 37 4.1. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Lạng Sơn năm 2018 ......................................................................................................... 37 4.2. Chất lượng cuộc sống của trẻ thừa cân - béo phì lứa tuổi tiểu học.. 43 KẾT LUẬN ............................................................................................. 49 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .................................... 27 Bảng 3.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em theo tuổi .................................. 28 Bảng 3.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em theo giới ................................... 29 Bảng 3.4. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em theo dân tộc .............................. 29 Bảng 3.5. Phân bố thừa cân, béo phì theo tuổi và giới ................................... 30 Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ thừa cân, béo phì ở các trường ................................. 31 Bảng 3.7. Trung bình các chỉ số nhân trắc chung theo giới tính của trẻ thừa cân, béo phì ..................................................................................................... 32 Bảng 3. 8. Trung bình các chỉ số nhân trắc theo độ tuổi................................. 32 Bảng 3. 9. So sánh điểm trung bình về sự khó khăn trong lĩnh vực thể chất giữa trẻ bị TCBP với trẻ không TCBP ............................................................ 33 Bảng 3.10. So sánh điểm trung bình về cảm xúc giữa trẻ bị TCBP với trẻ không TCBP............................................................................................... 34 Bảng 3.11. So sánh điểm trung bình về quan hệ bạn bè và xã hội giữa trẻ bị CBP với trẻ không TCBP ................................................................................ 34 Bảng 3.12. So sánh điểm trung bình về học tập giữa trẻ bị TCBP với trẻ không TCBP............................................................................................... 35 Bảng 3.13. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của trẻ bị TCBP ............ 35 Bảng 3.14. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống theo tuổi ......................... 36 Bảng 3.15. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống theo giới ........................ 36 Bảng 3.16. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống theo dân tộc .................... 36
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Biểu đồ đánh giá BMI theo tuổi ở trẻ nam 2 - 20 tuổi .................... 4 Hình 1.2. Biểu đồ đánh giá BMI theo tuổi ở trẻ nữ 2 - 20 tuổi ...................... 5 Biểu đồ 3.1: Phân bố tình trạng dinh dưỡng của trẻ ....................................... 28 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ thừa cân béo phì theo lứa tuổi ........................................... 31
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những thập kỷ qua, béo phì ở trẻ em lại đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu ở các quốc gia đã và đang phát triển, mà nguyên nhân không chỉ do chế độ ăn uống thiếu khoa học (mất cân bằng với nhu cầu cơ thể) mà còn do những yếu tố có liên quan (giảm hoạt động thể lực, stress, ô nhiễm môi trường và cả những vấn đề xã hội...). Các nhà khoa học quan tâm đến béo phì trẻ em vì đó là mối đe dọa lâu dài đến sức khỏe, tuổi thọ và kéo dài tình trạng béo phì đến tuổi trưởng thành, sẽ làm gia tăng nguy cơ đối với các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, viêm xương khớp, sỏi mật, gan nhiễm mỡ, và một số bệnh ung thư. Béo phì ở trẻ em còn làm ngừng tăng trưởng sớm, dễ dẫn tới những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý ở trẻ như tự ti, nhút nhát, kém hòa đồng, học kém. Béo phì ở trẻ em có thể là nguồn gốc thảm họa của sức khỏe trong tương lai [16], [68]. Theo WHO năm 2003 có khoảng 17,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân, béo phì (TCBP) thì đến năm 2010 con số đó đã lên tới 43 triệu trẻ (trong đó có 35 triệu trẻ ở các nước đang phát triển), đến năm 2020 nếu bệnh này vẫn tiếp tục không suy giảm thì sẽ có gần 60 triệu trẻ em bị TCBP. Không chỉ ở các nước có thu nhập cao mà ngay tại các nước có thu nhập thấp và trung bình thì tỷ lệ thừa cân, béo phì cũng tăng, nhất là ở các khu vực đô thị. Việt Nam là nước đang phát triển, tỉ lệ TCBP đang gia tăng. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2000 và 2010), tỷ lệ TCBP ở trẻ dưới 5 tuổi tăng từ 2,5% lên 5,6%, trong đó khu vực thành thị tăng từ 0,86% lên 6,5% và khu vực nông thôn từ 0,5% lên 4,2% [4], [6]. Ở các quốc gia phát triển, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về TCBP và chất lượng cuộc sống (CLCS) liên quan sức khỏe của trẻ em và được sử dụng là một trong các tiêu chuẩn đánh giá về tình trạng sức khỏe.
