intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn " THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP DUY NGUYÊN PHÁT "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

77
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với những đặc thù về điều kiện đất đai, khí hậu thổ nhưỡng và với hơn 70% dân số sống ở nông thôn nên nước ta có thế mạnh rất lớn về nông nghiệp, đặc biệt là về lúa gạo. Lúa gạo không những là nhu yếu phẩm của 80 triệu dân Việt Nam mà còn là nguồn năng lượng quan trọng thiết yếu và thức ăn căn bản của hơn phân nữa dân số trên thế giới. Thấy rõ tầm quan trọng của lương thực đối với con người Nhà nước ta đã có những chiến lược phát triển...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn " THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP DUY NGUYÊN PHÁT "

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP DUY NGUYÊN PHÁT Giáo Viên Hướng Dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN PHẠM TUYẾT ANH TRẦN LƯU PHƯƠNG THÚY MSSV: 4031091 Lớp: Kế toán 01 khoá 29 Cần Thơ, 6-2007
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các thông tin và dữ liệu thu thập được và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài này không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày 18 tháng 06 năm 2007 Sinh viên thực hiện Trần Lưu Phương Thúy
  3. LỜI CẢM TẠ Qua thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, em đã nhận được vốn kiến thức quý báu từ sự truyền đạt của Thầy, Cô tại trường. Đồng thời, cùng với những kinh nghiệm thực tế có được trong quá trình thực tập tại Doanh nghiệp Duy Nghuyên Phát đã giúp em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của chính bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các Thầy, cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Cần Thơ cũng như sự giúp đỡ của các anh, chị, cô, chú trong doanh nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Cần Thơ đặc biệt là cô Nguyễn Phạm Tuyết Anh, người đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình đóng góp ý kiến cho em trong việc hoàn thiện nội dung cũng như cách trình bày đề tài. Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong doanh nghiệp Duy Nguyên Phát đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em tiếp cận thực tế cũng như đã cung cấp cho em những tài liệu cần thiết để em hoàn thành đề tài. Cuối cùng, em xin kính chúc Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ; các cô, chú, anh, chị trong doanh nghiệp dồi dào sức khỏe và hoàn thành tốt công tác. Sinh viên thực hiện Trần Lưu Phương Thúy
  4. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ........................................................................................ .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2007
  5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................................................ .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2007
  6. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ........................................................................................ .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. .............................................................................................. Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2007
  7. MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.............................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: ...........................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................................2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................................................4 2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .............................................................................................................4 2.1.1 Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ và nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh ..........................................................................................................4 2.1.2 các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh....................................6 2.1.3 Các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp .........................................8 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................10 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .........................................................10 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu........................................................10 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................................................14 3.1 GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP......................................................14 3.1.1 Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ.......................................14 3.1.2 Công tác tổ chức quản lý của doanh nghiệp...................................15 3.1.3 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của doanh nghiệp ..17 3.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ ...........18
  8. 3.2.1 Khái quát về tình hình sản xuất lúa gạo..........................................18 3.2.2 thực trạng về xuất khẩu gạo ở Cần Thơ..........................................19 3.2.3 Ảnh hưởng của xuất khẩu gạo ở Cần Thơ đến doanh nghiệp ........21 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH NGHIỆP ............................................................................................................23 4.1 PHÂN TÍCH MÔI TR ƯỜ NG KINH DOANH C ỦA DOANH NGHIỆ P ............................................................................................... 23 4.1.1 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô ..................................................23 4.1.2 Ảnh hưởng của môi trường vi mô ..................................................26 4.2 THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP 28 4.2.1 Tình hình thu mua nguyên liệu.......................................................28 4.2.2 Tình hình chế biến của doanh nghiệp.............................................30 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU .............................................31 4.3.1 Phân tích chung tình hình doanh thu ..............................................31 4.3.2 Đánh giá cụ thể tình hình doanh thu của doanh nghiệp .................34 4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ.......................................................37 4.5 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN ....................................................................40 4.5.1 Biến động của lợi nhuân qua 3 năm ...............................................40 4.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ............................................44 4.6 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHỆP....49 4.6.1 Các tỷ số phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp ................49 4.6.2 Các tỷ số phản ảnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ...........50 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ..........................................52 5.1 NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP .....................................52
  9. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.....................................................................................52 5.2.1 Giải pháp trong ngắn hạn................................................................53 5.2.2 Giải pháp trong dài hạn ..................................................................53 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................56 6.1 KẾT LUẬN .............................................................................................56 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................57 6.2.1 Đối với nhà nước ............................................................................57 6.2.2 Đối với doanh nghiệp .....................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................59
  10. DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2004-2006) ......................................................................................................18 Bảng 2: SẢN LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU Ở CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2004- 2006) ..................................................................................................................20 Bảng 3:TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM (2004-2006) ................................................................................21 Bảng 4: TÌNH HÌNH THU MUA LÚA, GẠO CỦA DOANH NGHIỆP (2004- 2006) ..................................................................................................................29 Bảng 5: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP QUA CÁC NĂM (2004-2006) ........................................................................................................32 Bảng 6: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA TỪNG SẢN PHẨM .....................36 Bảng 7: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ QUA 3 NĂM (2004-2006)........39 Bảng 8: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM (2004-2006) ................................................................................42 Bảng 9: CÁC TỶ SỐ PHẢN ẢNH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (2004-2006) ........................................................................................49 Bảng 10: CÁC TỶ SỐ PHẢN ẢNH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP (2004-2006) ........................................................................................50
  11. DANH MỤC HÌNH Trang Sơ đồ 1: CƠ CẤU QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP ...................................16 Sơ đồ 2: SƠ ĐỒ THU MUA LÚA GẠO CỦA DOANH NGHIỆP ..................28 Sơ đồ 3: QUY TRÌNH CHẾ BIẾN GẠO TẠI DOANH NGHIỆP ....................30
  12. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CP Chi phí DNTN Doanh nghiệp tư nhân. DT Doanh thu. ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long. GT Giảm trừ HĐKD Hoạt động kinh doanh. SL Sản lượng. LN Lợi nhuận TP Thành phố. TSCĐ Tài sản cố định.
  13. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Với những đặc thù về điều kiện đất đai, khí hậu thổ nhưỡng và với hơn 70% dân số sống ở nông thôn nên nước ta có thế mạnh rất lớn về nông nghiệp, đặc biệt là về lúa gạo. Lúa gạo không những là nhu yếu phẩm của 80 triệu dân Việt Nam mà còn là nguồn năng lượng quan trọng thiết yếu và thức ăn căn bản của hơn phân nữa dân số trên thế giới. Thấy rõ tầm quan trọng của lương thực đối với con người Nhà nước ta đã có những chiến lược phát triển kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu gạo đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 thế giới, kinh nghiệm này đã đóng góp rất lớn cho ĐBSCL cả về kinh nghiệm sản xuất nông sản và xâm nhập thị trường lúa gạo thế giới. Vùng ĐBSCL với diện tích khoảng 4 triệu hécta đất tự nhiên và gần 17 triệu dân là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, được ví như vựa lúa của Việt Nam. TP Cần Thơ nằm giữa trung tâm ĐBSCL có khí hậu nhiệt đới điển hình, chia làm 2 mùa rõ rệt, ít giông bão, nhiệt độ ổn định thuận lợi cho phát triển sản xuất lúa và chế biến lương thực thực phẩm. Sản xuất lúa gạo của TP Cần thơ giữ vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong nền kinh tế của thành phố, nó tạo công ăn việc làm ổn định, nâng cao mức sống dân cư vùng nông thôn, đem lại nguồn thu đáng kể cho nhân dân và giá trị kim ngạch xuất khẩu. Nhưng thực tế, sản xuất lúa gạo TP Cần thơ mới chỉ tập trung theo chiều rộng là chính chưa thực sự phát triển theo chiều sâu nên sản xuất lúa còn gặp nhiều khó khăn như về kỹ thuật canh tác, giống, công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch, vì vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo sản xuất ra, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người sản xuất. Bên cạnh đó TP Cần thơ cũng là nơi tập trung rất nhiều nhà máy xay xát gia công gạo phục vụ cho xuất khẩu và bán trong nước. Trước năm 1975, Cần Thơ là một trong 3 khu vực tập trung các nhà máy xay xát, hệ thống chành gạo và đội ghe chài vận chuyển lớn nhất ở miền
  14. Tây. Nhà máy xay lúa chủ yếu tập trung ở Cái Răng chuyên cung cấp gạo về Sài Gòn và xuất khẩu đã hình thành một vùng chuyên doanh lúa gạo lớn trong vùng. Từ sau năm 1975 tới nay xu hướng đã dịch chuyển sang vùng gần nguồn nguyên liệu, đồng thời thực lực cũng tăng nhanh về số lượng nhà máy lẫn việc đổi mới công nghệ. Giới chuyên doanh lúa gạo ở ĐBSCL xác nhận rằng, các khu chợ chuyên doanh lúa gạo trong vùng đang có sự dịch chuyển. Nơi nào có vùng nguyên liệu, gần cảng sông, thuận lợi tập trung thu hút nguồn nguyên liệu và đường vận chuyển xuất khẩu sẽ phát triển nhanh. Từ lý do trên đề tài em chọn là “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DNTN DUY NGUYÊN PHÁT”, doanh nghiệp nằm ở Trà Nóc chuyên xay xát, gia công lúa gạo xuất khẩu với lợi thế đường sông thuận lợi và nằm gần nguồn nguyên liệu. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Nhằm đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tìm ra những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và đề ra giải pháp giải quyết. Cụ thể : - Phân tích tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo ở TP Cần Thơ, và những ảnh hưởng của tình hình xuất khẩu gạo ở Cần Thơ đến doanh nghiệp. - Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tác động đến doanh nghiệp. - Tình hình biến động của doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận qua các năm. - Tìm ra những ưu và nhược điểm cũng như những tồn tại và những yếu kém của doanh nghiệp để tìm biện pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Do doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức là DNTN lĩnh vực hoạt động chủ yếu là xay xát gia công lúa gạo phục vụ cho xuất khẩu và cho nông dân trong vùng có quy mô nhỏ, gọn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng bị hạn chế,
  15. ảnh hưởng của các chi phí phát sinh không lớn đối với doanh nghiệp nên đề tài chỉ tập trung phân tích các yếu tố về môi trường, yếu tố đầu vào, chế biến ra sản phẩm, các nguồn doanh thu của doanh nghiệp và khoản lợi nhuận đem lại từ nguồn này. Đánh giá các biến động của những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, đến lợi nhuận với số liệu giới hạn trong 3 năm (2004-2006). Do thời gian nghiên cứu có hạn (bắt đầu ngày 5/3 đến ngày 11/6 năm 2007) cũng như kiến thức còn hạn chế nên đề tài thực hiện không tránh khỏi sai sót. Mong thầy, cô góp ý kiến cho đề tài của em được hoàn chỉnh hơn.
  16. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. 2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ, và nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh (HĐKD). 2.1.1.1. Khái niệm: Phân tích hoạt động kinh doanh (HĐKD) mang nhiều tính chất khác nhau và phụ thuộc vào đối tượng cũng như các giải pháp quản lý mà ta áp dụng. Có nhiều loại hình phân tích kinh tế nhưng chúng đều có một cơ sở chung và phụ thuộc vào đối tượng phân tích. Phân tích HĐKD là quá trình nghiên cứu đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. 2.1.1.2. Ý nghĩa: Là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong HĐKD và còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Là cơ sở quan trọng đề ra các quyết định kinh doanh. Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả của doanh nghiệp. Là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đáng giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.
  17. Là biện pháp phòng ngừa rủi ro, để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn doanh nghiệp phải biết tiến hành phân tích HĐKD của mình, đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với các doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay,... với doanh nghiệp nữa hay không? 2.1.1.3. Nhiệm vụ: Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. Đánh giá và kiểm tra khái quát kết quả đạt được so với các mục tiêu kế hoạch, dự toán, định mức,... đã đề ra hoặc so với tình hình thực hiện ở kỳ trước để khẳng định tính đúng đắn và khoa học các chỉ tiêu xây dựng. Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó. Sự biến động của chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố gây nên, do đó ta phải xác đinh trị số của các nhân tố và tìm nguyên nhân gây nên biến động của trị số nhân tố đó. Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của quá trình HĐKD. Phân tích không chỉ đánh giá kết quả chung chung, cũng không dừng lại ở chỗ xác định nhân tố và tìm nguyên nhân, mà từ cơ sở nhận thức đó phát hiện các tiềm năng cần khai thác, những chỗ còn tồn tại yếu kém, nhằm đề xuất giải pháp khắc phục tồn tại ở doanh nghiệp. Xây đựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định. Quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả HĐKD là để nhận biết tiến độ thực hiện và những nguyên nhân sai lệch xảy ra giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch và đề ra các giải pháp tiến hành trong tương lai. Định kỳ doanh nghệp phải tiến hành kiểm tra và đánh giá trên mọi khía cạnh hoạt động, đồng thời căn cứ vào các điều kiện tác động ở bên ngoài, như
  18. môi trường kinh doanh hiện tại và tương lai để xác định vị trí của doanh nghiệp đang đứng ở đâu và hướng đi đâu, các phương án xây dựng chiến lược kinh doanh có còn thích hợp nữa hay không?. Từ đó điều chỉnh kịp thời. 2.1.1.4. Nội dung: Là đánh giá kết quả HĐKD với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả HĐKD ở đây có thể là kết quả đã đạt được hoặc kết quả của các mục tiêu trong tương lai cần phải đạt được, bao gồm tổng hợp của cả quá trình hình thành, do đó kết quả phải là riêng biệt và trong từng thời gian nhất định chứ không là kết quả chung chung. Ngoài ra, không dừng lại ở việc đánh giá biến động của kết quả kinh doanh, phân tích HĐKD còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu. Tùy theo mức biểu hiện và mối quan hệ với các chỉ tiêu, mà tác động theo chiều hướng thuận hoặc chiều hướng nghịch đến chỉ tiêu phân tích. Vậy: Muốn phân tích HĐKD trước hết phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, cùng với việc xác định mối quan hệ phụ thuộc của các nhân tố tác động đến chỉ tiêu. Xây dựng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau để phản ảnh được tính phức tạp đa dạng của nội dung phân tích. 2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh. 2.1.2.1. Doanh thu: Bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và doanh thu từ hoạt động tài chính. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá cung ứng, dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp pháp) và được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền). Doanh thu từ hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản thu từ các hoạt động liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi, lãi tiền
  19. cho vay, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán, hoàn nhập dự phòng, giảm giá chứng khoán đã trích năm trước nhưng không sử dụng hết. (Do doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ nên không phát sinh khoản mục doanh thu từ hoạt động tài chính và chi phí bán hàng) 2.1.2.2. Chi phí: a) Khái niệm: Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận. b) Phân loại: Chi phí được phân loại theo các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ được trực tiếp sử dụng cho việc sản xuất ra sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp. - Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, BHXH,.. - Chi phí sản xuất chung: Là chi phí phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất, gồm chi phí cho nhân viên phân xưởng, dụng cụ sản xuất, khấu hao TSCĐ,... - Chi phí bán hàng: Là chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, bao gồm chi phí đóng gói, vận chuyển, bảo hành sản phẩm,.. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, chi phí chung khác. 2.1.2.3. Lợi nhuận: a) Khái niệm:
  20. Lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là một khoản tiền dôi ra giữa tổng thu và tổng chi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ đi mọi chi phí cho hoạt động đó. b) Ý nghĩa: - Đối với xã hội: Mở rộng phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và tiêu dùng xã hội, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. - Đối với doanh nghiệp: Lợi nhuận quyết định sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh trạnh, bản lĩnh doanh nghiệp trong nền kinh tế. Vì vậy, tạo ra lợi nhuận là chức năng duy nhất của doanh nghiệp. 2.1.3. Các chỉ tiêu về tài chính: 2.1.3.1. Các tỷ số phản ánh sử dụng vốn của doanh nghiệp: a) Tỷ số luân chuyển tài sản có: Doanh thu thuần Tỷ số luân chuyển tài sản có = x 100% Tổng tài sản Tỷ số này đo lường sự luân chuyển toàn bộ tài sản của công ty. Tỷ số này được tính bằng cách chia doanh thu cho toàn bộ tài sản. b) Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSCĐ = x 100% Tài sản cố định ròng Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Nó là tỷ lệ giữa doanh thu và tài sản cố định ròng. 2.1.3.2. Các tỷ số phản ảnh hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh, nếu chỉ thông qua tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để đánh giá doanh nghiệp hoạt động
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD


ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2