Luận văn tốt nghiệp: Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - thực trạng và giải pháp
lượt xem 25
download
Kiên Giang (KG) là một tỉnh trọng điểm lúa của đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với cả nước trong công cuộc đổi mới, những năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có nhiều thay đổi cơ bản. Trong nông nghiệp, nông thôn mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội đã được phát huy mạnh mẽ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung và nông dân nói riêng đã được cải thiện một bước quan trọng. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh trong 5...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - thực trạng và giải pháp
- LUẬN VĂN: Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - thực trạng và giải pháp
- mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Kiên Giang (KG) là một tỉnh trọng điểm lúa của đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với cả nước trong công cuộc đổi mới, những năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có nhiều thay đổi cơ bản. Trong nông nghiệp, nông thôn mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội đã được phát huy mạnh mẽ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung và nông dân nói riêng đã được cải thiện một bước quan trọng. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh trong 5 năm trở lại đây liên tục tăng trưởng khá. Nông nghiệp có sự phát triển nhảy vọt, nhiều cơ sở vật chất hạ tầng trong nông nghiệp được xây dựng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu phát triển kinh tế xã hội, trên địa bàn tỉnh KG đã và đang xuất hiện những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội. Đáng chú ý là hiện tượng phân hóa giàu nghèo đang có chiều hướng gia tăng tới mức độ có thể xem là trầm trọng. Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng bộ tỉnh KG đã nhận định: "Phân hóa giàu nghèo trong xã hội... có chiều hướng phát triển" [33, 36]. Phân hóa giàu nghèo (PHGN) trong xã hội nói chung và trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng đang là một hiện thực khách quan tác động đến mọi mặt của sản xuất và đời sống của hộ nông dân (HND). Hiện tượng nghèo đói, lạc hậu, thấp kém như là người bạn đường đối với một bộ phận HND trên các địa bàn của tỉnh. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương càng mạnh mẽ thì dường như sự PHGN ngày càng sâu sắc thêm, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn và đối với HND. Thực tế này đang đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết mới có thể phát triển xã hội theo mục tiêu: Thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh; tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội mà Đảng ta đã đề ra. Không thể xem thường sự phân hóa giàu nghèo, nhất là khi nó đang ảnh hưởng tới quá trình phát triển nhanh và bền vững của xã hội. Từ nhận thức đó, Đảng bộ tỉnh đã vạch ra phương hướng quyết tâm của tỉnh là: "Bằng nhiều biện pháp đồng bộ tích cực hạn chế phân hóa giàu nghèo" [33, 59].
- Để góp phần vào thực hiện mục tiêu trên, đề tài: " Phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang - thực trạng và giải pháp " là đề tài có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề giàu nghèo và phân hóa giàu nghèo là đề tài đã có nhiều tác giả đề cập từ nhiều góc độ. Tiêu biểu là một số công trình sau đây: Khuynh hướng phân hóa HND trong phát triển sản xuất hàng hóa, Nguyễn Xuân Khoát (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; Một số giải pháp giải quyết mâu thuẫn nảy sinh giữa việc phát triển nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường với sự phân hóa giàu nghèo, Nguyễn Huy Oánh;... Vấn đề phân tầng xã hội - một xu thế tất yếu của Việt Nam, Đỗ Nguyên Phương...(Đề tài KX 07-05); Phân hóa giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Nhật Bản từ 1945 lại nay, Dương Phú Hiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Phân hóa giàu nghèo ở một số quốc gia khu vực châu á - Thái bình Dương, Dương Phú Hiệp, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998; Kinh tế thị trường và sự phân hóa giàu nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Lê Du Phong - Hoàng Văn Hoa (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.... Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phân hóa giàu nghèo của các HND trong nền kinh tế thị trường (KTTT). Từ đó phân tích thực trạng phân hóa giàu nghèo của các HND ở tỉnh KG hiện nay nhằm đề xuất các giải pháp để hạn chế sự phân hóa này. Nhiệm vụ của đề tài này được cụ thể hóa như sau:
- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề phân hóa giàu nghèo của các HND với tư cách là những đơn vị sản xuất tự chủ trong quá trình phát triển kinh tế thị trường. Phân tích thực trạng và chỉ rõ nguyên nhân của sự phân hóa giàu nghèo của các HND trên các địa bàn của tỉnh KG. Đề xuất quan điểm, phương hướng và các giải pháp để giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo đối với các HND KG. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất của các HND trong nền KTTT. Những quan hệ này là nguyên nhân dẫn tới sự phân hóa, do đó giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo, thực chất là điều chỉnh các quan hệ kinh tế để phát triển lực lượng sản xuất của HND nghèo. Luận văn đi sâu phân tích các HND nghèo đói, từ đó, đề ra phương hướng và giải pháp về vấn đề này. Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề phân hóa giàu nghèo được tiếp cận từ góc độ kinh tế - chính trị. Về thời gian, luận văn nghiên cứu sự phân hóa chủ yếu từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, khi HND trở thành đơn vị kinh tế tự chủ trong nền sản xuất hàng hóa (từ 1990 đến nay). 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử; trong quá trình nghiên cứu, luận văn còn sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như thống kê điều tra xã hội học, lập bảng biểu, so sánh, phân tích, tổng hợp v.v... 6. Những đóng góp của luận văn Luận văn hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn của sự phân hóa giàu nghèo của các HND, phân tích thực trạng PHGN HND trên địa bàn tỉnh KG từ khi chuyển sang cơ chế thị trường và chỉ rõ các nguyên nhân đã dẫn tới sự phân hóa đó; trên
- cơ sở đó, luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp từ góc độ kinh tế - chính trị nhằm góp phần hạn chế mặt tiêu cực của sự phân hóa giàu nghèo đối với các HND ở địa phương hiện nay. Với những mức độ đó, luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy, hoạch định chính sách đối với hộ nông dân ở tỉnh Kiên Giang. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương 6 tiết. Ngoài ra, luận văn còn có thêm phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.
- Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của phân hóa giàu nghèo hộ nông dân trong quá trình phát triển kinh tế hàng hóa 1.1. Phát triển kinh tế hàng hóa tất yếu dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo của Hộ nông dân với tư cách là đơn vị sản xuất tự chủ 1.1.1. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân Trong tiếng Việt, hộ là một danh từ được dùng để chỉ gia đình - được coi như một đơn vị xã hội trong các quan hệ với chính quyền, có liên quan đến tài sản, tư liệu lao động, nhân khẩu [38, 385]. Chính vì vậy mà người ta thường gộp chung hộ và gia đình. Tiêu biểu là cách sử dụng thuật ngữ kép "hộ gia đình" trong khẩu ngữ. Tuy vậy, giữa hộ và gia đình có điểm phân biệt. Cụ thể: gia đình là một nhóm người có quan hệ hôn nhân hoặc huyết tộc. Nó cũng là một loại hộ cơ bản và chứa đựng nhiều yếu tố để hình thành hộ. Song điều mà chúng ta chú ý là mối quan hệ giữa các thành viên của hộ không đơn thuần chỉ là huyết thống. Trên thế giới và ở nước ta đã có nhiều quan niệm về hộ. Theo Liên Hợp Quốc (UN), "Hộ là những người cùng chung sống một mái nhà cùng ăn chung và có chung ngân quỹ" [51, 8]. Quan niệm này nhấn mạnh đến các tiêu thức: cơ sở kinh tế và sinh sống. Tiếp cận khái niệm hộ từ góc độ vai trò và đặc thù của hộ, tại Hội thảo quốc tế lần thứ 4 về quản lý nông trại (Hà Lan, 1980), nhiều đại biểu có đồng quan điểm: "Hộ là đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất tiêu dùng và các loại hoạt động xã hội khác". Hộ trong nông nghiệp, nông thôn chủ yếu là HND, gắn liền với canh tác nông nghiệp. Nhà khoa học Nga, AV.Traianôp (1889- 1939), cho rằng "HND là đơn vị sản xuất rất ổn định", "HND là phương tiện tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển sản xuất nông
- nghiệp". Còn hai nhà khoa học Mats Lundahl và Thommy Svensson thì nhấn mạnh: "HND là đơn vị sản xuất rất cơ bản" [22, 15]. Từ một số quan niệm tiêu biểu của các nhà khoa học nước ngoài, ta thấy họ cùng chung những quan điểm sau: Hộ là một đơn vị kinh tế - xã hội cơ bản, sự tồn tại của kinh tế hộ là một khách quan, nó có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Các nhà khoa học nước ta cũng đã đưa ra nhiều quan niệm về hộ. Có tác giả cho rằng: "Hộ là một nhóm người cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc, cùng chung sống hay không cùng chung trong một mái nhà. Họ có cùng nguồn thu nhập, cùng ăn chung, cùng tiến hành sản xuất chung" [20, 29]. Một tác giả khác nhấn mạnh tới các tiêu thức: "HND là đơn vị kinh tế mà các thành viên của nó sống chung với nhau trong một mái nhà, liên hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống, có chung thu nhập, trong đó có thu nhập từ nông nghiệp do lao động sử dụng đất đai đem lại. Trong nền kinh tế hàng hóa, HND là một đơn vị kinh tế độc lập - tự chủ... trong mọi loại hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp" [29, 8]. Có tác giả nhấn mạnh đến hoạt động kinh tế cho rằng, "HND là đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường". Một tác giả khác xuất phát từ các tổng kết về mặt lịch sử cũng như thực tiễn, lại cho rằng: "Quan điểm coi HND là đơn vị sản xuất tự chủ là hoàn toàn đúng đắn về lý luận cũng như thực tiễn"... [22, 14]. Để có nhận thức đầy đủ về hộ và kinh tế HND ở nước ta hiện nay, cần tìm hiểu những đặc điểm của kinh tế HND ở các nước kinh tế đang phát triển. Chúng tôi đồng tình với quan điểm cho rằng, ngoại trừ một số nước phát triển, các HND ở khu vực các nước đang phát triển "có mức thu nhập thấp nhất so với các nhóm hộ khác trong xã hội" [22, 16]. Các HND là các nhà sản xuất nhỏ, quy mô ruộng đất của nhiều hộ chỉ cho phép sản xuất ra một lượng sản phẩm đủ nuôi sống các thành viên, tỷ trọng nông phẩm là hàng hóa còn thấp. Các HND có số thu lợi nhuận thấp, phần lớn sản phẩm của họ làm ra khi bán ra chỉ vừa đủ để trang trải chi phí sản xuất. Vì vậy mức độ tích lũy để mở rộng sản xuất hầu
- như không đáng kể. Các HND thường sản xuất độc canh trên diện tích sản xuất nhỏ, thời gian lao động của họ chưa được tận dụng tối đa, không có thu nhập thêm nếu không tạo ra được việc làm tại chỗ. Cơ cấu kinh tế HND khá đa dạng theo nhiều nghề khác nhau. Tổ chức phân công lao động trong hộ có khả năng linh hoạt, vừa chuyên môn lại vừa có khả năng theo hướng kinh doanh tổng hợp. Kinh tế HND có tính ổn định tương đối cao và có khả năng điều chỉnh linh hoạt phương hướng sản xuất theo mùa vụ, ngành nghề cho phù hợp với thời tiết và nhu cầu của xã hội. Mặt khác, tính khép kín chu trình sản xuất (từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ) lại cho phép HND có tính ổn định tương đối trước những diễn biến bất thường của mùa vụ hay thị trường. Tính độc lập của kinh tế HND tương đối cao, quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ bé, vốn liếng hạn hẹp, trình độ sản xuất còn thấp cũng là những nhân tố khiến cho HND gặp nhiều khó khăn trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ nên không có khả năng chuyển hướng sản xuất trước những tác động của thiên tai hay biến động của thị trường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự PHGN của đối tượng HND mà ở các nhóm xã hội khác không có. Gắn với nông nghiệp và nông thôn, kinh tế HND còn mang trong nó nhiều đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa của cộng đồng nông thôn được hình thành trong lịch sử. Với nhiều quốc gia, trong đó có nước ta, những đặc điểm này vừa mang lại những thuận lợi (chẳng hạn, làng nghề truyền thống, văn hóa truyền thống, những tục lệ tốt đẹp trong kinh doanh...), và cũng gây ra không ít những trở ngại trên con đường phát triển kinh tế hộ (chẳng hạn, tính chất cô lập của phường hội, những hủ tục, quan niệm lạc hậu trong sản xuất...). Từ những ý kiến trên đây và từ thực tiễn có thể rút ra một số kết luận về hộ và kinh tế HND ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường như sau: Một là, HND và kinh tế HND là hai khái niệm phân biệt, song HND và kinh tế HND có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ và quy định lẫn nhau. Đặc biệt là trong điều kiện sản xuất hàng hóa hiện nay, nhiều khi sự hình thành HND là bắt nguồn từ nhu cầu phát
- triển kinh tế và mặt khác, chính hoạt động sản xuất kinh doanh của HND lại làm cho HND phân biệt với các đơn vị sản xuất khác trong một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. HND và kinh tế HND có mối quan hệ chặt chẽ, và trên thực tế, đã có nhiều trường hợp, hai yếu tố này đóng vai trò là tiền đề và điều kiện cho nhau phát triển. Hai là, HND là đơn vị kinh tế xã hội ở nông thôn, có thể sản xuất kinh doanh độc lập hoặc tham gia các hình thức hợp tác liên doanh, liên kết sản xuất nhằm phát triển kinh tế hộ. Hoạt động kinh tế của HND mang tính độc lập, tự chủ trong quá trình sản xuất, có khả năng linh hoạt, cơ động cao trong việc vạch hướng hay chuyển hướng kinh doanh, có thể tự hình thành những cơ cấu sản xuất phù hợp với mùa vụ và nhu cầu của kinh tế thị trường. Tính năng động, tự chủ của HND trong sản xuất có thể ở hai trạng thái: nó có thể là một tác nhân thúc đẩy sự năng động nhằm kịp thời đáp ứng và hòa nhập vào KTTT. Mặt khác, nó cũng có thể "tự chọn" một hướng vận động được coi như một bước lùi trong sản xuất: HND rất có thể tạm bằng lòng với phương thức khép kín tự cung, tự cấp. Với đặc thù đó, HND có thể là một yếu tố quan trọng trong quá trình khai thác những tiềm năng của nông nghiệp, nông thôn để tạo ra sức sản xuất mới góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, cũng chính từ đặc thù này, HND có thể tiềm tàng một khả năng kìm hãm quá trình vận động phát triển của kinh tế HND từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Với quy mô sản xuất thường là nhỏ, vốn cho tái sản xuất mở rộng không nhiều, năng suất lao động thấp, năng lực sản xuất hàng hóa còn thấp, cho nên nhiều HND ít có khả năng cạnh tranh bình đẳng trong nền kinh tế thị trường. Cũng từ đây, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước thì sự PHGN sẽ diễn biến theo chiều hướng xấu: chỉ có một thiểu số hộ giàu lên còn đại đa số thì nghèo đi, thậm chí bị bần cùng. Để hạn chế tác động phân hóa dẫn tới sự phá sản một bộ phận lớn HND, đòi hỏi xuất hiện các hình thức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết để bảo vệ kinh tế HND. Ba là, kinh tế HND bao gồm toàn bộ tư liệu tiêu dùng bảo đảm cuộc sống các thành viên trong gia đình và những tư liệu sản xuất hoặc vốn bằng tiền mà các thành viên trong hộ sử dụng để đem lại thu nhập, trong đó có thu nhập từ hoạt động kinh doanh nông nghiệp.
- Từ những phân tích trên chúng tôi quan niệm kinh tế HND là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, sự phát triển hay trì trệ của nó có tính quy định với quá trình PHGN của các HND. Với nhiều quốc gia đang phát triển có nền kinh tế mà nông nghiệp còn đang đóng vai trò lớn trong nền kinh tế quốc dân, "hình ảnh" HND làm ăn phát đạt có thể được xem là hình mẫu tiêu biểu cho quá trình chống những hậu quả tiêu cực của quá trình PHGN trong xã hội 1.1.2. Sự phân hóa giàu nghèo của các hộ nông dân trong phát triển kinh tế hàng hóa 1.1.2.1. Về phân hóa giàu nghèo Để làm rõ PHGN phải bắt đầu từ các khái niệm giàu, nghèo, phân hóa. Theo Từ điển tiếng Việt, giàu là khái niệm dùng để chỉ tình trạng "có nhiều tiền của, có tài sản lớn hơn mức bình thường" [38, 380]; còn nghèo "là tình trạng không có hoặc có rất ít những gì thuộc yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất", là trái với giàu [38, 653]; phân hóa là "chuyển một khối thành các phần đối lập nhau", khác hẳn nhau [38, 633]. Thu nhập, tài sản, vốn liếng và chi tiêu là những yếu tố cấu thành giàu và nghèo của mỗi cá nhân và hộ gia đình. Trong đó, thu nhập là yếu tố quan trọng nhất, bởi vì nó sẽ quyết định mức độ, cơ cấu của tài sản, vốn liếng và chi tiêu. Như vậy, giữa giàu và nghèo tồn tại một khoảng cách chênh lệch về độ lớn của các yếu tố cấu thành theo hướng đối lập nhau giữa cao và thấp, giữa nhiều và ít... ở các nước TBCN phát triển người ta cho rằng, thu nhập bình quân đầu người của xã hội là đường ranh giới giữa giàu và nghèo. Nếu cá nhân hộ gia đình nào có mức thu nhập cao hơn thu nhập bình quân của xã hội thì được xếp vào lớp giàu, ngược lại thì xếp vào lớp nghèo [21, 25]. PHGN đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Nó được coi là một xu hướng vận động xã hội, trong những điều kiện lịch sử nhất định, là một trong những nguyên nhân cơ bản để dẫn tới phân chia giai cấp, là một hệ quả tất yếu do sự tác động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa. PHGN là một hiện tượng kinh tế - xã hội xuất hiện trong quá trình tan rã của
- các công xã nguyên thủy. Trong điều kiện kinh tế tự cung tự cấp PHGN diễn ra trong phạm vi từng cộng đồng với mức độ hạn chế, sự cách biệt chưa lớn. Song trên phạm vi toàn xã hội, PHGN thường gắn liền với bạo lực và với quyền uy. Trong nền sản xuất hàng hóa, sản xuất và đời sống của mỗi cá nhân và hộ gia đình trong xã hội là khác nhau. Điều đó do "sự không ngang nhau về năng khiếu cá nhân" [25, 479], do có sự khác biệt về thể chất, năng lực, điều kiện sản xuất.... Dưới tác động của các quy luật kinh tế, họ tham gia vào quá trình phân công lao động xã hội khác nhau nên có mức thu nhập khác nhau, mức độ giàu nghèo cũng khác nhau. Từ đó, quá trình PHGN đã diễn ra. Như vậy PHGN gắn liền với điều kiện cụ thể về kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi địa phương, dân tộc, quốc gia trong quá trình tồn tại và phát triển. Nó phản ánh một quan hệ bất bình đẳng giữa người với người trong sở hữu tư liệu sản xuất, tham gia vào phân công lao động xã hội, trong phân phối sản phẩm, thu nhập... Vì vậy, PHGN còn là một phạm trù nghiên cứu của môn kinh tế - chính trị. Từ đó có thể định nghĩa PHGN là khái niệm dùng để chỉ hiện tượng kinh tế- xã hội, trong đó diễn ra quá trình chuyển các cá nhân và hộ gia đình thành các tầng lớp khác hẳn nhau theo chuẩn mực giàu nghèo. Phân tầng xã hội và PHGN đã được nhiều tác giả kinh điển mácxít nghiên cứu. Theo C. Mác (1818-1883) cơ sở của vấn đề này là: "Tư liệu sản xuất, hay quyền sở hữu tài sản là nhân tố đóng vai trò quyết định trong phân chia xã hội thành các giai cấp và tầng lớp". Và C.Mác chỉ rõ: "Chính quan hệ chiếm hữu về tư liệu sản xuất là cơ sở, là cái quyết định quan hệ phân phối để từ đó nảy sinh sự khác biệt về thu nhập", dẫn tới PHGN [16, 11]. Cũng từ quan niệm duy vật lịch sử, V.I. Lênin (1870-1924) chỉ ra: "Sự khác nhau về địa vị trong một hệ thống sản xuất xã hội là khác nhau về quyền sở hữu tư liệu sản xuất và về vai trò trong tổ chức lao động cũng như về cách hưởng thụ và chiếm đoạt lao động, đó là những yếu tố chi phối sự phân hóa xã hội" [16, 15]. Về PHGN, nhiều tác giả khác cũng đã đề cập tới vấn đề này. Nhà xã hội học Max Weber (1864-1920) có cách tiếp cận khác khi nghiên cứu cơ sở của sự PHGN.
- Theo ông: "Phân công lao động xã hội, quyền lực và uy tín của mỗi cá nhân đều có ảnh hưởng tới PHGN". Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, hoàn cảnh giai cấp, địa vị xã hội xét đến cùng, như một nhận xét của ông, cũng là "hoàn cảnh thị trường" [16, 17]. KTTT là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa. Trong KTTT, lợi nhuận là mục tiêu và động lực của hoạt động kinh tế. Nó đòi hỏi mọi chủ thể của các thành phần kinh tế phải tích cực suy nghĩ, tính toán, tổ chức sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với yêu cầu thị trường. Giá cả hàng hóa - dịch vụ trên thị trường là "mệnh lệnh" đối với người sản xuất. Tiếp cận thị trường được hay không là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến "số phận" mỗi cá nhân. Mỗi người đều có sự khác nhau về năng lực thể chất, trí tuệ, đạo đức. Từ đó khả năng thâm nhập "hoàn cảnh thị trường" là khác nhau và dẫn đến thu nhập, tài sản... khác nhau. Nhờ phát huy được nhân tố con người, tận dụng được thành tựu của khoa học công nghệ, mở rộng được thị trường kinh doanh nên KTTT đã tạo ra sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất. Dưới sự tác động của các quy luật kinh tế như quy luật giá trị, quy luật cung cầu... chủ thể sản xuất hàng hóa phải tìm mọi cách thức để nâng cao năng suất lao động trong đó áp dụng khoa học kỹ thuật là cốt yếu nhất. KTTT cũng tạo điều kiện, cơ hội cho mỗi con người phát huy năng lực của mình trong sản xuất và đời sống xã hội. Đây cũng được coi là những cơ sở khách quan cho việc giải quyết PHGN. Nhận định về vấn đề này, có tác giả cho rằng: "Sự PHGN là hệ quả tất yếu của nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường [18, 199]. Song cũng phải nhận thấy rằng trên nền tảng của quan hệ sản xuất tư hữu không thể giải quyết triệt để vấn đề PHGN trong xã hội. Thậm chí trong KTTT, tác động khách quan của các quy luật kinh tế... lại làm tăng thêm sự bất bình đẳng xã hội. Bởi vì KTTT chỉ thừa nhận những nhân tố phù hợp với nó, loại bỏ không thương xót các yếu tố không phù hợp. Do đó, những người tài giỏi hoặc có những ưu thế vượt trội khác thì trở nên giàu có. Ngược lại, nó cũng đẩy những cá nhân và gia đình hộ gia đình không thích ứng được với yêu cầu của thị trường về phía đối lập. PHGN cũng diễn ra với một quy mô lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, mức độ giàu, nghèo, độ chênh lệch giữa giàu và nghèo cũng trở nên cách biệt hơn.