  10. 2 Tuổi học đường là giai đoạn rất quan trọng, trẻ tăng trưởng nhanh về thể lực, phát triển giới tính, trưởng thành về tâm lý xã hội và hình thành nhân cách, giai đoạn học sinh tiểu học là giai đoạn quan trọng để tích lũy các chất dinh dưỡng cho phát triển thể lực nhanh ở giai đoạn vị thành niên sau này, khoảng 75% các trường hợp TCBP ở trẻ em tồn tại đến khi trưởng thành [6], [20]. Do đó nghiên cứu về TCBP ở lứa tuổi này là hết sức cần thiết. Lạng Sơn là tỉnh được quy hoạch thành một nút trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, vùng Đông Bắc Việt Nam, và sau năm 2010 trở thành một cực của tứ giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh). Với đặc thù kinh tế vùng cửa khẩu, tốc độ đô thị hóa và phát triển nhanh của nền kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến lối sống và thói quen ăn uống của người dân. Sự du nhập thói quen ăn uống với nhiều loại thức ăn nhanh và giàu năng lượng, lối sống ít hoạt động thể lực đã dẫn đến tăng tỷ lệ TCBP. Trong bối cảnh kinh tế, xã hội như vậy, giả thiết nghiên cứu của chúng tôi là tỷ lệ TCBP ở tuổi học đường cao và CLCS của những đứa trẻ này thấp hơn đứa trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường. Câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi là: Tỷ lệ TCBP ở học sinh tiểu học ở địa bàn này là bao nhiêu? và CLCS của những đứa trẻ này như thế nào? Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài:"Tỷ lệ mắc và chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì tại thành phố Lạng Sơn". Nhằm 2 mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Lạng Sơn năm 2018. 2. Đánh giá chất lượng cuộc sống của trẻ bị thừa cân, béo phì trên.
  11. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm thừa cân, béo phì 1.1.1. Định nghĩa Theo WHO thừa cân là tình trạng cân nặng cơ thể vượt quá cân nặng "nên có" so với chiều cao. Béo phì là tình trạng tích luỹ mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ [69],[70]. 1.1.2. Phương pháp đánh giá thừa cân, béo phì ở trẻ em Trong nghiên cứu cộng đồng người ta thường sử dụng các chỉ tiêu cân nặng, chiều cao, bề dày lớp mỡ dưới da để đánh giá tình trạng TCBP. - Năm 1995 WHO đưa ra cách đánh giá thừa cân, béo phì ở trẻ em như sau: + Đối với trẻ dưới 5 tuổi và trẻ từ 5 - 9 tuổi: Thừa cân: Cân nặng/Chiều cao > +2SD Béo phì: Cân nặng/Chiều cao > +2SD và bề dày lớp mỡ dưới da cơ tam đầu, dưới xương bả vai đều  90th percentile. + Đối với trẻ 10 - 19 tuổi: Dùng chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi và giới để đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho lứa tuổi này. Cân nặng (kg) BMI = (Chiều cao)2 (m) - Thừa cân: khi BMI là < 85th đến < 95 th percentile. - Béo phì: khi BMI  95th percentile và bề dày lớp mỡ dưới da cơ tam đầu, dưới xương bả vai đều  90th percentile.
