intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn: Tìm hiểu ẩm thực Nam Bộ qua ca dao, tục ngữ nhằm phục vụ cho việc giảng dạy chương trình địa phương

Chia sẻ: Lang Liêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

38
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày tổng quan về vùng đất Nam Bộ và văn hóa ẩm thực Nam Bộ; văn hóa ẩm thực ở Nam Bộ được thể hiện trong tục ngữ, ca dao Nam Bộ; giáo dục tình yêu văn hóa dân tộc thông qua việc giảng dạy tục ngữ, ca dao về ẩm thực Nam Bộ (chủ điểm văn học địa phương).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn: Tìm hiểu ẩm thực Nam Bộ qua ca dao, tục ngữ nhằm phục vụ cho việc giảng dạy chương trình địa phương

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 KIM THỊ NGỌC HỒNG TÌM HIỂU ẨM THỰC NAM BỘ QUA TỤC NGỮ, CA DAO NHẰM PHỤC VỤ CHO VIỆC GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN Mã số: 60140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ KIM NGÂN TRÀ VINH, NĂM 2015
  2. TÓM TẮT Tục ngữ, ca dao Việt Nam về văn hóa ẩm thực nói chung và tục ngữ, ca dao Nam Bộ về văn hóa ẩm thực nói riêng là bức tranh đa dạng phong phú phản ánh nguồn lương thực, thực phẩm trên địa bàn cư trú. Ở đâu có đặc sản lúa, gạo,… ở đâu có cá sông cá biển ngon, con tôm béo,… thì ở đó dân gian đánh giá truyền miệng cho nhau để cùng nhau ghi nhớ. Truyền thống văn hóa ẩm thực của người dân Nam Bộ tạo nên bản sắc riêng về cả hai mặt vật chất và tinh thần. Về mặt vật chất đó chính là những sản phẩm từ thiên nhiên ban tặng. Mặt thứ thứ hai đó là tục ngữ, ca dao về văn hóa ẩm thực không chỉ là kho tư liệu quí báu ghi lại mọi sản vật mà qua đó truyền lại phong tục về ăn uống, qua đó liên hệ đến những khía cạnh của đời sống tình cảm, quan hệ xã hội. Hiện nay, chương trình Ngữ văn trung học phổ thông yêu cầu giảng dạy phần văn học địa phương, đặc biệt ở miền Trung và Nam Bộ. Do vậy, nghiên cứu về tục ngữ, ca dao Nam Bộ nói chung và văn hóa ẩm thực trong tục ngữ, ca dao Nam Bộ nói riêng là điều rất cần thiết và bổ ích. Nó sẽ là tư liệu bổ sung cho việc giảng dạy kiến thức địa phương ở các trường THPT miền Nam. Luận văn gồm ba phần: Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết luận. Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về vùng đất Nam Bộ và văn hóa ẩm thực Nam Bộ Chương 2: Văn hóa ẩm thực ở Nam Bộ được thể hiện trong tục ngữ, ca dao Nam Bộ. Chương 3: Giáo dục tình yêu văn hóa dân tộc thông qua việc giảng dạy tục ngữ, ca dao về ẩm thực Nam Bộ (chủ điểm văn học địa phương) Ẩm thực là nhịp cầu văn hóa, thông qua ẩm thực chúng ta có thể tìm hiểu về văn hóa của các địa phương, vùng miền, quốc gia. Đặc trưng ẩm thực của mỗi quốc gia, vùng, miền, đều có thể dễ dàng du nhập, hiện diện và trở thành những biểu tượng -iii-
  3. ẩm thực ở những vùng miền khác như những đại sứ văn hóa. Những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người dân Nam Bộ chính là kết quả của một quá trình khai hoang khẩn đất kéo dài hàng trăm năm. Rất giản dị, hoang dã, nhưng cũng rất đa dạng và hào phóng, những nét đặc sắc ấy đã góp phần làm phong phú hơn cho nghệ thuật ẩm thực của dân tộc Việt Nam và tạo một diện mạo riêng độc đáo cho nghệ thuật ẩm thực của người phương Nam. Những câu tục ngữ, ca dao về ăn uống không chỉ mang giá trị khoa học về ẩm thực mà còn tỏa sáng giá trị tinh thần con người Nam Bộ và ẩn chứa những quy tắc ứng xử, những bài học luân lí sâu sắc. Chúng ta trân trọng, ngợi ca những nét đẹp trong ăn uống truyền thống của người Việt nói chung và người dân Nam Bộ nói riêng. Chúng ta phải có trách nhiệm nâng niu, giữ gìn những giá trị truyền thống quý báu trong văn hoá ẩm thực, đồng thời không ngừng phát triển cho phù hợp với thời đại mới, làm tỏa sáng thêm những nét văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam. Tóm lại qua kho tàng tục ngữ ca dao về ẩm thực Nam Bộ thế hệ trước đã mượn những hình ảnh về các món đặc sản, cách chế biến món ăn, kinh nghiệm lựa chọn lương thực thực phẩm, triết lí về “cách ăn”,... Từ đó toát lên vẻ đẹp đáng quí về tình yêu quê hương đất nước, về tình cảm gia đình, đạo lí đối nhân xử thế,... mà cha ông ta đã đúc kết từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ chất liệu ẩm thực mà chúng ta cảm nhận được tình cảm của con người ở nhiều phương diện một cách đầy đủ chính xác, gợi hình, gợi cảm. Qua đó chúng ta tiếp nhận, rút ra được nhiều nét đẹp về bài học nhân sinh, triết lí dân gian về đạo làm người. -iv-
  4. MỤC LỤC Trang tựa Quyết định giao đề tài LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài luận văn ......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ......................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ...................................................... 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ............................... 4 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn ................................................................. 5 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................................... 6 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT NAM BỘ VÀ VĂN HÓA ẨM THỰC NAM BỘ ........................................................................................................7 1.1. Tổng quan về lịch sử và con người Nam Bộ ........................................................ 7 1.1.1. Điều kiện địa lí, lịch sử ..............................................................................7 1.1.2. Đời sống vật chất, tinh thần .......................................................................9 1.2. Tổng quan về văn hóa ẩm thực của người Nam Bộ .......................................... 12 1.2.1. Tính không gian trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ ...................................15 1.2.2. Tính tổng hợp ...........................................................................................17 1.2.3. Tính cộng đồng và tính mực thước ..........................................................18 1.2.4. Tính linh hoạt và tính biện chứng ............................................................19 CHƯƠNG 2: VĂN HÓA ẨM THỰC Ở NAM BỘ ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG TỤC NGỮ, CA DAO NAM BỘ .............................................................................22 2.1. Các món ăn ở Nam Bộ qua ca dao, tục ngữ ....................................................... 22 -v-
  5. 2.2. Các đồ uống của người Nam Bộ qua ca dao, tục ngữ ....................................... 35 2.3. Văn hóa ăn uống của người Nam Bộ qua ca dao tục ngữ ................................. 37 2.4. So sánh ẩm thực Nam Bộ với ẩm thực Trung Bộ, Bắc Bộ ............................... 40 2.5. Văn hóa ẩm thực của đồng bào Khmer Trà Vinh vùng Nam Bộ ..................... 49 2.5.1 Vùng đất và con người Trà Vinh ..............................................................49 2.5.2. Văn hóa Khmer Trà Vinh ........................................................................50 2.5.3. Văn hóa ẩm thực của người dân Khmer ở Trà Vinh ...............................57 2.5.3.1. Các món ăn và thức uống ....................................................................... 57 2.5.3.2. Các tập tục có liên quan đến việc ăn uống ........................................... 63 CHƯƠNG 3: GIÁO DỤC TÌNH YÊU VĂN HÓA DÂN TỘC THÔNG QUA VIỆC GIẢNG DẠY TỤC NGỮ, CA DAO VỀ ẨM THỰC NAM BỘ (CHỦ ĐIỂM VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG)........................................................................67 3.1. Những điểm chú ý khi giới thiệu cho học sinh về văn hóa ẩm thực Nam Bộ qua tục ngữ, ca dao ........................................................................................................ 67 3.1.1. Khái niệm văn hóa ẩm thực .....................................................................67 3.1.2. Một số chủ đề ẩm thực Nam Bộ được thể hiện qua tục ngữ, ca dao .......69 3.1.2.1.Về món ăn, sản vật địa phương .............................................................. 69 3.1.2.2. Ẩm thực trong tục ngữ, ca dao về những kinh nghiệm, bí quyết lựa chọn chế biến món ăn ........................................................................................... 73 3.1.2.3. Ẩm thực trong ca dao tục ngữ mang những bài học về cách đối nhân xử thế....................................................................................................................... 75 3.1.3 Thể hiện tiếng cười trào phúng, phê phán thói đời ...................................85 3.2.Việc tìm hiểu ẩm thực trong tục ngữ ca dao nhằm giáo dục học sinh về vẻ đẹp của nền văn hóa ............................................................................................................. 88 3.2.1. Lòng tự hào về món ăn, sản vật địa phương ............................................88 3.2.2. Giáo dục về kinh nghiệm chọn lựa lương thực thực phẩm......................91 3.2.3. Giáo dục những bài học về phong cách ăn uống, đạo lí đối nhân xử thế 94 3.2.3.1. Về phong cách ăn uống .......................................................................... 94 3.2.3.2. Đạo lí đối nhân, xử thế ........................................................................... 96 -vi-
  6. 3.3. Áp dụng đề tài vào việc thiết kế giáo án dạy tục ngữ, ca dao về ẩm thực Nam Bộ trong chương trình ngữ văn địa phương ............................................................... 99 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................105 -vii-
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Ẩm thực là tiếng dùng khái quát nói về việc ăn và uống. Văn hóa ẩm thực bao gồm cả cách chế biến thực phẩm thành những món ăn ngon, bổ dưỡng, cách bày biện và thưởng thức từng món ăn, thức uống, từ đơn giản, đạm bạc đến cầu kỳ. Khi nói đến văn hóa ẩm thực ở một vùng/miền nào đó thì nhất thiết phải nói lên “đặc điểm tình hình” để nêu lên bản sắc văn hóa đặc trưng cụ thể của vùng/miền ấy. Trong đời sống của con người, ẩm thực không những là văn hoá mà nó còn hàm chứa những ý nghĩa triết lý. Từ xa xưa trong dân gian ta đã đúc kết thành câu tục ngữ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để nhắc nhở con người. Ở các nước khác trên thế giới, ngoài quan niệm dân gian thì các nhà chuyên môn, những người yêu thích, hiểu ẩm thực...đều bàn luận, viết những tài liệu, những cuốn sách hay về nghệ thuật ăn uống. Ăn là biểu hiện văn hoá ứng xử: “Ăn uống thô tục là không biết ăn”. Cha ông ta dạy: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” là rất ý nhị. Có người cho rằng khi ăn cũng phải giữ phong độ uy vũ, mạnh mẽ, chân tình nhưng tránh thô tục. “Nam thực như hổ, nữ thực như miêu” là muốn nhấn mạnh ý người nam ăn phải khoẻ, tư thế vẫn tỏ rõ nam tính, còn nữ nhi trái lại phải ăn uống dịu dàng, làm dáng, thể hiện cả nữ tính yểu điệu cả trong khi ăn. Ngay từ thuở lọt lòng, chúng ta đã đắm mình trong chất men văn hóa: từ lời ru của mẹ, bài học của cha, trò chơi của chị... Cho đến tiếng gọi đò bên sông, tiếng võng đưa kẽo kẹt lúc trưa hè, ... Tất cả những sự kiện đó, những ấn tượng đó, những âm thanh đó, những hình ảnh đó...đều thuộc về văn hóa. Cái tinh thần như tư tưởng, ngôn ngữ... là văn hóa; cái vật chất như ăn, ở, mặc... cũng là văn hóa. Chính văn hóa đã nuôi chúng ta lớn, dạy chúng ta khôn. Trong cái nôi văn hóa ấy, có lẽ không thể không kể tới văn hóa ẩm thực chất chứa trong ca dao tục ngữ, thi ca. Bởi vì lẽ đó, với mong muốn tô đậm giá trị văn hóa ẩm thực qua kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam góp phần vào việc giảng dạy chương trình văn học địa phương, chúng tôi quyết -1-
  8. định chọn đề tài: “Tìm hiểu ẩm thực Nam Bộ qua tục ngữ, ca dao nhằm phục vụ cho việc giảng dạy chương trình địa phương”. 2. Lịch sử nghiên cứu Tục ngữ, ca dao là đối tượng thu hút nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu với tên tuổi của như : Vũ Ngọc Phan (1978); Đinh Gia Khánh (1998); nhóm tác giả Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri (1975); Hoàng Tiến Tựu (1999), Nguyễn Xuân Kính (2002); Đỗ Thị Kim Liên (2006); Nguyễn Đức Tồn (2008),… Những người quan tâm đến ẩm thực Việt Nam có lẽ dễ dàng đồng ý với nhận xét của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đinh Gia Khánh: Món ăn, cách thức ăn uống ở từng nước, tức quê hương lớn, ở từng làng xóm, tức quê hương nhỏ là biểu hiện của lối sống dân tộc, lối sống địa phương, và bắt rễ sâu xa vào truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc, của địa phương. Ăn uống là chuyện hàng ngày mà cũng là chuyện muôn đời. Ông cha ta từ xưa đã có vô số tục ngữ, thành ngữ mà đôi khi cũng không thiếu chất khôi hài để nói về cái ăn. Ví dụ như "dĩ thực vi tiên", "học ăn học nói", "ăn vóc học hay", "có thực mới vực được đạo". Giải quyết chuyện ăn từ lâu đã trở thành một vấn đề lớn và chung cho toàn thể loài người, đó cũng là nguyên do chính đưa tới sự hình thành các khoa kinh tế học, văn hóa học, dinh dưỡng học … Do đó những người đi trước trong mấy thế kỷ gần đây, từ nhà y học lớn như: Lê Hữu Trác, các học giả, nhà văn, nhà văn hóa, như Phan Kế Bính, Đào Duy Anh, Toan Ánh, Hoàng Thị Kim Cúc, Mai Khôi, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Sơn Nam và nhiều người khác đã dành cho khoa học và nghệ thuật ăn uống Việt Nam những khảo sát tỉ mỉ và nhận xét sâu sắc. Một số thành tựu tiêu biểu như sau: đầu năm 2000, nhà nghiên cứu Xuân Huy đã cho công bố công trình “Văn hóa ẩm thực và món ăn Việt Nam” (Nhà xuất bản Trẻ, 837 trang) trình bày các phong tục, tập quán liên quan tới ăn uống. Ngoài ra, tác giả Xuân Huy còn giới thiệu các cuốn sách như 35 món tiêu biểu cho "hương hoa đất Bắc", 32 món tiêu biểu cho "phong vị miền Trung" và 43 món tiêu biểu cho “hào phóng miền Nam”. -2-
  9. Tác giả Vương Hồng Sển về "Sài Gòn ăn uống", ba bài của Tô Hoài và Tú Mỡ về cháo, phở, bánh, cùng 60 trang về các giai thoại thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca về ẩm thực dân gian của người Việt ba miền. Tập thể tác giả Trần Quốc Vượng, Mai Khôi đã cho công bố bộ sách ba tập, dày hơn 1.600 trang, nhan đề Văn hóa ẩm thực Việt Nam. Có thể xem đây là một bách khoa thư giới thiệu và phân tích 130 món ăn miền Bắc từ Hà Nội tới Lạng Sơn, 176 món ăn miền Trung từ Thanh Hóa tới Ninh Thuận, Bình Thuận, và 144 món ăn miền Nam từ Sài Gòn đến Cà Mau. Nguyễn Thị Bảy với đề tài “Văn hoá ẩm thực dân gian Hà Nội”, đã giúp các nhà quản lý văn hoá Hà Nội và cả những người dân Hà Nội nhận diện lại một cách toàn diện và sâu sắc hơn về văn hoá ẩm thực dân gian Hà Nội cũng như tạo cơ sở cho việc nghiên cứu về văn hoá ẩm thực Hà Nội với các cách tiếp cận đa chiều. Từ đó, mở rộng nghiên cứu văn hoá ẩm thực của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ và toàn quốc. Tác giả cho rằng nghiên cứu văn hoá ẩm thực của Hà Nội còn cho thấy mối giao lưu, hội nhập của Hà Nội với tư cách là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước là nơi hội tụ, kết tinh rồi lan toả ra các địa phương khác. Nó là nơi cửa ngõ để tiếp nhận những cái mới từ khắp nơi trong và ngoài nước, nhưng không chỉ nhận mà còn nâng cao để trở thành những nét văn hoá mới, mang sắc thái Hà Nội. Nghiên cứu văn hoá ẩm thực Hà Nội có ý nghĩa thực tiễn với việc phát triển du lịch hiện nay của thành phố trong xu thế giao lưu với bạn bè quốc tế. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã chỉ ra văn hoá ẩm thực dân gian Hà Nội khá đậm nét ở các chợ, các vỉa hè, các ngõ phố ăn uống. Muốn biết bản sắc của văn hoá ẩm thực Hà Nội thì nên đi các chợ, các ngõ ngách, gánh hàng nơi hè phố… Từ thực tế đời sống đi vào tục ngữ, ca dao văn hóa ẩm thực trở thành chủ đề nổi bật, góp phần phản ánh sinh động đời sống bình dị, dân dã của người bình dân đồng thời tạo nên một nét văn hóa đặc trưng mang tính dân tộc, tính địa phương vô cùng rõ nét. Ẩm thực Việt Nam nói chung và ẩm thực Nam Bộ nói riêng đã có công trình nghiên cứu và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thật sự có một công trình nghiên cứu nào chuyên sâu vào đề tài ẩm thực Nam Bộ qua -3-
  10. tục ngữ, ca dao, nếu có thì chỉ được nghiên cứu ở một vài khía cạnh chưa đi vào mức độ chuyên sâu và chưa có công trình nghiên cứu để ứng dụng vào việc giảng dạy văn học địa phương. Các tài liệu, bài viết trên là cơ sở quan trọng để người viết tiếp tục thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn với đề tài: “Tìm hiểu ẩm thực Nam Bộ qua tục ngữ, ca dao nhằm phục vụ cho việc giảng dạy chương trình địa phương”. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Đề tài nhằm góp phần vào việc nhận thức đặc điểm của văn hóa ẩm thực Nam Bộ, qua đó hiểu thêm văn hoá và đời sống tinh thần của con người Nam Bộ. - Đề tài cũng khẳng định những giá trị và đặc điểm của tục ngữ, ca dao Nam Bộ. Từ đó phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, góp phần bảo tồn tục ngữ, ca dao Nam Bộ. - Đề tài được nghiên cứu để ứng dụng vào việc giảng dạy chương trình văn học địa phương. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: chúng tôi chọn nghiên cứu văn hóa ẩm thực thể hiện trong tục ngữ, ca dao Nam Bộ (tư liệu và sưu tập) - Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu tục ngữ, ca dao Nam Bộ được sưu tầm trong các cuốn: Ca dao dân ca Nam Bộ, Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị (1984), Nhà xuất bảnThành phố Hồ Chí Minh; Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Luân, Nguyễn Thúy Loan (2002), Nhà xuất bảnVăn hóa thông tin. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: -4-
  11. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực như văn hoá, ẩm thực, du lịch...; nhiều nguồn tư liệu khác nhau có liên quan tới đề tài như sách, báo, đài, tivi, tạp chí, các trang web... người viết đã xử lý chọn lọc để có những kết luận cần thiết và cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp thống kê: Việc sử dụng phương pháp thống kê giúp chúng tôi tính toán được số lượng nhiều hay ít của văn hóa ẩm thực trong tục ngữ, dân ca. Phương pháp này giúp đưa ra được những số liệu cụ thể, chính xác về vấn đề cần khảo sát. Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp nghiên cứu liên ngành. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lí luận: Đề tài là sự khái quát có lý giải về đặc điểm của văn hóa ẩm thực Nam Bộ dựa trên tài liệu đã có và bản thân người viết sưu tầm. Từ đó, chúng tôi mong đóng góp tiếng nói để khẳng định chỗ đứng của nền văn hóa ẩm thực trong đời sống, trong kho tàng tục ngữ, ca dao Nam Bộ nói riêng và trong lòng người dân Việt Nam nói chung. - Ý nghĩa thực tiễn: Ẩm thực và văn hóa ẩm thực không những đi vào cuộc sống của con người mà còn ở trong các chất liệu dân gian như tục ngữ hay thi ca của những thi sĩ tài hoa. Suy cho cùng ẩm thực cũng xuất phát từ tâm tư tình cảm và một phần máu thịt của con người và cho đến tận bây giờ hay mãi mãi, tục ngữ, ca dao và văn hóa ẩm thực sẽ mãi mãi trường tồn trong lòng dân tộc. Hiện nay, chương trình Ngữ văn trung học phổ thông yêu cầu giảng dạy phần văn học địa phương, đặc biệt ở miền Trung và Nam Bộ. Do vậy, nghiên cứu về tục ngữ, ca dao Nam Bộ nói chung và văn hóa ẩm thực trong tục ngữ, ca dao Nam Bộ nói riêng là điều rất cần thiết và bổ ích. Nó sẽ là tư liệu bổ sung cho việc giảng dạy kiến thức địa phương ở các trường THPT miền Nam. -5-
  12. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 3 chương Chương 1: Tổng quan về vùng đất Nam Bộ và văn hóa ẩm thực Nam Bộ Chương 2: Văn hóa ẩm thực ở Nam Bộ được thể hiện trong tục ngữ, ca dao Nam Bộ Chương 3 : Giáo dục tình yêu văn hóa dân tộc thông qua việc giảng dạy tục ngữ, ca dao về ẩm thực Nam Bộ (chủ điểm văn học địa phương) -6-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0