Luận Văn Tìm hiểu chương trình quản lý
lượt xem 17
download
Quản lý hệ thống thông tin luôn là vấn đề vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong cuộc sống ngày nay CNTT càng không thể thiếu nhất là trong mọi công tác quản lý. Trong trường PTTH hiện nay vấn đề quản lý điểm là một trong những vấn đề mấu chốt trong các công tác hoạt động của trường. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào sổ sách, giấy tờ, kinh nghiệm của người quản lý mà chưa có sự hỗ trợ nhiều của hệ thống máy tính. Qua những bài giảng trên lớp của...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận Văn Tìm hiểu chương trình quản lý
- Bài tàp làn Môn PTTKHT Luận Văn Tìm hiểu chương trình quản lý Điểm trường PTTH số 2 Bảo Yên-Lào Cai 1 Sinh viên Ph m M nh Linh
- Bài tàp làn Môn PTTKHT Lời nói đầu Quản lý hệ thống thông tin luôn là vấn đề vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong cuộc sống ngày nay CNTT càng không thể thiếu nhất là trong mọi công tác quản lý. Trong trường PTTH hiện nay vấn đề quản lý điểm là một trong những vấn đề mấu chốt trong các công tác hoạt động của trường. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào sổ sách, giấy tờ, kinh nghiệm của người quản lý mà chưa có sự hỗ trợ nhiều của hệ thống máy tính. Qua những bài giảng trên lớp của cô giáo cộng với những thông tin thu được từ thực tế và các tài liệu tham khảo,em đã làm bài tập lớn với nội dung: “Tìm hiểu chương trình quản lý Điểm trường PTTH số 2 Bảo Yên-Lào Cai” Vì thời gian hạn chế nên trong chương trình chắc chắn còn nhiều chỗ sai sót và chưa hoàn thiện.Mong cô giáo cùng các bạn góp ý để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em chân thành cảm ơn … Thái nguyên,tháng 4 năm 2009 Sinh viên Phạm Mạnh Linh Chương I Phát biểu và khảo sát bài toán quản lý điểm trường THPT số 2 Bảo Yên-Lào Cai 2 Sinh viên Ph m M nh Linh
- Bài tàp làn Môn PTTKHT Phần I:phát biểu bàI toán quản lý điểm trường PTTH số 2 Bảo yên-Lào Cai: Lào Cai là một tỉnh miền núi,hiện nay đang được nhà nước ta đầu tư và phát triển,vì vậy ngành giáo dục Lào Cai đang trú trọng tới việc bồi dưỡng cán bộ giảng dạy và xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành giáo dục đề đào tạo nhân tài cho đất nước nói chung và các tỉnh miền núi nói riêng, để từng bước đưa đất nước ta trở thành một nước công nghiệp và hiện đại theo kịp các nước khác, điều đó phụ thuộc vào nguồn nhân lực có trí tuệ hay không thế hệ trẻ của các tỉnh miên núi nói riêng và cả nước nói chung đang phấn đấu thực hiên điêu đó. Qua quá trình nghiên cứu,em đã tìm hiêu về chương trình quản lý điểm trong trường phổ thông trung học. Những vấn đề cần được tháo gỡ trong việc quản lý điểm PTTH là: Hiện nay quản lý giáo viên và học sinh của các trường đa số vẫn còn thực hiện bằng phương pháp thủ công, phải sử dụng tới sổ sách và rất rườm rà tốn nhiều thời gian, công sức và còn nhiều bất cập. Không đáp ứng được đầy đủ các thông tin về giáo viên học sinh và điểm học sinh cũng như lý lịch giáo viên và học sinh một cách nhanh chóng và chính xác được, vì vậy sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lý. Nên yêu cầu có một phần mềm quản lý điểm là rất cần thiết. * ưu điểm của phần mềm quản lý điểm Giúp cho việc quản lý điểm của học sinh được dễ dàng hơn. Có thể tìm kiếm các thông tin về hồ sơ lý lịch của giáo viên cũng như học sinh một cách nhanh chóng và chính xác. Giảm nhẹ công tác quản lý trước kia rất cồng kềnh. 3 Sinh viên Ph m M nh Linh
- Bài tàp làn Môn PTTKHT Có thể tính toán điểm của học sinh và truy xuất những thông tin về học sinh một cách dễ dàng và thuận tiện. 1.1. Vai trò của quản lý điểm Chương trình quản lý điểm có một vai trò quan trọng trong công tác quản lý điểm của học sinh, nó góp phần vào quản lý thông tin trong nhà trường tốt hơn. Nó nói lên phần nào những ứng dụng mạnh mẽ của tin học trong đời sống xã hội và văn hoá, đồng thời ứng dụng tin học trong quản lý trường học sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian công sức, tiền của trong công tác quản lý giáo viên và học sinh. Phần mềm quản lý này nó giúp quản lý giáo viên học sinh phổ thông trung học đươc dễ dàng hơn. * ý tưởng về đề tài Là một sinh viên công nghệ thông tin em luôn mong muốn sau này vận dụng những kiến thức của thầy cô giáo đã truyền đạt khi còn ở nghế nhà trường vào một thực tế để xây dựng quê hương đất nước. Chính vì lẽ đó em mạnh dạn thực hiện về ý tưởng xây dựng chương trình “Quản lý điểm ở trường phổ thông trung học” và qua những kiến thức thu được em đã bắt tay vào tìm hiểu chương trình quản lý điểm trong trường PTTH số 2 Bảo Yên-Lào Cai. Việc ứng dụng tin học trong các trường học đã có từ lâu trong các tỉnh lớn nhưng Lào Cai vẫn còn là tỉnh miền núi còn nghèo nàn, được sự đầu tư của nhà nước nên công nghệ thông tin mới được phát triển trong mấy năm gần đây vì vậy ứng dụng tin học trong quản lý trường học nơi đây sẽ giảm 4 Sinh viên Ph m M nh Linh
- Bài tàp làn Môn PTTKHT bớt phần nào gánh nặng về công tác quản lý về giáo viên và học sinh giúp cho công tác quản lý mới được hiệu quả cao hơn. 1.2. Thực trạng của bài toán quản lý điểm ở trường PTTH số 2 Bảo Yên-Lào Cai: Hiện nay việc quản lý điểm trong trường vẫn sử dụng phương pháp thủ công về điểm vẫn do giáo viên cung cấp, việc tính điểm của học sinh còn phải sử dụng tới sổ sách do giáo viên bộ môn chấm, tính điểm và gửi bài và điểm tới phòng giám hiệu. * Ưu điểm: Có thể tính toán điểm của học sinh và đối chiếu lại nhiều lần với sổ sách nên có thể rất chính xác có thể trực tiếp vào điểm trong sổ cái mà không cần sử dụng tới máy tính, nên không phụ thuộc vào nguồn điện mà vẫn tính toán được điểm của học sinh, về mặt kinh tế thì tiết kiệm được khoản tiền không phải mua sắm thiết bị máy tính. * Nhược điểm: Do mỗi lớp có rất nhiều học sinh nên việc tính toán thủ công sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức, không thể in ấn trực tiếp bảng điểm hoặc danh sách học sinh một cách nhanh chóng và chính xác, không thể đáp ứng được nhu cầu tính toán nhanh, chính xác và hiệu quả cao được. . Hướng giải quyết của bài toán Nếu áp dụng chương trình quản lý điểm có thể đáp ứng đựoc phần nào những vấn đề mà thực trạng của bài toán đã đề ra. 5 Sinh viên Ph m M nh Linh
- Bài tàp làn Môn PTTKHT Có thể tính toán điểm của học sinh một cách nhanh chóng và chính xác, giúp cho công tác quản lý điểm của học sinh được nâng cao và có thể in ấn bảng điểm cá nhân của học sinh, bảng điểm của lớp theo các học kỳ và cả năm học, giảm nhẹ công tác quản lý bằng sổ sách vốn rất cồng kềnh có thể quản lý bằng máy tính, có thể lưu trữ dữ liệu khi cần có thể đem ra sử dụng được ngay. Phần II:khảo sát bài toán quản lý điểm trường THPT số 2 Bảo Yên- LàoCai I.1. Quá trình đào tạo học sinh ở trường PTTH Quá trình đào tạo học sinh PTTH được tiến hành theo các bước sau: a) Tuyển sinh theo quy chế của bộ giáo dục và đào tạo ban hành. b) Căn cứ vào kết quả học tập và khu vực (xã) để sắp xếp học sinh theo các lớp c) Đào tạo học sinh theo các kỳ học, năm học. Cuối mỗi học kỳ có thể tổ chức thi kiểm tra và đánh giá kết quả học tập, hạnh kiểm của từng học sinh và xét khen thưởng cho các học sinh. d) Cuối mỗi năm học nhà trường có thể tiến hành thi tốt nghiệp hoặc thi chất lượng tuỳ thuộc vào điều kiện từng trường và tổng kết kết quả học tập của từng học sinh và xét duyệt cho lên lớp hay lưu ban. I.2. Quy đinh về khen thưởng và kỷ luật học sinh 6 Sinh viên Ph m M nh Linh
- Bài tàp làn Môn PTTKHT Thực hiện theo quy chế của bộ giáo dục và đạo tạo (tháng 8 năm 2006), thông tư 23 và 29 của bộ năm 2000 a) Các mức độ khen thưởng và hình thức khen thưởng - Khen trước lớp: Do giáo viên chủ nhiệm khen những học sinh có các hành động tốt về hành vi đạo đức, về học tập lao động, và hoạt động văn hoá, hoạt động tập thể, xã hội. - Khen thưởng toàn trường: Do hiệu trưởng biểu dương và tặng giấy khen đối với những học sinh được danh hiệu “Học sinh khá”, “Học sinh giỏi”, “Học sinh xuất sắc”. Hoặc đối với những tập thể đạt danh hiệu “ Lớp tiên tiến”, “Tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa”. - Khen thưởng đặc biệt: Mức độ khen các cá nhân và tập thể đạt các giải thưởng của huyện,tỉnh, quốc gia trong các quá trình thi tuyển chọn về văn hoá, kỹ thuật, văn nghệ, thể thao hoặc có những thành tích đột xuất đặc biệt. b) Các mức độ kỷ luật và quy trình tiến hành - Khiển trách trước lớp Đối với những học sinh vi phạm một trong những khuyết điểm sau: Nghỉ học không phép – không học thuộc bài, chuẩn bị bài từ ba buổi trở lên trong một tháng – Nói tục, đánh bạc (chơi số đề), hút thuốc lá. Mắc những sai phạm sau dù chỉ một lần: Quay cóp bài khi làm bài kiểm tra, có thái độ thiếu văn hoá và đạo đức đối với thấy giáo, cô giáo, bố mẹ, bạn bè và những người xung quanh, mất đoàn kết hoặc bao che, đồng tình với hành động sai trái của bạn. 7 Sinh viên Ph m M nh Linh
- Bài tàp làn Môn PTTKHT Việc quyết định khiển trách trước lớp sẽ do giáo viên chủ nhiệm xét khi đã tham khảo ý kiến của cán bộ chi đoàn, lớp, công bố kịp thời trong tiết sinh hoạt lớp, sau đó báo cáo với hiệu trưởng. - Khiển trách trước hội đồng kỷ luật nhà trường. Học sinh vi phạm một trong các khuyết điểm sau: Tái phạm nhiều lần một trong những khuyết điểm đã bị khiển trách trước lớp. Mắc những khuyết điểm sau sù chỉ một lần: ăn cắp bút, sách, vở, tiền bạc, tư trang,… của bạn bè, thầy cô, gia đình hoặc làng xóm láng giềng. Gây gổ đánh nhau trong và ngoài trường, gây dư luận xấu, hoặc phao tin đồn nhảm, tham gia tuyên truyền mê tín dị đoan, xem phim, nghe nhạc, đọc sách báo có nội dung xấu. Hoặc các sai phạm khác ở mức độ tương đương. Hội đồng kỷ luật đề nghị khiển trách và do hiệu trưởng quyết định. - Cảnh cáo trước toàn trường. Đã bị khiển trách trước hội đồng kỷ luật nhà trường mà còn tái phạm. Mắc nhũng khuyết điểm sau đây dù chỉ một lần: ăn cắp, cướp giật, trong và ngoài trường, vô lễ với thầy giáo, cô giáo, trêu chọc thô bỉ với phụ nữ và người nước ngoài, có những biểu hiện rõ ràng về gây rối trật tự trị an, bị công an tạm giam hoặc thông báo về nhà trường, hoặc những sai phạm khác tương đương. Hội đồng kỷ kuật nhà trường đề nghị cảnh cáo, hiệu trưởng quyết định. - Đuổi học một tuần lễ. 8 Sinh viên Ph m M nh Linh
- Bài tàp làn Môn PTTKHT Học sinh đã bị cảnh cáo toàn trường mà vãn còn tái phạm gây ảnh hưởng xấu. Hoặc vi phạm những khuyết điểm sau dù chỉ là lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, thầy giáo, cô giáo và tập thể như: trộm cắp, trấn lột gây gổ đánh nhau, có tổ chức hoặc gây thương tích… Hội đồng kỷ luật xét, đề nghị hiệu trưởng quyết định. Hình thức này ghi vào học bạ, thông báo cho gia đình để phối hợp giáo dục - Đuổi học một năm: Mắc những sai phạm rất nghiêm trọng dù chỉ lần đầu chủ động tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, truỵ lạc, phản động dùng vũ khí (dao, lưỡi lê, súng, lựu đạn) đánh nhau có tổ chức gây thương tích cho người khác, gây án ngoài trường bị công an bắt giữ. Hội đồng kỷ luật nhà trường đề nghị hiệu trưởng quyết định thi hành, ghi vào học bạ, báo cáo cho gia đình địa phương. Nhà trường nhập hồ sơ báo cáo lên cấp trên trực tiếp quản lý, theo dõi. Sau một năm nếu học sinh tiến bộ có xác nhận của địa phương nêu còn đủ tuổi, làm đơn xin học tiếp, nhà trường cũ xét cho học lại có giấy cam kết của gia đình. - Ngoài ra giáo viên bộ môn có thể đuổi học một tiết đối với học sinh vô lễ, mất trật tự gây gổ với bạn bè trong lớp … Các học sinh này được tiếp tục học tiếp ở năm học sau. I.3. Cách xếp loại hạnh kiểm của học sinh Trong quá trình đào tạo, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh được tiến hành thường kỳ. Tuy nhiên, vào cuối mỗi kỳ mới được tính điểm tổng kết cho từng môn và điểm trung bình chung tất cả các môn (ĐTBC) và hạnh kiểm của từng học sinh để xếp loại học sinh giỏi, khá, 9 Sinh viên Ph m M nh Linh
- Bài tàp làn Môn PTTKHT trung bình, yếu, kém. Cuối mỗi kỳ nhà trường đều xét đánh giá thi đua cho từng học sinh và xét duyệt khen thưởng. * Các quy định xếp loại hạnh kiểm. Việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh PTTH được tiến hành hàng kỳ căn cứ vào kết quả học tập, rèn luyện, ý thức chấp hành nội quy nhà trường… của mỗi học sinh, mà giáo viên chủ nhiên+ và cán bộ lớp sẽ tiến hành xét và xếp loại hạnh kiểm của học sinh. Hạnh kiểm của học sinh được xếp thành năm loại: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu, Kém. Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm do bộ giáo dục quy định như sau: - Loại tốt: Được xếp loại hạnh kiểm tốt về hạnh kiểm là những học sinh có nhận thức đúng và thực hiện khá đầy đủ nhiệm vụ của học sinh, có ý thức trách nhiệm cao đối với học tập và rèn luyện đạo đức, nếp sống và rèn luyện than thể, có tiến bộ không ngừng, đạt kết quả cao về tất cả các mặt. - Loại khá: Những học sinh đạt trên mức trung bình nhưng chưa đạt mức loại tốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ học sinh thể hiện qua các mặt rèn luyện đạo đức, học tập, lao động, rèn luyện thâ thể, hoạt động xã hội v.v… hoặc trong các mặt trên có mặt đạt loại tốt những có mặt khác chỉ đạt mức trung bình đều được xếp loại khá. Những học sinh này có thể mắc những khuyết điểm nhỏ được sự góp ý kiến thì sửa chữa tương đối nhanh và không tái phạm. - Loại trung bình: Được xếp loại trung bình về hạnh kiểm là những học sinh có ý thức hiện nhiệm vụ học sinh có tiến bộ nhất định về mặt hạnh kiểm nhưng còn chậm không đều, chưa vững chắc, kết quả nói chung ở mức trung bình. Còn mắc một số khuyết điểm song ít nghiêm trọng, chưa thành 10 Sinh viên Ph m M nh Linh
- Bài tàp làn Môn PTTKHT hệ thống khi được góp ý kiến thì biết nhận ra khuyết điểm nhưng sửa chữa còn chậm. - Loại yếu: Xếp loại hạnh kiểm loại yếu những học sinh: Không đạt mức trung bình theo tiêu chuẩn trên, có những biểu hiện yếu kém, chậm tiến bộ trong những mặt đã quy định ở loại hạnh kiểm trung bình. - Loại kém: Xếp loại hạnh kiểm kém những học sinh không đạt mức hạnh kiểm yếu. Học sinh có những biểu hiện sai trái nghiệm trọng và bị kỷ luật ở mức đuổi học một năm đều xếp hạnh kiểm loại kém. I.4. Cách tính điểm và học lực của học sinh Việc đánh giá xếp loại về học lực của học sinh được thực hiện theo cách tính điểm trung bình của tất cả các môn học. Việc xếp loại học lực được xét theo từng kỳ, từng năm học một. - Điểm tổng kết môn học được tính căn cứ vào điểm kiểm tra hệ số 1, kiểm tra hệ số 2 và điểm thi học kỳ. - Điểm hệ số 1 (ĐHS1) là những điểm kiểm tra đầu giờ, kiểm tra 15 phút. - Điểm hệ số 2 (ĐHS2) là những điểm tra một tiết trở lên. - Điểm kiểm tra học kỳ (ĐTHK) không tính điểm hệ số mà tham gia trực tiếp vào tính điểm trung bình môn. *Cách tính điểm * Điểm trung bình học kỳ (ĐTBMHK) cho từng môn. + Điểm trung bình các bài kiểm tra (ĐTBMKT) là trung bình cộng các bài kiểm tra sau khi đã tính hệ số (không tính điểm thi học kỳ). 11 Sinh viên Ph m M nh Linh
- Bài tàp làn Môn PTTKHT a) Điểm trung bình môn từng học kỳ tính như sau: Điểm tổng kết môn học (ĐTBMCN) là trung bình cộng của điểm trung bình học kỳ một với hai lần điểm trung bình môn học kỳ 2. Điểm trung bình chung (ĐTBC) các môn học được tính. Trung bình cộng các môn trong đó Toán và Văn – Tiếng Việt được tính hệ số 2, đối với học sinh không chuyên ban. * Tiêu chuẩn xếp loại học lực. + Loại Giỏi: ĐTBC 8,0: Không có môn nào có điểm tổng kết dưới 6,5 12 Sinh viên Ph m M nh Linh
- Bài tàp làn Môn PTTKHT + Loại Khá: 6,5 ĐTBC
- Bài tàp làn Môn PTTKHT - Thi lại các môn học. - Học sinh xếp loại yếu về học lực được phép lựa chọn để thi lại các môn học có điểm trung bình cả năm dưới 5,0 sao cho sau khi thi lại học sinh đủ điều kiện. - Điểm thi lại môn nào được dùng để thay cho điểm trung bình môn cả năm của môn học đó khi tính lại điểm trung bình các môn học cả năm học. Sau khi đã tính lại, những học sinh có điểm trung bình các môn cả năm đạt 5,0 trở lên sẽ được lên lớp. - Học sinh phải đăng ký môn thi cho nhà trường chậm nhất là 7 ngày trước khi tổ chức thi lại. * Rèn luyện về hạnh kiểm. Những học sinh xếp loại yếu về hạnh kiểm sẽ phải rèn luyện thêm trong hè. Giáo viên chủ nhiệm chụi trách nhiệm đặt những yêu cầu nội dung cụ thể để giao cho học sinh rèn luyện, đồng thời có biện pháp tổ chức theo dõi, đánh giá mức độ thực hiện được những nội dung đó của học sinh. Sau hè căn cứ vào sự tiến bộ của học sinh, hội đồng giáo dục xét và xếp loại hạnh kiểm lại cho học sinh này. Nếu xếp loại trung bình sẽ được lên lớp. * Kết quả đánh giá xếp loại về hạnh kiểm và học lực cả năm ở cuối cấp dùng để làm điều kiện xét cho học sinh dự thi tốt nghiệp phổ thông trung học. * Ngoài những việc đánh giá xếp loại các môn học đã nêu trên, tuỳ theo từng yêu và điều kiện để đẩy mạnh và khuyến khích học tập, Bộ sẽ quy định việc thi lấy chứng chỉ và các chứng chỉ vậy sẽ được xem xét để đánh giá xếp loại, hoặc ưu tiên khi xét tuyển, xét tốt nghiệp. I.5.2. Sử dụng kết quả đánh gía xếp loại để khên thưởng. 14 Sinh viên Ph m M nh Linh
- Bài tàp làn Môn PTTKHT - Tặng danh hiệu học sinh tiên tiến cho những học sinh được xếp loại khá trở lên về cả hai mặt. Hạnh kiểm va học lực. - Tặng danh hiệu học sinh giỏi cho những học sinh được xếp loại giỏi về học lực và xếp loại hạnh kiểm khá trở lên về hạnh kiểm. Chương II phân tích bài toán quản lý điểm Trường THPT số 2 Bảo Yên-Lào Cai Phân tích thiết kế hệ thống về xử lý thực chất là tìm ra các thao tác đặc trưng của hệ thống có tác động đến các tệp dữ liệu. Để phân tích thiết kế hệ thống, ta có thể sử dụng một trong hai phương pháp hoặc dùng kết hợp cả hai phương pháp là: - Phân tích hệ thống trên cơ sở sử dụng biều đồ luồng dữ liệu (BĐLDL). - Phân tích hệ thống trên cơ sở sử dụng biểu đồ phân cấp chức năng (PCCN). Trong cả hai phương pháp trên ta đều có thể tiến hành phân tích từ tổng thể đến chi tiết (phương pháp Top – Down) hoặc phân tích từ chi tiết đến tổng thể (phương pháp Botton – Up). II.1. Thông tin vào ra của hệ thống a) Thông tin vào của hệ thống. 15 Sinh viên Ph m M nh Linh
- Bài tàp làn Môn PTTKHT Khi nhập học sinh cần nhập hồ sơ của học sinh và nhà trường phân phối học sinh vào các lớp theo khối. Nhà trường căn cứ vào quy chế để phân phối lịch giảng dạy như phân công giáo viên, phân bố lịch học đảm bảo đúng quy chế, phù hợp với điều kiện của nhà trường. Viêc nhập điểm các môn dựa vào điểm kiểm tra của từng môn trong mỗi học kỳ và điểm thi hoặc kiểm tra cuối kỳ của mỗi môn học. Giáo viên chủ nhiệm phải nộp hạnh kiểm cuối kỳ cho ban giám hiệu, hạnh kiểm do giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp xét. b) Thông tin ra của hệ thống. + Danh sách học sinh theo lớp. + Bảng điểm theo lớp, môn học và học kỳ. + Căn cứ vào kết quả học tập, rèn luyện của từng kỳ để xử lý, xếp loại giỏi, khá, trung bình, yếu, kém cho từng học sinh. + Căn cứ vào kết quả học tập, rèn luyện theo từng năm học đưa ra danh sách học sinh lên lớp, lưu ban. + Thống kê danh sách học sinh theo từng lớp. + Tìm kiếm học sinh theo một số chỉ tiêu. II.2. Xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng Chương trình quản lý điểm phổ thông ở trường PTTH gồm có các chức năng chính sau: + Cập nhật dữ liệu. + Tra cứu tính toán. 16 Sinh viên Ph m M nh Linh
- Bài tàp làn Môn PTTKHT + Thống kê, báo cáo. + Hệ thống. II.3. Biểu đồ phân cấp chức năng. II.4.Phân tích về dữ liệu II.4.1. thực thể 1. Bảng Lớp 2. Bảng học kỳ 3. Bảng Điểm 4.Bảng môn Mã lớp Mã học kỳ STT Mã môn Tên lớp Tên học kỳ Mã Học sinh Tên môn Khoá học Mã học kỳ Khối Mã môn Tên GVCN Điểm HS I Ngày bắt đầu Điểm HS II Ngày kết thúc Điểm thi Chú thích Điểm TB 17 Sinh viên Ph m M nh Linh
- Bài tàp làn Môn PTTKHT 5.Bảng hạnh kiểm 6. Bảng đối tượng 7. Bảng học sinh 8.Bảng lên lớp Mã lớp Mã đối tượng Mã lớp STT Mã Học sinh Tên đối tượng Mã học sinh Ma lớp HK kỳ I Tên học sinh Tên lớp HK kỳ II Ngày sinh Mã HS HK cả năm Đoàn viên Tên HS Ngày kết nạp Điểm Nơi kết nạp Họ tên bố Nghề nghiệp Họ tên mẹ Nghề nghiệp Dân tộc Địa chỉ Điện thoại Chú thích 9. Bảng khối 10. Bảng thi lại 11.Bảng đăng 12. Bảng lưu ban nhập Khối STT User Mã lớp Mã lớp Pass Mã học sinh Mã học sinh Group Điểm Mã môn Điểm 13.Bảng Điểm InFor dùng để lưu trữ điểm của các môn II.4.2. Quan hệ giữa các thực thể 18 Sinh viên Ph m M nh Linh
- Bài tàp làn Môn PTTKHT II.5.Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu Từ việc phân tích cụ thể các yêu cầu của bài toán, nếu coi hệ thống chỉ bao gồm một chức năng tổng thể và xét tới sự trao đổi thông tin giữa các thực thể với hệ thống và ngược lại, ta sẽ có một mô hình chung của hệ thống và gọi là biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh. Tiếp tục phân tích các chức năng của nó ta sẽ được biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh, mức dưới đỉnh, tương ứng với các chức năng chi tiết của chương trình. II.5.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh Qua khảo sát thực tế việc quản lý điểm của học sinh trong trường PTTH, cụ thể tại trường PTTH số 2 Bảo Yên-Lào Cai, em đã lập được biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh như sau. 19 Sinh viên Ph m M nh Linh
- Bài tàp làn Môn PTTKHT II.5.2Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh Giáo Viên (IV) Nh H p Th ng i m (I) C p nh t d li u 20 Sinh viên Ph m M nh Linh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi và tìm hiểu chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn thực hiện trên địa bàn huyện Củ Chi
140 p | 1609 | 131
-
Luận văn Tốt nghiệp: Đánh giá và đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
95 p | 253 | 65
-
Luận văn: Tìm hiểu quy trình quản lý yêu cầu và kiểm thử tại Phòng phát triển phần mềm Trung tâm Tin học Đại học Khoa học Tự nhiên.
105 p | 243 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới trung học cơ sở thành phố Cà Mau
128 p | 130 | 43
-
TÌM HiỂU PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÂN SỰ
20 p | 186 | 35
-
LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI HP OPENVIEW
85 p | 124 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nuớc về xây dựng nông thôn mới ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
124 p | 52 | 15
-
Luận văn: Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG - Thái Nguyên chi nhánh Phú Bình
32 p | 85 | 14
-
Luận văn: Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học của Trường Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang
60 p | 81 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn: Xây dựng chương trình ngoại khóa văn học cho học sinh lớp 11 Trường THPT tỉnh Trà Vinh
148 p | 121 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Nghiên cứu cài đặt và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle. Áp dụng xây dựng chương trình quản lý việc khám bệnh bảo hiểm y tế
132 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chương trình truyền thông cho dự án The City Inside của cộng đồng tiếng Anh iziEnghlish
26 p | 92 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (khảo sát qua các chương trình của VTV3 - Đài truyền hình Việt Nam từ năm 1996 - 2003)
135 p | 55 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật điện: Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp giám sát và điều chỉnh phụ tải khách hàng tại Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh
180 p | 35 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mức độ tham gia của cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ
101 p | 17 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lý: Tổ chức dạy học chủ đề “Nhật thực - nguyệt thực” - Vật lí 7 nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh
115 p | 32 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn: Tìm hiểu ẩm thực Nam Bộ qua ca dao, tục ngữ nhằm phục vụ cho việc giảng dạy chương trình địa phương
12 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn