Luận văn tốt nghiệp “Thủ tục hải quan ở cảng biển của Mỹ đối với thực phẩm nhập khẩu”
lượt xem 168
download
Mỹ được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng và hết sức hấp dẫn đối với hầu hết các nhà xuất khẩu ở các nước trên thế giới. Với số dân trên 270 triệu người, GDP trung bình mỗi năm gần 8000 tỷ USD, nhu cầu về hàng hoá nhập khẩu vô cùng đa dạng, đủ mọi chủng loại, cấp độ, thị trường Mỹ đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong đó có cả những nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và những nước đang phát triển...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp “Thủ tục hải quan ở cảng biển của Mỹ đối với thực phẩm nhập khẩu”
- z LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thủ tục hải quan ở cảng biển của Mỹ đối với thực phẩm nhập khẩu
- Khóa luận tốt nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG THỦ TỤC HẢI QUAN Ở CẢNG BIỂN CỦA MỸ ĐỐI VỚI THỰC PHẨM NHẬP KHẨU Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Hoàng Ngọc Thiết Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Ánh Hồng Lớp : P2 - K38E- KTNT HÀ NỘI 2003 Vũ Thị ánh Hồng - Pháp 2 - K38E
- Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VỀ HẢI QUAN VÀ THỰC PHẨM Ở MỸ....................................................................................................... 1 1.1. Hải quan Mỹ ......................................................................................... 1 1.1.1. Lịch sử hải quan Mỹ ........................................................................ 1 1.1.2. Tổ chức hải quan Mỹ....................................................................... 3 1.1.3. Nhiệm vụ hải quan Mỹ................................................................... 11 1.2. Thực phẩm ở Mỹ............................................................................... 12 1.2.1. Những văn bản luật chủ yếu liên quan đến thực phẩm ở Mỹ ..... 13 1.2.2. Những tổ chức có chức năng quản lý an toàn thực phẩm ở Mỹ 19 1.2.3. Tình hình nhập khẩu thực phẩm của Mỹ...................................... 26 CHƯƠNG 2 THỦ TỤC HẢI QUAN Ở CẢNG BIỂN CỦA MỸ ĐỐI VỚI THỰC PHẨM NHẬP KHẨU .............................................................................. 32 2.1. Khai báo hải quan đối với hàng thực phẩm nhập khẩu.............. 32 2.1.1. Quyền được làm thủ tục nhập khẩu với hải quan........................ 32 2.1.2. Địa điểm khai báo.......................................................................... 34 2.1.3. Thời gian khai báo......................................................................... 35 2.1.4. Nhân viên và cơ quan hải quan ở cảng ....................................... 35 2.1.5. Bộ hồ sơ khai báo hàng thực phẩm nhập khẩu........................... 36 2.2. Kiểm tra hàng thực phẩm nhập khẩu và chứng từ nhập khẩu. 47 2.2.1. Nội dung kiểm tra........................................................................... 48 2.2.3. Hình thức kiểm tra ......................................................................... 58 2.3. Tính và thu thuế hàng thực phẩm nhập khẩu .............................. 59 2.3.1. Phân loại hàng thực phẩm nhập khẩu.......................................... 63 2.3.2. Trị giá tính thuế của hàng thực phẩm nhập khẩu ........................ 67 2.3.3. Thông báo thuế và thu thuế .......................................................... 72 2.3.4. Miễn thuế, hoàn thuế..................................................................... 74 2.3.5. Phí hải quan................................................................................... 75 2.4. Thông quan hàng thực phẩm nhập khẩu...................................... 75 2.4.1. Điều kiện thông quan..................................................................... 75 2.4.2. Cách thức thông quan hàng thực phẩm nhập khẩu .................... 76 2.5. Thanh tra đánh giá sự chấp hành các quy định của nhà nhập khẩu ........................................................................................................ 77 2.5.1. Nội dung thanh tra ......................................................................... 77 2.5.2. Quy trình thanh tra......................................................................... 77 Vũ Thị ánh Hồng - Pháp 2 - K38E
- Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN CỦA MỸ KHI XUẤT KHẨU HÀNG THỰC PHẨM VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NÀY ....................................................................................................... 79 3.1. Tình hình xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam sang Mỹ ............. 79 3.1.1. Tình hình xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam sang Mỹ.............. 79 3.1.2. Những khó khăn của Việt Nam khi tiến hành xuất khẩu hàng thực phẩm sang Mỹ........................................................................... 82 3.2. Những điểm cần lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam về thủ tục hải quan của Mỹ đối với nhập khẩu hàng thực phẩm ........................... 89 3.2.1. Chuẩn bị lô hàng thực phẩm......................................................... 90 3.2.2. Chuẩn bị bộ hồ sơ về hàng thực phẩm........................................ 95 3.2.3. Chú ý về việc thuê tàu chở hàng thực phẩm ............................. 100 3.2.4. Thuê môi giới hải quan................................................................ 101 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Vũ Thị ánh Hồng - Pháp 2 - K38E
- Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT CBP Tổng cục hải quan và bảo vệ biên giới USC Bộ luật nước Mỹ CFR Luật về các quy định liên bang FDA Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm FSIS Cơ quan kiểm tra và an toàn thực phẩm Vũ Thị ánh Hồng - Pháp 2 - K38E
- Khóa luận tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Mỹ được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng và hết sức hấp dẫn đối với hầu hết các nhà xuất khẩu ở các nước trên thế giới. Với số dân trên 270 triệu người, GDP trung bình mỗi năm gần 8000 tỷ USD, nhu cầu về hàng hoá nhập khẩu vô cùng đa dạng, đủ mọi chủng loại, cấp độ, thị trường Mỹ đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong đó có cả những nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và những nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ la tinh…Đó là một thực tế đã được thừa nhận, là kinh nghiệm đã được chứng minh. Việt Nam đã và đang từng bước đi theo con đường ấy với những thế mạnh và tinh thần riêng có của đất nước. Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết và có hiệu lực từ 10/12/2001 đã đẩy mạnh hơn nữa quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, là nhân tố chủ yếu đưa Mỹ trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, vượt trên cả những thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản với tổng giá trị nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2003 đạt 3,195 tỷ USD (Bộ thương mại Việt Nam, số liệu xuất nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2003). Trong số những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, thực phẩm đóng một vai trò quan trọng đáng kể, chiếm tỷ trọng khá cao về số lượng các mặt hàng xuất khẩu cũng như về kim ngạch trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung sang Mỹ và một số mặt hàng như thủy sản, hạt điều được coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hướng tới thị trường Mỹ. Trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai, khi cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thay đổi theo xu hướng chung là nâng cao tỷ trọng thành phẩm công nghiệp, giảm tỷ trọng nguyên liệu thô sơ chế trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, thì mặt hàng thực phẩm của Việt Nam xuất sang Mỹ không vì thế mà giảm đi, ngược lại sẽ tiếp tục tăng và có những thay đổi về chất. Tuy nhiên, đúng như nhận xét, thị trường Mỹ, cửa mở rộng nhưng không dễ vào sâu. Rào cản đầu tiên đối với hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chính là thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan của Mỹ được coi là chặt chẽ, gắt gao và phức tạp trong mọi khâu, mọi quy trình từ khai báo hải quan, kiểm tra chứng từ, hàng hoá nhập khẩu cho đến khâu thông quan và kiểm tra sau thông quan. Vũ Thị ánh Hồng - Pháp 2 - K38E
- Khóa luận tốt nghiệp Đối với hàng thực phẩm, thủ tục này lại càng đòi hỏi cao hơn, chặt chẽ hơn, liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau của Mỹ không riêng gì hải quan, để đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm an toàn nhất cho người dân, cho động thực vật và cho môi trường Mỹ. Tìm hiểu thủ tục hải quan của Mỹ đối với hàng thực phẩm nhập khẩu là rất cần thiết, góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thực phẩm Việt Nam vào thị trường Mỹ từ đó mà xây dựng, mở rộng thị phần và củng cố thương hiệu hàng Việt Nam trên đất Mỹ, làm cho kim ngạch xuất khẩu nói chung của đất nước tăng lên nhanh chóng. Với những suy nghĩ như trên, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài “Thủ tục hải quan ở cảng biển của Mỹ đối với thực phẩm nhập khẩu” để làm khoá luận tốt nghiệp và hy vọng rằng khoá luận sẽ phần nào có ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thực phẩm sang Mỹ trong việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường này. Khoá luận được kết cấu thành ba chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề tổng quan về hải quan và thực phẩm ở Mỹ. Chương 2: Thủ tục hải quan ở cảng biển của Mỹ đối với thực phẩm nhập khẩu. Chương 3: Những điểm cần lưu ý về thủ tục hải quan của Mỹ khi xuất khẩu hàng thực phẩm Việt Nam sang thị trường này. Do điều kiện thời gian nghiên cứu chưa nhiều, và khả năng có hạn nên khoá luận, tuy được thực hiện hết sức nghiêm túc và công phu, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót khiếm khuyết, người viết kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo và của các độc giả. Cuối cùng, tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Ngọc Thiết đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chăm sóc và giúp đỡ của bạn bè, gia đình trong suốt quá trình làm khoá luận. Vũ Thị ánh Hồng - Pháp 2 - K38E
- Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VỀ HẢI QUAN VÀ THỰC PHẨM Ở MỸ 1.1. HẢI QUAN MỸ 1.1.1. Lịch sử hải quan Mỹ Sau khi tuyên bố độc lập vào năm 1776, nước Mỹ non trẻ lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, nợ nước ngoài chồng chất, các công ty, xí nghiệp Mỹ đang bên bờ vực phá sản. Đáp ứng cho nhu cầu cấp thiết về thu nhập, kỳ họp quốc hội Mỹ lần thứ nhất được tổ chức, tổng thống Geogre Washington phê chuẩn Luật thuế quan vào ngày 4 tháng 7 năm 1789, luật này quy định việc thu thuế những hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ. Luật thuế quan ngày 4 tháng 7 năm 1789 được giới truyền thông thời kỳ đó coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước Mỹ. Chỉ bốn tuần sau đó, vào ngày 31 tháng 7 năm 1789, bộ luật thứ năm do quốc hội Mỹ ban hành đã thành lập nên tổng cục Hải quan Mỹ và những cảng nhập khẩu hàng hoá thuộc trách nhiệm quản lý của hải quan. Nhờ vào vị trí địa lý của mình, nước Mỹ có đến hàng trăm cảng lớn nhỏ. Giao thương sầm uất, nhộn nhịp ở những cảng biển đã có từ rất lâu trước đó. Do vậy mà ngay từ khi mới thành lập, chính quyền Mỹ đã ý thức được vai trò quan trọng của hải quan. Hải quan Mỹ ra đời đã đem đến cho quốc gia này những lợi ích to lớn. Trong gần 125 năm sau đó, Hải quan Mỹ là nguồn cung cấp gần như toàn bộ ngân sách của cả bộ máy chính quyền Mỹ. Hải quan Mỹ chi trả cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu và góp phần quan trọng gây dựng sự lớn mạnh từ rất sớm của nước Mỹ. Nhờ những khoản thuế mà hải quan thu về, nước Mỹ đã mua được cả những vùng lãnh thổ như Lousiana, Oregon, Florida và Alaska, xây dựng nên tuyến đường sắt xuyên lục địa kéo dài từ đông sang tây, con đường quốc gia từ Cumberland, qua Maryland đến Weeling và sang tận phía đông Virginia, những ngọn hải đăng quốc gia, học viện quân sự và hải quân Mỹ…Danh sách những công trình do hải quan xây dựng vẫn còn Vũ Thị ánh Hồng - Pháp 2 - K38E 1
- Khóa luận tốt nghiệp đang được nối dài không chỉ dừng lại ở đó. Cho đến năm 1835, chỉ riêng những khoản thu nhập do hải quan Mỹ đem lại đã đủ trang trải hết nợ nần cho nước Mỹ. Bên bờ vực của tình trạng vỡ nợ, nước Mỹ đi lên và ngày càng phát triển với những đóng góp to lớn của ngành hải quan. Ngày nay, Hải quan Mỹ vẫn còn tiếp tục lớn mạnh và trở thành nguồn cung cấp ngân sách chủ yếu cho chính quyền liên bang. Năm 2003, tổng cục hải quan Mỹ hợp nhất với cơ quan tuần tra biên giới, cơ quan di trú và quốc tịch Mỹ và cơ quan phụ trách về nông nghiệp và kiểm dịch, cách ly thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ để hình thành nên Tổng cục hải quan và bảo vệ biên giới (Customs and Border Protection (CBP)). Hơn 30 năm qua, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc cần thiết phải hợp nhất các cơ quan này. Đó là một thay đổi có ý nghĩa quan trọng để cải thiện cách quản lý những vấn đề về biên giới hiện nay của nước Mỹ. Ngày 1 tháng 3 năm 2003 Tổng cục hải quan và bảo vệ biên giới (CBP) đã chính thức trở thành một cơ quan của Bộ An ninh quốc nội Mỹ (Department of Homeland Security). Một quan chức Mỹ đã nhận định rằng: với sự ra đời của CBP “chúng ta đang phối hợp được tất cả những kỹ năng và nguồn lực của chúng ta để đảm bảo rằng chúng ta sẽ quản lý biên giới hiệu quả hơn nhiều so với trước đây khi mà trách nhiệm quản lý biên giới bị chia về nhiều cơ quan trực thuộc các bộ khác nhau”. Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ con người cũng như hàng hoá khi tới Hoa Kỳ sẽ được chào đón bởi một tổ chức biên giới duy nhất, với mục tiêu thống nhất là tạo thuận lợi cho quá trình thương mại và du lịch hợp pháp giữa Mỹ với các quốc gia khác bằng mọi nguồn lực hiện có của Mỹ để bảo vệ và giúp nước này chống lại những thế lực thù địch. Trong những tháng tới đây, trách nhiệm của những cơ quan tiền nhiệm nói trên sẽ được CBP đảm nhận, tài liệu về CBP cũng sẽ được ban hành. Như vậy với Tổng cục hải quan và bảo vệ biên giới (CBP), những chức năng nhiệm vụ chính của Tổng cục hải quan Mỹ trước đây sẽ được tăng Vũ Thị ánh Hồng - Pháp 2 - K38E 2
- Khóa luận tốt nghiệp cường hơn nữa, đảm bảo một sự quản lý toàn diện, kỹ lưỡng những vấn đề về biên giới của đất nước. 1.1.2. Tổ chức hải quan Mỹ Tổng cục hải quan và bảo vệ biên giới (CBP) trực thuộc Bộ An ninh quốc nội Mỹ có cơ cấu tổ chức tương tự như Tổng cục hải quan trực thuộc Bộ Tài chính trước đây. CBP có khoảng 40 000 người làm việc. Lãnh thổ hoạt động của CBP bao gồm 50 tiểu bang, quận Columbia và Puerto Rico. CBP có trụ sở chính đặt tại Washington D.C. Tổng cục trưởng là người đứng đầu CBP do tổng thống chỉ định. Dưới tổng cục trưởng là phó tổng cục trưởng. Giúp việc cho tổng cục trưởng là một bộ máy bao gồm nhiều cơ quan khác nhau. Sơ đồ sau đây sẽ mô tả cơ cấu tổ chức lãnh đạo hải quan toàn liên bang. Cơ quan tình báo Hội đồng cố vấn Vụ quan hệ công chúng Cơ quan quản lý việc chuyển đổi Tổng cục trưởng Cơ quan phụ trách các Phó tổng cục trưởng vấn đề liên quan tới quốc hội Vụ quan hệ thương mại Vụ chính sách và kế hoạch Cơ quan nội vụ Cơ quan phụ trách vấn đề cơ hội việc làm công bằng Cơ quan quản lý Cơ quan quản lý Cơ quan tuần tra Cơ quan quản lý các các hoạt động Vụ quan hệ quốc tế hoạt động thương biên giới quy định, quy chế chuyên môn mại chiến lược Cơ quan đào tạo và Cơ quan quản lý Cơ quan thông tin Cơ quan tài chính phát triển nguồn nhân lực và công nghệ Vũ Thị ánh Hồng - Pháp 2 - K38E 3
- Khóa luận tốt nghiệp - Hội đồng cố vấn. Hội đồng cố vấn là cơ quan cố vấn pháp luật của CBP. Hội đồng cố vấn hoạt động như là một nhà cố vấn pháp luật cho tổng cục trưởng, các viên chức cũng như những người làm công của CBP. Hội đồng cố vấn pháp luật đưa ra những lời khuyên pháp lý hoặc là đại diện trước pháp luật cho những viên chức của CBP trong những vụ việc liên quan đến hoạt động và thực hiện chức năng của CBP. Hội đồng cố vấn pháp luật cũng chịu trách nhiệm xem xét lại những vụ kiện do CBP đề xuất để đảm bảo đúng những yêu cầu của pháp luật, chuẩn bị những câu trả lời trong các phiên toà dân sự, hình sự liên quan tới CBP, phát triển, thực thi và đánh giá chương trình, chính sách, thủ tục mở rộng dịch vụ hải quan trong phạm vi chức năng của nó. Hội đồng cố vấn có cả trụ sở và những cơ quan liên kết và hỗ trợ đóng ở các địa phương không những để đảm bảo chức năng, nhiệm vụ chính của hội đồng mà còn giúp đỡ những viên chức hải quan ở địa phương thực hiện tốt chức năng theo thẩm quyền cũng như khu vực quản lý của họ. - Cơ quan quản lý việc chuyển đổi. Đứng đầu là một giám đốc, cơ quan này chịu trách nhiệm đảm bảo sự phối hợp thống nhất, suôn sẻ giữa bốn cơ quan trong CBP đó là Tổng cục hải quan, cơ quan tuần tra biên giới, cơ quan di trú và quốc tịch Mỹ và cơ quan phụ trách về nông nghiệp và kiểm dịch, cách ly thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ. Sự phối hợp này bao gồm tất cả những lĩnh vực như việc thi hành luật, những vấn đề về thương mại, văn hoá, các hoạt động, ngân sách, nguồn nhân lực, đào tạo…Việc liên kết giữa những tổ chức này liên quan đến tổng ngân sách hoạt động lên tới 6,7 tỷ USD với số nhân viên khoảng 40 000 người. - Cơ quan phụ trách vấn đề cơ hội việc làm công bằng. Vũ Thị ánh Hồng - Pháp 2 - K38E 4
- Khóa luận tốt nghiệp Đứng đầu cơ quan là một trợ lý đặc biệt của Tổng cục trưởng chuyên trách vấn đề cơ hội việc làm công bằng. Cơ quan này đảm bảo sự thi hành đúng quyền công dân theo những luật và quy định của chính quyền liên bang về vấn đề việc làm. Mọi nhân viên hải quan cũng như những người xin làm việc tại các cơ quan hải quan đều được đảm bảo có cơ hội việc làm bình đẳng không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, lứa tuổi, xuất xứ quốc gia… - Vụ chính sách và kế hoạch. Chức năng chủ yếu của cơ quan là hoạch định chiến lược tổng thể, kế hoạch mục tiêu của hải quan Mỹ, phân tích thống kê, đánh giá việc thực hiện chiến lược, kế hoạch đó. Hoạt động của cơ quan này có mối liên hệ chặt chẽ với những cơ quan thanh tra bên ngoài. Vụ chính sách và kế hoạch có thể đề xuất những giải pháp sáng tạo, đổi mới trong việc thực hiện kế hoạch hoặc trong phương pháp thống kê, điều tra, nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đề ra của hải quan. - Vụ quan hệ thương mại. Vụ quan hệ thương mại có trách nhiệm khuyến khích, tạo thuận lợi cho những mối quan hệ tích cực giữa hải quan với cộng đồng kinh doanh. Trách nhiệm này bao hàm cả việc xem xét, lắng nghe mối quan tâm của những cá nhân hay nhóm kinh doanh thương mại và đưa ra những khuyến nghị cho ngành hải quan để giải quyết những yêu cầu chính đáng của họ. Với mục tiêu đẩy mạnh sự cộng tác chặt chẽ giữa hải quan và giới kinh doanh thông qua rất nhiều chương trình khác nhau, vụ này không những cho phép cơ quan hải quan Mỹ hiểu được mối quan tâm của giới kinh doanh mà còn tăng cường hiểu biết của giới kinh doanh về những chính sách của hải quan. Việc thiết lập những kênh thông tin chính thức và không chính thức giữa hải quan và cộng đồng kinh doanh của Vụ quan hệ thương mại cho phép sự xem xét lại những chính sách, kế hoạch đã đưa ra đồng thời cố vấn cho tổng cục trưởng Tổng cục hải quan, viên chức Bộ Tài chính và quốc hội để đảm bảo cung cấp dịch vụ hải quan có chất lượng. Vũ Thị ánh Hồng - Pháp 2 - K38E 5
- Khóa luận tốt nghiệp - Cơ quan tình báo. Nhiệm vụ của cơ quan tình báo trong CBP gồm hai nội dung quan trọng. Một là phát hiện và xác định rõ tội phạm, ma tuý, buôn lậu và những nhóm khủng bố có ý định thâm nhập hoặc sử dụng biên giới của Hoa Kỳ để hoạt động bất hợp pháp. Hai là phổ biến hoạt động tình báo về điều tra tội phạm và nhóm khủng bố mang tính chiến lược, chiến thuật đến tận những đơn vị của CBP ở biên giới. Cơ quan tình báo của CBP cũng chịu trách nhiệm cung cấp những thiết bị tình báo thích hợp để hỗ trợ các cơ quan hải quan thực hiện tốt nhiệm vụ của mình ví dụ như máy phát hiện ma tuý… - Cơ quan tuần tra biên giới. Sau vụ khủng bố ngày 11/9, Mỹ tăng cường các biện pháp an ninh nhằm ngăn chặn khủng bố, bảo vệ đất nước và người dân Mỹ. Đây là cơ quan đầu tiên chịu trách nhiệm thi hành những quy định, luật lệ liên bang nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của khủng bố và vũ khí khủng bố vào Mỹ qua những cảng nhập khẩu của CBP. Nhiệm vụ truyền thống trước đây của tổ chức này là thi hành những luật về nhập cư, phát hiện, cấm, bắt giữ những người có ý định vào Mỹ một cách bất hợp pháp hay những kẻ buôn lậu qua biên giới. Cơ quan tuần tra biên giới có số nhân viên lên đến 12700 người trong số đó có tới 11120 người được phân công tuần tra hơn 6000 dặm biên giới mặt đất của Mỹ. Cơ quan này có số ngân sách hoạt động là 1,4 tỷ USD. - Cơ quan phụ trách các vấn đề liên quan tới quốc hội. Cơ quan này chịu trách nhiệm cố vấn cho những nhà quản lý, lãnh đạo của CBP về các vấn đề lập pháp, quốc hội đồng thời giúp các nghị sĩ quốc hội và những nhân viên của họ hiểu được những chương trình hoạt động hiện tại cũng như những chương trình đề xuất của hải quan. - Cơ quan quản lý các hoạt động chuyên môn. Đứng đầu là một trợ lý của Tổng cục trưởng CBP, cơ quan này quản lý số nhân viên lên tới 25 000 người trong đó có hơn 19 000 chuyên gia kiểm tra có trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực. Với số ngân sách chi tiêu Vũ Thị ánh Hồng - Pháp 2 - K38E 6
- Khóa luận tốt nghiệp hàng năm là 1,1 tỷ USD, cơ quan quản lý các hoạt động chuyên môn đảm nhiệm hoạt động của 20 cơ quan trực thuộc, tại 317 cảng nhập khẩu, 14 trạm khai báo trước hải quan tại Canađa và Caribê, chương trình chính sách nhập cư, chương trình kiểm dịch, cách ly nông nghiệp tại tất cả các cảng nhập cảnh. Cơ quan có trách nhiệm quản lý các chương trình chính yếu của CBP như chương trình an toàn và tạo thuận lợi biên giới, nhập khẩu và giải phóng hàng, quản lý rủi ro thương mại, hoạt động thương mại chống khủng bố… - Cơ quan tài chính. Cơ quan này có trách nhiệm quản lý một loạt những hoạt động quản lý tài chính đa dạng và phức tạp trong CBP bao gồm kế toán, ngân sách, nguồn thu về, hậu cần, hệ thống, chính sách, kế hoạch tài chính, thanh tra sổ sách… Một báo cáo kế toán hàng năm được chuẩn bị và đệ trình lên Bộ Tài chính bao gồm những phân tích tài chính, một bản mô tả về hiệu quả của công tác kiểm tra việc quản lý tài chính, kết quả thực hiện những chương trình có liên quan tới nhiệm vụ, mục tiêu của CBP… - Cơ quan quản lý nguồn nhân lực. Cơ quan quản lý nguồn nhân lực chịu trách nhiệm lập kế hoạch cung cấp nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng cho CBP tạo thuận lợi cho tiến trình thương mại, đào tạo, quản lý lao động, đảm bảo an toàn cho lực lượng lao động ở các cơ quan hải quan. Cơ quan này phối hợp chặt chẽ với cơ quan phụ trách vấn đề cơ hội việc làm công bằng, để đưa mục tiêu cơ hội việc làm công bằng vào những chính sách về nguồn nhân lực của CBP. - Cơ quan thông tin và công nghệ. Cơ quan thông tin và công nghệ đảm bảo thực hiện và hỗ trợ các hoạt động liên quan đến công nghệ thông tin, nghiên cứu và phát triển các chiến lược công nghệ và sự tự động hoá để đáp ứng nhu cầu mà công việc của hải quan đòi hỏi. Đặc biệt, cơ quan chịu trách nhiệm cung cấp hệ thống thông tin tự động, quản lý việc nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin trong ngành hải quan. Nhân viên của cơ quan thông tin và công nghệ quản lý tất cả Vũ Thị ánh Hồng - Pháp 2 - K38E 7
- Khóa luận tốt nghiệp các máy tính và các nguồn có liên quan trong chương trình an toàn cho máy tính, thiết lập giao diện máy tính giữa CBP với giới thương mại và những cơ quan chính quyền khác. - Cơ quan nội vụ. Cơ quan nội vụ có thẩm quyền giám sát mọi hoạt động, cơ sở vật chất và nhân viên của hải quan. Trách nhiệm của cơ quan này là đảm bảo việc tuân thủ theo đúng chương trình, chính sách của hải quan về vấn đề tham nhũng, thông đồng hay quản lý kém. Cơ quan nội vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát để đảm bảo sự an toàn, trong sạch trong nội bộ hải quan đồng thời cũng tuyên truyền, giáo dục tiêu chuẩn đạo đức và trách nhiệm liêm chính, chính công vô tư cho các nhân viên hải quan. Với trụ sở ở Washington D.C và các cơ quan trực thuộc đóng ở các vùng mang tính chiến lược, cơ quan nội vụ có thể điều tra được sự vi phạm trong quản lý hành chính của các nhân viên hải quan từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời. - Vụ quan hệ quốc tế. Vụ này có trách nhiệm quản lý những hoạt động, chương trình mang tính quốc tế, hướng dẫn các quan hệ song phương, đa phương của hải quan Mỹ với các nước khác. Vụ quan hệ quốc tế cũng có thẩm quyền xem xét việc thỏa thuận và thực thi tất cả các điều ước quốc tế của hải quan Mỹ. - Vụ quan hệ công chúng. Vụ này giám sát quá trình truyền thông quốc gia, quốc tế thông qua đội ngũ nhân viên của nó trong những lĩnh vực sau: báo chí, internet, phương tiện nghe nhìn, xuất bản ấn phẩm, diễn văn, truyền thông nội bộ, và thông tin công cộng. - Cơ quan quản lý các quy định, quy chế. Cơ quan này chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển, thực thi và đánh giá những chương trình, chính sách, thủ tục hải quan. Cơ quan cung cấp tất cả những thông tin cần thiết liên quan đến luật, quy định, thủ tục do hải quan chịu trách nhiệm thi hành. Cơ quan quản lý các quy định, quy chế cũng Vũ Thị ánh Hồng - Pháp 2 - K38E 8
- Khóa luận tốt nghiệp có thể đưa ra những hướng dẫn liên quan đến phân loại và tính trị giá hàng hoá, phương tiện vận tải, giảm thuế, cấp phép, giấy bảo đảm nộp thuế, quyền sở hữu trí tuệ, những mặt hàng hạn chế nhập… - Cơ quan quản lý hoạt động thương mại chiến lược. Cơ quan này chịu trách nhiệm xác định và đương đầu với những vấn đề thương mại quan trọng nảy sinh đối với nước Mỹ ví dụ quyền sở hữu trí tuệ, thương mại chống khủng bố…Cơ quan đảm bảo phát triển những chiến lược nhằm đánh giá mức độ chấp hành những luật lệ và nguyên tắc thương mại của các nhà xuất nhập khẩu tại các cơ quan hải quan. Thông qua việc phát hành những ấn phẩm công bố tình hình chấp hành quy định, quy tắc hải quan, cơ quan quản lý hoạt động thương mại chiến lược khuyến nghị các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nỗ lực tìm hiểu và thực hiện đúng các quy định của hải quan và thương mại. - Cơ quan đào tạo và phát triển. Cơ quan đào tạo và phát triển tập trung sự chỉ đạo và hướng dẫn mọi chương trình đào tạo hải quan và nhân lực có liên quan tới quá trình đào tạo. Cơ quan đảm bảo mọi nỗ lực đào tạo sẽ hỗ trợ cho ngành hải quan thực hiện được nhiệm vụ và mục tiêu đề ra, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực hải quan hết sức đa dạng, phức tạp, liên quan đến mọi ngành nghề. Cơ quan đào tạo và phát triển lập nên những tiêu chuẩn và chính sách để thiết kế, phát triển, phổ biến và đánh giá quá trình đào tạo. Cơ quan thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình đào tạo hải quan. Bên cạnh đó, việc cải thiện và mở rộng khả năng tự học hỏi của các nhân viên hải quan cũng là một nội dung quan trọng trong chức năng của cơ quan đào tạo và phát triển. Như vậy, cơ cấu bộ máy lãnh đạo giúp việc cho Tổng cục trưởng CBP khá hoàn chỉnh. Nó bao gồm tất cả các cơ quan quản lý nhiều mặt, nhiều khía cạnh công việc của hải quan đảm bảo cho hải quan thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Điểm nổi bật quan trọng của các cơ quan lãnh đạo hải quan toàn liên bang này là sự kết hợp giữa nguồn nhân lực được đào tạo, có Vũ Thị ánh Hồng - Pháp 2 - K38E 9
- Khóa luận tốt nghiệp trình độ chuyên môn cao với những trang thiết bị kỹ thuật hỗ trợ hiện đại. Chính điều này đã giúp cho cơ quan hải quan Mỹ không những thực hiện tốt hoạt động của mình mà còn hỗ trợ các cơ quan, ban ngành khác trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển kinh tế đất nước Hoa Kỳ. Hệ thống tổ chức toàn liên bang của CBP bao gồm 20 Trung tâm Quản lý Hải quan (Customs Management Centers) được đặt ở những phân vùng địa lý trọng điểm ví dụ vùng biên giới tiếp giáp với Canada, vùng biển Thái Bình Dương…Đứng đầu mỗi trung tâm quản lý hải quan là giám đốc trung tâm chịu trách nhiệm quản lý nội bộ và nhân sự hải quan. Dưới các trung tâm quản lý hải quan là các cơ quan hải quan cửa khẩu (tại các cảng biển, sân bay, bưu điện quốc tế). Đứng đầu là mỗi cơ quan hải quan cửa khẩu là một giám đốc. Các cơ quan này chịu trách nhiệm thực hiện các tác nghiệp cụ thể đối với các chuyến hàng xuất nhập khẩu. Do vậy đây chính là các cơ quan được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn cả. Ngoài ra để quản lý chính sách hải quan ở tầm thương mại vĩ mô theo khu vực địa lý thế giới, CBP còn có 5 trung tâm quản lý chiến lược (Strategic Management Centers). Trong đó trung tâm quản lý chiến lược Chicago phụ trách thị trường Canada, trung tâm quản lý chiến lược Dallas phụ trách Mexico và các nước Trung Mỹ, trung tâm quản lý chiến lược Maiami phụ trách các nước Nam Mỹ và vịnh Caribe, trung tâm quản lý chiến lược New York phụ trách thị trường Châu Âu, Châu Phi và Trung Đông và trung tâm quản lý chiến lược Long Beach phụ trách vành đai Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Long Beach là một trong ba cảng lớn nhất của miền Tây nước Mỹ, Long Beach tiếp nhận tất cả các hàng hoá của khu vực Đông Nam Á đưa vào Mỹ. Theo ông Michael J.Kelly, giám đốc hải quan cảng Long Beach, có tới 90% hàng hoá của Việt Nam làm thủ tục hải quan ở cảng này. CBP có một cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ và hoàn chỉnh đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới cũng như sự phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan hải quan. Cơ cấu tổ chức CBP đã đang và sẽ tiếp tục được hoàn thiện Vũ Thị ánh Hồng - Pháp 2 - K38E 10
- Khóa luận tốt nghiệp hơn nữa để thích nghi với hoàn cảnh mới trong đó thương mại của Mỹ với các nước trên thế giới không ngừng phát triển, những thế lực thù địch ngày càng hoạt động tinh vi hơn, yêu cầu tiêu dùng ngày càng khắt khe của người dân Mỹ… 1.1.3. Nhiệm vụ hải quan Mỹ CBP vẫn tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ truyền thống của Tổng cục hải quan Mỹ trước đây. Đó là: - Quản lý việc thực hiện Luật thuế quan nhập khẩu năm 1930 đã qua sửa đổi. - Thi hành những quy định, quy tắc do chính Hải quan ban hành đồng thời thi hành khoảng 400 luật và quy định về thương mại, vận tải quốc tế, môi trường, an toàn tiêu dùng…của hơn 40 cơ quan chính phủ. - Áp thuế và thu các loại thuế, phí, các khoản phạt vi phạm đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu, các phương tiện vận tải chuyên chở hàng xuất nhập khẩu. - Giám sát, điều tiết cũng như tạo thuận lợi cho việc di chuyển của phương tiện vận chuyển, con người, hàng hoá giữa Mỹ với các quốc gia khác. - Bảo vệ người tiêu dùng và môi trường nước Mỹ chống lại việc đưa các sản phẩm nguy hại vào Mỹ. - Bảo vệ các ngành nghề và lao động trong nước trước sự cạnh tranh không bình đẳng từ bên ngoài. Ví dụ áp dụng quota, luật chống bán phá giá, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ… - Phát hiện, ngăn cấm buôn lậu và các hành vi phi pháp khác nhằm đưa các loại sản phẩm gây nghiện, ma tuý, hàng lậu, hàng cấm vào Mỹ. - Phát hiện, ngăn cấm các hành động gian lận thương mại, trốn thuế, vận chuyển trái phép vũ khí, tiền tệ qua các cảng khẩu của Mỹ. - Thu thập những dữ liệu xuất nhập khẩu chính xác phục vụ công tác thống kê thương mại. Vũ Thị ánh Hồng - Pháp 2 - K38E 11
- Khóa luận tốt nghiệp Bên cạnh đó, CBP có nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu là ngăn ngừa những kẻ khủng bố và vũ khí khủng bố xâm nhập vào nước Mỹ. Từ sau vụ khủng bố 11/9/2001 Mỹ tăng cường các hoạt động an ninh trên toàn đất nước trong đó tập trung vào biên giới và các cảng nhập khẩu. Do đó, sự kiện Tổng cục hải quan Mỹ trước đây trực thuộc Bộ Tài Chính nay trở thành Tổng cục hải quan và bảo vệ biên giới trực thuộc Bộ An ninh quốc nội là một việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ trên. CBP cũng đảm nhiệm công việc của cơ quan di trú và quốc tịch Mỹ trước đây, đó là bắt giữ những cá nhân di cư vào Mỹ một cách bất hợp pháp. Để thực hiện thành công những nhiệm vụ quan trọng trên, Tổng cục hải quan và bảo vệ biên giới (CBP) đang nỗ lực hiện đại hoá hệ thống tự động hải quan (Customs automated system) và phát triển chương trình môi trường thương mại tự động (Automated Commercial Environment). Đó là cơ sở vững chắc góp phần vào sự thành công của công cuộc bảo vệ nhân dân và nền kinh tế nước Mỹ trong thế kỉ XXI của ngành hải quan nước này. 1.2. THỰC PHẨM Ở MỸ Theo chương II, phần 201, Luật về thực phẩm, dược phẩm và hoá mỹ phẩm (Food, Drug and Cosmetic Act (FDCA)), thực phẩm được định nghĩa như sau: “Thực phẩm có nghĩa là: - tất cả những vật phẩm phục vụ cho nhu cầu ăn, uống của con người hay của những loài động vật khác. - kẹo cao su. - mọi vật phẩm được sử dụng làm nguyên liệu để làm ra những vật phẩm nói trên.” Như vậy, khái niệm thực phẩm có ngoại diên rất rộng. Nó không chỉ là những vật phẩm phục vụ cho nhu cầu ăn, uống của con người mà còn phục vụ cho việc ăn, uống của những loài động vật khác. Thực phẩm cũng không chỉ Vũ Thị ánh Hồng - Pháp 2 - K38E 12
- Khóa luận tốt nghiệp là những vật phẩm mà con người hay động vật có thể ăn, uống trực tiếp mà còn là những nguyên liệu, thành phần làm nên những đồ ăn, thức uống trực tiếp đó. Do đó mà mọi hàng hoá, vật phẩm nói trên đều là đối tượng điều chỉnh, quản lý của rất nhiều các văn bản luật của Mỹ về an toàn thực phẩm. Ở Mỹ, an toàn thực phẩm là một trách nhiệm chia sẻ. Một số bộ ngành trong chính phủ chia sẻ quyền hạn pháp lý để đảm bảo sự an toàn của nguồn thực phẩm do chính nước Mỹ cung cấp. Thực phẩm do Mỹ sản xuất lưu thông trong thương mại toàn liên bang hay trong thương mại thế giới thì không cần phải được sự cho phép, công nhận của các cơ quan, bộ ngành có liên quan trừ một số ít trường hợp. Tuy nhiên, việc sản xuất thực phẩm phải tuân theo những luật lệ, thủ tục về an toàn thực phẩm đã ban hành. Bên cạnh những luật lệ, quy định chặt chẽ đó thì tính lành mạnh và an toàn của những thực phẩm được sản xuất tại Mỹ còn được đảm bảo qua việc kiểm tra bất ngờ, ngẫu nhiên cơ sở sản xuất của những nhà thanh tra thực phẩm Mỹ, qua việc khai báo trước khi cho thực phẩm lưu thông trên thị trường của các doanh nghiệp, qua việc lấy mẫu một thực phẩm bất kì đang lưu thông trên thị trường để kiểm tra…Và điều mà các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ phải quan tâm đó là những tiêu chuẩn về thực phẩm an toàn được áp dụng đối với những thực phẩm sản xuất tại Mỹ như thế nào thì cũng áp dụng đối với thực phẩm nhập khẩu đúng như thế. 1.2.1. Những văn bản luật chủ yếu liên quan đến thực phẩm ở Mỹ 1.2.1.1. Cách tìm kiếm thông tin về các văn bản luật và các quy định của Mỹ về mọi vấn đề trong đó có thực phẩm Do trách nhiệm ban hành những văn bản luật, những quy định về mọi vấn đề nói chung và của thực phẩm nói riêng thuộc nhiều cơ quan khác nhau từ chính quyền liên bang đến chính quyền các tiểu bang, và cũng do số lượng các luật, quy định không phải là nhỏ nên việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến chúng tới đông đảo người dân và các doanh nghiệp trong và ngoài nước Vũ Thị ánh Hồng - Pháp 2 - K38E 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp "Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Thương Mại và dịch vụ kỹ thuật Đông Nam Á"
55 p | 3384 | 1609
-
Luận văn tốt nghiệp: “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay”
82 p | 2374 | 1127
-
Luận văn tốt nghiệp “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương công ty sản xuất thương mại và dịch vụ Phú Bình”
78 p | 3108 | 942
-
Luận văn tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Ninh Giang"
84 p | 1305 | 782
-
Luận văn tốt nghiệp "Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Thương Mại và dịch vụ kỹ thuật Đông Nam Á"
53 p | 1864 | 747
-
Luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu hoạt động marketing bán hàng ở Công ty vật tư nông nghiệp Hà Nội”
86 p | 1114 | 470
-
Đề tài luận văn tốt nghiệp "Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng nội địa ở công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội"
80 p | 733 | 373
-
Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán cho vay tại NHNo và PTNT huyện Quế Võ”
37 p | 408 | 263
-
Luận văn tốt nghiêp “Thiết kế bàn thử nghiệm công tơ điện 1 pha và 3 pha”
81 p | 435 | 232
-
Luận văn tốt nghiệp “Đầu tư phát triển khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội”
93 p | 630 | 209
-
Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty gạch Thạch Bàn”
35 p | 321 | 158
-
Luận văn tốt nghiệp: ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG KHI ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
156 p | 528 | 139
-
Luận văn tốt nghiệp “Phân tích các cơ hội thị trường vận chuyển hàng khô, hàng bách hóa đa năng bằng đường thủy nội địa của công ty vận tải thuỷ Bắc Nosco”
54 p | 381 | 137
-
Luận văn tốt nghiệp: Áp dụng quản lý rủi ro vào quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu
145 p | 292 | 107
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị Logistics: Giải pháp nâng cao quy trình giao container hàng nhập cho khách hàng tại cảng quốc tế cái mép
105 p | 83 | 23
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành dự án xây dựng 12 phòng học lầu Trường tiểu học Đoàn Kết huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước
120 p | 42 | 18
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng gói thầu - Thi công xây dựng công trình - Nâng cấp đường Ninh Hòa
162 p | 26 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý khám chữa bệnh tại một phòng khám (Nguyễn Thị Cẩm Dung)
118 p | 29 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn