Luận văn tốt nghiệp: Văn hóa sinh thái của người dao quần chẹt tại vườn quốc gia Ba Vì xã Ba Vì huyện Ba Vì thủ đô Hà Nội
lượt xem 57
download
Thông qua việc điều tra, nghiên cứu các giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội đề tài nhằm khẳng định những nét đẹp và giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của tộc người Dao Quần Chẹt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Văn hóa sinh thái của người dao quần chẹt tại vườn quốc gia Ba Vì xã Ba Vì huyện Ba Vì thủ đô Hà Nội
- 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA HỌC DƯƠNG MẠNH THẮNG VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ – XÃ BA VÌ HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH VĂN HÓA HỌC
- 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA HỌC DƯƠNG MẠNH THẮNG VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ – XÃ BA VÌ HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI Chuyên ngành: Nghiên cứu Văn hóa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH VĂN HÓA HỌC GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S. NGUYỄN THÀNH NAM
- 3 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và động viên. Vì vậy tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người đã dõi theo và sát cánh bên tôi, giúp tôi hoàn thành đề tài của mình. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thạc sĩ Nguyễn Thành Nam, giảng viên khoa Văn hóa học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Thầy là người trực tiếp tư vấn và định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, xã Tản Lĩnh – huyện Ba Vì và Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ba Vì, thị trấn Tây Đằng – Ba Vì – Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu có liên quan đến đề tài. Xin cảm ơn gia đình ông Triệu Tiến Thi, thôn Hợp Nhất – xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát và thu thập thông tin cần thiết cho đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Dương Mạnh Thắng
- 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.............................................................................................................................6 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................14 7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................................14 Ngoài phần Mục lục, Mở đầu và Tài liệu tham khảo đề tài gồm 3 chương: .................14 Chương 1..........................................................................................................................15 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA SINH THÁI VÀ KHÁI QUÁT .......................................15 VỀ NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, .....................................15 XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI.................................................................................15 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA SINH THÁI......................................15 Chương 2..........................................................................................................................37 GIÁ TRỊ VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT .................................37 TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, XÃ BA VÌ – HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI............................37 2.1 GIÁ TRỊ VĂN HÓA SINH THÁI VẬT THỂ..................................................................37 2.1.3 Ẩm thực...................................................................................................................50 2.1.4 Dược liệu ................................................................................................................54 2.2 GIÁ TRỊ VĂN HÓA SINH THÁI PHI VẬT THỂ...........................................................63 2.2.1 Lối sống, phong tục tập quán ứng xử với tự nhiên................................................63 2.2.2 Nghệ thuật dân gian................................................................................................66 2.2.3 Tín ngưỡng, lễ hội dân gian....................................................................................71 Chương 3..........................................................................................................................76 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY CÁC ..........................................76 GIÁ TRỊ VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT .................................76 TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ..........................................................................................76 3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI......................................76 3.1.1 Các giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt thể hiện tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên........................................................................................................77 3.1.2 Các giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt góp phần bảo vệ, cải tạo tự nhiên theo hướng tích cực...........................................................................................78 3.1.3 Các giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội...........................................................................................................79
- 5 3.2 GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ.............................................81 3.2.1 Giải pháp từ phía cộng đồng người DaoQuần Chẹt tại khu vực Vườn quốc gia Ba Vì.......................................................................................................................................81 3.2.2 Giải pháp từ phía các cấp chính quyền..................................................................86 3.3 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT HƯỚNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI..................................................................................................90
- 6 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môi trường tự nhiên là điều kiện sống vô cùng quan trọng và không thể thiếu của con người. Con người là một phần của giới tự nhiên, muốn tồn tại được con người cần phải thích ứng và hòa hợp với môi trường tự nhiên. Ngày nay, khi môi trường đã trở thành vấn đề của toàn cầu vẫn tồn tại hai quan điểm đối lập nhau: một là tuyệt đối hóa việc bảo vệ môi trường đến mức cực đoan; hai là chỉ quan tâm tới việc tăng trưởng kinh tế mà không cần quan tâm tới môi trường tự nhiên. Do ảnh hưởng và tác động của Cách mạng Công nghiệp vào đầu thế kỷ XVIII, đặc biệt là cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ từ giữa thế kỷ XX cho đến nay, sự phát triển của nền kinh tế thế giới đã có sự thay đổi sâu sắc cả về bề rộng lẫn chiều sâu.. Để thoả mãn nhu cầu vật chất ngày càng tăng của mình, con người đã tìm mọi biện pháp để thúc đẩy, mở rộng các hoạt động sản xuất và trong suốt một thời gian dài, tăng trưởng kinh tế trở thành mục tiêu trung tâm, chiếm vị trí ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới. Theo đó, phạm vi và mức độ tác động của con người vào giới tự nhiên ngày càng gia tăng. Từ việc khai thác vừa đủ cho nhu cầu, con người bắt đầu khai thác tài nguyên một cách ồ ạt dẫn đến sự hủy hoại môi trường tự nhiên. Việc vắt kiệt tài nguyên thiên nhiên khiến cho hàng triệu hecta rừng trên thế giới bị tàn phá, khai thác khoáng sản làm biến đổi bề mặt tự nhiên, môi trường sống của con người và sinh vật, phá hủy môi trường sinh thái hay các khu công nghiệp mọc lên như nấm ở khắp các quốc gia khiến cho bầu khí quyển bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozôn hay động đất,
- 7 sóng thần… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống được ví như sự trừng phạt bởi cơn thịnh nộ của tự nhiên giáng xuống nhân loại. Từ một góc độ nào đó ta có thể thấy sự phát triển về kinh tế đem lại những chuyển biến cho xã hội, đánh dấu sự thành công trong việc trinh phục tự nhiên của con người. Tuy nhiên, dưới góc độ sinh thái học chúng ta có thể thấy rằng những thành công đó đang “chống lại” con người. Trước những bức bách của vấn đề môi trường sinh thái, sự lo ngại về triển vọng phát triển của con người trong hiện tại và tương lai, nhận thức về tự nhiên, về mối quan hệ giữa tự nhiên, xã hội và con người đã có những thay đổi căn bản. Thay vì coi tự nhiên là nguồn của cải vô tận và chỉ biết khai thác từ đó những gì có lợi cho mình như trước đây, con người ngày nay đã nhận ra rằng, tự nhiên là một thể thống nhất và sức chịu đựng của nó trước những tác động của con người không phải là vô hạn, bên cạnh việc sử dụng, khai thác tự nhiên, con người còn phải bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, phải “chung sống hài hòa” với tự nhiên. Ở Việt Nam hiện nay, sự phát triển kinh tế cũng là một trong những trọng tâm phát triển đất nước hướng tới sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Việc phát triển kinh tế chủ yếu tập trung ở các khu vực trọng điểm và đều là các thành phố lớn, các khu đô thị. Bên cạnh đó, nhiều khu vực rừng núi lại gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế. Nhưng cũng chính những khu vực rừng núi là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số lại có những giá trị văn hóa sinh thái được hình thành từ lâu đời và đang được lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ. Các giá trị văn hóa sinh thái này đang chịu tác động mạnh từ nền kinh tế thị trường, khoa học kỹ thuật, hội nhập và đổi mới theo cả hướng tích cự và tiêu cực. Một vấn đề cấp thiết
- 8 đặt ra đó là phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cộng đồng các tộc người thiểu số nhưng vẫn giữ lại các giá trị văn hóa sinh thái quý giá trở thành bài học giáo dục cho sự phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường tự nhiên. Khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì thuộc xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội là nơi sinh sống của cộng đồng người Dao Quần Chẹt. Trải qua thời gian dài sinh sống tại đây, người Dao Quần Chẹt đã hình thành nên những nét văn hóa sinh thái đặc thù. Những giá trị văn hóa sinh thái này được lưu truyền trong cồng đồng người Dao Quần Chẹt từ đời này qua đời khác, nó gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của họ. Với phương thức sinh hoạt kinh tế nông nghiệp nương rẫy và săn bắn hái lượm, cộng đồng người Dao Quần Chẹt phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Đối với họ thiên nhiên là nguồn sống, là yếu tố quyết định đến sự tồn vong và phát triển của họ. Những giá trị văn hóa sinh thái đó được xem như văn hóa ứng xử của người Dao Quần Chẹt với môi trường, văn hóa sinh thái góp phần định hướng, điều chỉnh hành vi của con người tác động đến tự nhiên. Người Dao Quần Chẹt tận dụng, khai thác tự nhiên phục cho cuộc sống của mình, đồng thời họ cũng bảo vệ và cải tạo tự nhiên theo hướng tích cực. Việc nghiên cứu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt tại đây không chỉ nhằm phát triển kinh tế, đời sống mà còn góp phần không nhỏ vào việc phát triển bền vững tại khu vực Vườn quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội trong tương lai. Chính vì những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt tại Vườn Quốc gia Ba Vì xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
