intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán quản lý việc kinh doanh điện của một cơ sở điện lực

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

31
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin "Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán quản lý việc kinh doanh điện của một cơ sở điện lực" với mục tiêu nhằm xây dựng được một hệ thống phân tán quản lý kinh doanh điện, cho phép thao tác với cơ sở dữ liệu phân tán thông qua các câu lệnh truy vấn, cập nhật trên một máy chính và một máy ảo được cài đặt hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server. Thiết kế được phần mềm quản lý thông tin của khách hàng, thông tin hộ dùng chung, điểm đo dùng điện của khách hàng, thông tin nhân viên, quản lý được hóa đơn tiền điện của khách hàng, giá điện. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán quản lý việc kinh doanh điện của một cơ sở điện lực

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN QUẢN LÝ VIỆC KINH DOANH ĐIỆN CỦA MỘT SỞ ĐIỆN LỰC Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: KS. NGUYỄN THỊ TRÚC LY KIỀU NGỌC KHIÊM MSSV: 0951190500 Lớp: ĐH CNTT Khóa: 2 Hậu Giang – Năm 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN  Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán quản lý việc kinh doanh điện cho một cơ sở điện lực được thực hiện bởi sinh viên Kiều Ngọc Khiêm. Tôi xin đảm bảo đề tài được thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Cô Nguyễn Thị Trúc Ly. Tất cả các tài liệu phục vụ việc nghiên cứu, phân tích và giải quyết đề tài đều có nguồn gốc rõ ràng. Đề tài được thực hiện dựa vào kiến thức, sự học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân cùng sự hướng dẫn đầy tâm quyết của cô Nguyễn Thị Trúc Ly. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế bộ giáo dục và đào tạo, hay gian trá tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) i
  3. LỜI CẢM ƠN  Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn KS. Nguyễn Thị Trúc Ly – người đã tận tình hướng dẫn, động viên, quan tâm và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong Khoa Công Nghệ Thông Tin của trường Đại học Võ Trường Toản đã hướng dẫn, giảng dạy, cung cấp kiến thức, phương pháp và kỹ năng trong 4 năm học để hôm nay tôi có thể hoàn thành tốt chương trình học tại trường. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến nhiều bạn bè trong lớp đã giúp đỡ tôi trong trong quá trình học tập tại trường và trong thời gian thực hiện Luận Văn tốt nghiệp. Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người đã quan tâm, giúp đỡ tôi. Xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) ii
  4. BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP   Họ và tên người hướng dẫn: Nguyễn Thị Trúc Ly  Học vị: Kỹ Sư  Chuyên ngành: Công Nghệ Thông Tin  Cơ quan công tác: Đại học Võ Trường Toản  Họ và tên : Kiều Ngọc Khiêm  Mã số sinh viên : 0951190500  Chuyên ngành : Công nghệ thông tin  Tên đề tài : Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán quản lý việc kinh doanh điện cho một cơ sở điện lực NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 2. Về hình thức: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. iii
  5. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 5. Nội dung và các kết quả đạt được: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 6. Các nhận xét khác: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 7. Kết luận: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ………., ngày…… tháng …… năm… Người nhận xét (Ký và ghi rõ họ tên) iv
  6. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN  ........................................................................................................................ ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Hậu Giang, ngày …. tháng …. năm … Giáo viên phản biện (Ký và ghi rõ họ tên) v