- Nền KTTT tư bản chủ nghĩa (TBCN) cũng đã đặt ra những thách thức, trở ngại to lớn khi giải quyết vấn đề PHGN. Đó là chế độ tư hữu TBCN về tư liệu sản xuất cùng với mặt trái của cơ chế thị trường. Với chế độ tư hữu TBCN về tư liệu sản xuất, người làm chủ điều hành toàn bộ quá trình sản xuất - kinh doanh và phân chia lợi nhuận là nhà tư bản. Đồng thời, nhà nước TBCN cũng là công cụ quyền lực của giai cấp tư sản bênh vực bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản. Mặt trái của cơ chế thị trường như thất nghiệp, chạy theo lợi nhuận một cách mù quáng, ô nhiễm, tàn phá môi trường môi sinh, suy đồi đạo đức truyền thống, thất học, bệnh tật, bất công... lại càng làm cho tình hình PHGN sâu sắc thêm. Có tác giả cho rằng: "Trong nền kinh tế tư nhân TBCN thì phân hóa giàu nghèo là tất yếu", "Kinh tế thị trường TBCN... không giải quyết được phân hóa giàu nghèo" [17, 23]. KTTT có xu hướng làm cho sự PHGN trở nên ngày càng sâư sắc thêm; PHGN được coi là sản phẩm trực tiếp của sự phát triển KTTT. PHGN hiện đang là vấn đề kinh tế - xã hội đối với hầu khắp các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển. Cùng với hiện tượng bùng nổ dân số đô thị, toàn cầu hóa kinh tế, PHGN cũng dường như chuyển sang giai đoạn mới. Những biểu hiện mới của nó là: do thay đổi cơ cấu sản xuất nhanh chóng làm cho số người thất nghiệp tăng lên ở cả nông thôn và thành thị; lao động và dân cư dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị, từ các vùng điều kiện kinh tế xã hội khó khăn đến vùng đất mới thuận tiện; nạn chặt phá rừng, khai thác cạn kiệt tài nguyên môi trường, những bệnh tật hiểm nghèo... cũng đang gia tăng theo quá trình này. ở Việt Nam, vấn đề PHGN đã từng diễn ra trong lịch sử nhưng chưa trở thành vấn đề lý luận và thực tiễn nóng bỏng như hiện nay. Những năm trước đổi mới, trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp, ở nước ta tuy vẫn có sự chênh lệch về thu nhập, tài sản, chi tiêu giữa các cá nhân và hộ gia đình nhưng không lớn. Bởi vì, khi mà "có tới 70% dân số nghèo" [49, 3] ở cả nông thôn và thành thị thì hiện tượng này cũng có thể được coi là kết quả của việc lực lượng sản xuất kém phát triển và chế độ phân phối theo lối "bình quân, cào bằng". Từ khi cả nước tiến hành sự nghiệp đổi mới, một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc đổi mới là sự phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nhờ khai
- thác giải phóng sức sản xuất của kinh tế HND mà năng suất, sản lượng lương thực liên tục tăng lên. Hơn mười năm qua Việt Nam luôn là nước xuất khẩu gạo có thứ hạng cao trên thế giới. Kinh tế nông nghiệp và nông thôn có những bước phát triển to lớn. Nếu lấy mức tăng giá trị sản lượng nông sản giai đoạn 1976-1980 chỉ đạt 1,7%/ năm, thì giai đoạn 1991-1997 đạt bình quân 4,5%/năm. Sản lượng lương thực năm 1991 là 21,5 triệu tấn. Đến năm 1997 là 30,5 triệu tấn. Năm 1999 giá trị sản xuất nông nghiệp tăng so với năm 1998 là 5,2-5,5%. Sản lượng lương thực ước khoảng 33,8 triệu tấn. Thu nhập của nông dân ngày càng nâng cao. Năm 1995 so với năm 1990 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng 22,2%, năm 1996 so với năm 1995 là 8,9%. GDP bình quân đầu người năm 1999 cả nông thôn và thành thị tăng 1,7 lần so với năm 1990. Được hưởng thành tựu của công cuộc đổi mới sản xuất và đời sống của nhiều HND được nâng lên rõ rệt. Nhận định tình hình này, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII viết: "Số hộ có thu nhập trung bình và số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm" [48, 59]. Nhiều cơ sở vật chất hạ tầng ở cả nông thôn và thành thị được nâng cấp và xây dựng mới. Cùng với thành tựu khác trong công cuộc đổi mới đã làm cho "lòng tin của nhân dân vào chế độ, vào tiền đồ của đất nước, vào đảng và Nhà nước được nâng lên" [48, 60]. Song cơ chế kinh tế mới cũng bắt đầu làm nảy sinh hiện tượng PHGN với một tốc độ nhanh hơn. Một bộ phận nông dân giàu lên khá nhanh, trong khi đó, một bộ phận nông dân khác do nhiều nguyên nhân, đã nghèo đi. "Cái giàu và cái nghèo là hai cực đã và đang tồn tại ở các vùng nông thôn Việt Nam" [30, 16]. Khoảng cách giàu - nghèo của Việt Nam đã thay đổi trong những năm gần đây: 1994 là 6,48 lần; 1995 là 6,99 lần; 1996 là 7,31 lần và năm 1998 là 11,3 lần. Khoảng cách này ngày càng tăng cả về tốc độ và quy mô ở những địa phương có kinh tế hàng hóa năng động phát triển. Đối với các hộ thuộc nhóm nghèo tốc độ tăng thu nhập chậm hơn so với nhóm giàu. Mức thu nhập của hộ giàu cũng tăng lên. Nếu mức thu nhập bình quân theo
- đầu người/ tháng, ở hộ giàu năm 1989 là 56.441đ, tương đương 75,4 kg gạo, thì năm 1991 các chỉ tiêu tương ứng là 138.000đ và 81,5 kg gạo. Năm 1992 ở 9 tỉnh trọng điểm là 173.000đ và 8 tỉnh phụ điểm là 227.000đ, tương đương 87,7 kg gạo [6, 49]. Hiện nay, với quy mô hộ trung bình ở nước ta là 4,97 người/hộ, nếu lấy tiêu chí hộ giàu là HND sản xuất giỏi có thu nhập (m) từ 20 triệu đồng năm trở lên [32], thì riêng thu nhập (m) là 335.345đ/người/tháng, tương ứng 95,5 kg gạo. Trong khi đó, mức thu nhập (v + m) của hộ nghèo ở các thời điểm tương ứng là 10,33 kg và 13,2 kg. Giai đoạn 1997-2000 thu nhập của hộ nghèo là 15 kg gạo. "Do vậy, đây cũng là vấn đề đặt ra khi giải quyết xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam" [27, 51]. Trong những khoảng thời gian nhất định, tỷ lệ số hộ giàu và số hộ nghèo mức chênh lệch cũng khá lớn. Năm 1984 số hộ giàu trong nông thôn chiếm tỷ lệ 8,08% số hộ. Năm 1991 tỷ lệ đó là 9,7% và năm 1992 số hộ giàu trong nông thôn chiếm tỷ lệ khoảng 20%, tỷ lệ hộ nghèo 10-25%, tỷ lệ hộ trung bình khoảng 50-60%. Hiện nay, sự chênh lệch giàu - nghèo của các HND nước ta là khá lớn. Nếu so sánh theo tiêu thức: thu nhập bình quân của 20% số hộ nghèo nhất với 20% số hộ giàu nhất thì bội số chênh lệch trung bình là 7 đến 8 lần. Còn nếu so sánh theo tiêu thức thu nhập của hộ giàu nhất và hộ nghèo nhất trong cùng một thời điểm, ở trên cùng một địa phương, như ở Nam Bộ là hàng trăm lần. Chúng ta có thể tham khảo mức chênh lệch về thu nhập giữa các hộ ở nông thôn các vùng trong cả nước ở bảng 1: Bảng 1 So sánh tỷ lệ hộ giàu và hộ nghèo và mức phân tầng trong cả nước Thu nhập Tỷ lệ hộ Tỷ lệ hộ Mức phân Vùng (1.000đ) nghèo % giàu % tầng (lần) Chung cả nước 68-94 12,5-23,1 1,5 5,5
- Vùng núi Bắc Bộ 50-71 11,0-31,0 0,8 4,8 Đồng bằng trung du Bắc 71-93 10,7-17,0 1,3 5,31 Bộ Duyên hải Bắc Trung Bộ 60-91 15,2-32,9 2,0 6,42 Tây Nguyên 55-74 14,4-26,5 1,3 7,07 Đông Nam Bộ 80-13,8 18,7-23,7 4,6 7,69 Đồng bằng sông Cửu 83,19,3 11,3-17,8 2,7 7,8 Long Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 1996. Trong giai đoạn từ 1990 lại đây, khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa hộ giàu và nghèo vẫn không ngừng tăng lên. Theo công bố của Ban chỉ đạo điều tra mức sống dân cư Trung ương về mức sống hộ gia đình Việt Nam thời kỳ 1997-1998, khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo thời kỳ này đã lên tới 11,3 lần. Nhiều tài liệu khác cũng khẳng định xu hướng này [13, 136-138]. Từ những cứ liệu trên, chúng ta có thể nhận xét: PHGN của các HND đã trở nên phổ biến và khá sâu sắc, phản ánh tính hai mặt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Về mặt kinh tế, có thể coi mặt tích cực của PHGN là làm biến đổi về chất các yếu tố của lực lượng sản xuất. Nhờ đó các HND đạt được hiệu quả sản xuất - kinh doanh ngày một tăng, kỹ thuật - công nghệ và các tri thức khoa học cũng như kinh nghiệm tổ chức quản lý ngày càng phổ biến, nâng cao. Thu nhập của các hộ ngày càng cao hơn, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện. Những dịch vụ về chăm sóc y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội, sử dụng nước sạch mà các HND được hưởng theo hướng đô thị hóa. Điều đó làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội nông thôn, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, phân công lao động ngày càng phát triển; nhiều tiềm năng, lợi thế được khai thác, giải phóng; cơ cấu kinh tế dần dịch
- chuyển theo hướng hiện đại. Cần lưu ý rằng, ở nông thôn nước ta, HND giàu không phải là do chiếm dụng ruộng đất, bóc lột địa tô mà chủ yếu là do biết cách tổ chức sản xuất, có thuê lao động, thậm chí cả lao động trí tuệ bậc cao như kỹ sư, nhưng "quan hệ chủ - thợ" ở đây là quan hệ "sòng phẳng", bình đẳng theo luật pháp quy định, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Bởi vậy, sự tăng số hộ giàu và mức độ giàu trong nông nghiệp, nông thôn là một hiện tượng, về cơ bản có thể coi là tiến bộ, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. HND giàu có thực sự là một nhân tố mới, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trong nông nghiệp, nông thôn mà chúng ta cần ủng hộ, nghiên cứu và phổ biến kinh nghiệm. Mặt tiêu cực của PHGN của các HND, làm cho một bộ phận HND mất dần khả năng và cơ hội bình đẳng với các chủ thể khác trên thị trường. Họ không tự vươn lên được theo quỹ đạo của cơ chế thị trường. Vì nhiều lý do khách quan - chủ quan, họ phải cầm cố hết các tư liệu sản xuất, buộc phải đi làm thuê, làm mướn kiếm sống hàng ngày. Bộ phận dân cư này thường gắn với những điều kiện sống tối thiểu: thu nhập thấp, nhà cửa tạm bợ, lụp xụp, con đông, thất học, không điện và nước sạch... Đây cũng là những đối tượng thường xuyên phải cứu trợ giúp đỡ của cộng đồng và xã hội. Rõ ràng, nghèo đói, lạc hậu trong nông nghiệp, nông thôn đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp CNH, HĐH cũng như quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế. Mặt khác, cũng phải thừa nhận rằng việc xuất hiện ngày càng nhiều hộ giàu, người giàu bằng các hoạt động phi pháp thì công bằng xã hội, lành mạnh xã hội cũng là những vấn đề nhức nhối. Không ít tiêu cực gắn với hộ giàu, cách làm giàu như buôn lậu, ăn cắp, cho vay nặng lãi, coi thường người nghèo v.v... Còn hộ nghèo thì bất lực, an phận, buông xuôi, trông chờ, thậm chí còn sa vào rượu chè, cờ bạc và các tệ nạn xã hội khác. Nổi bật là những hệ quả xã hội: "phân hóa giàu nghèo tạo nên sự bất công bằng xã hội dẫn đến sự tha hóa con người, môi trường sinh thái mất cân bằng..." [35, 296]. Như vậy, PHGN của các HND nước ta là hiện tượng kinh tế-xã hội trong đó
- diễn ra quá trình chuyển các HND thành các tầng lớp khác hẳn nhau theo chuẩn mực giàu nghèo. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây có thể rút ra một số kết luận: Thứ nhất: PHGN là một hệ quả tất yếu của sự phát triển kinh tế thị trường. PHGN có liên quan đến tính giai đoạn của KTTT và thay đổi các hình thức tổ chức kinh tế như: kinh tế hộ, kinh tế cổ phần, kinh tế tư bản tư nhân. Thực tế cho thấy từ thể chế kinh tế cũ sang thể chế kinh tế mới, từ kinh tế thị trường sơ khai sang kinh tế thị trường hoàn thiện, cứ sau mỗi bước chuyển như thế, PHGN diễn ra với các mức độ khác nhau. Điều tương tự cũng diễn ra khi từ kinh tế HND cá thể sang kinh tế hợp tác kiểu cũ, rồi sang kinh tế HND tự chủ, kinh tế HND trong các hình thức hợp tác mới... Chính các giai đoạn phát triển của KTTT vừa đặt ra những vấn đề mới, vừa tạo ra những tiền đề cho việc giải quyết vấn đề PHGN. Thứ hai: Sự tác động của các nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội là nguyên nhân dẫn đến PHGN. Bởi vậy, chính sách kinh tế xã hội của mỗi quốc gia là một tác nhân tích cực trong việc khắc phục những hạn chế của PHGN. Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN là yếu tố có tính đặc thù của quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam và là tiền đề kinh tế - chính trị - xã hội rất quan trọng cho việc giải quyết vấn đề PHGN của HND nước ta. Thứ ba: Sự khác biệt về năng lực thể chất trí lực, điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội của mỗi cá nhân hộ gia đình trong xã hội là rất khác nhau. Cho nên, sự thích nghi và không thích nghi, thành đạt và không thành đạt, cơ hội và thách thức... không chia đều cho tất cả mọi cá nhân và hộ gia đình. Từ đó, giải quyết vấn đề PHGN chủ yếu là tạo cơ hội thích nghi với cơ chế thị trường cho bộ phận dân cư chưa thành đạt. 1.1.2.2. Tiêu chí phân loại giàu nghèo Hiện chưa có một tiêu chí riêng để đánh giá giàu - nghèo của các HND. Các tiêu chí thường thấy là để dùng cho các đối tượng xã hội như cá nhân và hộ gia đình nói chung. Bởi vậy khi đánh giá vấn đề này, chúng tôi sử dụng tiêu chí chung ấy và, sẽ có
- một số điều chỉnh, bổ sung. Trong phần đầu, chúng tôi đã trình bày khái niệm giàu nghèo chủ yếu dưới góc độ định tính. ở đây ta phải làm rõ cả phần định lượng nữa. Tuy nhiên, giàu - nghèo là những khái niệm mang tính chất tương đối. Bởi vậy, việc xác định mức độ giàu - nghèo và ranh giới giữa chúng trở nên khó thống nhất giữa các vùng và các quốc gia trên thế giới. Ngay mỗi quốc gia chuẩn mực này trong từng thời điểm, từng vùng cũng khác nhau. Liên Hợp Quốc đã đề ra không những chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mà còn phải đề ra cả chỉ số phát triển con người (HDI) để đánh giá mức độ giàu - nghèo. Thông thường người ta sử dụng các tiêu chí để đánh giá giàu nghèo như: thu nhập, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt gia đình, chi tiêu, hưởng thụ văn hóa... Nhưng tiêu chí thu nhập về kinh tế (thông qua v + m) và nhà ở cùng các tiện nghi sinh hoạt được xem là quan trọng nhất. Hai tiêu chí này phản ánh trực tiếp mức sống của các cá nhân và hộ gia đình. Ngoài ra, còn có tiêu chí tư liệu sản xuất và vốn liếng để dành cũng có ý nghĩa không nhỏ. Như đã phân tích ở trên, thường những cá nhân và hộ gia đình rơi vào hoàn cảnh nghèo đói chẳng hạn, thì thu nhập hết sức ít ỏi, nhà ở tạm bợ, nghèo nàn cũ kỹ, tư liệu sản xuất và vốn liếng hầu như không có gì. Nhưng với hộ giàu thì những tiêu chí đó có sự cách biệt ngược lại tương ứng rất rõ nét. Để có đơn vị thống nhất, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nước ta đã quy định lấy mức thu nhập bình quân đầu người/tháng được quy ra gạo và tiền tương ứng... thu nhập bằng tiền quy ra gạo là dựa trên cơ sở mức chi tiêu lương thực, thực phẩm bảo đảm khẩu phần ăn duy trì nhiệt lượng tiêu dùng cho một người, một ngày là 2.100 calo. Căn cứ vào thu nhập, có thể chia các HND thành các mức độ tương ứng với các khái niệm: nghèo tương đối; nghèo tuyệt đối; thiếu đói; đói gay gắt; trung lưu; giàu... [26, 7]. Sự phân loại giàu nghèo ở nông thôn Việt Nam trong cải cách ruộng đất trước đây thường căn cứ vào số ruộng đất, trâu bò, tư liệu sản xuất. Do đó, "xét về cơ cấu sản xuất thì trong giai cấp nông dân có các tầng lớp phú nông, trung nông, bần nông, cố nông" [1, 187] là phù hợp. Trong điều kiện chuyển sang nền KTTT thì tiêu chí thu nhập bằng tiền đang nổi lên để xác định chuẩn mực; chẳng hạn: "Thu nhập bình quân đầu người/tháng ở các loại hộ" năm 1993 được phản ánh trong bảng 2.
- Bảng 2 So sánh các loại hộ theo địa bàn Loại hộ Nông thôn Thành thị 1. Hộ nghèo, trong đó: Dưới: 50.000đ Dưới: 70.000đ Hộ rất nghèo Dưới: 30.000đ Dưới: 50.000đ 2. Hộ dưới trung bình 50-70.000đ 70-100.000đ 3. Hộ trung bình 70-125.000đ 100-175.000đ 4. Hộ trên trung bình 125-150.000 150-190.000đ 5. Hộ giàu, trong đó Trên 250.000đ Trên: 300.000đ Rất giàu Trên 350.000đ Trên: 400.000đ Nguồn: Điều tra tình trạng giàu nghèo ở Việt Nam năm 1997. Tổng cục Thống kê, tháng 8/1994. Tùy theo sự phát triển kinh tế, xã hội mà tiêu chí có sự thay đổi. Theo Thông báo số: 1175/LĐ-TBXH, ngày 20 tháng 5 năm 1997 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc xác định chuẩn mực hộ nghèo năm 1997-1998 và áp dụng cho đến năm 2000 thì các chuẩn mực thu nhập bình quân đầu người/tháng cụ thể như bảng 3 (phụ lục) Như vậy tiêu chí thu nhập ở các loại hộ được nâng dần lên. Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu và các chuẩn mực chung, chúng tôi đồng tình với phương pháp phân chia các HND thành ba loại hộ với các tiêu chí cụ thể như sau: [39] Hộ nghèo: Bao gồm cả những hộ dưới trung bình, nghèo, nghèo khó với thu nhập bình quân đầu người dưới 180.000đ/tháng (tương đương với các hộ loại 8, 9, 10 - theo cách phân định của UBND tỉnh KG) [40]. Đây là những hộ có thu nhập khoảng dưới 2.000.000đ/người/năm và có các điều kiện kinh tế tài sản như: nhà ở, phương tiện đi lại,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần phân phối máy tính Vietpc - Chi nhánh Thanh Hoá
60 p | 2222 | 1167
-
Luận văn tốt nghiệp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại công ty cổ phần phân phối máy tính vietpc
59 p | 1802 | 827
-
Luận văn tốt nghiệp “ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA Ở CÔNG TY DONIMEX THỜI GIAN QUA ”
53 p | 1568 | 451
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại Hòa Dung
131 p | 890 | 344
-
Luận văn tốt nghiệp cao học: Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại thành phố Đà Lạt đến năm 2020
91 p | 398 | 153
-
Luận văn tốt nghiệp: Tổng hợp dầu diesel Sinh học (biodiesel) từ dầu ăn đã qua sử dụng
88 p | 296 | 84
-
Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ đại học: Nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn N-Hexan của cây An điền nón Hedyotis pilulifera (Pit.) T.N.Ninh – Rubiaceae
72 p | 277 | 76
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Hoá chất mỏ Micco
78 p | 353 | 73
-
Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu phần mềm S7-200 PC Access
92 p | 229 | 61
-
Luận văn tốt nghiệp: Điều chế và khảo sát ứng dụng của vật liệu hấp phụ từ vỏ chuối
60 p | 386 | 52
-
Luận văn tốt nghiệp đại học: Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính kháng oxy hóa của loài địa y Dirinaria Applanata (FÉE) D. D. Awasthi
57 p | 379 | 51
-
Luận văn tốt nghiệp: Tìm hiểu sự hình thành và phát triển khái niệm xã hội hóa trong xã hội học ở Việt Nam
141 p | 213 | 45
-
Luận văn tốt nghiệp: Ứng dụng phương pháp PRC phát hiện vi khuẩn aeromonas hydrophila phân lập từ cá tra (pangasianodon hypophthmus) bị bệnh xuất huyết - ĐH Cần Thơ
46 p | 183 | 30
-
Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu sự phản nitrate hóa đạm amôn trong nước ở điều kiện phòng thí nghiệm
72 p | 131 | 20
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán quản lý việc kinh doanh điện của một cơ sở điện lực
78 p | 30 | 13
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng phần mềm hỗ trợ ôn tập Hóa học THPT
0 p | 111 | 6
-
Luận văn tốt nghiệp khoa Hóa: Khảo sát sự tạo phức Campalat - Tartart trong dung dịch nước
68 p | 73 | 4
-
Luận văn tốt nghiệp: Triết lý giáo dục hướng tới con người và xã hội lý tưởng của Phan Bội Châu
57 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn