intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Tốt nghiệp: Đánh giá và đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

Chia sẻ: Lê Thu Tâm | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:95

250
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Tốt nghiệp: Đánh giá và đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM nhằm mục tiêu tìm hiểu hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị ở TP.HCM; tìm hiểu các chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt ở TP.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Tốt nghiệp: Đánh giá và đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

  1. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI Độc lập – Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: MÔI TRƯỜNG Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BẬC CAO ĐẲNG CHÍNH QUY NGHÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG BỘ MÔN: QLMÔI TRƯỜNG HỌ VÀ TÊN: LÊ THỊ THU TÂM MSSV: 0510020284 LỚP: 05QLMT2 1. Tên đề tài khóa luận: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT NHÂN RỘNG CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN TẠI PHƯỜNG BẾN NGHÉ QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2. Nhiệm vụ: - Tìm hiểu hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh; - Tìm hiểu các chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt (chất thải sinh hoạt) ở thành phố Hồ Chí Minh; - Tìm hiểu đánh giá chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở phường Bến Nghé quận 1, thành phố Hồ Chí Minh; - Đề xuất triển khai và nhân rộng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn trên toàn bộ phường Bến Nghé Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh; - Đề xuất tiêu chí đánh giá sự thành công của chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. 3. Ngày giao khóa luận: 24/03/2014 4. Ngày hoàn thành khóa luận: 14/07/2014 5. Họ và tên người hướng dẫn: - PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà - Th.S Hà Minh Châu
  2. 6. Ngày bảo vệ: 17/07/2014 GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Tp. HCM, ngày tháng năm 2014 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN (Ký và ghi rõ họ tên)
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến cô PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà và anh ThS. Hà Minh Châu – Phó chánh Văn phòng Biến đổi khí hậu Sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành khóa luận này; Em xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Duy Hùng, anh ThS. Nguyễn Huy Phương- Văn phòng Biến đổi khí hậu Sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Hồ Chí Minh đã góp ý cũng như tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này; Em xin cảm ơn cô GVCN TS. Phạm Thị Mai Thảo và các thầy cô khoa Môi Trường đã tham gia giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt ba năm học tập tại trường Đại học Tài nguyên và Môi Trường thành phố Hồ Chí Minh; Con xin cảm ơn cha mẹ và gia đình đã bên con tạo điều kiện cho con học tập trong suốt thời gian qua, cảm ơn các bạn đã luôn giúp đỡ và động viên Tâm trong suốt thời quá trình học tập; Với tất cả sự cố gắng và nhiệt tình nhưng chắc hẳn còn nhiều thiếu soát trong khóa luận tốt nghiệp này. Vì vậy, rất mong sự chỉ bảo cũng như đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các anh chị ở Văn phòng Biến đổi khí hậu Sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Hồ Chí Minh; Cuối cùng một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đ ến các anh chị trong Văn phòng Biến đổi khí hậu và cô Nguyễn Thị Vân Hà đã chỉ dẫn em trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Tp. HCM, ngày tháng năm 2014 Sinh viên thực hiện LÊ THỊ THU TÂM
  4. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đề tài đã thực hiện các nội dung sau đây: - Đánh giá chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt (chất thải sinh hoạt) tại nguồn tại tổ 1 và tổ 2 phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh; - Đề xuất triển khai, nhân rộng chương trình phân loại chất thải rắn trên toàn bộ phường Bến Nghé nhằm góp phần vào công tác chuẩn bị cho chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn cho thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai; - Đề xuất tiêu chí đánh giá sự thành công của chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Và kết quả đạt được là: - Bảng so sánh chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở thành phố Hồ Chí Minh và Osaka; - Kế hoạch triển khai, nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh; - Bộ tiêu chí bao gồm: 10 tiêu chí định tính và 15 tiêu chí định lượng.
  5. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................ Tp. HCM, ngày tháng năm 2014 Giáo viên hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà
  6. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... .................................................................................................................................
  7. Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá và đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh MỤC LỤC SVTH: Lê Thị Thu Tâm GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà
  8. Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá và đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn Cty Công ty IICA Cơ quan hợp tác quốc tế của chính phủ Nhật MT Bản MTĐT Môi trường PLCTRSH Môi trường đô thị PLCTRSHTN Phân loại chất thải rắn sinh hoạt TN Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn Tp. HCM Tài nguyên VWS Thành phố Hồ Chí Minh Công ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam SVTH: Lê Thị Thu Tâm GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà
  9. Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá và đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Cơ chế thu gom và xử chất thải rắn tại thành phố Osaka. ......................11 Bảng 2.1 Các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang hoạt động.....................23 Bảng 2.2 So sánh hiện trạng quản lý chất thải rắn của thành phố Hồ Chí Minh so với thành phố Osaka......................................................................................................24 Bảng 2.3 Bảng tổng hợp chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn từ năm 1999 đến năm 2009...........................................................................................29 Bảng 2.4 Mô hình chương trình PLCTRSH tại nguồn tại quận 6............................31 Bảng 2.5 Mô hình chương trình PLCTRSH tại nguồn tại tất cả các hệ thống siêu thị Co.opMart trên địa bàn Tp.HCM.............................................................................33 Bảng 2.6 So sánh chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở thành phố Hồ Chí Minh so với thành phố Osaka.................................................................................36 Bảng 3.1 Thời gian thực hiện các nội dung của chương trình thí điểm..................40 Bảng 3.2 Cách thức phân loại chất thải tại trạm trung chuyển...............................42 Bảng 3.3 Mô tả quá trình phân tích đợt 1....................................................................43 Bảng 3.4 Mô tả quá trình phân tích đợt 2....................................................................43 Bảng 3.5 Kết quả tiến hành phân tích mẫu chất thải trên địa bàn quận Bình Thạnh49 Bảng 3.6 Đặc tính của chất thải rắn tại phường 14 quận Bình Thạnh..................50 Bảng 3.7 Khối lượng và thành phần của hai loại CTR được thu gom...................53 Bảng 3.8 Kết quả giám sát quá trình phân loại chất thải rắn sau chương trình thí điểm tại Tổ 1 và Tổ 2 phường Bến Ngé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh..............59 Bảng 4.1 Đề xuất kế hoạch triển khai chương trình thí điểm PLCTRSH tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh.............................................65 Bảng 4.2 Cách thức phân loại, lưu trữ và cơ chế thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 Tp. HCM...........................................68 Bảng 4.3 Dự đoán kinh phí...........................................................................................73 Bảng 4.4 Tiêu chí định tính...........................................................................................74 SVTH: Lê Thị Thu Tâm GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà
  10. Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá và đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh Bảng 4.5 Tiêu chí định lượng. ..............................................75DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Chất thải rắn tài nguyên: lon...........................................................................9 Hinh 1.2 Chất thải rắn tài nguyên: chai thủy tinh các loại đồ uống, thực phẩm, đồ gia dụng,..(không lớn hơn 1,8 lít) ..................................................................................9 Hình 1.3 Chất thải rắn từ vỏ hộp đựng bằng nhựa: Chai chứa thuốc nhỏ mắt, chất tẩy rửa, và dầu gội đầu, chai đựng dầu ăn, hộp gói trứng hoặc thịt nguội...............9 Hình 1.4 Khay nhựa, túi xách và giấy gói.....................................................................9 Hình 1.5 Ống nhựa, những thứ khác...........................................................................10 Hình 1.6 Chất thải rắn cỡ lớn.....................................................................................10 Hình 1.7 Sơ đồ phân loại chất thải của Dự án 3R tại Hà Nội.................................16 Hình 2.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh................18 Hình 2.2 Sơ đồ cấu trúc tổ chức Hệ thống quản lý nhà nước từ Trung ương đ ến địa phương trong lĩnh vực quản lý chất thải..............................................................19 Hình 2.3 Sơ đồ cấu trúc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh...................................................................21 Hình 3.1 Xu hướng phân loại chất thải dựa vào thành phần chất thải....................51 Hình 3.2 Xu hướng tham gia phân loại chất thải rắn tại nguồn tại hộ gia đình ....51 Hình 3.3 Tỷ lệ hộ gia đình phân loại chất thải rắn thực phẩm................................52 Hình 3.4 Kết quả khảo sát ý kiến người dân..............................................................53 Hình 3.5 Kết quả khảo sát thực hiện của hộ gia đình có tham gia chương trình hay không và thực hiện như thế nào..................................................................................54 Hình 3.6 Kết quả khảo sát về lợi ích của PLCTRTN và thời gian thu gom CTR của hộ gia đình......................................................................................................................55 Hình 3.7 Kết quả khảo sát sự đóng góp ý kiến của người dân................................56 Hình 3.8 Kết quả khảo sát sự tuyên truyền, vận động mọi thường tham gia c ủa các hộ gia đình được khảo sát......................................................................................56 Hình 3.9 Kết quả khảo chương trình PLCTRTN có khả năng triển khai hay không. .........................................................................................................................................57 Hình 4.1 Bản đồ phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh......................64 SVTH: Lê Thị Thu Tâm GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà
  11. Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá và đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hằng ngày, chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 8000 tấn/ngày (Báo cáo khảo sát về xử lý chất thải rắn của thành phố Hồ Chí Minh 2014). Con số này sẽ còn tăng từ 7% - 15% từ nay đến năm 2020. Nếu chất thải không được phân loại tốt, giúp tăng tỷ lệ chất thải tái chế, sẽ gây áp lực rất lớn cho hoạt động xử lý chất thải. Nếu đem chôn lấp thì không còn bãi ti ếp nhận trong khi đó nhà máy xử lý chất thải thành sản phẩm có lợi cho môi tr ường thì thiếu nguyên liệu sản xuất. Hiện nay, ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Tây Ban Nha,... đang áp dụng khá thành công chương trình phân loại chất thải r ắn t ại nguồn (PLCTRTN) nhằm làm giảm thiểu khối lượng chất thải rắn phát sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xử lý chất thải rắn (tái sinh, tái chế, làm phân bón,…), đây được xem như một chương trình tiên tiến và hiệu quả nhất t ừ tr ước đến nay. Những năm vừa qua, nước ta cũng đang trong quá trình thực hiện thí điểm chương trình này ở một số thành phố lớn tuy nhiên kết quả còn ở mức khiêm tốn. Chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt (PLCTRSH) tại nguồn ở phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh được triển khai từ ngày đ ến ngày tháng 03/2013 đến tháng 02/2014 dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản (trong khuôn khổ hợp tác giữa thành phố Hồ Chí Minh và Osaka). Tuy nhiên, kết quả thực hiện chương trình như thế nào, có hiệu quả hay không? Làm sao đánh giá sự thành công của các chương trình thí điểm phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn? Làm sao có thể nhân rộng chương trình một cách hiệu quả? Để trả lời các câu hỏi trên tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Đánh giá và đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại tổ 1 và tổ 2 phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh” làm khóa luận tốt nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài thực hiện nhằm đánh giá chương trình thí điểm PLCTRSH tại nguồn tại tổ 1 và tổ 2 phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, đ ề xuất triển khai nhân rộng trên toàn phường Bến Nghé. Bên cạnh đó, đề tài này còn đưa ra bộ tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của chương trình phân loại chất th ải rắn sinh hoạt tại nguồn. 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SVTH: Lê Thị Thu Tâm GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà
  12. Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá và đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh - Tìm hiểu hệ thống phân loại chất thải rắn đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh và hệ thống phân loại chất thải rắn đô thị tại phường Bến Nghé thành phố Hồ Chí Minh; -Tìm hiểu các chương trình PLCTRSH tại nguồn đã thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Osaka Nhật Bản; -Tìm hiểu chương trình thí điểm PLRSH tại nguồn tại tổ 1 và tổ 2 phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh; - Đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh; -Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá sự thành công của chương trình thí điểm PLCTRSH tại nguồn. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp tổng quan tài liệu: Phương pháp này kế thừa các thông tin đã có từ các tài liệu, kết quả điều tra hoặc các nghiên cứu có liên quan trước đây đ ể phân tích và tổng hợp các thông tin cần thiết để phục vụ đề tài. - Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát hiện trạng tổ 1 và tổ 2 như: số lượng thành viên trong gia đinh, trình độ văn hóa, thu nhập, ai là người thường chịu trách nhiệm với chất thải sinh hoạt trong gia đình, cách thức lưu trữ chất thảicủa các hộ gia đình, hộ gia đình bỏ chất thảira đường như thế nào, hộ gia đình bỏ chất thải ra đường lúc mấy giờ, thời gian thu gom, đơn vị thu gom chất thải,..(Bảng câu hỏi khảo sát được đính kèm phần mục lục). - Phương pháp lấy mẫu phân tích: Tiến hành phân tích lượng chất thải của hộ gia đình được phân loại theo 2 đợt: phân tích thành phần, khối lượng, tính chất của chất thải sinh hoạt của nơi thực hiện thí điểm. - Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Phương này sẽ giúp thống kê các số liệu và xử lý các thông tin số liệu đã có. Xử lý số liệu s ử dụng phầm mềm Excel. - Phương pháp điều tra xã hội học: Dựa vào bảng câu hỏi phỏng vấn người dân nơi thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân với chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở tổ 1 và tổ 2 phường Bến Nghé. Tìm hiểu tâm lý người dân khi thực hiện việc phân loại chất thải tại nguồn. - Phương pháp phỏng vấn ý kiến chuyên gia: Phương pháp này giúp cung cấp các ý kiến từ các chuyên gia để đề tài trở nên hoàn thiện hơn. SVTH: Lê Thị Thu Tâm GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà
  13. Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá và đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh 1.5 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU  Giới hạn nghiên cứu - Các chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn tại thành phố Hồ Chí Minh. -Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn tại tổ 1 và tổ 2 phường Bến Nghé thành phố Hồ Chí Minh.  Phạm vi nghiên cứu Phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. 1.6 TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài có sự thống kê và so sánh giữa chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của thành phố Hồ Chí Minh so với thành phố Osaka; - Đề tài đề xuất triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé; - Đề tài đề ra bộ tiêu chí đánh giá sự thành công của chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. 1.7 SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI - Kết quả so sánh chương trình thí điểm PLCTRSH tại nguồn của Tp.HCM so với Tp. Osaka (Nhật Bản); - Bảng tổng hợp chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn từ năm 1999 đến năm 2009; - Kết quả khảo sát ý kiến người dân về chương trình thí điểm PLRSH tại nguồn tại tổ 1 và tổ 2 phường Bến Nghé quận 1 Tp.HCM; - Kết quả giám sát chương trình thí điểm PLRSH tại nguồn tại phường Bến Nghé sau khi thực hiện thí điểm; - Bộ tiêu chí đánh giá sự thành công của chương trình thí điểm PLRSH tại nguồn. SVTH: Lê Thị Thu Tâm GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà
  14. Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá và đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh CHƯƠNG 1 CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1 Chất thải Là những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là không có ý nghĩa với người này nhưng lại là lợi ích của người khác. Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất không còn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. (Tại khoản 10 Điều 3 c ủa Luật bảo vệ môi trường 2005). 1.1.2 Chất thải rắn - Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm, hoạt động sản xuất, hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng,..). Trong đó, quan trọng nhất là các loại chất thải sinh hoạt từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. - Theo quan niệm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là chất thải đô thị) được định nghĩa là vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi bồi thường cho sự vứt bỏ đó. 1.1.3 Chất thải rắn sinh hoạt (Chất thải sinh hoạt): Là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Chất thảiphát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải… Trong đó, chất thảisinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần chất lượng chất thải tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Bất kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở, trên đường đi, tại nơi công cộng…, đều sinh ra một lượng chất thải đáng kể. Thành phần chủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm tr ở l ại cho môi trường sống nhất. • Chất thải sinh hoạt thường được chia ra làm ba nhóm khác nhau: SVTH: Lê Thị Thu Tâm GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà
  15. Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá và đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh + Chất thải khô hay còn gọi là chất thảivô cơ: gồm các loại phế thải thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng. + Chất thải ướt hay thường gọi là chất thải hữu cơ: gồm cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, chất thải nhà bếp, xác súc vật, phân động vật. + Chất thải nguy hại (CTNH): là những thứ phế thải rất độc hại cho môi trường và con người như pin, bình ắc quy, hoá chất, thuốc trừ sâu, bom đạn, chất thải y tế, chất thải điện tử. 1.1.4 Chất thải rắn tài nguyên (chất thải tài nguyên) Là tên gọi được dùng trong chương trình PLCTRSH tại nguồn tại thành phố Osaka, Nhật Bản các loại chất thải này bao gồm: lon, chai thủy tinh, chai nhựa PET,… 1.1.5 Quản lý chất thải Là hành động thu gom, phân loại và xử lý các loại chất thải của con người. Hoạt động này nhằm làm giảm các ảnh hưởng xấu của chất thải vào môi trường. 1.1.6 Phương thức phân loại a. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (chất thải sinh hoạt) a1. Khái niệm: Là quá trình tách riêng chất thải rắn sinh hoạt ra thành một số hoặc tất cả các thành phần của nó ngay tại nơi phát sinh và lưu giữ chúng một cách riêng biệt trước khi thu gom và trong suốt quá trình thu gom, vận chuyển chất thải đến nơi xử lý. Trong “Quy định về tổ chức và thực hiện thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn” của Sở Tài Nguyên & Môi Trường TPHCM, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là chia các chất thải rắn sinh hoạt ra thành 2 loại: • Chất thải rắn hữu cơ (chất thải hữu cơ) dễ phân hủy bao gồm: Các thành phần chất thải có nguồn gốc thực vật (rau, đậu, hoa quả, củ, hạt, cơm thừa ); Các thành phần chất thải có nguồn gốc động vật (tôm, cá, thịt, vỏ trứng, xác động vật, phân gia súc, côn trùng) nhưng không bao gồm các loại vỏ nghêu, vỏ sò, chất thảisân vườn (lá cây, cành cây nhỏ, hoa, cỏ); Các thành phần đã qua chế biến không sử dụng được. • Chất thải rắn còn lại (chất thải còn lại): bao gồm các loại các loại chất thải rắn sinh hoạt không thuộc nhóm chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy, ví dụ SVTH: Lê Thị Thu Tâm GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà
  16. Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá và đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh như: xương động vật lớn, các loại chất thải vô cơ như chai lọ, nilong, túi xốp, sành sứ, các loại nhựa, quần áo, bàn ghế cũ. a2. Ưu điểm: thực hiện dựa trên nguyên tắc từ cội nguồn bản chất của vấn đề. a3. Khuyết điểm: để triển khai thực hiện chương trình này thì phải đáp ứng được rất nhiều yếu tố. Chi phí đầu tư lớn cho công nghệ và việc thay đổi bổ sung trang thiết bị, dụng cụ thu gom chất thải, đào tạo nhân lực có kiến thức về phân loại chất thải rắn, thời gian lâu dài để có thể thay đổi thói quen của người dân, những chương trình tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng hiệu quả, những chính sách, luật lệ để triển khai quản lý giám sát hoạt động…. b. Phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc phát sinh - Chất thải sinh hoạt: phát sinh hằng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu du lịch, nhà gas, trường học, công viên,… - Chất thải công nghiệp: phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp có nhiều thành phần phức tạp da đạng. Loại chất thải này bao gồm tàn dư của quá trình xử lý chất thải, của công nghệ xử lý chế biến chất thải. - Chất thải nông nghiệp: sinh ra trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch… c. Phân loại chất thải theo trạng thái chất thải - Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, nhà máy, xây dựng,.. - Chất thải trạng thái lỏng: nước thải từ các quá trình sản xuất: nhà máy lọc, nhà máy sản xuất giấy; vệ sinh công nghiệp,.. - Chất thải trạng thái khí: bao gồm khí thải từ các động cơ đốt trong máy động lực, giao thông, nhà máy xí nghiệp,… d. Phân loại chất thải theo tính chất nguy hại - Vật phẩm nguy hại sinh ra trong các bệnh viện trong quá trình điều tr ị cho người bệnh (các loại vật phẩm gây bệnh thông thường được xử lý ở nhiệt độ cao từ 11500C trở lên, cá biệt có các loại vi sinh vật gây bệnh bị tiêu diệt khi nhiệt độ xử lý lên đến 30000C). - Kim loại nặng các chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp có thành phần: As (Asen), Pb (Chì), Hg (Thủy ngân), Cd (Cadimi),.. là mầm móng gây bệnh ung thư và nhiều bệnh khác nguy hiểm cho con người. - Các chất phóng xạ: các phế thải có chứa chất phóng xạ sinh ra trong quá trình xử lý giống cây trồng, bảo quản thực phẩm, khai khoáng năng l ượng, năng lượng, xạ trị. SVTH: Lê Thị Thu Tâm GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà
  17. Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá và đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh 1.1.7 Chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn Sử dụng một nơi nào đó để triển khai mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn, khi thành công thì sử dụng mô hình đó nhân rộng ra các nơi khác thì đ ược gọi là mô hình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn. 1.2 VAI TRÒ VÀ HẬU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN 1.2.1 Vai trò a. Kinh tế - Tạo nguồn chất thải hữu cơ sinh học “sạch” để tái sinh năng lượng (điện, nhiệt) và sản xuất compost chất lượng cao, an toàn; - Tạo nguồn chất hữu cơ nhiệt lượng cao để tái sinh năng lượng một cách hiệu quả; - Nâng cao hiệu quả của hệ thống tái chế. b. Hệ thống quản lý - Tiền đề triển khai những công nghệ xử lý chất thải rắn thu hồi năng lượng; - Nâng cao chất lượng compost được sản xuất; - Cần nhân lực và phương tiện để thu gom, vận chuyển riêng biệt hai hoặc nhiều loại. c. Môi trường - Giảm quỹ đất để chôn lấp chất thải; - Hạn chế các nguy cơ ô nhiễm môi trường do bãi chôn lấp gây ra như ô nhiễm mùi, nước rĩ rác; - Hạn chế phát tán các khí gây hiệu ứng nhà kính; - Hạn chế thải bỏ chất nguy hại ra bãi chôn lấp. d. Xã hội - Nâng cao ý thức, thay đổi hành vi của người dân nhằm chung tay bảo v ệ môi trường; - Hỗ trợ công tác giáo dục, tuyên truyền bảo vệ môi trường; - Tái sử dụng nguồn tài nguyên cũng như tái sinh năng lượng cung c ấp điện năng. SVTH: Lê Thị Thu Tâm GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà
  18. Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá và đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh 1.2.2 HẬU QUẢ KHI KHÔNG THỰC HIỆN PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN - Khi không thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn tất cả các chất thải để chung với nhau sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng, sản lượng phân compost; - Không tận dụng được các chất thải có khả năng tái sinh, tái chế; - Tốn hao chi phí để giải quyết các vấn đề về môi trường tại bãi chôn lấp như: nước rỉ rác, xử lý mùi, các phí phát sinh như CH4, H2S, NOX, SOX,..; - Tốn đất và kinh phí đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp. Thay vì sử dụng đất để chôn lấp chất thải sẽ sử đụng đất đó để làm các công trình công cộng, nhà ở,..; - Không huy động được sự tham gia của cộng đồng; - Nếu chất thải cứ mang đi chôn lấp sẽ làm mất mỹ quang nơi đô thị. 1.3 MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TRÊN THẾ GIỚI 1.3.1 CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN TẠI THÀNH PHỐ OSAKA NHẬT BẢN Nhật Bản là quốc gia được đánh giá là nước thành công trong chương trình phân loại chất thảitại nguồn. Đồng thời, cũng là nước có chất lượng và công nghệ tái chế chất thải thuộc hàng hiện đại nhất thế giới. Học tập kinh nghiệm để có thể cải thiện chất lượng xử lí chất thảitại nuớc ta là điều cần thiết. Thành phố Osaka là một thành phố của Nhật Bản có nền kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao, chấp hành kĩ luật và tuân thủ pháp luật tốt của Châu Á và thế giới. Trong thời gian đầu triển khai chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn không được sự đồng thuận của cộng đồng, doanh nghiệp và gặp khó khăn về hạ tầng kỹ thuật, văn bản pháp luật, công tác tuyên truyền,… Do đó, để thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn hiệu quả và thành công, thành phố Osaka đã chia thành phố thành 11 khu, tất cả các khu này đã có quy trình phân loại, hệ thống văn bản và công tác tuyên truyền đều đồng bộ và thống nhất với nhau. a. Mục tiêu - Nâng cao hiệu quả của quá trình tái chế các loại chất thải có giá trị và tách chất thải nguy hại ra khỏi chất thải rắn đã được phân loại; - Nâng cao nhận thức cộng đồng về phân loại và thải bỏ chất thải đúng quy định; - Giảm khối lượng chất thải rắn đô thị đưa về bãi chôn lấp. SVTH: Lê Thị Thu Tâm GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà
  19. Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá và đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh b. Hệ thống kỹ thuật phục vụ chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn b1. Cách phân loại tại hộ gia đình Chất thải rắn tại hộ gia đình của thành phố Osaka được phân loại thành 04 loại như sau: + Chất thải rắn sinh hoạt (chất thải này có kích thước dưới 30cm): bàn ủi, máy sấy tóc, cây dù, thực phẩm dư thừa… + Chất thải rắn tài nguyên: lon, chai thủy tinh, chai nhựa PET,… - Lon: kim loại lon đồ uống, thực phẩm, đồ gia dụng,...(không quá 18 lít) Hình 1.1 Chất thải rắn tài nguyên: lon. - Chai: chai thủy tinh các loại đồ uống, thực phẩm, đồ gia dụng,.. (không lớn hơn 1,8 lít) Hinh 1.2 Chất thải rắn tài nguyên: chai thủy tinh các loại đồ uống, thực phẩm, đồ gia dụng,..(không lớn hơn 1,8 lít). Chai nhựa PET: Chai chỉ với dấu hiệu này chỉ Lưu ý: Rửa lon, chai và chai PET với nước; Tháo nắp và nhãn từ chai hoặc chai PET. Loại bỏ nắp và dán nhãn đựng như nhựa và bộ sưu tập bao bì; Nén lon và chai PET nếu có thể; Đặt lon, chai và chai PET trong một túi nhựa nhìn xuyên qua được. + Chất thải rắn từ vỏ hộp đựng bằng nhựa: hộp cơm nhựa, hộp đựng trứng, khay nhựa, chén nhựa,… - Chai chứa thuốc nhỏ mắt, chất tẩy rửa, và dầu gội đầu, chai đựng dầu ăn, gói trứng hoặc thịt nguội,... SVTH: Lê Thị Thu Tâm GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà
  20. Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá và đề xuất nhân rộng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Bến Nghé quận 1 thành phố Hồ Chí Minh Hình 1.3 Chất thải rắn từ vỏ hộp đựng bằng nhựa: Chai chứa thuốc nhỏ mắt, chất tẩy rửa, và dầu gội đầu, chai đựng dầu ăn, hộp gói trứng hoặc thịt nguội. - Khay nhựa, túi xách và giấy gói: Túi đồ ăn nhẹ hoặc mặt hàng thực phẩm, khay thực phẩm tươi sống, các túi nhựa,.. Hình 1.4 Khay nhựa, túi xách và giấy gói. - Ống nhựa, những thứ khác: Ống của gia vị, .. Hình 1.5 Ống nhựa, những thứ khác. Lưu ý: Loại bỏ tất cả mọi thứ từ gói hoặc thùng chứa và rửa sạch trước khi vứt đi; Không đưa chất thảikhác cùng với hộp nhựa và đóng gói; Đặt hộp nhựa và đóng gói trong một túi nhựa trong suốt. + Chất thải rắn cỡ lớn (bắt buộc thu phí): ghế, bàn, tủ, máy hút bụi, quạt, ghế sofa,… Hình 1.6 Chất thải rắn cỡ lớn. (Có thêm một khoản phí cho thu gom chất thải áp dụng cho sau khi th ứ hai ngày 02 tháng 10 năm 2006). Lưu ý: • Đối với bao bì chứa chất thải rắn đã phân loại: + Đối với chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn tài nguyên và chất thải rắn từ vỏ hộp đựng bằng nhựa: bao bì trong suốt để nhìn được chất thải chứa bên trong. Chất thải rắn cỡ lớn, mỗi hộ gia đình tự đăng ký qua điện thoại. SVTH: Lê Thị Thu Tâm GVHD: Nguyễn Thị Vân Hà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2