  7. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1 1.2 LỊCH SỬ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...................................................................2 1.3 PHẠM VI ĐỀ TÀI ............................................................................................3 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..........................................................................5 2.1 CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN..........................................................................5 2.1.1 Các khái niệm về CSDL phân tán..............................................................5 2.1.2 Kiến trúc cơ bản của CSDL phân tán........................................................6 2.1.3 Sự cần thiết của hệ CSDL phân tán ..........................................................7 2.1.4 Đặc điểm của CSDL phân tán ...................................................................9 2.1.5 phân mảnh dữ liệu trong các hệ CSDL phân tán ....................................12 2.2 MÔ HÌNH CSDL PHÂN TÁN CHO HỆ THỐNG QUẢN LÝ KINH DOANH ĐIỆN………………………………………………………………………………. 14 2.2.1 Các hệ quản trị CSDL phân tán thường gặp ............................................14 2.2.2 Lựa chọn mô hình kiến trúc của hệ quản trị CSDL phân tán.................15 2.3 HỆ QUẢN TRỊ SQL SEVER.........................................................................16 2.3.1 Linked Server. ...........................................................................................17 2.3 NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C# ........................................................................22 2.4 NGÔN NGỮ SQL ..........................................................................................23 2.4.1 Khái niệm về SQL ....................................................................................23 2.4.2 Các câu lệnh trong SQL ..........................................................................23 CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................25 3.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN ........................................25 3.2 HƯỚNG GIẢI QUYẾT..................................................................................25 3.1.1 Quản lý khách hàng.................................................................................26 3.1.2 Quản lý nhân viên....................................................................................26 3.1.3 Tính hóa đơn tiền điện.............................................................................26 3.1.4 Quản lý cập nhật giá điện ........................................................................27 3.1.5 Báo cáo thống kê......................................................................................30 vi
  8. 3.2 GIẢI PHÁP PHÂN TÍCH THIẾT KẾ MÔ HÌNH ........................................30 3.2.1 Sơ đồ mô hình CSDL phân tán của hệ thống quản lý kinh doanh điện. .30 3.2.2 Sơ đồ usecase ...........................................................................................31 3.2.3 Sơ đồ lớp ..................................................................................................32 3.2.4 Mô hình vật lý CSDL ................................................................................33 3.2.5 Đặc tả usecase..........................................................................................39 3.2.6 Sơ đồ tuần tự............................................................................................46 3.3 GIẢI PHÁP PHÂN TÁN VÀ CÀI ĐẶT CỞ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN QUẢN LÝ………………………………………………………………………… 50 3.3 GIẢI PHÁP PHÂN TÁN VÀ CÀI ĐẶT CỞ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN QUẢN LÝ………………………………………………………………………….50 3.3.1 Giải pháp phân tán ..................................................................................50 3.3.2 Môi trường cài đặt ...................................................................................50 3.3.3 Cấu hình hệ thống ...................................................................................51 3.4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .................................................................................56 3.4.1 một số giao diện và chức năng chính của phần mềm..............................56 3.4.2 Kết quả từ ứng dụng CSDL phân tán ......................................................61 3.5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ...............................................................................62 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................................63 KẾT LUẬN...........................................................................................................63 HƯỚNG PHÁT TRIỂN .......................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................64 vii
  9. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Mô hình hệ CSDL phân tán (4). ...................................................................6 Hình 2: Các mức trong suốt phân tán.(4)..................................................................7 Hình 3: Mô hình dữ liệu Client/Server (2) ..............................................................15 Hình 4: Mô hình kiến trúc của hệ quản trị CSDL phân tán Client/Server(2) .......16 Hình 5: Thông báo về giá bán điện của Công ty Điện lực Bạc Liêu áp dụng từ ngày 22-12-2012 .......................................................................................................28 Hình 6: Thông báo về giá bán điện của Công ty Điện lực Bạc Liêu áp dụng từ ngày 22-12-2012 .......................................................................................................29 Hình 7: Mô hình CSDL phân tán quản lý kinh doanh điện ...................................30 Hình 8: Sơ đồ hệ thống.............................................................................................31 Hình 9: Sơ đồ phân hệ nhân viên quản lý ...............................................................32 Hình 10: Sơ đồ phân hệ quản lý kinh doanh điện cho một sở điện lực..................32 Hình 11: Sơ đồ tuần tự đăng nhập..........................................................................46 Hình 12: Sơ đồ tuần tự cập nhật thông tin khách hàng..........................................47 Hình 13: Sơ đồ tuần tự công nợ của khách hàng ....................................................48 Hình 14: sơ đồ tuần tự tìm kiếm thông tin khách hàng ..........................................48 Hình 15: Sơ đồ tuần tự thống kê doanh thu............................................................49 Hình 16: Cửa sổ SQL Server Configuration Manager ...........................................51 Hình 17: Cửa sổ SQL Server (SQLEXPRESS) Properties.....................................52 Hình 18: Cửa sổ SQL Server Configuration Manager ...........................................53 Hình 19: Cửa sổ TCP/IP Properties tab Protocols..................................................53 Hình 20: Cửa sổ TCP/IP Properties tab IP Address..............................................54 Hình 21 : Giao diện đăng nhập vào phần mềm.......................................................56 Hình 22: Giao diện chính của phần mềm ................................................................56 Hình 23: Giao diện form khách hàng ......................................................................57 Hình 24: Giao diện thông tin hộ dùng chung của khách hàng ...............................57 Hình 25: Giao diện thông tin về điểm đo dùng điện của khách hàng ....................58 Hình 26: Giao diện chính Form Nhân Viên ............................................................59 Hình 27: Giao diện hóa đơn của khách hàng ..........................................................60 viii
  10. DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1 : Mô hình vật lý (KhachHang) ....................................................................33 Bảng 2: Mô hình vật lý(HoDungChung) .................................................................34 Bảng 3: Mô hình vật lý(LoaiKH).............................................................................34 Bảng 4: Mô hình vật lý (NhanVien) ........................................................................35 Bảng 5: Mô hình vật lý (GiaDien)............................................................................35 Bảng 6: Mô hình vật lý (HoaDon)............................................................................36 Bảng 7: Mô hình vật lý (DiemDoDungDien)...........................................................37 Bảng 8: Mô hình vật lý (DienAp) ............................................................................37 Bảng 9: Mô hình vật lý (LoaiGio)............................................................................38 ix
  11. TỪ VIẾT TẮT VÀ CÁC THUẬT NGỮ CSDL: Cơ sở dữ liệu SQL: Structured Query Language EVN: Viet Nam Electricity QĐ: Quyết Định TT: Thông Tư x
  12. TÓM TẮT  Ngày nay đi cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội của đất nước, điện đã và đang đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển. Với quy mô, phạm vi ngày càng được mở rộng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, thì việc quản lý việc kinh doanh điện càng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy nhu cầu về việc xây dựng phần mềm quản lý việc kinh doanh điện là một yêu cầu cấp thiết lúc này. Với địa bàn được phân bố rộng khắp cả nước thì việc quản lý càng khó khăn hơn, đòi hỏi một phần mềm giải quyết được vấn đề trên. Đặc biệt là phần mềm quản lý trên cở sở dữ liệu phân tán được đặt ở nhiều địa bàn khác nhau. Đề tài “ xây dựng cở sở dữ liệu phân tán quản lý việc kinh doanh điện của một cơ sở điện lực” được tiến hành xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu trên. Phần mềm được xây dựng dựa trên: - Ngôn ngữ lập trình C#.NET trên nền Microsoft Visual Studio 2008. - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Sever 2005. Kết quả đạt được qua công trình nghiên cứu: Xây dựng được một hệ thống phân tán quản lý kinh doanh điện trên địa bàn hai huyện của một tỉnh. Cho phép thao tác với CSDL phân tán thông qua các câu lệnh truy vấn, cập nhật trên một máy chính và một máy ảo được cài đặt hệ quản trị CSDL SQL Server. Thiết kế được phần mềm quản lý thông tin của khách hàng, thông tin hộ dùng chung, điểm đo dùng điện của khách hàng, thông tin nhân viên, quản lý được hóa đơn tiền điện của khách hàng, giá điện. Cho phép thực hiện các báo cáo thống kê, in ấn thông tin khách hàng, hóa đơn, doanh thu và công nợ cho một sở điện lực. xi
  13. ABSTRACT  Present along with the rapid development of the economy - the country's society, power has played an essential role in the development process. The scale and scope are increasingly expanding in all provinces across the country, the business management more difficult power. So the demand for building management software business power is a critical requirement at this time. The area is widely distributed throughout the country, the management more difficult, requiring a software solved the problem. Especially management software on distributed databases are located in many different areas. Topics "Building databases distributed power management business of a electricity company" is under construction to meet demand. The software is based on: - The programming language C #. NET based on Microsoft Visual Studio 2008. - Management System database SQL Server 2005. The results gained through research: Building a distributed system power management business in two districts of the province. Databases distributed allows manipulation through query, update, and a key on a virtual machine installed SQL Server database management system. Software design management of customer information, household information sharing, the measured electric customer, employee information, manage your electricity bills of customers, the electricity price. Lets make statistical reports, printing customer information, billing, revenue and liabilities for the power plant. xii
  14. Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán quản lý việc kinh doanh điện CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, ngành Điện và Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) không ngừng phấn đấu trong việc xây dựng một hệ thống lưới điện hiện đại nhằm đáp ứng mục tiêu cung cấp đầy đủ điện năng cho sinh hoạt đời sống kinh tế - xã hội của toàn dân và phát triển kinh tế đất nước. Kết quả có nhiều hệ thống điện được nghiên cứu cứu xây dựng, hầu hết các hệ thống đều đảm bảo chỉ tiêu về chất lượng và thời gian thi công. Tuy nhiên các hệ thống điện của các công ty điện lực đều được thiết kế trên CSDL theo mô hình tập trung, trong khi đó công tác quản lý kinh doanh điện lại được phân cấp quản lý theo từng khu vực, tỉnh thành và các quận huyện trực thuộc. Hơn nữa