  12. 4 - Từ khi chuẩn tăng trưởng mới của WHO được áp dụng, tình trạng dinh dưỡng ở lứa tuổi 2 - 20 tuổi được đánh giá dựa trên chỉ số BMI theo tuổi. Theo WHO (2007), thừa cân béo phì được đánh giá như sau: Thừa cân khi BMI từ 85th - < 95 percentile. Béo phì khi BMI  95th percentile. Hình 1.1. Biểu đồ đánh giá BMI theo tuổi ở trẻ nam 2 - 20 tuổi
  13. 5 Hình 1.2. Biểu đồ đánh giá BMI theo tuổi ở trẻ nữ 2 - 20 tuổi
  14. 6 1.1.3. Phân loại TCBP 1.1.3.1.Phân loại béo phì theo sinh bệnh học Béo phì đơn thuần (BP ngoại sinh): Là béo phì không có nguyên nhân sinh bệnh học rõ ràng. Béo phì bệnh lý (BP nội sinh): Là béo phì do các vấn đề bệnh lý liên quan tới béo gây nên. - Béo phì do nguyên nhân nội tiết. - Béo phì do suy giáp trạng: Thường xuất hiện muộn, béo vừa, chậm lớn, da khô, táo bón và chậm phát triển tinh thần. - Béo phì do cường vỏ thượng thận: Có thể do tổn thương tuyến yên hoặc utuyến thượng thận, tăng cortisol và insulin huyết thanh, không dung nạp glucose, thường béo ở mặt và thân, kèm theo tăng huyết áp. - Béo phì do thiếu hormon tăng trưởng: Béo phì thường nhẹ hơn so với các nguyên nhân khác, béo chủ yếu ở thân kèm theo chậm lớn. - Béo phì trong hội chứng tăng hormon nang buồng trứng: thường xuất hiện sau dậy thì. Người BP có các dấu hiệu của rậm lông hoặc nam hóa sớm, kinh nguyệt không đều, thường gặp các u nang buồng trứng kèm theo. - Béo phì trong thiểu năng sinh dục. - Béo phì do các bệnh về não: Do tổn thương vùng dưới đồi, u não, chấn thương sọ não, phẫu thuật thần kinh. Các nguyên nhân này gây hủy hoại vùng trung tâm não trung gian, ảnh hưởng đến sức thèm ăn, tăng insulin thứ phát nên thường kèm theo béo phì [18], [68]. 1.1.3.2. Phân loại béo phìtheo hình thái của mô mỡ và tuổi bắt đầu béo phì - Béo phì bắt đầu từ nhỏ (trẻ em, thanh thiếu niên): Là loại BP có tăng số lượng và kích thước tế bào mỡ. - Béo phì bắt đầu ở người lớn: Là loại BP có tăng kích thước tế bào mỡ còn số lượng tế bào mỡ thì bình thường. - Béo phì xuất hiện sớm: Là loại BP xuất hiện trước 5 tuổi.
  15. 7 - Béo phì xuất hiện muộn: Là loại BP xuất hiện sau 5 tuổi. Các giai đoạn thường xuất hiện BP là thời kỳ nhũ nhi, 5 tuổi, 7 tuổi và vị thành niên (tuổi tiền dậy thì và dậy thì). Béo phì ở các thời kỳ này làm tăng nguy cơ của béo phì trường diễn và các biến chứng khác [20], [71]. 1.1.3.3. Phân loại béo phìtheo vùng của mô mỡ và vị trí giải phẫu - Béo bụng (béo trung tâm, béo phần trên, béo hình quả táo, béo kiểu đàn ông - thể Android): Là dạng BP có mỡ chủ yếu tập trung ở vùng bụng. - Béo đùi (béo ngoại vi, béo phần thấp, béo hình quả lê, béo kiểu đàn bà - thể Gynoid): Là loại BP có mỡ chủ yếu tập trung ở vùng mông và đùi [18]. 1.1.3.4. Một số phân loại béo phì khác Béo phì do sử dụng thuốc: Sử dụng corticoit liều cao và kéo dài, dùng estrogen, deparkin có thể gây béo phì. Béo có khối nạc tăng so với chiều cao và tuổi: Trẻ BP có khối nạc tăng so với tuổi thường có chiều cao cao hơn chiều cao trung bình, thường là trẻ béo phì từ nhỏ, dạng này đặc trưng cho đa số béo phì ở trẻ em [38], [75]. 1.2. Tỷ lệ thừa cân, béo phì trên Thế giới và Việt Nam. 1.2.1. Tỷ lệ thừa cân, béo phì trên Thế giới Trên thế giới, thừa cân và béo phì là yếu tố nguy cơ thứ 5 gây tử vong với gần 2,8 triệu người trưởng thành tử vong hàng năm. Năm 2010, kết quả phân tích trên 450 điều tra cắt ngang về TCBP của trẻ em ở 144 nước trên thế giới cho thấy có khoảng 43 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị TCBP (trong đó 35 triệu trẻ em từ các nước đang phát triển, 8 triệu trẻ em từ các nước đã phát triển), 92 triệu trẻ em có nguy cơ bị thừa cân. Tỷ lệ TCBP của trẻ em trên thế giới đã tăng từ 4,2% năm 1990 lên 6,7% vào năm 2010. WHO, năm 2012 ước tính đến năm 2020 tỷ lệ TCBP của trẻ em sẽ đạt tới 9,1% (khoảng 60 triệu trẻ em trên thế giới bị TCBP) [68], [69], [71]. Tại các nước phát triển đây thực sự là một vấn đề sức khoẻ trầm trọng. Một cuộc khảo sát tại Úc năm 2008 cho thấy có 28,9% trẻ em từ 0 - 15 tuổi bị
  16. 8 TCBP [49]. Nghiên cứu của Waters và cộng sự được tiến hành trên 2.685 trẻ từ 4 - 13 tuổi của 23 trường tiểu học tại thành phố Melbourne (Úc) cũng cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì là 31% [62]. Theo thống kê mới nhất của “Hiệp hội quốc tế nghiên cứu béo phì” năm 2011 thì Hy Lạp là quốc gia có tỷ lệ trẻ em TCBP cao nhất là 37% ở trẻ gái và 45% ở trẻ trai. Hoa Kỳ đứng thứ 2 với 35,9% trẻ gái, 35% trẻ trai thừa cân, béo phì, tại một số quốc gia khác như Mexico, New Zealand, Chile, Anh, Canada, Hungary tỷ lệ TCBP ở trẻ em đều trên 25%. Ở Canada tỷ lệ béo phì đã tăng gấp đôi thậm chí gấp 3 ở một số nhóm tuổi, năm 2007 - 2008 có gần 9% trẻ 6 - 17 tuổi bị béo phì. Béo phì có xu hướng gia tăng nhanh chóng,ở Mỹ năm 1970 có 5% trẻ ở lứa tuổi 2- 19 tuổi bị béo phì, đến năm 2008 thì đã có gần 17% trẻ ở lứa tuổi này bị béo phì [61], [63]. Tại Pháp, tỷ lệ trẻ em thừa cân đã tăng từ 3% năm 1965 lên 5% năm 1980, 16% năm 2000 và 17,8% năm 2006. Với tốc độ tăng này thì đến năm 2020 cứ 4 trẻ em thì có 1 em có nguy cơ bị thừa cân [79]. Ở Mexico41,8%, ở Brazil 22,1%, 22% ở Ấn Độ và 19,3% ởArgentina [75]. Tại Mexico, vào năm 2006 cuộc điều tra của Bộ Y tế thấy gần 10% trẻ 15 tuổi béo phì và 33% thừa cân hoặc béo phì. Ở Achentina, các nhà điều tra đã đo chiều cao và cân nặng của 1.688 trẻ em tuổi 10 - 11 tuổi, họ nhận thấy có 35% trẻ bị thừa cân hoặc béo phì và khoảng 4% trẻ bị nhẹ cân [70]. Dựa trên dữ liệu 2007 - 2008 từ 13 nước (Bỉ, Bulgaria, Cyprus,Cộng Hòa Sec, Ireland, Ý, Latvia, Lithuania, Malta, Na Uy, Bồ Đào Nha, Slovania, Thụy Điển) nhận thấy rằng 24% trẻ em châu Âu lứa tuổi 6 - 9 tuổi là thừa cân [41]. Đại dịch TCBP không chỉ của riêng các nước phát triển mà đang có xu hướng tăng cao ở cả các nước đang phát triển, tỷ lệ trẻ TCBP ở Châu Phi tăng từ 4% trong năm 1990 lên đến 8,5% trong năm 2010, còn tại các nước Châu Á mức tăng tương ứng là từ 3,2% đến 4,9% [69].
  17. 9 Hiện nay, béo phì ở trẻ em đã trở thành vấn đề sức khoẻ ưu tiên thứ hai trong phòng chống bệnh tật ở các nước châu Á và được xem như là một trong những thách thức đối với ngành dinh dưỡng và Y tế. Nghiên cứu của Amin và cộng sự tại một số trường tiểu học ở Al Hassa, Ả Rập cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh là 14,2%.Tại Ấn Độ, nghiên cứu lớn nhất, gồm 40.000 trẻ ở lứa tuổi 8 -18 tuổi ở khu vực đô thị, thấy 14% trẻ bị thừa cân hoặc béo phì, ước tính khoảng 15 triệu trẻ ở thành thị bị thừa cân hoặc béo phì [52], [58]. Tại Nhật Bản (1996 -2000) tỷ lệ TCBP ở lứa tuổi 6 - 14 tuổi là 16,2% (nam) và 14,3% (nữ). Tại Trung Quốc, trong vòng 20 năm qua, các nghiên cứu đã cho thấy sự gia tăng đáng kể trong béo phì ở thanh thiếu niên 8 -18 tuổi: Năm 1985, chỉ có 2% trẻ trai và 1% trẻ gái bị thừa cân hoặc béo phì. Đến năm 2005, có khoảng 14% trẻ trai và 9% trẻ gái bị thừa cân hoặc béo phì (có tổng 21 triệu trẻ). Một nghiên cứu tổng hợp khác của Trung Quốc năm 2009 về TCBP trong độ tuổi từ 6 đến 12 cho thấy tỷ lệ béo phì ở lứa tuổi này là 10,2% [45], [46], [71]. Tại Hàn Quốc năm 2012, tỉ lệ TCBP ở trẻ 2-5 tuổi là 12,2% và trẻ vị thành niên là 18% [19]. Ở các nước ASEAN như Singapore, béo phì học sinh tiểu học là 9% ở nam và 8% là nữ vào năm 1984, năm 1989 tỷ lệ này là 14,5% và 10,4%; Còn tại Malaysia tỷ lệ thừa cân, béo phì trong độ tuổi 9 đến 12 là 17,9% [60], [74]. Những dữ liệu trên cho thấy tỷ lệ TCBP đang gia tăng trên toàn cầu. Với xu hướng và tốc độ gia tăng TCBP như vậy thì đây là thách thức lớn đối với ngành y tế, cần có nỗ lực rất lớn mới có thể góp phần giải quyết được vấn đề sức khỏe này. 1.2.2. Tỷ lệ thừa, cân béo phì tại Việt Nam Tỷ lệ TCBP đang tăng nhanh và trở thành vấn đề sức khoẻ cộng đồng của thế kỷ XXI. Trước năm 2000, hầu như chưa có TCBP ở trẻ em dưới 5 tuổi, sau 5 năm tỷ lệ TCBP ở trẻ em dưới 5 tuổi chung của cả nước đã là 1,7%. Sau 10 năm (tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2009 – 2010), tỷlệ TCBP ở
  18. 10 trẻ dưới 5 tuổi đã tăng gấp 5 lần(5,6%),ở trẻ 5-19 tuổi là 11% (vùng nông thôn là 9,3%, thành phố 19,8%, thành phố trực thuộc trung ương 31,9%) [2], [3]. Tỷ lệ và tốc độ gia tăng TCBP khác nhau giữa các vùng, đặc biệt là các thành phố. Theo nghiên cứu của các tác giả trên các vùng khác nhau thì tỷ lệ TCBP liên tục gia tăng ở tất cả các lứa tuổi, đặc biệt học sinh tiểu học có tỷ lệ TCBP tăng theo các năm như sau: Tài liệu Địa điểm Năm Tỷ lệ TCBP tham khảo 2002 2,2% TP Huế 2008 8,3% [21] 2003 7,9% [18] Hà Nội 2009 12,9% [8] Buôn Ma Thuột 2004 10,4% [30] Tổng điều tra dinh 2010 ở TP 6,5%, [3] dưỡng toàn quốc ở nông thôn 4,2% TP Hồ Chí Minh 2011 38,1% [29] TP Hải Phòng 2012 31,5% [13] TP Đà Nẵng ( tiểu học 2014 55,3% [19] Trần Văn Ơn) TP Đà Nẵng ( tiểu học 2014 37,3% [19] Nguyễn Phan Vinh) TP Bắc Ninh 2016 23,4% [35] Tại các vùng khác nhau đã có rất nhiều các tác giả nghiên cứu về thực trạng TCBP ở lứa tuổi học sinh, các nghiên cứu gần đây đều cho thấy tỷ lệ TCBP ở độ tuổi này khá cao: Tại Hà Nội, năm 2006, Trần Thị Phúc Nguyệt đã nghiên cứu “Tình trạng TCBP ở trẻ 4-6 tuổi tại nội thành Hà Nội và thử nghiệm một số giải pháp can thiệp tại cộng đồng”, tỷ lệ TCBP là 4,9% trong đó trẻ trai
  19. 11 bị TCBP chiếm tỷ lệ 6,1 % trẻ nữ 3,8% [25]. Năm 2008,Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Lânnghiên cứu "Tình trạng béo phì ở học sinh tiểu học 9-11 tuổi và các yếu tố liên quan tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh"thì tỷ lệ BP của trường ở quận Đống Đa - Hà Nội là 7,1%, ở huyện Đông Anh là 1,1%, còn tại TP Hồ Chí Minh, trường học ở quận 1 có tỷ lệ BP là 41,1% và trường ở quận 7 có tỷ lệ là 10,8% [8]; Trần Thị Xuân Ngọc, năm 2012, đã nghiên cứu “Thực trạng và hiệu quả can thiệp TCBP của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở trẻ em từ 6-14 tuổi tại Hà Nội năm 2012” tỷ lệ TCBP là 10,7% [23]; Năm 2014, Phùng Đức Nhật đã nghiên cứu “Thừa cân, béo phì ở trẻ mẫu giáo quận 5 thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả giáo dục sức khỏe” tỷ lệ TCBP là 20,1%; Tại Thái nguyênnăm 2003, Nguyễn Minh Tuấn đã nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ của thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên” tỷ lệ TCBP là 7,3 %; Năm 2012, Phan Thanh Ngọc nghiên cứu “Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên” đưa ra tỷ lệ TCBP là 18,1% [22], [34]. Tại Bắc Ninh, năm 2016,Ngô Thị Xuân đã nghiên cứu“Thực trạng và ảnh hưởng của thừa cân, béo phì ở trẻ 6-11 tuổitại thành phố Bắc Ninh” cho thấytỷ lệ TCBP là 23,6% [35]. Tại Lạng Sơn: Trong 10 năm qua chưa cócông bố về tình trạng TCBP ở độ tuổi tiểu học. 1.3. Chất lượng cuộc sống ở trẻ thừa cân, béo phì Chất lượng cuộc sống là một khái niệm đã được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau: y học, kinh tế và chính trị học, triết học, tâm lý, xã hội học. Khái niệm được đề xuất bởi WHO năm 1994: "CLCS là nhận thức mà cá nhân có được trong đời sống của mình, trong bối cảnh văn hoá, và hệ thống giá trị mà cá nhân sống, trong mối tương tác với những mục tiêu, những mong muốn, những chuẩn mực và những mối quan tâm. Đó là một khái niệm rộng phụ thuộc vào hệ thống phức hợp của trạng thái sức khoẻ thể chất, trạng thái tâm lý hay
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2