intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Tìm hiểu hệ thống tổ chức, quản lý, kinh doanh của công ty may TNHH Minh Trí

Chia sẻ: Ung Thi Duyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:51

83
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung và quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nói riêng đang diễn ra ở Việt Nam, con người ngày càng tạo ra nhiều của cải vật chất, ngày càng thoả mãn các nhu cầu từ tối thiểu cho đến xa xỉ của đời sống xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Tìm hiểu hệ thống tổ chức, quản lý, kinh doanh của công ty may TNHH Minh Trí

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY & THỜI TRANG CÔNG TY MAY TNHH MINH TRÍ Luận văn Tìm hiểu hệ thống tổ chức, quản lý, kinh doanh của công ty may TNHH Minh Trí Sinh viên: Vũ Ngọc Việt -1- Lớp: công nghệ May – K47
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY & THỜI TRANG CÔNG TY MAY TNHH MINH TRÍ LỜI NÓI ĐẦU Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung và quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nói riêng đang diễn ra ở Việt Nam, con người ngày càng tạo ra nhiều của cải vật chất, ngày càng thoả mãn các nhu cầu từ tối thiểu cho đến xa xỉ của đời sống xã hội. Do đó, đời sống xã hội ngày càng nâng cao, và nhu cầu làm đẹp của con người cũng tăng lên. Điều đó đã thúc đẩy ngành may mặc và thời trang phát triển, không những đáp ứng nhu cầu mặc trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới, không ngừng đổi mẫu mã và kiểu cách để cho ngành mình luôn mới mẻ trong con mắt của mọi người và phù hợp vời thị hiếu của thị trường. Ngành may mặc nước ta đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong khu vực cũng như trên thế giới. Do đó, để ngành may giữ được vị trí và không ngừng phát triển hiện tại cũng như trong tương lai thì yêu cầu cấp bách đặt ra là phải có lực lượng cán bộ kỹ thuật và lực lượng lao động có tay nghề đông đảo, đòi hỏi cán bộ công nhân viên trong ngành không ngừng học hỏi các kinh nghiệm mới và hoàn thiện mình cũng như hoàn thiện thực tiễn yếu kém của ngành để ngành may mặc thực sự xứng đáng với vai trò và vị thế của mình – là một ngành công nghiệp mới mẻ nhưng có nhiều tiềm năng, hằng năm giá trị của ngành đóng góp một phần quan trọng vào tổng thu nhập quốc dân. Qua hơn 6 tuần thực tập tại công ty may TNHH Minh Trí, với sự nỗ lự của bản thân, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên công ty, và đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo Phạm Thanh Thảo, bản thân em đã tiếp nhận thêm được một số kiến thức nhất định về thực tiễn sản xuất bổ ích và có ích cho công việc của mình sau này. Tuy nhiên, bản báo cáo thực tập của em được thực hiện gấp gáp và còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong bộ môn công nghệ May & thời trang để kiến thức của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn công nghệ May & thời trang đã tạo điều kiện giúp chúng em có nơi thực tập tốt nghiệp cuối khoá, cán bộ công nhân viên công ty May TNHH Minh Trí đã giúp đỡ tận tình trong thời gian chúng em thực tập, và cô giáo Phạm Thanh Thảo đã hướng dẫn cụ thể để chúng em hoàn thành đợt thực tập này. Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2007 Sinh viên thực hiện Vũ Ngọc Việt ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Sinh viên: Vũ Ngọc Việt -2- Lớp: công nghệ May – K47
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY & THỜI TRANG CÔNG TY MAY TNHH MINH TRÍ NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY & THỜI TRANG 1.Mục đích Nhằm củng cố những kiến thức lý thuyết, giúp cho sinh viên làm quen với công việc chuyên môn của cán bộ kỹ thuật ở công ty May. 2.Yêu cầu Sinh viên chấp hành nghiêm chỉnh nội quy công ty. Có ý thức hoc hỏi, quan sát đánh giá, đề xuất giải pháp về những tồn tại của thực tế. Báo cáo thu hoạch các nội dung thực tập đầy đủ, đúng thời hạn. 3.Nội dung Phần 1: Tìm hiểu hệ thống tổ chức, quản lý, kinh doanh của công ty 1. Giới thiệu chung về công ty (quá trình phát triển, năng lực hiện tại, nhiệm vụ, phương thức sản xuất kinh doanh của công ty) 2. Tìm hiểu mô hình tổ chức quản lý và điều hành sản xuất (tổ chức các phòng ban, quy mô phân cấp, và trách nhiệm cho từng cấp, bộ phận) 3. Đánh giá chung