ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP<br />
<br />
TRẦN THANH THỦY<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG SỐ TRONG THIẾT KẾ<br />
CÔNG NGHỆ VÀ KHUÔN DẬP CHI TIẾT NẮP CAPO<br />
XE Ô TÔ<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT<br />
NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY<br />
<br />
Thái Nguyên 2011<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP<br />
<br />
TRẦN THANH THỦY<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG SỐ TRONG THIẾT KẾ<br />
CÔNG NGHỆ VÀ KHUÔN DẬP CHI TIẾT NẮP CAPO<br />
XE Ô TÔ<br />
Chuyên ngành: Công nghệ chế tạo máy<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT<br />
NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Đắc Trung<br />
<br />
Thái Nguyên 2011<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
<br />
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
<br />
TRƯỜNG ĐHKT CÔNG NGHIỆP<br />
<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
THUYẾT MINH<br />
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT<br />
ĐỀ TÀI<br />
NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG SỐ TRONG THIẾT KẾ<br />
CÔNG NGHỆ VÀ KHUÔN DẬP CHI TIẾT NẮP CAPO XE Ô TÔ<br />
<br />
Học viên: Trần Thanh Thủy<br />
Lớp: CHK12-CTM<br />
Chuyên ngành: Chế tạo máy<br />
Người HD Khoa học: PGS.TS Nguyễn Đắc Trung<br />
Ngày giao đề tài:<br />
Ngày hoàn thành:<br />
<br />
KHOA SAU ĐẠI HỌC<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN<br />
<br />
HỌC VIÊN<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Trên tiến trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế, 5 năm gần đây,<br />
Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể trong sản xuất công nghiệp.<br />
Để tiếp tục tăng trưởng và tăng trưởng bền vững, một thách thức đặt ra cho<br />
chúng ta là phải xây dựng và phát triển nền sản xuất chuyên môn hóa cao, sản<br />
phẩm hàng hoá đa dạng, mềm dẻo, thoả mãn mục tiêu cạnh tranh trên thị<br />
trường nội địa và từng bước chiếm lĩnh thị trường thế giới.<br />
Đứng trước thách thức và vận hội, Việt nam đã và đang đầu tư không<br />
ngừng vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và lấy cơ khí làm trọng tâm đầu<br />
tư. Đây cũng là kinh nghiệm thành công của nhiều nước trên thế giới. Hiện<br />
tại, nền cơ khí Việt Nam đang lạc hậu với hầu hết máy móc và công nghệ của<br />
những năm 70, 80 của thế kỷ trước. Do vậy, mục tiêu trước mắt và lâu dài đặt<br />
ra cho chúng ta là phải cải tiến nâng cấp thiết bị và không ngừng phát triển,<br />
cập nhật các công nghệ sản xuất tiên tiến.<br />
Trong sản xuất Cơ khí, gia công áp lực (GCAL) luôn thể hiện được tính ưu<br />
việt là năng suất cao, chất lượng tốt, sản phẩm đa dạng phong phú và khả năng<br />
thay đổi kiểu loại dễ dàng, phù hợp với sản xuất loạt lớn, nên đang được đầu tư<br />
phát triển rất nhanh cả về thiết bị và công nghệ. Lĩnh vực GCAL đang được coi là<br />
một trong những trọng tâm của chiến lược phát triển cơ khí Việt Nam trong vòng<br />
10 năm tới. Trong vài năm gần đây, nhiều đề tài cấp bộ, cấp quốc gia, cấp thành<br />
phố và cả đề tài hợp tác quốc tế được thực hiện ở nhiều trường Đại học, viện<br />
nghiên cứu và doanh nghiệp tập trung nghiên cứu thiết kế các quy trình công nghệ<br />
sản xuất các chi tiết xe ô tô, xe máy, thiết bị chịu áp lực, tàu thủy, y sinh… và đồng<br />
thời nghiên cứu chế tạo các thiết bị thực hiện các quy trình công nghệ đó.<br />
Hiện nay, ở Việt nam đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất ô tô và lĩnh vực sản<br />
xuất ô tô đang được ưu tiên phát triển, song chủ yếu vẫn là lắp ráp. Nhiều doanh<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
nghiệp muốn nâng cao tỷ lệ nội địa hóa bằng việc sản xuất các chi tiết khung vỏ xe<br />
và các chi tiết khác trong xe. Trong nền công nghiệp sản xuất ôtô, gia công áp lực<br />
có vai trò hết sức quan trọng. Hầu hết các chi tiết vỏ xe ôtô đều được chế tạo bằng<br />
phương pháp gia công áp lực, cụ thể là công nghệ tạo hình vật liệu tấm. Tại những<br />
chỗ cần độ cứng vững thì sẽ được ghép từ hai hoặc ba lớp với nhau, các lớp này<br />
được ghép với nhau bằng phương pháp hàn hoặc gấp mép. Trên các chi tiết người<br />
ta làm thêm các gân, gờ để tăng độ cứng vững của chi tiết mà không ảnh hưởng<br />
đến mỹ quan của nó. Đối với các chi tiết có hình dạng phức tạp có thể được chia<br />
ra các phần đơn giản để thuận tiện trong quá trình dập vuốt, sau đó sẽ được hàn lại<br />
với nhau. Ngoài chi tiết vỏ ra, các trang bị nội thất trong xe, các chi tiết máy, động<br />
cơ, có rất nhiều chi tiết được tạo ra bằng phương pháp gia công áp lực. Trong<br />
tương lai gia công áp lực sẽ phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của ngành<br />
sản xuất ôtô tại Việt Nam.<br />
Ở nước ta, thiết kế công nghệ và khuôn mẫu đối với các chi tiết vỏ có kích<br />
thước lớn, hình dạng không gian phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao như trong chế<br />
tạo ô tô là vấn đề còn mới mẻ trong lĩnh vực cơ khí nói chung và Gia công áp lực<br />
nói riêng. Chúng ta đều biết vỏ ô tô được hình thành thông qua sự lắp ghép chính<br />
xác bằng phương pháp hàn hoặc gấp mép các chi tiết vỏ với nhau và yêu cầu kỹ<br />
thuật, độ chính xác lắp ghép là rất cao. Do đó, việc thiết kế công nghệ dập, thiết kế<br />
và chế tạo khuôn mẫu có những nét đặc thù so với các chi tiết thông thường. Nếu<br />
không nắm được những nét đặc thù này và có những biện pháp công nghệ thích<br />
hợp trong thiết kế công nghệ và chế tạo khuôn thì sẽ khó tránh khỏi những tổn thất<br />
lớn về kinh tế, bởi lẽ giá thành của các bộ khuôn dập ô tô là rất cao. Trên cơ sở đó,<br />
tôi đã quyết định theo đuổi đề tài: “Nghiên cứu mô phỏng số trong thiết kế công<br />
nghệ và khuôn dập chi tiết nắp CAPO xe ô tô” để đưa ra giải pháp kỹ thuật phù<br />
hợp với các dạng chi tiết lớn, có biên dạng phức tạp. Khi thực hiện đề tài, tôi đã<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />