intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN MỨC ĐỘ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ TRA"

Chia sẻ: Cung Ru | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

201
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra giai đoạn giống được tiến hành với 2 thí nghiệm. Thức ăn thí nghiệm có hàm lượng đạm (32,83%) và mức năng lượng (4,7 kcal/g). Cá thí nghiệm có nguồn gốc sinh sản nhân tạo, khối lượng cá trung bình ban đầu là 30-50 g/con. Thí nghiệm xác định lượng thức ăn sử dụng tối đa của cá tra ở các mức nhiệt độ khác nhau được tiến hành với 8 nghiệm thức ở các mức nhiệt độ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN MỨC ĐỘ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ TRA"

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THUỶ SẢN TRẦN THỊ BÉ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN MỨC ĐỘ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ TRA Học liệu ĐH Cần Thơ @ GIAI ĐOẠN GIỐNG Trung tâm (Pangasius hypophthalmus) Tài liệu học tập và nghiên cứu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN 2006
  2. MỤC LỤC Lời cảm tạ ........................................................................................................ i Tóm tắt ............................................................................................................ ii Mục lục .......................................................................................................... iii Danh sách bảng .............................................................................................. .v Danh sách hình ............................................................................................... vi Chương 1: Giới thiệu ....................................................................................... 1 Chương 2: Tổng quan tài liệu .......................................................................... 3 2.1 Đặc điểm sinh học của cá tra...................................................................... 3 2.1.1 Hệ thống phân loại.................................................................................. 3 2.1.2 Phân bố................................................................................................... 3 2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng.............................................................................. 3 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng.............................................................................. 3 2.2 Nhu cầu protein và năng lượng .................................................................. 4 Trung tâm Học liệu protein ...................................................................................... 4 cứu 2.2.1 Nhu cầu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên 2.2.2 Nhu cầu năng lượng................................................................................ 6 2.3 Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng thức ăn và sự tăng trưởng của cá ................................................................................. 8 2.4 Mức độ cho ăn ........................................................................................... 9 Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................ 11 3.1 Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 11 3.2 Địa điểm nghiên cứu................................................................................ 11 3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu........................................................ 11 3.3.1 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 11 3.3.2 Nguồn cá thí nghiệm............................................................................. 11 3.3.3 Thức ăn thí nghiệm ............................................................................... 11 3.3.4 Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 12 3.3.5 Phương pháp thu mẫu và ghi nhận kết quả ............................................ 15 3.4 Các chỉ tiêu thu thập, tính toán, phân tích và xử lý số liệu........................ 16 iii
  3. 3.4.1 Các chỉ tiêu tính toán ............................................................................ 16 3.4.2 Các chỉ tiêu phân tích............................................................................ 17 3.4.3 Xử lý số liệu ........................................................................................ 17 Chương 4: Kết quả và thảo luận.................................................................... 18 4.1 Khả năng sử dụng thức ăn của cá tra (P.hypophthalmus) giai đoạn giống ở các mức nhiệt độ khác nhau từ 22 – 360C............................................. 18 4.2 Xác định lượng thức ăn, hiệu quả sử dụng protein và năng lượng của cá tra (P.hypophthalmus) giai đoạn giống ở 31 – 320C ...................... 20 4.2.1 Môi trường bể nuôi ............................................................................... 20 4.2.2 Tỷ lệ sống ............................................................................................. 20 4.2.3 Sinh trưởng ........................................................................................... 21 4.2.4 Hệ số thức ăn ........................................................................................ 23 4.2.5 Hiệu quả sử dụng và tích lũy protein..................................................... 24 4.2.6 Hiệu quả sử dụng và tích lũy năng lượng .............................................. 26 Trung tâm Học liệu ĐH Cần của cá thí nghiệm................................................. 28 cứu 4.2.7 Thành phần hóa học Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên Chương 5: Kết luận và đề xuất....................................................................... 29 5.1 Kết luận ................................................................................................... 29 5.2 Đề xuất .................................................................................................... 29 Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 30 Phụ lục .......................................................................................................... 35 iv
  4. DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1 Thành phần hóa học của nguyên liệu làm thức ăn thí nghiệm ........ 11 Bảng 3.2 Công thức và thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm............... 12 Bảng 3.3 Khẩu phần ăn của cá thí nghiệm (% khối lượng thân) ..................... 14 Bảng 4.1 Khả năng sử dụng thức ăn của cá ở các mức nhiệt độ khác nhau..... 18 Bảng 4.2 Sự biến động oxy qua các đợt thí nghiệm........................................ 20 Bảng 4.3 Tỷ lệ sống của cá tra ....................................................................... 21 Bảng 4.4 Các chỉ tiêu sinh trưởng của cá tra ................................................. 21 Bảng 4.5 Kết quả về hệ số thức ăn ở cá tra .................................................... 23 Bảng 4.6 Kết quả về hiệu quả sử dụng và tích lũy protein ở cá tra ................ 24 Bảng 4.7 Kết quả về hiệu quả sử dụng và tích lũy năng lượng ở cá tra........... 26 Bảng 4.8 Thành phần hóa học của cá tra (% Độ khô).................................... 28 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu v
  5. DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Con đường chuyển hóa năng lượng trong cơ thể cá .......................... 6 Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1................................................................. 13 Hình 3.2 Hệ thống bể bố trí thí nghiệm 1 ....................................................... 14 Hình 3.3 Hệ thống bể bố trí thí nghiệm 2 ....................................................... 15 Hình 4.1 Mối tương quan giữa SGR (%/ngày) và lượng thức ăn cá ăn vào/ngày ................................................................................ 22 Hình 4.2 Mối tương quan giữa SGR (%/ngày) và lượng protein cá ăn vào/ngày ................................................................................ 25 Hình 4.3 Mối tương quan giữa SGR (%/ngày) và lượng năng lượng cá ăn vào/ngày ................................................................................ 27 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu vi
  6. TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra giai đoạn giống được tiến hành với 2 thí nghiệm. Thức ăn thí nghiệm có hàm lượng đạm (32,83%) và mức năng lượng (4,7 kcal/g). Cá thí nghiệm có nguồn gốc sinh sản nhân tạo, khối lượng cá trung bình ban đầu là 30-50 g/con. Thí nghiệm xác định lượng thức ăn sử dụng tối đa của cá tra ở các mức nhiệt độ khác nhau được tiến hành với 8 nghiệm thức ở các mức nhiệt độ từ 22– 360C, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Thí nghiệm được bố trí trong hệ thống bể có nước chảy tràn (500 L/bể) có sục khí với mật độ là 40 con/bể. Ở mỗi mức nhiệt độ cá được cho ăn tối đa theo nhu cầu và ghi nhận lượng thức ăn sử dụng của cá trong 5 ngày. Kết quả của thí nghiệm cho thấy cá sử dụng thức ăn tốt nhất ở 31–320C với lượng thức ăn là 4,86% khối lượng thân, cá ngừng ăn ở 21–220C và 35–36 0C. Thí nghiệm xác định lượng thức ăn thích hợp, hiệu quả sử dụng protein và năng lượng của cá tra được thực hiện ở 31–320C (mức nhiệt độ cá sử dụng thức ăn tốt nhất ở thí nghiệm 1) với 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Các nghiệm thức được bố trí ngẫu nhiên trong hệ thống gồm 15 bể (100L/bể), các bể gắn với hệ thống lọc cơ học tuần hoàn, có sục khí, mật độ cá Trung tâm Học liệu được cho ăn 2 lần/ngày với các khẩu phần tập và nghiên cứu 20 con/bể. Cá ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học ăn đã được định sẵn 0; 1,5; 3; 4,5; 4,86 (tối đa) % khối lượng thân. Thời gian thí nghiệm là 28 ngày. Kết quả cho thấy cá duy trì cơ thể khi cho ăn với khẩu phần 0,45% khối lượng thân và tăng trưởng tốt nhất khi được cho ăn với khẩu phần 4,5% khối lượng thân (93% so với mức cho ăn tối đa). Nhu cầu protein và năng lượng sử dụng hàng ngày để duy trì và tăng trưởng tốt nhất của cá tra lần lượt là 1,49g/kgcá/ngày, 21,3kcal/kgcá/ngày và 14,8g/kgcá/ngày, 212kcal/kg cá/ngày. ii
  7. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên mức độ và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra giai đoạn giống CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, cá tra (Pangasius hypophthalmus) là một trong những đối tượng nuôi lâu đời nhất. Cá được nuôi phổ biến do các đặc điểm như tăng trọng nhanh, kích thước lớn, thịt ngon, dễ dàng thích nghi với các loại hình thủy vực khác nhau từ ao, đầm, hồ…đến những bè thả nuôi trên sông có mật độ cao. Hiện tại cá tra là một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nước ta sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU…Do thị trường quốc tế ngày càng được mở rộng cùng với việc sinh sản nhân tạo cá tra thành công, nguồn cung cấp con giống chủ động. Vì vậy, cá tra trở thành một trong những đối tượng nuôi quan trọng ở các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ với các hình thức nuôi thâm canh trong ao, bè…Trong nuôi cá thâm canh thì giá thành thức ăn chiếm rất lớn, đặc biệt là hàm lượng đạm trong thức ăn đóng vai trò rất quan trọng, bởi lẻ hàm lượng này thấp hay cao hơn nhu cầu của cơ thể đều có thể gây ra các tác hại như sinh trưởng chậm, không bình thường hay mẫn cảm với mầm bệnh (Tacon, 1995 được trích bởi Nguyễn Thanh Phương và ctv, 1997). Ngoài ra thức ăn dư thừa sẽ gây lãng phí làm thức ăn Trung tâm Học đắc tiền không cần Thơ tăng Tàiphí sản học giảm hiệu nghiên cứu trở nên liệu ĐH Cần thiết, @ chi liệu xuất, tập và quả người nuôi… Có khá nhiều nghiên cứu về cá da trơn trên thế giới nhất là nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng như nhu cầu protein, năng lượng, carbohydrate, lượng thức ăn sử dụng... hay một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá. Trong đó có nghiên cứu của Henken và ctv (1986) về ảnh hưởng của protein và năng lượng lên sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá trê phi (Clarias gariepinus). Nghiên cứu về khả năng sử dụng protein và năng lượng ở 3 loài cá da trơn Châu Á (P. bocourti, P. hypophthalmus and P. djambal) của Lê Thanh Hùng và ctv, 2004. Ngoài các nghiên cứu về protein và năng lượng còn có một số nghiên cứu khác về các yếu tố môi trường tác động đến sinh trưởng của cá như nghiên cứu của Buentello và ctv (1999) về sự ảnh hưởng của nhiệt độ nước và hàm lượng oxy hòa tan lên khả năng sử dụng thức ăn và sự tăng trưởng trên cá nheo Mỹ (Itaclurus punctatus). Nghiên cứu của Usmani và Jafri (2002) về ảnh hưởng của kích cỡ cá và nhiệt độ lên khả năng sử dụng protein của cá hai loài cá da trơn (H. fossilis và C. gariepinus). Hay ảnh hưởng của các mức nhiệt độ khác nhau lên khẩu phần ăn và quá trình trao đổi chất trên cá Rhamdia quelen của Lermen và ctv (2004). Bên cạnh những vấn đề trên thì mức độ cho ăn cũng không kém phần quan trọng đối với sự phát triển của cá. Điều này đã được 1
  8. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên mức độ và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra giai đoạn giống Nguyễn Thanh Phương và Trần Thị Thanh Hiền (1998) nghiên cứu trên cá basa giống (P. bocourti) về ảnh hưởng của các mức cho ăn lên sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá… Nhưng cho tới nay vẫn chưa thấy nguồn tài liệu nào công bố về hiệu quả sử dụng protein và năng lượng của cá tra giống (Pangasius hypophthalmus) ở các mức nhiệt độ khác nhau. Trong quá trình nuôi cá ngoài việc cung cấp lượng thức ăn sao cho phù hợp để tiết kiệm chi phí sản xuất thì điều kiện môi trường tác động rất lớn. Môi trường là một trong những nhân tố quyết định sự thành công cho người nuôi. Đối với cá tra do thường được nuôi thâm canh với mật độ cao nên điều kiện môi trường cũng như thức ăn cần phải được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng sao cho có hiệu quả kinh tế nhất. Nói đến môi trường thì nhân tố nhiệt độ luôn là vấn đề cần được quan tâm. Nhiệt độ nước ảnh hưởng có ý nghĩa đặc biệt đến các quá trình sinh lý cũng như sự sinh trưởng và trao đổi chất của cá. Khi nhiệt độ nước ở mức không thích hợp, thức ăn không đủ và lượng protein trong thức ăn thấp làm hạn chế sự phát triển của cá (Fine et al., 1996 được trích dẫn bởi Lermen, 2004). Mỗi loài cá đều có khoảng nhiệt độ thích hợp nhất định cho sự sinh trưởng, phát triển. Khả năng thích nghi với điều kiện môi trường của cá ở các giai đoạn Trung tâm Học liệu ĐH Cần không những ảnhliệu học tậptrình nghiên cứu cũng khác nhau. Nhiệt độ Thơ @ Tài hưởng đến quá và sinh lý mà còn ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu dinh dưỡng của cá đặc biệt là nhu cầu protein, năng lượng… Do đó việc nghiên cứu nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng thức ăn sử dụng, hiệu quả sử dụng protein và năng lượng từ thức ăn của cá tra ở giai đoạn giống là một vấn đề rất cần thiết. Mục tiêu của đề tài Xác định lượng thức ăn sử dụng thích hợp cho cá tra giai đoạn giống ở các mức nhiệt độ khác nhau nhằm khuyến cáo việc sử dụng thức ăn hợp lý để tăng hiệu quả sản xuất. Nội dung của đề tài - Xác định lượng thức ăn sử dụng tối đa của cá tra giống ở các mức nhiệt độ từ 22 đến 360C, với bậc thang nhiệt độ là 20C. - Xác định lượng thức ăn thích hợp, hiệu quả sử dụng năng lượng và protein của cá tra giống ở mức nhiệt độ cá sử dụng thức ăn tốt nhất. 2
  9. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên mức độ và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra giai đoạn giống CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của cá tra 2.1.1 Hệ thống phân loại Theo kết quả định danh của Robert và Vidthayanon (1991), cá tra thuộc Bộ: Siluriformes Họ: Pangasiidae Giống: Pangasius Loài: Pangasius hypophthalmus Sauvage,1878 2.1.2 Phân bố Ngoài tự nhiên cá sống ở lưu vực sông Cửu Long (Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam). Ở Việt Nam, cá tra phân bố ở vùng hạ lưu sông Cửu Long, cá có khả năng sống tốt trong điều kiện ao tù, nước đọng, nhiều chất hữu cơ, hàm lượng oxy hoà tan thấp và có thể nuôi với mật độ cao (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, cá bột hết noãn hoàng có chiều dài trung bình từ 1–1,1cm, sau 14 ngày ương đạt 2,0–2,3 cm và khối lượng là 0,52g. Cá 5 tuần tuổi đạt 1,28–1,5 g chiều dài 5–6 cm. Sau một năm cá đạt 0,7–1,5 kg và đến 3–4 tuổi đạt 3–4 kg. Cá còn nhỏ tăng nhanh về chiều dài, khi cá đạt 2,5 kg là bước vào thời kỳ tích lũy mỡ, cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp để phát dục tốt. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng còn tùy thuộc rất lớn vào mật độ nuôi, chất lượng và số lượng thức ăn cung cấp (Trần Thanh Xuân, 1994). 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng Cá tra là loài ăn tạp, trong tự nhiên, cá ăn được nhiều mùn bã hữu cơ, rễ cây thủy sinh, rau quả, tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá. Cá nuôi trong ao sử dụng các loại thức ăn khác nhau như thức ăn viên, cám, tấm, rau muống… thức ăn có nguồn gốc động vật giúp cá lớn nhanh (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). 3
  10. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên mức độ và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra giai đoạn giống 2.2 Nhu cầu protein và năng lượng 2.2.1 Nhu cầu protein Protein là chất dinh dưỡng đặc biệt được chú ý trong thức ăn. Nó là thành phần chủ yếu cấu tạo nên cơ thể động vật và là nguồn năng lượng mắc tiền nhất. Nhu cầu protein là lượng protein tối thiểu có trong thức ăn nhằm thoả mãn yêu cầu các aminoacid để đạt tăng trưởng tối đa (NRC, 1993). Cá nhỏ có nhu cầu protein cao hơn cá lớn, vấn đề này đã được Nguyễn Thanh Phương và ctv (1997, 2000) nghiên cứu trên hai loài cá là cá basa (P. bocourt) và cá tra bần (P. kunyt). Ở cá basa giống, cá cỡ nhỏ (16,4–16,9 g) và cá cỡ lớn (75,1–81,3 g) cho thấy nhu cầu protein tăng trưởng tối đa đối với cá giống nhỏ là 41,6% cao hơn so với cá lớn 34,3%. Đối với cá tra bần có khối lượng lần lượt là 2–8 g và 14–22 g thì nhu cầu protein để cá tăng trưởng tốt nhất lần lượt là 40% và 35% (được trích dẫn bởi Dương Thúy Yên, 2000). Trong quá trình nuôi cá đạt tăng trưởng tốt nhất là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu, xuất phát từ mong muốn đó đã có nhiều nghiên cứu về nhu cầu protein giúp cá tăng trưởng tối đa. Nghiên cứu của Xinqin và ctv (1994) trên cá vền giống (bream fingerling) có khối lượng 8,5±0,16 g cá tăng trưởng tốt nhất khi thức ăn chứa 27% protein, 324 kcal/100g và tỷ lệ P/E là 83mg/kcal. Trung tâm Học liệu ĐHcầu protein khác nhau nênliệu học tậpưu cho từng loài cứu Mỗi loài cá có nhu Cần Thơ @ Tài mức protein tối và nghiên cũng khác. Cá Silurus meridionalis (16–18 g) khi cho ăn thức ăn có hàm lượng protein 40% sẽ giúp cá tăng trưởng tối đa (Fu và Cao, 2006). Nghiên cứu của Khan và ctv (1992) trên cá lăng (Mystus nemurus) có khối lượng 7– 18g thì nhu cầu protein giúp cá tăng trưởng tốt nhất là 42%. Nhu cầu protein cao thì chi phí sản xuất tăng làm giảm lợi nhuận do đó muốn cá tăng trưởng tốt mà có hiệu quả kinh tế thì phải tìm lượng protein thích hợp. Một số nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước đã xác định được nhu cầu protein thích hợp của một số loài cá tạo điều kiện thuận lợi giúp người nuôi đạt hiệu quả cao. Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hiền và Dương Thúy Yên (2004) trên cá hú (P.conchophilus) có khối lượng 0,86±0,05 g tăng trưởng tối đa với hàm lượng protein là 48,5% và khoảng protein thích hợp cho cá là 29,3–35%. Đối với cá tra (Pangasius hyphthalmus) có khối lượng 2±0,03 g nhu cầu chất protein để cá tăng trưởng tối đa là 38%, nhưng khoảng thích hợp cho cá tăng trưởng tốt lại giảm giá thành sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế là 26–30% (Huỳnh Văn Hiền, 2003). Khi nghiên cứu về cá tra (P. hyphthalmus) và basa (P. bocourt) giống có khối lượng 5–6 g Lê Thanh Hùng và ctv (1999) đã đưa ra kết luận nhu cầu protein thích hợp cho sự phát triển của hai loài cá trên lần lượt là 27,8% và 32,2%. 4
  11. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên mức độ và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra giai đoạn giống Nhìn chung nhu cầu protein tối ưu của các loài cá trơn từ 25– 45%, thường từ 30–35% (Dương Thúy Yên, 2000). Một số nghiên cứu trên thế giới về nhu cầu protein thích hợp của các loài cá như cá hồi (rainbow trout) là 35–36% (NRC, 1993). Cá Notemigonus crysoleucas và Carassus auratus là 28,9% (Lochmann và Phillips, 2003). Mức protein thích hợp từ 25% ở cá tra (Chuapoehuk và Pothisoong, 1985) đến 50% ở cá trê phi (Clarias gariepinus) (Henken et al.,1986). Ngay cả cùng một loài cá nhưng có nhiều mức protein khác nhau tùy theo nghiên cứu của tác giả. Ngoài ra còn có một số nghiên cứu về nhu cầu protein và năng lượng của Cá rô phi. Theo Santiago và Laron (1991) thì hàm lượng protein có trong thức ăn và tỷ lệ P/E để cho cá rô phi đỏ tăng trưởng tối đa lần lượt là 40% và 111mg/Kcal. Đối với cá rô phi đỏ giống (15–18 g) ở nhiệt độ 240C thì hàm lượng protein cung cấp tốt nhất trong thức ăn là 44% (Hepheretal, 1983 được trích dẫn bởi Santiago và Laron, 1991). Theo El_sayed và Teshima (1992) thì hàm lượng protein 45% và tỷ lệ P/E 110mg/kcal giúp cá rô phi vằn (Nile tilaphia) tăng trưởng tốt nhất và sử dụng thức ăn có hiệu quả. Cá rô phi vằn giống (Nile tilaphia ) (1–2,9 g) tăng trưởng tối đa khi hàm lượng protein 40%. Cá rô phi đen giống (O.mossambicus ) có Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ tốt nhất khihọc tập và nghiên cứu khối lượng từ 0,5–1 g tăng trưởng Tài liệu hàm lượng protein 40% (Jauncey, 1982 được trích dẫn bởi El_sayed and Teshima, 1992). Qua rất nhiều nghiên cứu trên cho thấy được vai trò của protein rất quan trọng đối với động vật thủy sản nói chung và cá nói riêng. Trong thức ăn nếu hàm lượng protein không đủ để cung cấp cho nhu cầu cơ thể thì cá chậm lớn, ngừng tăng trưởng thậm chí có thể giảm khối lượng. Ngược lại, nếu thức ăn có hàm lượng protein quá cao so với nhu cầu thì tỷ lệ tiêu hóa của protein và các chất khác bị giảm. Mức protein 42% làm cho cá tăng trưởng tối đa, nhưng cá tăng trưởng chậm và có phần không tăng trưởng khi hàm lượng protein vượt quá 45% (Trần Bình Tuyên, 2000). Khi cho cá ăn ở mức độ giới hạn có thể làm tăng nhu cầu protein (Cho và ctv, 2005). Nếu mức cho ăn thấp gần bằng mức cần thiết để duy trì cơ thể dẫn đến hệ số chuyển hoá thức ăn cao và tăng trưởng rất chậm hoặc dừng lại. Ngược lại nếu lượng thức ăn dư thừa cũng cho kết quả hiệu quả chuyển hoá thức ăn kém do thức ăn bị hao hụt và sự tiêu hoá thức ăn giảm (Dương Thúy Yên, 2000). 5
  12. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên mức độ và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra giai đoạn giống 2.2.2 Nhu cầu năng lượng Mọi hoạt động sống của động vật đều cần năng lượng, năng lượng được cung cấp từ thức ăn hoặc từ những cơ quan dự trữ năng lượng của cơ thể. Năng lượng từ thức ăn của động vật thủy sản được sử dụng cho nhiều quá trình yêu cầu năng lượng. Sự phân chia năng lượng sử dụng cho từng chức năng phụ thuộc vào khả năng tiêu hóa và hiệu quả sử dụng năng lượng của động vật thủy sản (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004). Nhu cầu năng lượng của cá gồm có nhu cầu năng lượng duy trì và nhu cầu năng lượng cho tăng trưởng. Con đường chuyển hóa năng lượng trong cơ thể cá được Smith (1989) phát họa như sau (được trích bởi Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004). Năng lượng lấy vào (100)% Bài tiết qua phân(25%) Năng lượng tiêu hóa (75%) Bài tiết qua mang và nước Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu(8%) tập và nghiên tiểu học cứu Năng lượng trao đổi (67%) - Trao đổi chất cơ sở (15%) - Hoạt động (8%) - Tỏa nhiệt (10%) Năng lượng tích lũy (34%) Hình 2.1: Con đường chuyển hóa năng lượng trong cơ thể cá Theo Cruz (1975), Smith (1976) và Popma (1982) được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004 thì các chất đạm và chất béo là những nguồn năng lượng cao có sẵn cho cá còn chất bột đường được xem như nguồn năng lượng rẽ tiền có giá trị khác nhau giữa các loài. Cá ăn tạp (cá rô phi, cá nheo) tiêu hóa hơn 70% năng lượng thô ở tinh bột chưa nấu chín, trong khi cá hồi lưng đỏ (cá ôn đới ăn động vật) có thể tiêu hóa ít hơn 50%. Cá ăn động vật có nhu cầu năng lượng cao hơn cá ăn tạp và ăn thực vật. 6
  13. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên mức độ và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra giai đoạn giống Ở cá tỷ lệ P/E (Protein/ Năng lượng) vô cùng quan trọng, là một trong những chỉ số quan trọng của thức ăn để đánh giá sự ảnh hưởng của nó lên vật nuôi. Nếu thức ăn cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu của cá sẽ làm giảm sự bắt mồi, ngược lại nếu thức ăn thiếu năng lượng thì protein trước tiên được dùng để cung cấp năng lượng thoả mãn nhu cầu của cơ thể như vậy hiệu quả sử dụng protein của cá thấp. Nhu cầu năng lượng của các loài cá khác nhau không chỉ phụ thuộc vào thành phần loài mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ môi trường, thức ăn dùng thí nghiệm và cách chăm sóc cho ăn…(Dương Thúy Yên, 2000). Khi nghiên cứu về tỷ lệ P/E thì thấy khả năng sinh trưởng của cá lóc giống (C.striatus) cao nhất khi cho ăn thức ăn có chứa 40% đạm với tỷ lệ P/E là 90,9mg đạm/kcal. Hiệu quả sử dụng chất đạm (PER) bị ảnh hưởng bởi việc tăng năng lượng từ 400 đến 480 kcal/100g (thức ăn) ở tất cả các mức đạm, ngoại trừ 40% (khẩu phần với năng lượng 400 kcal/100g cho thấy PER cao nhất). Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) thấp nhất thu được ở tỷ lệ P/E là 90,9 mg đạm/kcal (Samantaray và Mohanty,1997). Đối với cá Sparus aurata (1–250 g) khi được nuôi trong điều kiện nhiệt độ từ 23–240C thì năng lượng để cho cá tăng trọng từ 5–11MJ/kg và lượng protein là 179 g/kg thức ăn (Lupatsch và ctv, 1998). Cá lăng (M. Nemurus) tăng trưởng tối đa với thức ăn chứa 44% Trung tâm Họcvà tỷ lệĐHlà 20mgThơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu protein liệu P/E Cần protein/KJ (Soon và Hashim, 2001). Nhu cầu năng lượng ở cá mú giống (Epinephelus malabaricus) là 340–370 Kcal/100g thức ăn với mức đạm 44–45% (Shi-Yen và Ching-Wan, 1996). Tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tối ưu ở cá Sciaenops ocellatus giống khi sử dụng thức ăn 44% đạm và mức năng lượng 384 Kcal/100g thức ăn (Thoman et al.,1999) (được trích dẫn bởi Nguyễn Thi Ngọc Lan, 2004). Nhu cầu năng lượng cho sự duy trì và tăng trưởng cao nhất cho cá nheo giống dao động khoảng 62,8–72,4 KJ/kg khối lượng thân/ngày (Galin et al.1986 được trích dẫn bởi Mai Viết Thi, 1998). Nhu cầu năng lượng (thô) trong thức ăn cho tôm sú khoảng 3100–4000 kcal/kg, cá trơn là 2750–3100 kcal/kg, cá rô phi là 2500–3400 kcal/kg, cá chép là 2700–3100 kcal/kg (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004). 7
  14. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên mức độ và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra giai đoạn giống 2.3 Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng thức ăn và sự tăng trưởng của cá Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường tác động nhiều đến đời sống của cá, gắn liền với hoạt động sinh lý, sinh thái và nhu cầu dinh dưỡng của cá. Khi nhiệt độ tăng sự tăng trưởng của cá cũng tăng lên dẫn đến nhu cầu protein của cá cũng tăng theo. Dupree và Sneed (1966) thấy rằng, nhu cầu protein tối ưu của cá nheo Mỹ ở 20,60C là 35%, ở 24,40C là 40% (Được trích dẫn bởi Dương Thúy Yên, 2000). Tốc độ tăng trưởng của cá trê phi (Clarias gariepinus) tốt nhất ở mức nhiệt độ 240C với mức năng lượng ăn vào là 25,4 mg.kJ−1 và ở 290C là 34,7 mg.kJ−1( Henken và ctv, 1986). Khi nhiệt độ tăng dẫn đến hiệu quả sử dụng năng lượng của cá hồi cũng tăng như ở 150C là 0,78 còn ở 230C là 0,89 (Weerd và Verreth, 1993). Nhiệt độ không những ảnh hưởng đến nhu cầu protein mà còn ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu năng lượng của cá. Năng lượng cần thiết cho hoạt động sống cũng như năng lượng duy trì của cơ thể càng lớn khi nhiệt độ càng cao. Nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cá, nhiệt độ cao thì quá trình trao đổi chất và tiêu hóa thức ăn diễn ra càng nhanh kích thích cho cá ăn càng nhiều. Mặc dù lượng thức ăn cá ăn vào tăng theo nhiệt độ nhưng nếu như nhiệt độ Trung tâm Học liệu (cao hơn khoảng nhiệt độ thích hợp họccá) thì vàsẽ giảm ăn. cứu cao quá mức ĐH Cần Thơ @ Tài liệu của tập cá nghiên Tóm lại nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào, quá trình trao đổi chất, lên nhu cầu dinh dưỡng của cá nhất là nhu cầu protein và năng lượng, lên khả năng sinh trưởng của cá…( Weerd and Verreth, 1993). Nghiên cứu của Buentello (2000) trên cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) thì lượng thức ăn sử dụng của cá ở 28,80C sẽ cao hơn 220C. Khả năng sử dụng protein của cá H.fossilis (6–8 g) ở nhiệt độ nước 180C khác biệt và thấp hơn nhiều so với ở 28 và 380C nhưng nhiệt độ tối ưu cho cá tiêu hóa tốt nhất là ở 280C (Usmani and Jafri, 2002). Nhiệt độ tối ưu cho cá da trơn tăng trưởng khoảng 26–300C, khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối ưu này nó chi phối khác nhau đến nhu cầu dinh dưỡng của cá (NRC, 1993). Với khoảng nhiệt độ đó cho thấy cá tra thích hợp nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) vì ở ĐBSCL có biên độ dao động nhiệt độ khoảng từ 25–320C và nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C. Nhiệt độ nước biến thiên không nhiều, cao nhất là 310C vào tháng 5 và tháng 10, thấp nhất 260C vào tháng giêng. Biên độ chênh lệch trong ngày khoảng 1,50C, nhiệt độ trên tầng mặt cao hơn dưới đáy 2–30C. Khoảng chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa khô rét (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) và mùa mưa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10) khoảng 30C (Thông tin kĩ thuật dành cho người nuôi cá basa và cá tra, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp). 8
  15. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên mức độ và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra giai đoạn giống 2.4 Mức độ cho ăn Lượng thức ăn là tiêu chí đầu tiên ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và hệ số thức ăn của cá (Alcorn và ctv, 2002). Việc xác định lượng thức ăn thích hợp cho một đối tượng nuôi có ý nghĩa cực kỳ quan trọng nhất là về kinh tế. Nhiều nghiên cứu trong cũng như ngoài nước về việc xác định lượng thức ăn (khẩu phần ăn) thích hợp của một số loài cá tiêu biểu và mỗi loài đều có khẩu phần ăn thích hợp riêng. Khẩu phần ăn không những phụ thuộc vào thành phần loài cá, giai đoạn phát triển của cá mà còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường nhất là về nhiệt độ. Sư dự đoán mới nhất về sinh trưởng của cá Clarias lazera đó chính là câu trả lời về khẩu phần ăn trong mối quan hệ giữa nhiệt độ và khối lượng cơ thể, khi cá được nuôi với mật độ cao hay nuôi thâm canh có tốc độ tăng trưởng đặc biệt giảm khi cho cá ăn tối đa 11% khối lượng thân với cá nhỏ ở 300C còn cá lớn tăng trưởng tối đa 2% khối lượng thân ở 250C (Hogendoorn và ctv, 2003). Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và ctv (1996) thức ăn chứa 34–36% protein giúp cá basa giống (P.bocourti) tăng trưởng tối đa và. Cá basa có khối lượng 15–130 g khi cho ăn cùng một loại thức ăn với thức ăn có hàm lượng protein từ 30–35% cho ăn từ 3–3,5% khối lượng cơ thể sẽ tăng trưởng nhanh Trung tâm Học liệu ĐH lượng protein từ 22% cho ăn 1,76% khối lượng nghiên cứu hơn thức ăn có hàm Cần Thơ @ Tài liệu học tập và cơ thể. Nghiên cứu của Eroldogan và ctv (2003) ở cá Dicentrarchus labrax có khối lượng trung bình 2,6 g ở các mức cho ăn với khẩu phần khác nhau (2,0%, 2,5%, 3,0%, 3,5%, 4,0% khối lượng thân/ngày), thu được kết quả tốc độ tăng trưởng của cá tốt nhất ở hai mức cho ăn 2,7 và 3,8% khối lượng thân/ngày và khoảng thích hợp cho cá tăng trưởng là 3,0–3,5%. Cá Sparus aurata (32 g) khi được nuôi ở nhiệt độ 230C, thức ăn thí nghiệm khoảng 43% protein và cho ăn với các khẩu phần ăn khác nhau (3,5%; 3%; 2,5%; 2% khối lượng thân/ ngày) thì ở 3% khối lượng thân/ ngày cá tăng trưởng tốt nhất và có hệ số thức ăn thấp nhất (Andrew và ctv, 2003). Đối với cá bột Clarias lazera (0,5–10 g) tăng trưởng tốt nhất khi cá được cung cấp lượng thức ăn khoảng 10% khối lượng/ngày (Hogendoorn, 2003). Khẩu phần cho ăn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, đối với cá giống Lates calcarifer khi cho ăn với khẩu phần 2, 4, 6% khối lượng thân/ngày thì tốc độ tăng trưởng của cá tốt nhất 4% khối lượng thân/ngày (Harpaz và ctv, 2005). Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Thị Thanh Hiền (1998), ở cá basa giống (13,3–14 g) khi cho ăn với thức ăn chứa 32% đạm và khẩu phần cá được cho 9
  16. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên mức độ và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra giai đoạn giống ăn 1, 3, 6, 9, 12% khối lượng thân thì ở mức cho ăn 6% thích hợp cho sự tăng trưởng của cá. Giai đoạn phát triển khác nhau thì khẩu phần ăn của các giai đoạn đó cũng khác nhau. Có như vậy mới phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cá. Cá càng lớn lượng thức ăn cung cấp càng ít (tính theo % khối lượng thân). Đối với cá lóc có khối lượng từ 10–20 g, khẩu phần ăn là 8–10% khối lượng thân, nhưng ở kích cỡ lớn hơn 50–100 g thì khẩu phần ăn lại giảm xuống còn 5–8% khối lượng thân (Dương Nhựt Long, 2004). Nhìn chung các vấn đề nghiên cứu về cá da trơn trong và ngoài nước đã nghiên cứu khá đầy đủ. Tuy nhiên đối với cá tra (P. hypophthalmus) chưa có những nghiên cứu sâu về ảnh hưởng của điều kiện môi trường lên nhu cầu dinh dưỡng của cá. Do đó vấn đề nghiên cứu về lượng thức ăn sử dụng, hiệu quả sử dụng chất đạm và năng lượng của cá ở các mức nhiệt độ khác nhau là cần thiết. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 10
  17. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên mức độ và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra giai đoạn giống CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian nghiên cứu Từ tháng 2/2006 đến tháng 6/2006. 3.2 Địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm được bố trí tại khoa Thủy Sản - Trường ĐHCT. 3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Vật liệu nghiên cứu - 6 bể composit 500L, 15 bể nhựa 100L - Máy đo Oxy, pH, nhiệt độ, heatter - Hóa chất: formol, chlorine,… - Hệ thống sục khí. - Tủ sấy, tủ nung. - Cân điện tử, cốc, ống hút, đủa thuỷ tinh, bình cầu… - Hệ thống bể lọc: 2 hệ thống bể lọc dùng cho 2 thí nghiệm gồm đá, máy Trung bơm,… tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 3.3.2 Nguồn cá thí nghiệm Cá thí nghiệm từ nguồn sản xuất giống nhân tạo. Kích cỡ cá đồng đều, cá có trọng lượng ban đầu 30–50 g, không có dấu hiệu nhiễm bệnh hay dị tật, sây xát,…Cá được đưa vào bể một tuần trước khi thí nghiệm để cá quen với môi trường sống mới. 3.3.3 Thức ăn thí nghiệm Nguyên liệu chính dùng để phối chế thức ăn thí nghiệm gồm có bột cá, bột đậu nành, bột mì và bổ sung thêm dầu mực, Vitamin – premix, chất kết dính (gelatin). Bảng 3.1: Thành phần hóa học của nguyên liệu dùng làm thức ăn thí nghiệm Chỉ tiêu Bột cá Bột đậu nành Bột mì Protein 59,83 46,39 10,46 Lipid 5,97 3,29 2,36 Tro 29,26 7,38 0,71 11
  18. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên mức độ và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra giai đoạn giống Thức ăn thí nghiệm được phối chế có hàm lượng đạm 32,83%. Bảng 3.2: Công thức và thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm Thành phần nguyên liệu Tỷ lệ (%) Bột cá 26 Bột đậu nành 20 Bột mì 44,5 Dầu mực 6,5 Gelatin 2 Vitamin 1 Thành phần hóa học của thức ăn (%) Protein 32,83 Tro 6,96 Lipid 10,25 Ẩm độ 4,36 Năng lượng(kcal/g) 4,71 3.3.4 Bố trí thí nghiệm è Thí nghiệm 1: Xác định lượng thức ăn sử dụng tối đa của cá tra Trung tâm Học liệu ĐH giai đoạn giống ở Tàimức nhiệt độ khác nhau từ 22 – cứu (P.hypophthalmus) Cần Thơ @ các liệu học tập và nghiên 360C - Hệ thống thí nghiệm Hệ thống thí nghiệm gồm có hai hệ thống bể, 3 bể 500L/hệ thống và được đặt ở 2 vị trí khác nhau, hệ thống bể chảy tràn, có sục khí. + Hệ thống bể thứ nhất được tiến hành với các mức nhiệt độ từ 30 đến 36oC và được đặt ở điều kiện nhiệt độ nước bình thường, bắt đầu với mức nhiệt độ 29– 300C sau đó dùng heatter nâng dần lên đến các mức cao hơn cần thiết của thí nghiệm. + Hệ thống bể thứ hai cũng tương tự được tiến hành với các mức nhiệt độ từ 22 đến 280C, đầu tiên nhiệt độ nước ở 27–280C sau đó hạ từ từ xuống đến mức các mức thấp cần thiết của thí nghiệm. + Mỗi lần tăng hoặc hạ nhiệt độ nước xuống đều thay đổi từ từ để tránh làm sốc cá. 12
  19. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên mức độ và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra giai đoạn giống Hệ thống bể thứ nhất (nhiệt độ cao) Hệ thống bể thứ hai (nhiệt độ thấp) 35 – 360C Bắt đầu ở mức: 27 – 280C Tăng 33 – 340C 25 – 260C 31 – 320C Giảm 23 – 240C Bắt đầu ở mức: 29 – 300C 21 – 220C Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 - Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí với 8 nghiệm thức ở các mức nhiệt độ 22, 24, 26, 28, 30, 32, 34, 360C; mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Tất cả các bể đều được bố trí với mật độ như nhau 40 con/bể. - Chăm sóc và quản lý Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu họcđiều kiện nhiệt độ đó. cứu Mỗi mức nhiệt độ được nâng từ từ cho cá quen dần với tập và nghiên Trong quá trình thí nghiệm cá được cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 8 giờ và 17 giờ, cá được cho ăn theo nhu cầu. Theo dõi hoạt động của cá hàng ngày, xi phông thức ăn dư sau khi cá ăn xong (thức ăn dư được xi phông sau đó sấy khô để tính lượng thức ăn thực sự cá ăn vào). Bể được sục khí liên tục và giữ nhiệt độ ổn định ở mỗi mức để đảm bảo điều kiện thí nghiệm. - Ghi nhận kết quả Sau khi cá quen được môi trường nhiệt độ như vậy thì tiến hành cho cá ăn ổn định trong 5 ngày và ghi nhận lượng thức ăn sử dụng hàng ngày của cá. Lượng thức ăn ăn vào/ngày Lượng thức ăn sử dụng/ngày = (% khối lượng thân) Khối lượng cá Lượng thức ăn ăn vào = Lượng thức ăn cho cá ăn – Lượng thức ăn dư 13
  20. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên mức độ và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra giai đoạn giống Hình 3.2: Hệ thống bể bố trí thí nghiệm 1 è Thí nghiệm 2: Xác định lượng thức ăn thích hợp, hiệu quả sử dụng protein và năng lượng của cá tra (P.hypophthalmus) giai đoạn giống ở mức nhiệt độ cá sử dụng thức ăn tốt nhất Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu - Hệ thống thí nghiệm Hệ thống thí nghiệm gồm có 15 bể (100L/bể), các bể được gắn với hệ thống lọc cơ học tuần hoàn, có sục khí. - Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm có 5 nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại cho mỗi nghịêm thức. Cá ở 5 nghiệm thức được cho ăn với các khẩu phần ăn dự kiến từ 0 đến tối đa (bảng 3.3). Khẩu phần ăn tối đa của cá ở thí nghiệm 1 là 4,86% khối lượng thân, lấy kết quả trên để bố trí thí nghiệm 2. Tất cả các nghiệm thức đều bố trí với mật độ như nhau 20con/bể. Thời gian tiến hành là 28 ngày. Bảng 3.3: Khẩu phần ăn của cá thí nghiệm (% khối lượng thân) Nghiệm Thức I II III IV V 0 1,5 3,0 4,5 4,86 (tối đa) - Chăm sóc và quản lý Trong suốt quá trình thí nghiệm cá được cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 8 giờ và 17 giờ, cá được cho ăn theo khẩu phần đã được định sẵn. Theo dõi hoạt động của 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0