của cá nhân về quá trình tổ chức sản xuất – kinh doanh của công ty. Những tồn tại và giải pháp đề xuất Phần 2: Tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất may công nghiệp 1. Công tác chuẩn bị nguyên phụ liệu, vật tư cho sản xuất. - Phương pháp thủ tục giao nhận vật tư - Phương pháp kiểm tra, phân loại, bảo quản, cung ứng vật tư - Yêu cầu chất lượng đối với nguyên phụ liệu - Thiết bị, phương tiện sử dụng 2. Quá trình trải, cắt vải chuẩn bị bán thành phẩm cho may - Yêu cầu kỹ thuật công đoạn trải vải, công đoạn cắt vải - Các thiết bị , phương tiện sử dụng để trải và cắt vải - Tổ chức tác nghiệp trải và cắt vải - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp đánh số, kiểm tra đồng bộ bán thành phẩm sau khi cắt. 3. Quá trình may - Quá trình tổ chức sản phẩm trên dây chuyền - Công tác quản lý chất lượng may - Thiết bị may sử dụng trong công ty 4. Quá trình hoàn tất sản phẩm may - Yêu cầu kỹ thuật công đoạn hoàn tất sản phẩm - Các thiết bị, phương tiện sử dụng để hoàn tất sản phẩm - Các chế độ công nghệ xử lý hoàn tất sản phẩm. Phần 3: Tìm hiểu và thực hành nghiệp vụ kỹ thuật tại công ty Sinh viên: Vũ Ngọc Việt -3- Lớp: công nghệ May – K47
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY & THỜI TRANG CÔNG TY MAY TNHH MINH TRÍ 1. Nội dung tài liệu thiết kế - kỹ thuật cho một mã hàng mới nói chung, cho một mã hàng cụ thể nói riêng (yêu cầu, các bước tiến hành, phương pháp và phươngtiện thực hiện) 2. Nội dung tài liệu kỹ thuật - công nghệ cho một mã hàng mới nói chung, cho một mã hàng cụ thể nói riêng (yêu cầu, các bước tiến hành, phương pháp và phươngtiện thực hiện 3. Nội dung tài liệu tổ chức - điều hành sản xuất cho một mã hàng mới nói chung (Yêu cầu, các bước chuẩn bị, cách thức thực hiện, theo dõi tiến độ, quản lý chất lượng, giao nhận vật tư, điều phối) 4. Tìm hiểu công tác sáng tác thiết kế mẫu ở công ty (nếu có) Phần 4: Tìm hiểu chuyên đề Sinh viên tự chọn một trong các hướng chuyên đề sau đây: - Sáng tác thời trang - Thiết kế sản phẩm - Kỹ thuật mới - Công nghệ mới - Vật liệu - Quản lý sản xuất Bộ môn công nghệ May & thời trang Sinh viên: Vũ Ngọc Việt -4- Lớp: công nghệ May – K47
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY & THỜI TRANG CÔNG TY MAY TNHH MINH TRÍ PHẦN I:TÌM HIỂU HỆ THỐNG TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, KINH DOANH CỦA CÔNG TY MAY TNHH MINH TRÍ I. Giới thiệu chung công ty May TNHH Minh Trí. Tên công ty : Công ty TNHH Minh Trí Địa chỉ : Khu công nghiệp Vĩnh Tuy, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại : 84-4-6446802/6440368/6445849 Fax : 84-4-6446602 E-mail : minhtrifty@hn.vnn.vn minhquanapparel@hn.vnn.vn minhtriftyc@vnn.vn Người uỷ quyền: Bà Nguyễn Hồng Hạnh - trưởng phòng quản lý Người giao dịch: Bà Phạm Thu Hương - trường phòng xuất nhập khẩu Loại hình kinh doanh: thêu công nghiệp và xuất khẩu Năm thành lập: 26/05/1995 Năm bắt đầu xuất khẩu:26/12/1998 Loại hình công ty: công ty tư nhân Số đăng ký kinh doanh: 049480 ngày 27/06/1995 Ngân hàng chính: ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Thăng Long Số tài khoản: 0131.0131 178015 Cách thức trả tiền: L/C, T/T Các đơn vị thành viên: - Nhà máy 1: Địa chỉ: Khu công nghiệp Vĩnh Tuy, Hà Nội Số điện thoại: 84-4-6446802/6440368 Fax: 84-4-6446602 - Nhà máy 2: Địa chỉ: Làng Lĩnh Nam,Thanh Trì, Hà Nội Số điện thoại: 84-4-6445845/6445849 Fax: 84-4-6445849 - Nhà máy 3: công ty TNHH Minh Trí Thái Bình Địa chỉ: khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình Số điện thoại: 84-36-640451/640877 Fax: 84-36-848742 Diện tích mặt bằng nhà xưởng: Diện tích Nhà máy 1 Nhà máy 2 Nhà máy 3 Diện tích văn phòng 600 m² 400 m² 900 m² Kho chứa nguyên phụ liệu 1200 m² 400 m² 3400 m² Kho chứa thành phẩm 1800 m² 200 m² 3200 m² Khu vực cắt 1200 m² 400 m² 2000 m² Sinh viên: Vũ Ngọc Việt -5- Lớp: công nghệ May – K47
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY & THỜI TRANG CÔNG TY MAY TNHH MINH TRÍ Khu vực may 2400 m² 1200 m² 3300 m² Khu vực khác 1200 m² 800 m² 11800 m² Toàn bộ nhà xưởng 8400 m² 3400 m² 24600 m² - Nhà máy 1&2: Cảng biển gần nhất: cảng Hải Phòng - khoảng cách: 110km Sân bay gần nhất: sân bay Nội Bài - khoảng cách: 30km Khoảng cách tới trạm cứu hỏa: 6km Hệ thống phát điện: sử dụng điện lưới quốc gia - Nhà máy 3: Cảng biển gần nhất: cảng Hải Phòng - khoảng cách: 60km Sân bay gần nhất: sân bay Nội Bài - khoảng cách: 120km Khoảng cách tới trạm cứu hỏa: 6km Hệ thống phát điện: sử dụng điện lưới quốc gia Công ty Minh Trí là một doanh nghiệp tư nhân bắt đầu đi vào sản xuất năm 1995. Công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc bằng vải dệt kim - sản phẩm của công ty đã có mặt ở các thị trường lớn trên thê giới như: EU, Canada, Đức, Tiệp, Đài Loan, Nhât Bản… Đặc biệt là thị trường Mỹ. Mặt hàng chính của công ty là các sản phẩm dệt kim: áo T-shirt, Polo-shirt, áo khoác ngoài bằng vải Polar Pleece, vải Sherpa Knit… Đồ thể thao bằng vải French Terry, vải Tricot. Hiện nay, công ty có 3 cơ sở sản xuất với diện tích hơn 36000 m², hệ thống trang thiết bị, máy móc kỹ thuật được trang bị hiện đại, hoàn thiện cơ cấu tổ chức để luôn đạt mức tăng trưởng cao: hơn 1500 máy may và các may chuyên dụng, 4 dàn máy thêu vi tính… Tổng số cán bộ công nhân viên tính đến tháng 8 – 2002 là 750 người, đến nay con số đó đã là hơn 2400 người. Trong quá trình xây dựng và phát triển, công ty luôn luôn đổi mới và đầu tư trang thiết bị may chuyên dụng hiện đại, được nhận bằng khen của Bộ Thương mại và đạt thành tích xuất khẩu năm 1999 và 2001. Trong 9 tháng đầu năm 2002, sản lượng xuất khẩu của công ty đạt 769.000 sản phẩm, tăng 380% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu đạt3.121.000 USD, danh thu đạt 7.580.523.000 VNĐ, mức lương bình quân của cán bộ công nhân viên công ty đạt 1.300.000VNĐ/tháng. Công ty có đội ngũ quản lý có năng lực, đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật được đào cơ bản với tinh thần trách nhiệm cao. Công ty Minh Trí luôn đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng đối với các mặt hàng dệt kim. II. Tìm hiểu mô hình tổ chức quản lý và điều hành sản xuất của công ty. Mô hình tổ chức quản lý của công ty là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ lệ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, được giao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản lý doanh nghiệp. Sinh viên: Vũ Ngọc Việt -6- Lớp: công nghệ May – K47
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY & THỜI TRANG CÔNG TY MAY TNHH MINH TRÍ Mô hình tổ chức quản lý và bộ phận điều hành sản xuất của công ty có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ, tổ chức quản lý là tiền thân của quá trình điều hành sản xuất. Mô hình tổ chức quản lý được hình thành bởi các bộ phận quản lý và các cấp quản lý: bộ phận quản lý là đơn vị riêng biệt có chức năng quản lý nhất định như phòng kế hoạch, phòng kiểm tra chất lượng…; cấp quản lý là sự thống nhất tất cả các bộ phận quản lý ở trình độ nhất định như cấp công ty, cấp phân xưởng… Bộ phận quản lý phản ánh sự phân chia chức năng quản lý theo chiều ngang – là biểu hiện trình độ chuyên môn hoá trong phân công lao động quản lý, còn các cấp quản lý thể hiện sự phân chia chức năng quản lý theo chiều dọc - tuỳ thuộc vào trình độ tập trung quản lý. Mô hình tổ chức quản lý của công ty May TNHH Minh Trí được thể hiện cụ thể như sau: Giámđốc công ty Phó giámđốc công ty P. Kinh doanh P. Tổ chức – P. Kế toán Chuẩn bị Quản lý Hoàn thành - XNK hành chính – tài chính sản xuất dây chuyền - Kiểm tra Lao động, tiền lương P. Quản lýđơn hàng T.phẩm – Đánh giá Tiêu thụ sản phẩm Kế hoạch sản xuất Bảo vệ, Y tế, P.vụ Chếđộ chính sách Nhập khẩu NVL Chi phí lao động Chi phí sản xuất Tổ chức cán bộ Quản lý vật tư P. Kỹ thuật Vốnđầu tư Tổ cơđiện Đóng gói Lưu kho Tổ cắt Ủi Các tổ sản xuất (các chuyền sản xuất) Sinh viên: Vũ Ngọc Việt -7- Lớp: công nghệ May – K47
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY & THỜI TRANG CÔNG TY MAY TNHH MINH TRÍ Phân cấp các phòng và nhân sự: Nhà máy1 Nhà máy Nhà máy 2 3 Nhân viên quảng cáo 13 03 03 Nhân viên văn phòng 117 13 76 Công nhân tại kho hàng 15 05 17 Thiết kế mẫu 05 03 Nhân viên kỹ Nhân viên sao mẫu 07 02 thuật Tổ may mẫu 06 05 Định mức lao động 02 01 Kỹ thuật thêu, in 03 01 Định mức vật tư 02 01 Nhân viên kiểm tra nguyên - phụ liệu 05 02 Quản đốc 14 06 20 Nhân viên cắt mẫu cứng 04 02 03 Công nhân cắt 49 41 Công nhân may 495 287 760 Công nhân là gấp 89 73 Công nhân đóng gói 09 06 Nhân viên kiểm tra hoàn tất 45 14 60 Công nhân thêu 32 10 Thợ máy 10 02 15 Tổng 922 332 1099 Phân cấp sản phẩm Loại sản phẩm Số lượng / tháng Áo T-shirt, áo polo, 600.000 chiếc Quần dài, quần soóc 40.000 chiếc Các sản phẩm khác như váy,… 60.000 chiếc Sinh viên: Vũ Ngọc Việt -8- Lớp: công nghệ May – K47
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY & THỜI TRANG CÔNG TY MAY TNHH MINH TRÍ 1. Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu  Chức năng: Xây dựng, điều hành quản lý kế hoạch sản xuất của công ty; công tác cung ứng vật tư, quản lý vật tư và sản phẩm trong kho; theo dõi, quản lý vật tư để kịp thời phân phối cho các đơn vị sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm xuất kho ra thị trường trong hay ngoài nước và xử lý đối với các sản phẩm tồn kho Công tác nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ tùng, trang thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh.  Nhiệm vụ: o Kế hoạch sản xuât: Dựa vào kế hoạch sản xuất hằng năm của công ty và các hợp đồng đã định kỳ giao dịch của khách hàng để xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể hàng tháng. Việc phân bổ các kế hoạch, theo dõi tiến độ các kế hoạch đòi hỏi có sự điều hành phối hợp nhất quán giữa các bộ phận và đơn vị trong công ty. Công tác xuất và nhập vật tư sản xuất cho các đơn vi và bộ phận trong và ngoài công ty được thực hiện một cách nghiêm túc dựa theo chế độ cấp phát sổ sách, chứng từ. o Kế hoạch kinh doanh: Đề ra và thực hiện kế hoạch mua sắm nguyên phụ liệu cho sản xuất một cách đầy đủ và kịp thời cho các đơn hàng. Chủ động quan hệ, giao dịch, tìm kiếm các nhà cung ứng vật tư, đáp ứng nhu cầu chất lượng và giá cả, và tìm kiếm nguồn thị trường tiêu thụ. o Kế hoạch xuất - nhập khẩu: - Công tác xuất khẩu: Thông báo kế hoạch sản xuất đến các đơn vị liên quan, thường xuyên liên hệ với các phòng chức năng, cácđơn vị trực thuộc để theo dõi tiến độ sản xuất và giao hàng Chuẩn bị các chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan. Tổ chức đóng gói thành phẩm và xếp vào cotainer, tập hợp hàng đúng thời gian và xuất khẩu theo quy chuẩn. Thanh lý hợp đồng gia công xuất khẩu với Hải quan. Lập hồ sơ giải quyết những khiếu nại của khách hàng. - Công tác nhập khẩu: Trên cơ sở yêu cầu nhập nguyên phụ liệu phù hợp cho mỗi đơn hàng, phòng kế hoạch - kinh doanh - xuất nhập khẩu đưa ra báo cáo đề xuất và thực hiện giao dịch nhập khẩu. Thông báo số lượng, mẫu mã, chủng loại… cụ thể cho đơn vị tiếp nhận, để hoàn tất thủ tục nhập kho và kiểm hoá. Chuẩn bị hồ sơ cần thiết để giải quyết các khiếu nại phát sinh. - Công tác khác: Sinh viên: Vũ Ngọc Việt -9- Lớp: công nghệ May – K47
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY & THỜI TRANG CÔNG TY MAY TNHH MINH TRÍ Công tác báo cáo, thống kê kế hoạch, có sổ sách theo dõi thực hiện các hợp đồng xuất - nhập khẩu, phải được thực hiện theo định kỳ tháng, quý, năm… Công tác hoàn thuế: chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hoàn thuế. - Quản lý kho tàng: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý về hệ thống kho tàng, bảo quản hàng hoá. Tổ chức việc nhập và xuất vật tư, nguyên phụ liệu từ kho đến các đơn vị sản xuất. 2. Phòng tổ chức - hành chính  Chức năng: Phòng tổ chức – hành chính có chức năng tổ chức cán bộ, đào tạo lực lượng lao động và kỹ thuật viên, các chế độ chính sách, quản lý hành chính, bộ phận phục vụ, bảo vệ… Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp lên ban lãnh đạo công ty, để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các đơn vị trong công ty thực hiện sản xuất đúng đủ chỉ tiêu và đảm bảo đúng tiến độ xuất hàng. Tổng hợp, phân tích báo cáo thống kê các hoạt động quản lý nói chung để phục vụ quá trình sản xuất diễn ra liên tục và nhịp độ.  Nhiệm vụ: o Công tác tổ chức bộ máy quản lý: - Nghiên cứu, đề xuất các phương án tổ chức bộ máy quản lý cho phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh - Phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổng hợp các văn bản quy định chức năng nhiệm vụ, xây dựng các nội quy, quy chế quản lý của mỗi phòng, bộ phận, đơn vị trực thuộc công ty. - Quản lý hồ sơ và số lượng công nhân trong công ty, quản lý côn tác tuyển dụng, bổ nhiệm, đề đạt, miễn nhiệm, nang bậc, khen thưởng, kỷ luật… - Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội nhũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật về chuyên môn nghiệp vụ, và tay nghề cho công nhân. - Tổ chức nhận xét, đánh giá cán bộ, định kỳ bỏ phiếu thăm dò ý kiến đông đảo công nhân viên… - Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị, bộ phận sản xuất, cán bộ, công nhân viên thực hiện đúng theo quy định công tác. o Công tác lao động, tiền lương và các chế độ: - Công tác lao động: giải quyết các thủ tục, hồ sơ tuyển dụng, tiếp nhận, tuyển sinh học nghề, ký hợp đồng lao động mới, giải quyết các thủ tục cho cán bộ công nhân viên chuyển công tác, chấm dứt hợp đồng. - Công tác tiền lương: xây dựng và ban hành các nội dung, quy chế về chế độ tiền lương, thu nhập, chế độ bảo hiểm xã hội, thực hiện chế độ chính sách người lao động theo đúng quy định của Nhà nước. Quản lý và Sinh viên: Vũ Ngọc Việt - 10 - Lớp: công nghệ May – K47
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY & THỜI TRANG CÔNG TY MAY TNHH MINH TRÍ theo dõi hệ thống lương theo ccáp bậc và chức vụ, có chế độ chính sách đối với người lao động, và chế độ bảo hiểm xã hội… - Công tác đào tạo nâng bậc: xây dựng và trình duyệt nội quy, quy chế về đào tạo công nhân, nâng bậc công nhân. Thực hiện chương trình đào tạo bổ túc kỷ luật tay nghề cho công nhân, phối hợp các trường dạy nghề và các đơn vị có liên quan, tổng hợp kiểm tra trình độ để nâng bậc… o Công tác hành chính văn thư, lưu trữ: Thực hiện giao tiếp với khách ngoài công ty theo uỷ quyền của ban lãnh đạo công ty. Tổ chức quản lý các loại văn thư của công ty gửi đi, hoặc tiếp nhận văn thư gửi đến công ty. Cấp giấy giới thiệu cho cán bộ công nhân viên đi giải quyết các công việc hành chính thông thường. o Công tác phục vụ, vệ sinh công nghệp: Có nước uống cho toàn thể cán bộ công nhân viên công ty. Sắp xếp phòng khách phục vụ hội nghị. Chuẩn bị chu đáo trong các dịp lễ Tết, hội nghị, hội thảo… Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp, thu gom, quét dọn rác sạch sẽ. o Công tác bảo vệ, an ninh: Có đội bảo vệ luân phiên thay ca là việc, đảm bảo an ninh trật tự trong công ty, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi gây rối, trộm cắp…, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ mọi người ra vào công ty, kiểm tra việc xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư hàng hoá, nội bộ công ty. o Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ: Có phòng khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc uống, điều trị cho cán bộ công nhân viên công ty theo quy định của Bộ y tế. Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ trong lao động sản xuất, chống các tệ nạn xã hội… 3. Phòng kế toán tài chính  Chức năng: Phòng có chức năng trong lĩnh vực kế toán – tài chính của công ty, đưa ra phương án sử dụng vốn hợp lý, đúng mục đích. Đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty được duy trì liên tục và đạt hiệu quá kinh tế cao.  Nhiệm vụ: o Nhiệm vụ chung: Ghi chép, tính toán và phản ánh số liệu hiện có về tính luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn của công ty. Tình hình sử dụng các nguồn vốn phản ánh các chi phí trong quá trình sản xuất, kinh doanh và kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra việc giữ gìn các loại tài sản, vật tư tiền vốn, các nguồn chi phí. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hiện tượng tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách, chế độ quản lý kinh tế và kỷ luậ tài chính của Nhà nước. Sinh viên: Vũ Ngọc Việt - 11 - Lớp: công nghệ May – K47
  12. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY & THỜI TRANG CÔNG TY MAY TNHH MINH TRÍ o Công tác tài chính: Lập và chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo công ty về số liệu kế toán báo cáo lên. Lập bảng kế toán tài chính, tính toán hiệu quả kinh tế cho các dự án đầu tư. Tham mưu cho ban lãnh đạo về giá cả hợp đồng đơn hàng, mua bán vật tư, hàng hoá… Quản lý và sử dụng đồng vốn đúng mục đích, có hiệu quả bảo toàn và phát triển vốn của công ty. Thực hiện tốt chế độ tài chính theo quy định của Nhà nước. o Công tác hạch toán, kế toán: Thực hiện chế độ hạch toán, kế toán thống nhất, sổ sách theo dõi, ghi chép tình hình cung ứng vật tư, hàng hoá bao gồm đầy đủ số lượng, chủng loại, giá trị… Hạch toán chi phí xuất nhập vật tư cho công ty, chuyển đến các phân xưởng sản xuất, theo dõi việc mua sắm tài sản trong công ty. 4. Phòng quản lý đơn hàng  Chức năng: Tiếp nhận các đơn hàng, xử lý đơn hàng về mặt tài liệu trước khi chuyển xuống phòng kỹ thuật. 5. Phòng kỹ thuật  Chức năng: - May chế thử mẫu - Đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật may, chuyền may, trang thiết bị máy móc cần thiết - Lập định mức nguyên phụ liệu, kế hoạch mua sắm các thiết bị, phụ tùng cần dùng cho đơn hàng sản xuất. Định mức kinh tế kỹ thuật may - Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng sản phẩm theo yêu cầu. - Điều hành, hướng dẫn các đơn vị sản xuất các vấn đề về kỹ thuật - Quá trình quản lý kỹ thuật của công ty: Sinh viên: Vũ Ngọc Việt - 12 - Lớp: công nghệ May – K47
  13. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY & THỜI TRANG CÔNG TY MAY TNHH MINH TRÍ Điều hành kỹ thuật Quản lỹ kỹ thuật – công nghệ Chuẩn bị cơđiện Chuẩn bị kỹ thuật Chuẩn bị công nghệ Máy móc, thiết bị Nghiên cứu mẫu, NPL, thông số Phân tích mẫu Điều phối – phân bổ Có sẵn mẫu Thiết kế mẫu Bảng hướng dẫn sử dụng NPL Mô tả, lập tiêu chuẩn kỹ thuật Quy trình công nghệ May Kiểm tra mẫu Đúng thống Không đúng số KT thống số KT Thoả thuận Sao mẫu khách hàng Định Định mức Điều chỉnh mức thời gian NPL May mẫuđối Thiết kế chuyền Duyệt Bố trí mặt bằng, nhà Nhảy mẫu – xưởng giác sơđồ Triển khai sản xuất cho cácđơn vị Sinh viên: Vũ Ngọc Việt - 13 - Lớp: công nghệ May – K47
  14. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY & THỜI TRANG CÔNG TY MAY TNHH MINH TRÍ Hinh 1: Phòng kỹ thuật  Yêu cầu: o Công tác kỹ thuật: Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình công nghệ cho các đơn hàng chuẩn bị sản xuất, xây dựng định mức nguyên phụ liệu cho phù hợp. Nghiên cứu, thiết kế, chế thử các sản phẩm mới, may mẫu đối. Chuẩn bị các mẫu sơ đồ của các đơn hàng đưa vào sản xuất, thiết kế các loại mẫu phục vụ cho công đoạn cắt, may. Thiết kế dây chuyền cho công đoạn may đối với mã hàng mới. Giám sát theo dõi các phân xưởng sản xuất thực hiện đày đủ chính xác theo thiết kế công nghệ quy định. Theo dõi việc thực hiện thiết kế các sản phẩm mẫu. Theo dõi đôn đốc và kiểm tra để giúp các phân xưởng thực hiện kế lịch xích – tu sửa thiết bị đầy đủ theo nội dung bảo trì định kỳ. Xây dựng tổ chức phân cấp bậc kỹ thuật công nhân. Xây dựng các chỉ tiêu thi tay nghề giỏi trong các cuộc thi tay nghề… Tổ chức khảo sát, xây dựng, ban hành các định mức vật tư, nguyên phu liệu. Theo dõi việc thực hiện định mức đó, để từ đó có kế hoạchvà giải pháp trong việc khắc phục các yếu kém về quản lý mức. Tổng kết đánh giá thực hiện công tác kỹ thuật hằng năm, xây dựng phương hướng chiến lược trong năm tiếp theo và lâu dài của công ty. o Công tác chất lượng: Kiểm tra, xác nhận nguyên phụ liệu chuẩn bị đưa vào sản xuất. Kiểm tra, đánh giá các mẫu chào hàng của khách hàng, thông báo kịp thời đầy đủ các thông số kỹ thuật, chất lượng nguyên phụ liệu. Sinh viên: Vũ Ngọc Việt - 14 - Lớp: công nghệ May – K47
  15. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY & THỜI TRANG CÔNG TY MAY TNHH MINH TRÍ Quyết định chất lượng nguyên phụ liệu có đủ tiêu chuẩn đưa vào sản xuất hay không? Tiến hành khiếu nại đối với các lô hàng nhập về công ty không đạt yêu cầu chất lượng. Kiểm tra chất lượng thành phẩm trước khi nhập vào kho, dựa vào tiêu chuẩn kiểm tra thành phẩm. Thiết lập biên bản kiểm tra. Phân loại sản phẩm theo chỉ tiêu chất lượng đã đề ra. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề cho công nhân kiểm tra chất lượng sản phẩm.  Tổ chức: Nhân viên phòng kỹ thuật của công ty tại các cơ sở được thống kê như sau: Xí nghiệp1 Xí nghiệp2 Xí nghiệp3 Nhân Thiết kế mẫu 05 03 viên Nhân viên sao mẫu 07 02 kỹ Tổ may mẫu 06 05 thuật Định mức lao động 02 01 Kỹ thuật thêu, in 03 01 Định mức vật tư 02 01 Sơ đồ phòng kỹ thuật: Trưởng phòng kỹ thuật Phó phòng kỹ thuật Kỹ thuậtđịnh mức vật tư Thiết kế dây chuyền Định mức lao động Kỹ thuật thêu, in Kỹ thuật cơđiện Thiết kế mẫu Quảnđốc cắt Tổ mẫu III. Đánh giá chung của cá nhân về quá trình tổ chức sản xuất – kinh doanh của công ty. Qua quan sát thực tế và nghên cứu tài liệu của công ty, em thấy công ty may Minh Trí là một trong những công ty tiếp nhân được rất nhiều đơn dặt hàng ở trong cũng như ngoài nước, mà đặc biệt là các đơn hàng về áo T-shirt và áo Polo shirt, xuất khẩu nhiều trên thị trường Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông… Sinh viên: Vũ Ngọc Việt - 15 - Lớp: công nghệ May – K47
  16. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY & THỜI TRANG CÔNG TY MAY TNHH MINH TRÍ Với đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng động, góp phần giúp công ty ngày càng phát triển và gặt hái được nhiều thành công mơí. Trong thời gian thực tập ở công ty, em xin được đưa ra một vài nhận xét như sau: Toàn bộ công ty là một quy trình khép kín, đảm bảo quá trình từ tiếp nhận đơn hàng, triển khai sản xuất cho đến sản xuất đều diễn ra một cách nhịp nhàng, liên tục. Để đạt dược điều đó, công ty đã xây dựng và tổ chức thành công hình thức sản xuất, kinh doanh hợp lý và có tính chuyên môn hoá cao. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO đã được công ty đưa vào áp dụng và tạo điều kiện cho chất lượng sản phẩm của công ty đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường người tiêu dùng. Tuy nhiên trong quá trình quản lý cũng như tổ chức sản xuất vẫn cồn tồn tại một số nhược điểm sau: Do mặt bằng nhà xưởng sản xuất còn nhỏ hẹp, nên phải phân ra nhiều cơ sở sản xuất, dẫn đến sự mất tập trung trong sản xuất. Mặt khác, khâu vận chuyển nguyên - phụ liệu, hàng hoá vật tư còn chưa được thuận tiện, trường hợp đơn hàng có số lượng lớn sẽ dẫn đến tình trạng quá tải. Kho nguyên - phụ liệu của công ty mặc dù đã được sắp xếp gọn gàng, bảo quản trên giá nhưng vẫn chưa phân rõ ràng các khu vực cụ thể. Tại phân xưởng cắt, quy trình trải vải còn thủ công, năng suất lao động chưa cao, dẫn đến hiện tượng ách tắc chờ bán thành phẩm. Vệ sinh phân xưởng cắt còn chưa đạt tiêu chuẩn, còn rất bụi ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Tại phân xưởng may, vẫn còn tình trạng ùn tắc, chờ việc diễn ra trên dây chuyền, công tác hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân chưa được hiệu quả. Quá trình giám sát chất lượng cũng chưa thực sự chặt chẽ. Tổ thu hoá, nhiều sản phẩm kiểm tra chưa chính xác ở từng công đoạn sản xuất, gây mất thời gian trong việc sửa lỗi, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và thời gian giao hàng. Sinh viên: Vũ Ngọc Việt - 16 - Lớp: công nghệ May – K47
  17. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY & THỜI TRANG CÔNG TY MAY TNHH MINH TRÍ PHẦN II: TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP Quá trình công nghệ sản xuất may trong công ty được mô phỏng bởi mô hình sau: Tiếp nhận NPL TK Mẫu& chuẩn bị sản xuất Cắt Thêu, in (nếu cần) May Hoàn tất Giặt (nếu cần) Kiểm tra kim gãy (nếu yêu cầu) Đóng gói 1. Công tác chuẩn bị nguyên phụ liệu, vật tư cho sản xuất. 1.1. Kho nguyên - phụ liệu Hinh 2: Kho nguyên liệu Sinh viên: Vũ Ngọc Việt - 17 - Lớp: công nghệ May – K47
  18. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY & THỜI TRANG CÔNG TY MAY TNHH MINH TRÍ Kho nguyên - phụ liệu được tổ chức đảm bảo yêu cầu về diện tích mặt bằng, yêu cầu cấp phát vật tư, nguyên - phụ liệu cho sản xuất, đảm bảo yêu cầu quy cách chủng loại, số lượng, chất lượng khi cấp phát. Kho có chức năng bảo quản vật tư, hàng hoá, nguyên - phụ liệu. Nguyên - phụ liệu trong kho đảm bảo an toàn, không bị mối mọt, ẩm ướt, và đặc biệt phải đảm bảo công tác phong cháy chữa cháy. Quy mô kho nguyên - phụ liệu của công ty ở cấp phân xưởng, cung cấp nguyên - phụ liệu, vật tư cho toàn bộ qua trình sản xuất cũng như các quá trình kỹ thuật liên quan như công tác chế thử mẫu. Diện tích mặt bằng kho nguyên - phụ liệu được cụ thể bằng bảng sau: Diện tích Nhà máy 1 Nhà máy 2 Nhà máy 3 Kho nguyên - phụ liệu 1200 m² 400 m² 3400 m² Việc cấp phát hàng hoá, vật tư, nguyên - phụ liệu ra khỏi kho phải có hoá đơn xuất kho của phòng kinh doanh –XNK, theo để nghị của phòng kỹ thuật. Sổ sách được báo cáo định kỳ 6 tháng 1 lần. Lực lượng lao động kho nguyên - phụ liệu được chia thành 3 tổ: tổ tiếp nhận nguyên - phụ liệu, tổ kiểm tra và tổ cấp phát nguyên - phụ liệu. Hinh 3: Kho phụ liệu 1.2. Phương pháp, thủ tục giao nhận nguyên - phụ liệu, vật tư Tổ tiếp nhận nguyên - phụ liệu: thủ kho căn cứ vào phiếu báo nhập NPL, tổ chức tiếp nhận, tháo dỡ cuộn, kiện nguyên liệu từ phương tiện vận chyển. Tiến hành kiểm tra sơ bộ về số lượng, chất lượng và chủng loại xem có đúng yêu cầu hay không, sau đó lưu kho và có biên bản hàng nhập kho. Đối với phụ liệu thì tiến hành đo đếm sơ bộ trước khi nhập vào kho. Nguyên - phụ liệu nhập kho đươc sắp đặt gọn gàng, theo đúng thứ tự và vị trí quy định. Tất cả nguyên - phụ liệu, vật tư, phụ tùng khi được nhập vào kho phải tuân theo nguyên tắc đảm bảo yêu cầu chất lượng mới nhập. Sinh viên: Vũ Ngọc Việt - 18 - Lớp: công nghệ May – K47
  19. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY & THỜI TRANG CÔNG TY MAY TNHH MINH TRÍ Đối với nguyên liệu vải, khi hàng về kho, thủ kho làm thủ tục nhập kho tạm thời, nhập hàng theo đúng số lượng chủng loại đã ghi trong danh mục yêu cầu. Tổ đo vải tiến hành đo thực tê chiều dài từng cây vải, xem có đúng chiều dài ghi trên cuộn hay không? Thủ kho đối chiếu vào phiếu sử dụng nguyên vật liệu cẩn thiết của mỗi đơn hàng để tiếp nhận và làm thủ tục nhập kho. Tem trên mỗi cuộn vải nhập kho có ghi các thông tin sau:  Tên vải:  Số thứ tự:  Màu:  Mã hàng:  Lô hàng:  Khổ vải:  Trọng lượng thực tế:  Trọng lượng (g/m²): Đối với vải đóng kiện, là vải được gấp lại theo chiều dài nhất định, để dỡ kiện, phải bật đầu kiện, mà ở đó có ghi lý lịch của kiện hàng. Qua lý lịch đó, thủ kho sẽ đối chiếu số lượng tấm có trong kiện có đúng thực tế không? 1.3. Phương pháp kiểm tranguyên - phụ liệu, vật tư Tổ kiểm tra: Nguyên - phụ liệu sau khi nhập kho theo thủ tục nhập kho tạm thời được các nhân viên trong tổ kiểm tra tiến hành kiểm tra. Để chính thức nhập kho đối với nguyên - phụ liệu đạt yêu cầu chất lượng, hoặc là xử lý, trả lại cho khách hàng những lô hàng không đạt, hoặc có thể thương lượng với khách hàng để để ra biện pháp giải quyết. Lô hàng sau khi kiểm tra sơ bộ được dán tem có các thông tin sau: - Tên vải: - Số thứ tự: - Cán vải 1: ví dụ: k1, k2… - Cán vải 2: - Số điểm lỗi: - Màu: - Mã hàng: - Lô hàng: - Khổ vải: - Trọng lượng thực tế: - Trọng lượng (g/m²): - Xếp loại: - Người kiểm tra:  Kiểm tra nguyên liệu: Nguyên liệu được kiểm tra bằng máy kiểm vải và phải kiểm tra 100% số cuộn, kết quả kiểm tra được ghi vào biểu mẫu kiểm tra. Sinh viên: Vũ Ngọc Việt - 19 - Lớp: công nghệ May – K47
  20. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY & THỜI TRANG CÔNG TY MAY TNHH MINH TRÍ Tổ đo vải tiến hành đo thực tế từng cây vải: đo khổ rộng, chiều dài của từng cây. Khổ rộng được đo trực tiếp bằng thước, còn chiều dài của cuộn vải được xác định bằng máy. Máy kiểm vải là một hệ thống các cuộn rulo quay. Đặt cây vải vào một trục rulo, kéo đầu cuộn vải để quấn vào một trục rulo khác. Máy có bề mặt rộng để vải trải qua, thông qua đó kiểm tra được các lỗi của cuộn vải. Khi phát hiện các lỗi, nhân viên kiểm tra sẽ đánh dấu bằng phấn vào vị trí lỗi. Có đồng hồ gắn con lăn quay khi vải trải qua để đo chiều dài của cuộn vải. Kết thúc kiểm tra mỗi cuộn vải, nhân viên kiểm tra viết lại vào biên bản kiểm tra chiều rộng khổ vải, chiều dài thực tế so với chiều rộng khổ và chiều dài ghi trên nhãn mác của cuộn vải, đồng thời ghi số lỗi phát hiện được của cuộn vải đó. Khi vận hành máy kiểm tra vải, nhân viên kiểm tra phải chú ý theo dõi liên tục các lỗi trên bề mặt vải. Người vận hành máy có thể tự sửa chữa những lỗi thông thường và lau chùi máy cẩn thận khi két thúc công việc. Nhân viên kiểm tra và thủ kho báo cáo tình hình lô hàng nhập kho, sự thừa hay thiếu nguyên liệu, kịp thời đáp ứng đầy đủ trong các trường hợp phát sinh trong quá trình sản xuất. Hinh 4: Máy kiểm vải o Kiểm tra vải dệt kim:  Lấy mẫu vải: lấy mẫu vải dệt kim theo màu sắc, chủng loại từng đợt nhập về kho, tỷ lệ lấy mẫu là 10%, lấy ngẫu nhiên theo từng 10 đơn vị (cuộn). Nếu kiểm tra 10% vải không đạt yêu cầu thì lấy tiếp 10% theo nguên tắc trên, hoặc có thể lấy theo số lượng mà khách hàng yêu cầu. Vải được kiểm tra trọng lượng trên cân, kiểm tra về độ đồng đều các lõi sợi trên máy đo vải. Những vị trí hoặc khu vực có lỗi thì đánh dấu bằng phấn.  Các chỉ tiêu kiểm tra: kiểm tra trên bàn rộng 2-3 m², dựa vào phương thức điểm để đánh giá lõi một cuộn vải theo biểu mẫu sau: Stt Các lỗi trên vải Mức độ Sinh viên: Vũ Ngọc Việt - 20 - Lớp: công nghệ May – K47
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2