CSDL quản lý kinh doanh điện thường được cập nhật, thanh toán thường xuyên, nên với mô hình CSDL tập trung không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Do đó các hệ thống quản lý kinh doanh điện hiện nay thường được tập trung ở các đơn vị hành chính: như các huyện trực thuộc tỉnh, các quận trực thuộc thành phố. Nhưng không đảm bảo được sự gắn kết dữ liệu, dữ liệu rời rạc và thiếu đồng bộ. Để khắc phục tình trạng này cần xây dựng mô hình CSDL quản lý kinh doanh điện phù hợp. Đồng thời đề xuất về việc quản lý CSDL giữa các đơn vị hành chính cùng cấp. Đặt ra yêu cầu xây dựng các phần mềm về quản lý kinh doanh điện trên nhiều địa bàn khác nhau. Nội dung đề tài cần giải quyết: trình bày về CSDL phân tán, ứng dụng CSDL phân tán xây dựng phần mềm quản lý việc kinh doanh điện cho một sở điện lực trên hệ quản trị CSDL SQL Server. Cho phép thao tác với CSDL phân tán thông qua các câu lệnh truy vấn, cập nhật trên một máy chính và một máy ảo được cài đặt hệ quản trị CSDL SQL Server. Thiết kế được phần mềm quản lý thông tin của khách hàng, thông tin hộ dùng chung, điểm đo dùng điện của khách hàng, thông tin nhân viên, quản lý được hóa đơn tiền điện của khách hàng, giá điện. Cho phép thực hiện các báo cáo thống kê, in ấn thông tin khách hàng, hóa đơn, doanh thu và công nợ của một sở điện lực. Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Trúc Ly 1 Sinh viên thực hiện Kiều Ngọc Khiêm
  15. Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán quản lý việc kinh doanh điện 1.2 LỊCH SỬ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển kinh tế toàn cầu với nhu cầu dùng chung một cơ sở dữ liệu hợp nhất. Các tổ chức kinh tế có nhiều trụ sở phân tán ở nhiều vị trí địa lý khác nhau. Yêu cầu cầu được đặt ra là làm thế nào để có thể quản lý các luồng dữ liệu, chương trình của các tổ chức, công ty đa quốc gia. Các hệ thống phân tán ra đời giải quyết được các vấn đề trên. Tiêu biểu là Internet, một bộ sưu tập rộng lớn nối liền với nhau của các mạng máy tính. Chương trình đang chạy trên máy tính khác nhau tương tác với nhau bằng các thông điệp, sử dụng một phương tiện phổ biến của truyền thông. Internet là một hệ thống phân tán rất lớn, nó cho phép người sử dụng ở bất cứ nơi nào họ đang có thông qua một chương trình truyền dữ liệu đến một nơi nào khác.. Các hệ thống phân tán ra đời góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế thế giới và Việt Nam. Nó đáp ứng nhanh hầu hết các ứng dụng sử dụng dữ liệu tại các trạm, quy mô của các CSDL có thể được mở rộng mà không làm cản trở với người dùng hiện tại. Kiểm soát dữ liệu địa phương theo hướng hoàn thiện sự tích hợp và quản trị CSDL từ xa, và tăng cường khả năng của hệ thống liên quan đến dư thừa dữ liệu. Dựa vào thành tựu của việc ứng dụng CSDL phân tán vào xây dựng hệ thống mạng các máy ATM, quản lý thông tin đất đai theo từng đơn vị hành chính trên hệ quản trị CSDL Oracle,...Với cách thức hoạt động của một máy ATM là một máy dữ liệu với hai đầu vào và bốn đầu ra. Máy ATM có thể truy cập và liên lạc với một máy chủ xử lý. Máy chủ xử lý cũng giống như một nhà cung cấp dịch vụ internet mà tại đó nó là một cửa ngõ và thông qua đó tất cả các mạng ATM khác nhau trở nên sẵn sàng để thực hiện giao dịch với khách hàng(chủ thẻ). Khách hàng thực hiện giao dịch tại máy ATM , cung cấp thông tin qua đầu đọc thẻ và bàn phím. Máy ATM sẽ chuyển thông tin này qua máy chủ xử lý, máy chủ này sẽ gửi yêu cầu giao dịch tới ngân hàng nắm giữ tài khoản của khách hàng đó. Với các máy ATM thường được hoạt động dựa trên thuyết cơ sở dữ liệu tập trung thì cũng gặp phải các nhược điểm là các thao tác xử lý mang tính tập trung, thời gian xử lý phụ thuộc vào khoảng cách máy trạm ATM và ngân hàng, với các giao dịch đồng thời thì phải có thời gian chờ, khi phát sinh lỗi ở CSDL trung tâm thì giao dịch bị hủy bỏ và phải chờ kết nối lại. Khi ứng dụng CSDLPT vào thiết kế mạng các máy ATM bằng cách lưu thông tin của khách hàng(chủ thẻ) tại nhiều nhánh của ngân hàng(nhân bản) điều này được thực hiện thông qua việc phân chia CSDL toàn cục thành các mảnh phân đoạn(nhánh), các mảnh phân Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Trúc Ly 2 Sinh viên thực hiện Kiều Ngọc Khiêm
  16. Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán quản lý việc kinh doanh điện đoạn này được phân bố ở một hay nhiều vị trí. Nhờ tính trong suốt của CSDL phân tán mà các mảnh phân đoạn có tính liên kết vật lý chặt chẽ với nhau, sự gia tăng cũng trở nên dễ dàng hơn cho việc tổ chức và thêm mới khách hàng trên các nhánh khác nhau, thông tin khách hàng được lưu trữ nhiều nhánh nên giảm thiểu được thời gian khi giao dịch các thao tác được xử lý ở máy chủ gần nhất có thể. Các giao dịch đồng thời có thể xảy ra cùng lúc. Nếu có lỗi xảy ra ở một nhánh CSDL thì máy chủ sẽ gửi yêu cầu giao dịch đến nhánh CSDL gần nhất có thể và giao dịch được tiếp tục. Không bị đóng băng hệ thống khi CSDL ở một máy chủ gặp sự cố. Đối với các hệ thống quản lý thông tin đất đai chủ yếu được thiết kế theo mô hình tập trung. Trong khi đó công tác quản lý đất đai lại được phân cấp, các dữ liệu được cập nhật thường xuyên nên với mô hình CSDL tập trung sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, các hệ thống thông tin đất đai được triển khai độc lập ở các đơn vị hành chính, CSDL ở các đơn vị không được gắn kết, thiếu đồng bộ. Khi ứng dụng CSDL phân tán vào việc quản lý thông tin đất đai, các CSDL cấp tỉnh được thiết kế phân mãnh ngang theo đơn vị hành chính cấp huyện và tổ chức phân tán ở hai cấp tỉnh, huyện. Mỗi huyện sẽ có một CSDL chứa toàn dữ liệu thuộc phạm vi của huyện và vận hành độc lập. CSDL cấp huyện đặt tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, phục vụ tác nghiệp cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện. CSDL cấp tỉnh chứa toàn bộ CSDL đất đai các huyện; CSDL cấp tỉnh đặt tại Sở Tài nguyên và Môi trường, phục vụ tác nghiệp cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh, Chi cục Quản lý Đất đai, Trung tâm Công nghệ thông tin. CSDL cấp tỉnh và huyện phải có cơ chế đồng bộ trực tuyến hai chiều qua hệ thống mạng. Thông qua hệ thống, toàn bộ CSDL quản lý đất đai được thống nhất trên toàn tỉnh góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như: đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cập nhật, chỉnh lý biến động; thống kê, tổng hợp, hỗ trợ ra quyết định cho các cấp Lãnh đạo... 1.3 PHẠM VI ĐỀ TÀI Trong phạm vi luận văn tốt nghiệp này, tôi xin trình bày tổng quan về CSDL phân tán, ứng dụng CSDL phân tán trên SQL Server để tạo liên kết phân tán CSDL trong phạm vi hai huyện của một tỉnh, trên một máy chính và 2 máy ảo. Đề tài cần đáp ứng các thao tác truy vấn CSDL phân tán, quản lý, cập nhật thông tin về khách hàng, nhân Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Trúc Ly 3 Sinh viên thực hiện Kiều Ngọc Khiêm
  17. Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán quản lý việc kinh doanh điện viên, hóa đơn, giá điện. Tính hóa đơn tiền điện, thực hiện các báo cáo thống kê, in ấn ra văn bản. Cùng các chức năng tiện ích khác. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để hoàn thành tốt đề tài luận văn này đòi hỏi sinh viên tham gia xây dựng và phát triển đề tài phải lập ra cho mình một quá trình nghiên cứu hợp lý trong một thời gian cho phép. Về lý thuyết: Có thể tham khảo các tài liệu về việc kinh doanh, quản lý điện của tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), các công ty điện lực ở các tỉnh thành trong cả nước, hệ thống mạng các máy ATM (Automated Teller Machine) dựa vào thuyết CSDL phân tán, hệ thống quản lý đất đại trên CSDL phân tán. Tìm hiểu về CSDL phân tán qua các giáo trình của các thầy cô ở một số trường: Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Lạt,…. Cùng nhiều tài liệu trên các website, diễn đàn. Về thực nghiệm: Giải quyết vấn đề dựa trên các tài liệu đã nghiên cứu được để tiến hành, cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn về CSDL phân tán, quản lý kinh doanh điện. Lập ra kế hoạch để giải quyết các vấn đề theo hướng logic, xây dựng CSDL phân tán quản lý kinh doanh điện cho một sở điện lực. Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Trúc Ly 4 Sinh viên thực hiện Kiều Ngọc Khiêm
  18. Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán quản lý việc kinh doanh điện CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN 2.1.1 Các khái niệm về CSDL phân tán CSDL phân tán (Distributed Database – DDB) là một tập hợp nhiều CSDL có liên đới logic và được phân bố trên một mạng máy tính. Trong khái niệm này có hai thuật ngữ quan trọng là “liên đới logic” và “phân bố trên một mạng máy tính”. Liên đới logic: Toàn bộ dữ liệu của CSDL phân tán có một số các thuộc tính ràng buộc chúng với nhau, điều này giúp chúng ta có thể phân biệt một CSDL phân tán với một tập hợp CSDL cục bộ hoặc tập tin lưu trữ tại các vị trí khác nhau trong một mạng máy tính. Phân bố trên một mạng máy tính: Toàn bộ dữ liệu của CSDL phân tán không được lưu trữ ở một nơi mà được lưu trữ trên nhiều trạm của một mạng máy tính, điều này giúp chúng ta phân biệt CSDL phân tán với CSDL tập trung đơn lẻ. Hệ quản trị CSDL phân tán (Distributed Database Management System DDBMS) được định nghĩa là một hệ thống phần mềm cho phép quản lý các hệ CSDL phân tán và làm cho sự phân tán trở nên “trong suốt” đối với người sử dụng. Hệ CSDL phân tán (Distributed Database System –DDBS) được xây dựng dựa trên hai công nghệ cơ bản là CSDL và mạng máy tính. Một hệ CSDL phân tán không phải là một “tập hợp các tập tin” được lưu trữ riêng rẽ tại mỗi nút của một mạng máy tính. Để tạo ra một hệ CSDL phân tán các tập tin không chỉ có liên đới logic mà chúng còn phải có cấu trúc và được truy xuất qua một giao diện chung. Hệ CSDL phân tán không thuần nhất: các CSDL cục bộ ở các máy trạm (Site) không dùng chung một hệ quản trị CSDL. Hệ CSDL phân tán thuần nhất: các CSDL cục bộ ở các máy (Site) trạm đều dùng chung một hệ quản trị CSDL Khái niệm xử lý phân tán có hai khái niệm liên quan với nhau: o Khái niệm liên quan đến việc tính toán trên Client/Server trong đó ứng dụng được chia ra thành hai phần, phần của Server và phần của Client và được vận hành ở hai nơi. Trong tính toán phân tán này cho phép truy nhập trực tiếp dữ liệu và xử lý dữ liệu trên Client và Server. Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Trúc Ly 5 Sinh viên thực hiện Kiều Ngọc Khiêm
  19. Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán quản lý việc kinh doanh điện o Khái niệm thứ hai là việc xử lý các tác vụ phức tạp trên nhiều hệ thống. Không gian nhớ và bộ xử lý của nhiều máy cùng hoạt động chia nhau tác vụ xử lý. Máy trung tâm sẽ giám sát và quản lý các tiến trình này. Có trường hợp thông qua Internet hàng nghìn máy cùng xử lý một tác vụ. Hệ xử lý phân tán là một tập hợp các phần tử xử lý tự trị (không nhất thiết đồng nhất) được kết nối với nhau bởi một mạng máy tình và cùng phối hợp thực hiện những công việc gán cho chúng. Phần tử xử lý ở đây để chỉ một thiết bị tính toán có khả năng thực hiện chương trình trên nó.(4) Hình 1: Mô hình hệ CSDL phân tán (4). 2.1.2 Kiến trúc cơ bản của CSDL phân tán Kiến trúc này trình bày các mức của CSDL phân tán mang tính khái niệm thích hợp để dễ hiểu và tổ chức của các CSDL phân tán nói chung. Sơ đồ tổng thể: Định nghĩa tất cả dữ liệu sẽ được lưu trữ trong CSDL phân tán. Trong mô hình quan hệ, sơ đồ tổng thể bao gồm định nghĩa của các tập quan hệ tổng thể. Sơ đồ phân đoạn: mỗi quan hệ tổng thể có thể chia thành một vài phần không dồn lên nhau được gọi là đoạn. Có nhiều cách khác nhau để thực hiện việc phân Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Trúc Ly 6 Sinh viên thực hiện Kiều Ngọc Khiêm
  20. Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán quản lý việc kinh doanh điện chia này. Ánh xạ giữa các sơ đồ tổng thể và các đoạn được định nghĩa trong sơ đồ phân đoạn. Sơ đồ định vị: các đoạn là các phần logic của quan hệ tổng thể được định nghĩa vật lý trên một hoặc nhiều vị trí trên mạng.Kiểu ánh xạ trong sơ đồ định vị quyết định CSDL phân tán có dư thừa hay không. Sơ đồ ánh xạ địa phương: ánh xạ các ảnh vật lý và các đối tượng được lưu trữ tại một trạm ( tất cả các đoạn của một quan hệ tổng thể trên cùng một vị trí tạo ra ảnh vật lý). Hình 2: Các mức trong suốt phân tán.(4) 2.1.3 Sự cần thiết của hệ CSDL phân tán Trong những năm gần đây, công nghệ CSDL phân tán đã trở thành một lĩnh vực quan trọng của công nghệ thông tin, tính cần thiết của nó ngày càng được nâng cao. Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của hệ CSDL phân tán: Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Trúc Ly 7 Sinh viên thực hiện Kiều Ngọc Khiêm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2