1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang phụ bìa<br />
Bảng chữ cái viết tắt<br />
Mục lục: ……………………………………………………...…....... 01<br />
Mở đầu: ............................................................................................... 03<br />
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI<br />
<br />
13<br />
<br />
1.1. Khái niệm “nghệ thuật tạo hình tranh in”..................................... 13<br />
1.1.1. Khái niệm “tranh in”.................................................................. 13<br />
1.1.2. Xác định khái niệm “nghệ thuật tạo hình tranh in”................... 15<br />
1.2. Khái quát các thể loại tranh in Việt Nam..................................... 18<br />
1.3. Khái quát triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015 ......<br />
<br />
26<br />
<br />
Tiểu kết …………..…………………...................................………<br />
<br />
32<br />
<br />
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRANH IN TRONG<br />
TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TOÀN QUỐC NĂM 2010 VÀ 2015<br />
2.1. Đặc điểm về nội dung của các tác phẩm tranh in trong triển lãm<br />
Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015............................................<br />
<br />
34<br />
<br />
2.2. Đặc điểm về chấm và đƣờng nét của tác phẩm tranh in trong<br />
triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015..............................<br />
<br />
43<br />
<br />
2.3. Đặc điểm về hình mảng của tác phẩm tranh in trong triển lãm<br />
Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015..............................................<br />
<br />
51<br />
<br />
2.4. Đặc điểm về không gian của tác phẩm tranh in trong triển lãm<br />
Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015.........................................<br />
<br />
57<br />
<br />
2.5. Đặc điểm về chất cảm của tác phẩm tranh in trong triển lãm Mỹ<br />
toàn quốc năm 2010 và 2015............................................................... 64<br />
Tiểu kết …………..………………………………………................. 70<br />
<br />
2<br />
<br />
Chƣơng 3: BÀN LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRANH IN<br />
TRONG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TOÀN QUỐC 2010 VÀ 2015............ 72<br />
3.1. Sự chuyển biến của nghệ thuật tạo hình tranh in trong triển lãm<br />
Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015............................................... 72<br />
3.2. Những thành công và hạn chế của nghệ thuật tạo hình tranh in<br />
trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và 2015…………..<br />
<br />
77<br />
<br />
Tiểu kết …………..………………………………............................. 83<br />
KẾT LUẬN……………………………………………………………........ 85<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………................. 87<br />
PHỤ LỤC………………………………………………………….….…..<br />
<br />
91<br />
<br />
3<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc (TLMTTQ) là triển lãm quốc gia, có quy<br />
mô lớn nhất tập hợp toàn bộ những sáng tác mỹ thuật đƣợc xem là tiêu biểu<br />
của các tác giả trên mọi miền của đất nƣớc trong khoảng thời gian năm năm.<br />
Sự tìm tòi sáng tạo của các nghệ sĩ cho nghệ thuật tạo hình đƣợc phản ánh<br />
một cách tƣơng đối toàn diện thông qua các tác phẩm chọn lọc trƣng bày<br />
trong triển lãm. Qua đó có thể thấy đƣợc diện mạo chung của mỹ thuật Việt<br />
Nam đổi thay qua từng giai đoạn.<br />
Từ trƣớc tới nay nghệ thuật đồ hoạ tạo hình có số lƣợng các tác giả và<br />
tác phẩm tham gia triển lãm ít hơn nhiều so với nghệ thuật hội hoạ và điêu<br />
khắc. Tuy nhiên, ở giai đoạn gần đây đã có sự thay đổi, ngày càng có nhiều<br />
họa sĩ sáng tác tranh đồ họa hơn. Tính từ năm 1996 đến nay qua các kỳ triển<br />
lãm toàn quốc ta thấy rõ chuyển biến về nghệ thuật đồ họa. Trong TLMTTQ<br />
năm 2000 có tất cả 835 tác phẩm đƣợc trƣng bày trong đó có 65 tác phẩm đồ<br />
họa; TLMTTQ năm 2005 trƣng bày 225 tác phẩm trong đó có 52 tác phẩm<br />
đồ họa; TLMTTQ năm 2010 có 78 tác phẩm đồ họa trong tổng số 836 tác<br />
phẩm đƣợc trƣng bày, đến Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam (TLMTVN) năm<br />
2015 trƣng bày 409 tác phẩm thì có tới 61 tác phẩm đồ họa. Điều này cho<br />
thấy nghệ thuật đồ họa đã khẳng định sự phát triển liên tục, và ngày càng thể<br />
hiện rõ con đƣờng riêng của một thể loại tạo hình, có sự thay đổi rõ rệt cả về<br />
lƣợng và chất. Cho đến TLMTTQ năm 2010 và 2015 thì nghệ thuật đồ hoạ<br />
nói chung và tranh in nói riêng thực sự đã có sự thăng tiến lên một bậc, các<br />
tác phẩm đã cho thấy sự tìm tòi sáng tạo không ngừng, thể hiện đƣợc sự tiến<br />
bộ rõ rệt trong nội dung và hình thức thể hiện, nhiều tác giả cho thấy tính<br />
chuyên nghiệp thực sự trong lao động nghệ thuật.<br />
<br />
4<br />
<br />
Trong TLMTTQ năm 2010 có 61/78 tác phẩm tranh in, trong<br />
TLMTVN năm 2015 là 49/61 tác phẩm. Điều này cho thấy tranh in chiếm số<br />
lƣợng lớn trong tranh đồ họa, thể hiện nhiều kĩ thuật, đặc điểm đặc trƣng của<br />
nghệ thuật đồ họa. Các tác phẩm có nội dung phong phú, phản ánh các khía<br />
cạnh của đời sống xã hội, từ những nội dung quen thuộc, bình dị trong cuộc<br />
sống cho đến hơi thở đƣơng đại đã đƣợc khai thác với những cách tiếp cận<br />
mới. Kĩ thuật trong sáng tác cũng là yếu tố tạo nên sự đa dạng cho các tác<br />
phẩm, từ cách tạo chất trên mặt đá, sử lí hóa chất bề mặt kẽm cho đến kĩ thuật<br />
khắc gỗ, tạo sắc độ trên in kĩ thuật số… Sự đa dạng trong chất liệu cũng là<br />
một trong các yếu tố tạo nên bản nhạc hòa tấu của tranh in, ngoài các chất liệu<br />
truyền thống nhƣ đá, gỗ, kẽm, đồng…, các họa sĩ đã mạnh dạn tìm tòi thử<br />
nghiệm trên những chất liệu in mới nhƣ: Cao su, inox, hay ứng dụng phƣơng<br />
pháp, công nghệ hiện đại vào nhƣ: In Offset, in tổng hợp, in phá bản có ứng<br />
dụng kĩ thuật số…<br />
Cách làm việc một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp trong tìm tòi sáng<br />
tạo của các họa sĩ đồ họa đã tạo ra chất lƣợng các tác phẩm tranh in tƣơng đối<br />
đồng đều, chỉ một số ít tác phẩm vẫn còn đi theo lối mòn, ít có sự thay đổi<br />
trong tƣ duy nghệ thuật. Nhiều tác phẩm tranh in đã đạt giải thƣởng trong các<br />
cuộc triển lãm, tiêu biểu là tác phẩm đạt giải Huy chƣơng vàng “A Di Đà<br />
Phật” của Nguyễn Khắc Hân tại triển lãm năm 2015. Điều đó phần nào minh<br />
chứng cho sự thay đổi theo hƣớng đi lên của nghệ thuật tranh in trong<br />
TLMTTQ năm 2010 và 2015. Tuy vậy, những thành công có đƣợc nhƣ trên<br />
vẫn chƣa xứng đáng với tiềm năng của nghệ thuật đồ họa nói chung và tranh<br />
in nói riêng, số lƣợng họa sĩ đi theo nghệ thuật đồ họa chƣa nhiều, vẫn còn có<br />
tác phẩm chƣa thể hiện đƣợc rõ các yếu tố nghệ thuật tạo hình của tranh in, ít<br />
có sự sáng tạo trong kĩ thuật cũng nhƣ cách nhìn còn chƣa thay đổi với sự<br />
phát triển của xã hội.<br />
<br />
5<br />
<br />
Đã có những bài viết nghiên cứu riêng về tác phẩm của thể loại này<br />
trong các TLMTTQ, tuy nhiên so với các nghiên cứu về thể loại tạo hình khác<br />
thì bài viết về nghệ thuật tạo hình tranh in có phần khiêm tốn. Các tác giả khi<br />
viết về tranh in thƣờng chỉ đi vào một khía cạnh, một nội dung hoặc lựa chọn<br />
một vài tác phẩm để phân tích đánh giá. Vì thế, việc nghiên cứu một cách<br />
toàn diện về nghệ thuật tạo hình tranh in TLMTTQ năm 2010 và 2015 là rất<br />
cần thiết, qua đó có thể nắm bắt đƣợc một cách tổng quan về sự phát triển của<br />
nghệ thuật tạo hình tranh in trong giai đoạn 10 năm. Cho thấy xu hƣớng, cách<br />
nhìn của nghệ thuật tạo hình tranh in đã định hình và phát triển trong từng giai<br />
đoạn, đặc biệt là các yếu tố tạo hình nhƣ kĩ thuật, phƣơng pháp thể hiện của<br />
tranh in góp phần làm phong phú, đa dạng ngôn ngữ biểu hiện cho tác phẩm<br />
nghệ thuật, những tìm tòi sáng tạo nghệ thuật mới của tranh in đã và đang<br />
đóng góp vào sự phát triển mỹ thuật chung của nƣớc nhà.<br />
Đó là lý do tôi chọn nội dung nghiên cứu về nghệ thuật tranh in trong<br />
TLMTTQ năm 2010 và 2015. Đề tài của luận văn sẽ tổng hợp, thống kê số<br />
lƣợng tranh in, các chất liệu và phân loại theo nội dung của của tác phẩm<br />
trong từng triển lãm. Thông qua một số tác phẩm tranh in chọn lọc in trong<br />
TLMTTQ năm 2010 và 2015 để tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình (nội<br />
dung và hình thức thể hiện). Tổng hợp giải thƣởng của triển lãm, có sự so<br />
sánh, phân tích về các yếu tố nghệ thuật tạo hình để thấy đƣợc những chuyển<br />
biến của tranh in trong TLMTTQ năm 2010 – 2015 với tranh in trong<br />
TLMTTQ năm 2000 – 2055. Qua đó, có một cách nhìn khách quan để khẳng<br />
định những giá trị nghệ thuật tạo hình đã đạt đƣợc của loại hình tranh in trong<br />
TLMTTQ năm 2010 và 2015, đồng thời có nhận định cơ bản về ƣu điểm cũng<br />
nhƣ các hạn chế của tranh in trong một giai đoạn phát triển. Kết quả nghiên<br />
cứu sẽ là sự khẳng định sự một bƣớc tiến đáng kể của nghệ thuật tạo hình<br />
tranh in trong TLMTTQ năm 2010 và 2015.<br />
<br />