- 9 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và văn hóa đã được quan tâm trong nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố như: Cơ sở văn hóa Việt Nam – Trần Quốc Vương; Cơ sở văn hóa Việt Nam – Trần Ngọc Thêm; Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa – Ngô Đức Thịnh (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993)…. Các công trình nghiên cứu này đề cập đến vấn đề lý luận chung của văn hóa, tập trung vào việc nghiên cứu các hệ thống lý thuyết, khái niệm, cấu trúc, đặc trưng của văn hóa. Đây là những công trình cần thiết cung cấp những kiến thức cơ bản về văn hóa nói chung và định hình văn hóa Việt Nam trong bối cảnh văn hóa khu vực. Những công trình nghiên cứu về văn hóa của các dân tộc thiểu số cũng được thực hiện rất nhiều. Nghiên cứu về văn hóa của tộc người Dao ở Việt Nam có: Người Dao ở Việt Nam – Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nguyễn Nam Tiến (1971); Xác minh tên gọi và phân nhóm các ngành Dao ở Tuyên Quang – Phạm Hữu Dật, Hoàng Hoa Toàn (1971); Vấn đề phân loại các nhóm Dao ở Việt Nam – Nguyễn Khắc Tụng (1995); Nhà cửa của người Dao xưa và nay – Nguyễn Khắc Tụng (1977); Văn hóa truyền thống của người Dao ở Hà Giang – Phạm Quang Hoan, Hùng Đình Quý (1999); Văn hóa truyền thống các dân tộc ở Hà Giang – Hùng Đình Quý (Nhà xuất bản Hà Giang, 1994)… Các công trình nghiên cứu trên đã khảo tả lại bức tranh sinh động về lịch sử, văn hóa, phương thức sinh hoạt, tôn giáo, tín ngưỡng, tri thức dân gian… của người Dao ở Việt Nam. Qua đó, cung cấp cho chúng ta những kiến thức cần thiết, sự am hiểu về văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của người Dao. Nhưng những nhóm Dao
- 10 ở địa phương lại có nhiều bản sắc riêng. Chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về nhóm Dao Quần Chẹt ở khu vực Vườn quốc gia Ba Vì – xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội. Nghiên cứu vấn đề về môi trường và sinh thái ở nước ta ít được đề cập đến. Vấn đề này chỉ thực sự được quan tâm ở những thập niên cuối của thế kỉ XX cho đến nay, đó là khi chúng ta nhận thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững đất nước. Có thể kể đến các công trình như: Môi trường sinh thái – Vấn đề và giải pháp của Phạm Ngọc Trầm (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội 1997); Sinh thái học và môi trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 2002); Sinh thái và môi trường – Nguyễn Văn Tuyên (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1998)… Từ các công trình này, vấn đề sinh thái học và môi trường được quan tâm, đồng thời các cảnh báo và dự đoán xu hướng cho các vấn đề về môi trường đặc biệt quan tâm. Đó như là những hồi chuông cảnh tỉnh cho sự lạm dụng khai thác thiên nhiên một cách không khoa học ở nước ta. Vấn đề về văn hóa sinh thái chỉ thực sự được quan tâm trong thời gian gần đây khi liên tiếp những sự việc, những vấn đề về môi trường có liên quan đến văn hóa xảy ra. Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như: Văn hóa sinh thái – Nhân văn của Trần Lê Bảo chủ biên (Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2001); Một số vấn đề về văn hóa sinh thái ở miền núi phía Bắc nước ta hiện nay – Trần Thị Hồng Loan (2002); Vấn đề văn hóa sinh thái trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay – Trần Thị Hồng Loan, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Xã hội, 2012… Nhìn chung
- 11 các công trình nghiên cứu trên vấn đề văn hóa sinh thái chỉ được đề cập đến dưới góc độ là tác động của con người vào tự nhiên, hay mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Tuy có nhiều công trình nghiên cứu về người Dao và văn hóa sinh thái, nhưng chưa có công trình cụ thể nào nghiên cứu về Văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội. Vì vậy luận văn không trùng lặp với bất kì công trình nghiên cứu nào ở trên. Các tài liệu, công trình nghiên cứu đó chỉ phục vụ mục đích tham khảo của tác giả. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài đó là những giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt bao gồm: Văn hóa sinh thái vật thể và Văn hóa sinh thái phi vật thể. Giá trị văn hóa sinh thái vật thể cần xem xét và nghiên cứu về: kiến trúc, nhà ở, ẩm thực, trang phục, dược liệu, đồ dùng sinh hoạt. Giá trị văn hóa phi vật thể cần nghiên cứu: đạo đức sinh thái, phong tục, tập quán ứng xử với tự nhiên, nghệ thuật dân gian, lễ hội và tín ngưỡng dân gian. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian của đề tài là khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì thuộc xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội.
- 12 Phạm vi về thời gian được xác định khi nghiên cứu các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống là những giá trị được hình thành và ổn định từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hiện nay là những giá trị được hình thành trong những năm đổi mới có sự tác động, ảnh hưởng bởi các chính sách quản lý của Nhà nước. 4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Mục đích của đề tài: Thông qua việc điều tra, nghiên cứu các giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội đề tài nhằm khẳng định những nét đẹp và giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của tộc người Dao Quần Chẹt. Từ đó góp phần giúp các cán bộ địa phương có những giải pháp thiết thực, hợp lý nhằm bảo lưu các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống đang dần mai một. Nhiệm vụ của đề tài: Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về sinh thái học, văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt ở Vườn Quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội nói riêng và văn hóa sinh thái nói chung để đưa ra những nhận định về các giá trị văn hóa sinh thái. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống, đòng thời hướng đến sự phát triển bền vững của người Dao Quần Chẹt tại Vườn quốc gia Ba Vì. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- 13 Phương pháp luận: Là phương pháp nghiên cứu duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê Nin nhằm phân tích, đánh giá những giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt và sự tác động của những giá trị văn hóa sinh thái đó đến đời sống văn hóa tinh thần, sinh hoạt xã hội, kinh tế… của cộng đồng người Dao Quần Chẹt tại khu vực Vườn quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì – Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp nghiên cứu liên ngành Văn hóa học với Dân tộc học được vận dụng để nghiên cứu về người Dao Quần Chẹt tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì – Hà Nôi. Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được áp dụng nhằm hệ thống các thông tin, tư liệu thu thập được thông qua việc nghiên cứu lý thuyết, thư tịch, tài liệu và phỏng vấn trực tiếp về người Dao Quần Chẹt ở xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội. Phân tích nhằm làm rõ các vấn đề từ nhiều góc độ, tổng hợp và khái quát vấn đề giúp tác giả dễ dàng nắm bắt thông tin. Phương pháp điền dã: Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng để thực hiện đề tài. Từ việc nghiên cứu thực địa khu vực Vườn quốc gia Ba Vì, khu vực sinh sống và sản xuất của người Dao Quần Chẹt tại xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội nhằm thu thập các thông tin liên quan, hữu ích cho đề tài. Các thao tác cụ thể được sử dụng là quay phim, ghi âm, chụp ảnh… đặc biệt là phương pháp phỏng vấn sâu được áp dụng với các thông tín viên là người Dao Quần Chẹt ở xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội.
- 14 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đề tài bước đầu chỉ ra những giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của người Dao Quần Chẹt tại Vườn quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì – huyện – Ba Vì – Hà Nội. Qua đó chỉ ra những nét đẹp cần lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong thời kỳ đổi mới đất nước trong văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt nơi đây. Đề tài cung cấp những thông tin chính xác làm tư liệu tham khảo để các nhà nghiên cứu, các cán bộ văn hóa hay các cán bộ hoạch định chính sách từ đó đưa ra những phương án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của người Dao Quần Chẹt, gắn với việc phát triển bền vững của người Dao Quần Chẹt tại khu vực Vườn quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì – huyện – Ba Vì – Hà Nội. 7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần Mục lục, Mở đầu và Tài liệu tham khảo đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa sinh thái và khái quát về người Dao Quần Chẹt tại Vườn quốc gia Ba Vì, xã ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội Chương 2: Giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của người Dao Quần Chẹt tại Vườn quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì, huyện Ba Vì – Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của người Dao Quần Chẹt tại Vườn quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì – huyện – Ba Vì – Hà Nội
- 15 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA SINH THÁI VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, XÃ BA VÌ, HUYỆN BA VÌ – HÀ NỘI 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA SINH THÁI 1.1.1 Thuyết sinh thái văn hóa và khái niệm văn hóa sinh thá Thuyết sinh thái văn hóa: (Cultural ecology) Thuyết sinh thái văn hóa, tức thuyết Tiến hóa đa tuyến hay Tiến hóa đa hệ (Multilinear evolution) được cho là ra đời vào khoảng năm 1950, tập trung nghiên cứu mối liên hệ giữa con người – môi trường – văn hóa, gắn liền với tên tuổi của nhà nhân học người Mỹ Julian Steward (1902 – 1972). Phương pháp của sinh thái văn hóa có nhiệm vụ làm rõ quan hệ giữa văn hóa với môi trường tự nhiên từ quan điểm con người là chủ thể tồn tại, thích ứng với môi trường thông qua văn hóa, còn văn hóa thì chịu ảnh hưởng lớn của các loại tài nguyên môi trường mà con người sử dụng. Trong những khu vực khác nhau nhưng có môi trường giống nhau và phương thức khai thác môi trường giống nhau thì có khả năng có những nền văn hóa giống nhau phát triển song hành. Chính vì hiện tượng phát triển song hành như vậy của văn hóa mà Julian Steward còn đặt tên khác cho lý thuyết của mình là thuyết Tiến hóa đa hệ. Khi sử dụng thuyết Sinh thái văn hóa cần quan tâm đến tương quan giữa văn hóa và môi trường, coi môi trường là nhân tố quan trọng trong học thuyết. Tiến hóa đa tuyến đồng nghĩa với việc thích nghi những yếu tố nòng cốt của văn hóa như tổ chức xã hội, cơ cấu chính trị, tôn giáo… là những yếu tố chịu ảnh hưởng trực
- 16 tiếp của môi trường cụ thể, chứ không xem trọng những yếu tố văn hóa nghệ thuật mà Steward xem là những yếu tố không nòng cốt, không chịu ảnh hưởng gì mấy của môi trường. Con người trải nghiệm cuộc sống của mình và phải thích nghi với các môi trường tự nhiên thông qua bối cảnh văn hóa. Sinh thái văn hóa là các dạng thức văn hóa hình thành và phát triển tương ứng với những môi trường nhất định như sinh thái biển đảo, sinh thái đồng bằng châu thổ, sinh thái cao nguyên… Ở Việt Nam có rất nhiều loại hình sinh thái tự nhiên tương ứng với các khu vực cư trú của các tộc người. Những tộc người sinh sống lâu đời tại một môi trường sinh thái, họ sẽ có những trải nghiệm, thích nghi, sáng tạo, hình thành những kỹ năng sống và thể hiện sắc thái tâm lý cũng như các dạng thức văn hóa phù hợp với môi trường sinh thái ấy, đó là văn hóa sinh thái tộc người. Trong quá trình sinh tồn của mình, con người phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Những thành tựu văn hóa đạt được từ việc thích nghi với môi trường sống, con người hình thành nên những loại hình văn hóa như là những tập hợp sắc thái văn hóa đặc trưng và tạo nên cốt lõi của nền văn hóa. Ngoài ra cũng trong chính sự thích nghi với môi trường, con người đã hình thành nên những hình thức sinh hoạt kinh tế, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội… Con người tồn tại bằng tri thức dân gian mà họ tích lũy được để lưu truyền từ đời này sang đời khác. Tri thức dân gian của các tộc người ở Việt Nam hết sức đa dạng và phong phú, phản ánh rõ nét đặc trưng văn hóa của cư dân vốn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tự nhiên. Sử dụng khung lý thuyết về Sinh thái học văn hóa của nhà nhân học Mỹ Julian Steward để nghiên cứu về những giá trị văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì đáp ứng được
- 17 những yêu cầu về lý luận và thực tiễn của đề tài, góp phần làm rõ hơn về văn hóa sinh thái các tộc người ở Việt Nam. Khái niệm văn hóa sinh thái: Văn hóa sinh thái là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong đời sống, nhưng để có thể hiểu “văn hóa sinh thái” là gì trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ về “văn hóa” và “sinh thái”. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều những định nghĩa, quan niệm khác nhau về văn hóa. Mỗi một định nghĩa, quan niệm về văn hóa đó được các học giả đưa ra khi xem xét văn hóa gắn liền với một lĩnh vực cụ thể, nhất định. Chính vì vậy việc đưa ra một định nghĩa chung nhất, khái quát nhất về văn hóa là vô cùng khó bởi lẽ văn hóa bao trùm mọi lĩnh vực trong đời sống. Dưới góc độ triết học: “Văn hóa được xem là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội”. Ở Việt Nam, trên cơ sở phân tích các định nghĩa về văn hóa, GS.Trần Ngọc Thêm đã đưa ra định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của mình”. [12; tr.10] Văn hóa được xem là những giá trị, bao gồm cả giá trị vật chất hoặc tinh thần được con người tích lũy và sáng tạo trong hoạt động sống, thích ứng với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của văn hóa. Những sản phẩm văn hóa được con người tạo ra nhằm mục đích phục vụ cho chính cuộc sống của con người.
- 18 Như vậy, hiểu theo một cách khái quát nhất: “Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động sống nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của con người. Các giá trị văn hóa được lưu giữ và truyền thụ từ đời này qua đời khác”. Còn “Sinh thái” trong tiếng Hi Lạp là “Oikos” có nghĩa là nhà ở, nơi cư trú, nơi sinh sống của mọi sinh vật, trog đó có cả con người. Môi trường sinh thái chính là ngôi nhà của các loài sinh vật, là môi trường sống. Dưới góc độ sinh thái học, môi trường sinh thái bao gồm các yếu tố: Thổ quyển, thủy quyển, khí quyển và các loài sinh vật. Đây là những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong một hệ sinh thái. Từ sự tìm hiểu về “văn hóa” và “sinh thái” có nhiều quan niệm về văn hóa sinh thái khác nhau được đưa ra: Một cách khái quát có thể hiểu: “Văn hóa sinh thái là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tác động và cải biến tự nhiên nhằm tạo ra một môi trường sống tốt hơn”. Theo TS. Trần Thị Hồng Loan: “Văn hóa sinh thái là toàn bộ những phương thức và những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy và phát triển trong quá trình ứng xử với các loài sinh vật khác, nhằm tác động và cải biến tự nhiên vì sự tồn tại của cả con người và giới tự nhiên ở cả hiện tại và tương lai. Nó được thể hiện thông qua trình độ nhận thức của con người về môi trường tự nhiên, tình yêu sâu đậm cũng như qua những hành vi của họ đối với tự nhiên trong hoạt động thực tiễn của chính bản thân con người”. [14; tr.50] Trước hết, văn hóa sinh thái được hiểu là những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tác động và cải biến tự
- 19 nhiên. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử phát triển của tự nhiên, con người cũng giống như vô vàn các loài sinh vật khác trên trái đất mối tồn tại và phát triển thì không thể không có mối liên hệ nào với tự nhiên. Những nhu cầu cơ bản nhất của con người như được ăn, uống cũng cần có sự tác động đến tự nhiên. Cùng với sự phát triển của con người, đã có giai đoạn con người quan niệm rằng mình là bá chủ của muôn loài, là kẻ thống trị giới tự nhiên bằng những hoạt động, những tác động vào môi trường tự nhiên một cách thái quá, con người cho rằng tự nhiên phải khuất phục trước trí tuệ của con người. Nhưng không, đó là một trong những quan niệm hết sức sai lầm của con người trong mối quan hệ với tự nhiên. Sớm nhận thức được tầm quan trọng của tự nhiên và sợi dây liên kết giữa con người và tự nhiên, những cư dân phương Đông hiểu rằng con người không phải là bá chủ vạn vật, là kẻ thống trị tự nhiên mà con người chỉ là một phần của tự nhiên mà thôi. Lịch sử Triết học phương Đông đã cho thấy các học thuyết như: “Tam tài”, “Thiên – Nhân hợp nhất”… chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường tự nhiên. Con người phụ thuộc vào thiên nhiên, khai thác và cải tạo tự nhiên theo mục đích của cuộc sống và hướng tới một môi trường sống tốt đẹp hơn. Như vậy, chính trong quá trình tác động vào tự nhiên, con người đã không ngừng cải biến tự nhiên theo mục đích có lợi nhất cho mình. Qua đó con người sáng tạo ra các giá trị vât chất và tinh thần khác nhau. Các giá trị này một mặt đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của con người, mặt khác thể hiện sự hiểu biết và cách ứng xử của con người với môi trường tự nhiên. Văn hóa sinh thái xét về nguồn gốc chính là sự sáng tạo của con người trong quá trình tác động và cải tạo tự nhiên vì sự tồn tại và phát triển của chính con người. Văn hóa sinh thái được thể hiện thông qua chính trình
- 20 độ nhận thức của con người đối với tự nhiên, qua những hành vi ứng xử của con người với tự nhiên. Tuy nhiên, không phải mọi hoạt động, tác động của con người cải biến môi trường tự nhiên đều trở thành giá trị văn hóa sinh thái. Những giá trị văn hóa sinh thái được hình thành và lưu giữ, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tự chứng minh được sự tốt đẹp của nó cũng như sự cần thiết đối với cuộc sống của con người. Những giá trị văn hóa sinh thái truyền thống phải tương đối ổn định, thể hiện được bản sắc của tộc người thông qua cách ứng xử với môi trường tự nhiên. 1.1.2 Đặc trưng của văn hóa sinh thái Văn hóa sinh thái cũng như văn hóa nói chung mang trong mình những đặc trưng cơ bản: Tính sáng tạo là đặc trưng thứ nhất của văn hóa sinh thái. Tính sáng tạo của văn hóa sinh thái cũng như của văn hóa mà nói thì đây là đặc tính cốt lõi nhất. Trong hoạt động cải biến tự nhiên phục vụ mục đích sống, con người với tư duy đã sáng tạo ra các cách thức nhằm thích nghi với môi trường tự nhiên. Con người có tư duy không ngừng sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần, điều này đem đến sự thích nghi cao nhất với tự nhiên, đem lại lợi ích cho cuộc sống của con người. Những sáng tạo này đã hình thành nên các giá trị văn hóa sinh thái. Tính nhân văn là đặc trưng thứ hai của văn hóa sinh thái. Tính nhân văn được thể hiện thông qua hoạt động, hành vi của con người tác động vào môi trường tự nhiên. Trong quá trình sống con người không ngừng khai thác và tác động vào tự nhiên. Những hoạt động mang tính quá mức làm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp "Vận chuyển hàng hóa và dịch vụ hàng xuất nhập khẩu của VNA"
90 p | 907 | 337
-
Luận văn tốt nghiệp “Vận tải hàng không và sự phát triển của thương mại Việt Nam”
107 p | 1041 | 293
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại công ty liên doanh làng quốc tế Hướng Dương
83 p | 528 | 183
-
Luận văn tốt nghiệp cao học: Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại thành phố Đà Lạt đến năm 2020
91 p | 398 | 153
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần Hồng Nhật
67 p | 386 | 78
-
Khóa luận tốt nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
105 p | 256 | 64
-
Luận văn tốt nghiệp: Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công nghiệp hoá- hiên đại hoá ở nước ta
41 p | 300 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu về văn hoá ứng xử trong Công ty Cổ phần Du lịch và Thương Mại Phương Đông
92 p | 297 | 51
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - thực trạng và giải pháp
91 p | 106 | 25
-
Luận văn tốt nghiệp: Văn hoá giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh ở công ty CPDL - DV Đồ Sơn
82 p | 214 | 15
-
Khoá luận tốt nghiệp: Văn hóa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại tỉnh Phú Thọ
71 p | 25 | 7
-
Khoá luận tốt nghiệp: Văn hoá làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
75 p | 23 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp: Văn hóa làng nghề mây tre đan xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
86 p | 10 | 4
-
Luận văn tốt nghiệp khoa Hóa: Khảo sát sự tạo phức Campalat - Tartart trong dung dịch nước
68 p | 73 | 4
-
Khoá luận tốt nghiệp: Văn hóa đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
103 p | 12 | 3
-
Luận văn tốt nghiệp : Vấn đề lương thực thực phẩm - Mối quan trọng tối ưu cho cuộc sống phần 3
9 p | 55 | 3
-
Luận văn tốt nghiệp: Triết lý giáo dục hướng tới con người và xã hội lý tưởng của Phan Bội Châu
57 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn