Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý công tác tuyển sinh tại một trường đại học
lượt xem 15
download
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin "Xây dựng phần mềm quản lý công tác tuyển sinh tại một trường đại học" nhằm xây dựng phần mềm thực hiện quản lý mảng tuyển sinh của trường đại học, cao đẳng với các chức năng chính: quản lý hồ sơ đăng ký dự thi, quản lý các danh mục, xét tuyển, thống kê, báo cáo, tìm kiếm, lưu trữ và cập nhật điểm thi cho thí sinh,... đáp ứng được các yêu cầu về quản lý công tác tuyển sinh của một trường đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý công tác tuyển sinh tại một trường đại học
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÔNG TÁC TUYỂN SINH TẠI MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ TRÚC LY LÊ THANH TÂN MSSV: 0951190163 Lớp: ĐH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Khóa: 2 Hậu Giang – Năm 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của cô Nguyễn Thị Trúc Ly (giảng viên hướng dẫn) trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu này. Nếu có gì gian dối tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng phản biện về kết quả luận văn tốt nghiệp của mình. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) LÊ THANH TÂN ii
- LỜI CẢM TẠ Sau gần 3 tháng nổ lực thực hiện luận văn tốt nghiệp “Xây dựng phần mềm Quản lý công tác tuyển sinh tại một trường đại học” đến nay đã hoàn thành. Ngoài sự cố gắng, nổ lực hết mình của bản thân, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, khích lệ từ gia đình, nhà trường, thầy cô và bạn bè. Trước hết con xin cảm ơn cha, mẹ đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện cho con học tập và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn Khoa Công Nghệ Thông Tin, trường Đại học Võ Trường Toản đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, truyền thụ cho em những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Trúc Ly đã luôn quan tâm, giúp đỡ và tận tình hướng dẫn em trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Thân gửi lời cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi một số sai sót, mong nhận được sự góp ý và tận tình hướng dẫn của quý thầy cô và các bạn để luận văn hoàn thiện hơn. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) LÊ THANH TÂN iii
- BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ____________________________________________ • Họ và tên người hướng dẫn: Nguyễn Thị Trúc Ly • Học vị: Kỹ sư • Chuyên ngành: Công nghệ thông tin • Cơ quan công tác: Trường Đại học Võ Trường Toản • Họ và tên : Lê Thanh Tân • Mã số sinh viên : 0951190163 • Chuyên ngành : Công nghệ thông tin • Tên đề tài : Xây dựng phần mềm quản lý công tác tuyển sinh tại một trường đại học. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... 2. Về hình thức: ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... 5. Nội dung và các kết quả đạt được: ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... 6. Các nhận xét khác: ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... 7. Kết luận: ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ………., ngày…… tháng …… năm… Người nhận xét (Ký và ghi rõ họ tên) iv
- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ______________________________________________ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ Hậu Giang, ngày …. tháng …. năm … Giáo viên phản biện (Ký và ghi rõ họ tên) v
- MỤC LỤC CHƯƠNG 1................................................................................................................1 TỔNG QUAN ............................................................................................................1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................1 1.2. LỊCH SỬ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................1 1.3. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................5 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ....6 CHƯƠNG 2................................................................................................................7 CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................................................7 1.1. SƠ LƯỢC VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG ..........................................................................................7 1.1.1. Khái niệm về hệ thống, hệ thông tin quản lý ...........................................7 1.1.2. Phân tích thiết kế hệ thống thông tin .......................................................7 1.1.3. Phương pháp PTTKHTTT.......................................................................8 1.2. UML – NGÔN NGỮ MÔ HÌNH HÓA ĐỐI TƯỢNG ...................................9 1.2.1. Mô hình ...................................................................................................10 1.2.2. Sơ đồ hoạt vụ (use case diagram) ...........................................................10 1.2.4. Sơ đồ tương tác (interaction diagram)...................................................16 1.3. HỆ QUẢN TRỊ CSDL SQL SERVER .........................................................20 1.3.1. SQL là ngôn ngữ CSDL quan hệ............................................................20 1.3.2. Tổng quan về CSDL quan hệ .................................................................21 1.3.3. Sơ lược về SQL........................................................................................22 1.4. NGÔN NGỮ CSHARP (C#) .........................................................................25 1.4.1. C# là ngôn ngữ đơn giản.........................................................................26 1.4.2. C# là ngôn ngữ hiện đại ..........................................................................26 1.4.3. C# là ngôn ngữ hướng đối tượng............................................................26 1.4.4. C# là ngôn ngữ mạnh mẽ và cũng mềm dẻo ..........................................27 1.4.5. C# là ngôn ngữ ít từ khóa .......................................................................27 1.4.7. C# sẽ là một ngôn ngữ phổ biến .............................................................28 CHƯƠNG 3..............................................................................................................29 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................29 1.1. GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA, THU THẬP THÔNG TIN..............................29 1.1.3. Mô tả công tác tuyển sinh: .................................................................29 1.1.3. Đặc tả hệ thống tuyển sinh tại trường ĐH, CĐ: ...............................29 1.2. GIẢI PHÁP PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ CÁC MÔ HÌNH........................32 1.2.1. Sơ đồ hoạt vụ:.....................................................................................32 1.2.2. Mô tả use case:....................................................................................34 1.2.3. Sơ đồ lớp:............................................................................................42 1.2.4. Sơ đồ tuần tự (SĐTT).........................................................................51 1.3. DEMO CHƯƠNG TRÌNH........................................................................57 1.3.1. Sơ đồ hệ thống ....................................................................................57 1.3.2. Một số Form chính của hệ thống .......................................................58 CHƯƠNG 4..............................................................................................................65 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN...............................................................65 1.1 KẾT LUẬN................................................................................................65 1.1.1. Kết quả đạt được:...............................................................................65 1.1.2. Hạn chế:..............................................................................................65 vi
- 1.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN ............................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................66 Tiếng Việt.................................................................................................................66 vii
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Ví dụ về sự kiện trong UML Hình 1.2. Các chức năng chính của Admin Hình 1.3. Các chức năng của Nhân viên tuyển sinh Hình 1.4. Sơ đồ lớp Hình 1.5. SĐTT Đăng nhập Hình 1.6. SĐTT tạo hồ sơ nhập học Hình 1.7. SĐTT Cập nhật danh mục Hình 1.8. SĐTT Cập nhật danh mục tỉnh, thành phố Hình 1.9. SĐTT Tạo mới hồ sơ thí sinh Hình 1.10. SĐTT Xét tuyển theo nguyện vọng Hình 1.11.SĐTT Xét tuyển nguyện vọng 1 Hình 1.12. SĐTT công bố danh sách trúng tuyển NV theo ngành Hình 1.13. Sơ đồ hệ thống Hình 1.14. Giao diện chính của chương trình Hình 1.15. Form “đăng nhập” Hình 1.16. Form “Danh mục Quận (Huyện)” Hình 1.17. Form “Danh mục Đơn vị ĐKDT” Hình 1.18. Form “Nhập hồ sơ ĐKDT từ file excel” Hình 1.19. Form “Cập nhật điểm sàn” Hình 1.20. Form “Cập nhật chỉ tiêu” Hình 1.21. Form “thống kê số lượng thí sinh” Hình 1.22. Form “Xem kết quả NV1” Hình 1.23. Form “Nhập hồ sơ ĐKDT NV2, NV3” Hình 1.24. Form “In danh sách trúng tuyển” viii
- DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1.1: Một số kiểu dữ liệu thông dụng trong SQL Bảng 1.2: Các từ khóa của ngôn ngữ C# Bảng 1.3: Điểm ưu tiên theo các nhóm đối tượng và khu vực Bảng 1.4: Bảng mô tả thuộc tính của bảng CAN_BO_TUYEN_SINH Bảng 1.5: Bảng mô tả thuộc tính của bảng NGUOI_DUNG Bảng 1.6: Bảng mô tả thuộc tính của bảng DAN_TOC Bảng 1.7: Bảng mô tả thuộc tính của bảng NAM_TUYEN_SINH Bảng 1.8: Bảng mô tả thuộc tính của bảng DIEM Bảng 1.9: Bảng mô tả thuộc tính của bảng CHI_TIEU Bảng 1.10: Bảng mô tả thuộc tính của bảng DIEM_SAN Bảng 1.11: Bảng mô tả thuộc tính của bảng DT_UU_TIEN Bảng 1.12: Bảng mô tả thuộc tính của bảng LICH_THI Bảng 1.13: Bảng mô tả thuộc tính của bảng HO_SO_THI_SINH Bảng 1.14: Bảng mô tả thuộc tính của bảng KV_UU_TIEN Bảng 1.15: Bảng mô tả thuộc tính của bảng MON_THI Bảng 1.16: Bảng mô tả thuộc tính của bảng NGANH Bảng 1.17: Bảng mô tả thuộc tính của bảng KHOI_THI Bảng 1.18: Bảng mô tả thuộc tính của bảng QUAN_HUYEN Bảng 1.19: Bảng mô tả thuộc tính của bảng TRUONG_THPT Bảng 1.20: Bảng mô tả thuộc tính của bảng TINH_TP Bảng 1.21: Bảng mô tả thuộc tính của bảng HE_DAO_TAO Bảng 1.22: Bảng mô tả thuộc tính của bảng TT_NHAP_HOC Bảng 1.23: Bảng mô tả thuộc tính của bảng CT_NGANH Bảng 1.24: Bảng mô tả thuộc tính của bảng TT_DIEM_CONG Bảng 1.25: Bảng mô tả thuộc tính của bảng DIEM_CHUAN ix
- TỪ VIẾT TẮT - Tiếng Việt • ĐH, CĐ: đại học, cao đẳng. • ĐKDT: đăng ký dự thi. • QLCTTS: quản lý công tác tuyển sinh. • GD & ĐT: giáo dục và đào tạo. • CSDL: cơ sở dữ liệu. • NV1: Nguyện vọng 1. • NV2: Nguyện vọng 2. • NV3: Nguyện vọng 3. • PTTKHTTT: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin. • SĐTT: sơ đồ tuần tự. - Tiếng Anh • UML: Unifield Modeling Language. x
- TÓM TẮT Hằng năm, cứ đến kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng là các trường đại học, cao đẳng trong cả nước bận rộn chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh mới, công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và có sự chính xác cao. Điều này, đặt ra yêu cầu cần thiết có một hệ thống quản lý công tác tuyển sinh nhằm đáp ứng được các yêu cầu của trường đại học, cao đẳng đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý tuyển sinh của trường làm cho công tác tuyển sinh trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả, giảm bớt được thời gian, tiền bạc và công sức. Đề tài: “Xây dựng hệ thống quản lý công tác tuyển sinh tại một trường đại học” thực hiện quản lý mảng tuyển sinh của trường đại học, cao đẳng với các chức năng chính: quản lý hồ sơ đăng ký dự thi, quản lý các danh mục, xét tuyển, thống kê, báo cáo, tìm kiếm, lưu trữ và cập nhật điểm thi cho thí sinh,… đáp ứng được các yêu cầu về quản lý công tác tuyển sinh của một trường đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hệ thống được xây dựng dựa trên: - Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống UML - Ngôn ngữ lập trình C#.Net 2008 - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005 Từ khóa: phân tích thiết kế hệ thống, sơ đồ hoạt vụ, sơ đồ lớp, sơ đồ tương tác. xi
- Luận văn tốt nghiệp Quản lý công tác tuyển sinh tại một trường Đại học CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay ở Việt Nam tin học đã rất phát triển và được ứng dụng vào mọi ngành, mọi lĩnh vực của nền kinh tế đất nước, góp phần quan trọng trong việc phát triển các ngành một cách nhanh hơn, hiệu quả hơn. Các phần mềm quản lý nhằm nâng cao năng suất và tốc độ xử lý một lượng thông tin lớn, phức tạp để đưa ra thông tin kịp thời và chính xác đáp ứng được những yêu cầu đặt ra ngày càng được ưa chuộng. Hằng năm các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) trong cả nước đều tổ chức các kỳ tuyển sinh để tìm kiếm và đào tạo các nhân tài cho quốc gia. Với số lượng hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) vào mỗi trường rất lớn đòi hỏi phải có một hệ thống quản lý công tác tuyển sinh (QLCTTS) hiệu quả, nhanh chóng và chính xác, đáp ứng các yêu cầu tuyển sinh của từng trường. Theo tìm hiểu thực tế thì đại đa số các hệ thống quản lý tuyển sinh các trường ĐH, CĐ chỉ đơn thuần là quản lý thủ công, và một số hệ thống quản lý công tác tuyển sinh bằng máy tính như lưu trữ các thông tin chung về các thí sinh dự thi trên máy tính chủ yếu trên Word. Các mẫu báo cáo thống kê phải viết tay hoặc có đánh máy thì lại phải đánh lại danh sách thí sinh theo nội dung báo cáo, công việc này mất thời gian mà chưa hiệu quả cao và chưa đồng bộ. Ngoài ra một số trường ĐH, CĐ có sử dụng phần mềm quản lý công tác tuyển sinh của bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) nhưng vì công tác tuyển sinh của mỗi trường mỗi khác nên phần mềm này cũng không thể nào đáp ứng hết các yêu cầu đặc thù của từng trường. Do vậy mỗi trường ĐH, CĐ cần có một phần mềm QLCTTS riêng, đáp ứng được nhu cầu tuyển sinh của trường, đồng thời phải có sự đồng bộ với phần mềm QLCTTS của Bộ GD & ĐT, giúp cho việc lưu trữ, cập nhật những thay đổi, tìm kiếm thông tin, xét tuyển ĐH, CĐ hay việc thống kê xuất báo cáo gửi về bộ được nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn. 1.2. LỊCH SỬ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trước đây khi công nghệ thông tin ở Việt Nam chưa phát triển, các phần mềm quản lý, phần mềm ứng dụng rất ít khi được biết đến thì mọi việc quản lý hồ sơ, sổ sách, tính toán, … chỉ sử dụng phương pháp thủ công là phổ biến. Đồng thời, trình độ ___________________________________________________________________________ Trang 1
- Luận văn tốt nghiệp Quản lý công tác tuyển sinh tại một trường Đại học văn hóa của người dân không cao nên số lượng hồ sơ ĐKDT vào các trường ĐH, CĐ là rất ít. Cho nên công tác tuyển sinh chủ yếu được thực hiện thủ công, không có sự hỗ trợ của công nghệ. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, trình độ văn hóa của người dân cũng ngày càng được nâng cao. Nhiều trường ĐH, CĐ được mở cùng với đó là sự đa dạng về các ngành nghề phục vụ lợi ích cho xã hội. Số lượng thí sinh ĐKDT vào các trường ĐH, CĐ là rất lớn. Hệ thống quản lý tuyển sinh trước đây không còn đáp ứng được. Trước yêu cầu đó thì bộ GD & ĐT đã triển khai chương trình máy tính tuyển sinh và cho ra đời phần mềm tuyển sinh ĐH, CĐ đáp ứng các yêu cầu tuyển sinh của các sở GD & ĐT, các trường ĐH, CĐ. Phần mềm được viết bằng ngôn ngữ C# và sử dụng hệ quản trị CSDL Visual Foxpro 9.0 chạy trong môi trường Windows với các chức năng chính sau: * Đối với Sở GD & ĐT: - Nhập hồ sơ ĐKDT của thí sinh gửi về Sở. - In kiểm dò để đảm bảo dữ liệu nhập vào máy tính hoàn toàn chính xác. - Tập hợp, tổ chức ghép nối các tập tin từ nhiều nơi. - Thống kê số lượng thí sinh ĐKDT theo các tiêu chí khác nhau như: Trường, Ngành, Tỉnh, Huyện, Cụm Thi,… - In danh sách thí sinh dự thi, bàn giao hồ sơ và dữ liệu máy tính cho Bộ và các Trường. * Đối với các trường ĐH, CĐ: - Đối với các trường tổ chức thi: + Tập hợp hồ sơ ĐKDT từ các Sở GD & ĐT. + Lập các thống kê số lượng thí sinh dự thi đầu vào theo các tiêu chí khác nhau. + Tổ chức các cụm thi, nơi thi, phòng thi, địa điểm thi. + Sắp xếp phòng thi và đánh số báo danh. + Lập danh sách thí sinh tại phòng thi. + In giấy báo thi gửi đến thí sinh. + Đánh phách bài thi cho các môn thi. + Hướng dẫn dồn túi bài thi, hướng dẫn đánh phách. + In biên bản chấm thi. + Nhận kết quả thi ĐH, CĐ. ___________________________________________________________________________ Trang 2
- Luận văn tốt nghiệp Quản lý công tác tuyển sinh tại một trường Đại học • Trắc nghiệm • Tự luận + Ghép phách bài thi các môn và tổng hợp kết quả thi. + In giấy chứng nhận kết quả thi, số điểm, giấy báo điểm. + Thống kê kết quả thi theo các tiêu chí khác nhau phục vụ cho công tác xét tuyển. + Nhập điểm chuẩn và in danh sách thí sinh được xét tuyển các nguyện vọng. + Kiểm tra kết quả sau khi xét tuyển + Lập danh sách xin chấm Phúc khảo và điểm phúc khảo. + In danh sách trúng tuyển, phiếu nhập học và danh sách nhập học. + Gửi hồ sơ kết quả thi về Bộ GD & ĐT. - Đối với các trường không tổ chức thi: + Tập hợp hồ sơ đăng ký xét tuyển từ các trường có tổ chức thi + Thống kê điểm thi theo nhiều tiêu chí khác nhau. + Nhập điểm chuẩn và in danh sách thí sinh được xét tuyển các nguyện vọng. + In danh sách trúng tuyển, phiếu nhập học và danh sách nhập học. + Kiểm tra kết quả sau khi xét tuyển + Gửi hồ sơ kết quả thi về Bộ GD & ĐT. * Đối với Bộ GD & ĐT - Tập hợp hồ sơ ĐKDT từ các trường (hoặc các tỉnh). - Lập thống kê số lượng thí sinh ĐKDT ở quy mô cả nước theo nhiều tiêu chí. - Tập hợp kết quả thi từ các trường. - Lập thống kê kết quả thi ở quy mô cả nước. - Danh sách thí sinh cùng họ tên, ngày sinh, hộ khẩu, đợt thi nhưng đăng ký thi ở hai trường khác nhau hỗ trợ kiểm tra phát hiện thi hộ thi kèm. - Thống kê điểm và xác định điểm sàn các khối thi. - Thống kê điểm theo khối. - Căn cứ điểm sàn, dự kiến xác định số thí sinh trúng tuyển, thừa, thiếu của trường, toàn quốc và khu vực. Ưu điểm: - Phần mềm có nhiều chức năng quản lý, thống kê, in ấn,.. ___________________________________________________________________________ Trang 3
- Luận văn tốt nghiệp Quản lý công tác tuyển sinh tại một trường Đại học - Nhiều đối tượng sử dụng như: Sở GD & ĐT, các trường ĐH, CĐ (trường tổ chức thi và trường không tổ chức thi), Bộ GD & ĐT. - Cho phép thực hiện công nghệ đánh số báo danh thống nhất giữa các trường. Sự sắp xếp số báo danh theo công nghệ này sẽ chặn tối đa các hành vi gian lận thi hộ thi kèm. Những thí sinh có trùng họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán sẽ tự động bị điều chuyển trong các khu vực thi khác nhau. - Cho phép thực hiện việc tránh rò rỉ số phách bằng cách dồn túi bài thi đảm bảo tính ngẫu nhiên nhiều lần (tối thiểu là 3 lần)… Hạn chế: - Bị lỗi FONT chữ khi cài trên các máy tính khác nhau, cần phải tải thêm các FONT chữ cần thiết. - Phần mềm chỉ cài đặt và hoạt động ổn định trên hệ điều hành Windows 2000/NT/XP và Windows 7. - Do quy chế tuyển sinh hằng năm thay đổi, đồng thời hằng năm một số trường ĐH, CĐ có điều chỉnh một số thông tin liên quan đến các danh mục tuyển sinh như đơn vị ĐKDT, ngành đào tạo,… thì cần phải cập nhật mới lại để đảm bảo tính thống nhất toàn hệ thống. Ngoài ra còn có phần mềm quản lý tuyển sinh của trường Đại học Võ Trường Toản được xây dựng để phục vụ nhu cầu tuyển sinh của trường với các chứng năng như sau: - Nhập file điểm (file excel được tổng hợp lại từ các file dữ liệu của Bộ) - Xét tuyển nguyện vọng 1 (NV1) (dữ liệu từ file excel của Bộ tổng hợp lại) - Đăng ký nguyện vọng 2 (NV2), nguyện vọng 3 (NV3) • Chức năng sửa: dành cho thí sinh đã xét NV1 của trường. • Chức năng thêm: cho thí sinh chưa xét NV1 của trường. • Thống kê thí sinh trúng tuyển NV1. NV2, NV3. • Trả hồ sơ xét tuyển NV2, NV3. • In ấn các biểu mẫu tương ứng như: giấy báo trúng tuyển, giấy báo dự thi, giấy báo nhập học, biên nhận hồ sơ nhập học, … Ưu điểm: - Phần mềm dễ sử dụng. - Các chức năng thống kê, báo cáo, in ấn có thể xuất ra file excel hoặc word. ___________________________________________________________________________ Trang 4
- Luận văn tốt nghiệp Quản lý công tác tuyển sinh tại một trường Đại học Hạn chế: - Chỉ sử dụng cho trường không tổ chức thi. - Không có chức năng quản lý các danh mục tuyển sinh. - Chức năng thống kê danh sách trúng tuyển có ít các tiêu chí để thống kê. 1.3. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI Đối với khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Võ Trường Toản, vì chúng em là một trong những khóa đầu tiên làm đề tài tốt nghiệp, thêm vào đó là hệ thống tuyển sinh ĐH, CĐ tương đối lớn nên trong đề tài này chỉ có thể sử dụng cho trường không tổ chức thi mà lấy kết quả thi của thí sinh ĐKDT từ các trường tổ chức thi khác để xét tuyển NV1, NV2, NV3. * Về mặt lý thuyết: Nghiên cứu: - Các thuật ngữ, khái niệm chuyên ngành tuyển sinh, các quy chế về tuyển sinh, các nguyên tắc, quy trình hoạt động của công tác tuyển sinh tại trường ĐH, CĐ. - Sử dụng UML để phân tích thiết kế hệ thống phần mềm QLCTTS tại trường ĐH, CĐ. - Hệ quản trị CSDL SQL Server 2005, các phương pháp xây dựng và thiết kế CSDL. - Công cụ phát triển Visual Studio 2008, sử dụng ngôn ngữ C#.Net để xây dựng và phát triển hệ thống. * Về chương trình: Mục tiêu của đề tài là xây dựng được hệ thống quản lý công tác tuyển sinh ĐH, CĐ hỗ trợ quá trình tuyển sinh với các chức năng chính của phần mềm như sau: Quản lý các danh mục như: khối thi, ngành, trường đăng ký dự thi (ĐKDT), khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên,… Nhập hồ sơ ĐKDT từ tập tin, nhập hồ sơ xét tuyển NV1, NV2, NV3. Thống kê số lượng thí sinh theo khối, ngành, hệ đào tạo, năm tuyển sinh, tỉnh thành phố và theo đơn vị ĐKDT. In ấn: kết quả tuyển sinh, giấy báo trúng tuyển, giấy báo nhập học,… Xét tuyển NV1, NV2, NV3 theo hệ CĐ và ĐH. ___________________________________________________________________________ Trang 5
- Luận văn tốt nghiệp Quản lý công tác tuyển sinh tại một trường Đại học Cập nhật điểm sàn, điểm chuẩn, chỉ tiêu ngành. Tìm kiếm hồ sơ ĐKDT theo ngành, số báo danh, họ và tên thí sinh, chứng minh nhân dân,… Quản lý hồ sơ nhập học: thu học phí, in giấy báo nhập học,… * Công cụ sử dụng: - Ngôn ngữ lập trình: C# - Hệ quản trị CSDL: SQL Server 2005 - Công cụ phân tích: Star UML 5.0.2, WinDesign 6.5 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - Phương pháp nghiên cứu và hướng giải quyết vấn đề cho đề tài: • Thu thập tài liệu thông qua sách, báo, tivi, Internet, … • Tổng hợp tài liệu, từ đó có cái nhìn cơ bản, tổng quát về nội dung cần thực hiện trong đề tài. • Từ nguồn tài liệu đã thu thập, tiến hành phân tích hệ thống: viết đặc tả hệ thống, thiết kế sơ đồ hoạt vụ, sơ đồ lớp, sơ đồ tuần tự, … • Tìm hiểu về Visual Studio 2008, ngôn ngữ C# trong lập trình Windows Form, SQL Server 2005 và cách kết nối CSDL. • Tiếp tục tìm hiểu và hoàn thiện hệ thống. • Tiến hành lập trình và phát triển hệ thống. • Chạy thử chương trình, sửa lỗi, hoàn thiện hệ thống. • Viết báo cáo quá trình thực hiện đề tài. ___________________________________________________________________________ Trang 6
- Luận văn tốt nghiệp Quản lý công tác tuyển sinh tại một trường Đại học CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. SƠ LƯỢC VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG 1.1.1. Khái niệm về hệ thống, hệ thông tin quản lý - Hệ thống: là tập hợp các phần tử có những mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau cùng hoạt động chung cho một số mục tiêu nào đó. Trong hoạt động có trao đổi vào ra với môi trường ngoài. - Hệ thống quản lý: là một hệ thống có một mục đích mang lại lợi nhuận hoặc lợi ích nào đó. Đặc điểm của hệ thống là có sự tham gia của con người và có trao đổi thông tin. Hệ thống quản lý chia thành hai hệ thống con: + Hệ tác nghiệp (trực tiếp sản xuất): gồm con người, phương tiện, phương pháp trực tiếp thực hiện mục tiêu đã đề ra. + Hệ quản lý (gián tiếp sản xuất): gồm con người, phương tiện, phương pháp cho phép điều khiển hoạt động của hệ thống và được chia thành hai hệ con: • Hệ quyết định: đưa ra các quyết định. • Hệ xử lý thông tin: xử lý thông tin. - Hệ thống thông tin (information system): là một hệ thống sử dụng công nghệ thông tin để thu nhập, truyền, lưu trữ, xử lý và biểu diễn thông tin trong một hay nhiều quá trình kinh doanh. 1.1.2. Phân tích thiết kế hệ thống thông tin Phân tích thiết kế hệ thống thông tin (PTTKHTTT) là một phương pháp được sử dụng bởi dãy các công ty từ IBM đến Pepsi, Hasbro, Inc…, để tạo và duy trì hệ thống thông tin nhằm thực hiện các chức năng cơ bản như lưu trữ chính xác các tên và địa chỉ của khách hàng, xử lý các đơn hàng và thanh toán cho người làm công. Mục tiêu chính của PTTKHTTT là cải tiến hệ thống cấu trúc, điển hình là qua các ứng dụng phần mềm có thể giúp đỡ các nhân viên ___________________________________________________________________________ Trang 7
- Luận văn tốt nghiệp Quản lý công tác tuyển sinh tại một trường Đại học hoàn tất các công việc chính của doanh nghiệp được dễ dàng và hiệu quả hơn. Là một người phân tích hệ thống, bạn sẽ là trung tâm của sự phát triển phần mềm đó. PTTKHTTT được dựa trên: - Sự hiểu biết của bạn về mục tiêu, các cấu trúc và các quy trình của tổ chức. - Kiến thức của bạn về làm thế nào để triển khai công nghệ thông tin nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, … 1.1.3. Phương pháp PTTKHTTT Đã có nhiều phương pháp PTTKHTTT đang được sử dụng hiện nay và phổ biến hơn cả là những phương pháp có cấu trúc. Phương pháp phân tích có cấu trúc bao gồm: - Các phương pháp hướng chức năng: Phương pháp SADT (Structured Analysis and Design Technique – Kỹ thuật Thiết kế và phân tích cấu trúc). Phương pháp MERISE (Méthode pour Rassembler des Idées Sans Effort – Phương pháp tập hợp các ý tưởng không cần nỗ lực). Phương pháp MCX (Méthode de Xavier Castellani – Phương pháp của Xavier Castellani), … - Các phương pháp hướng đối tượng: • Phương pháp HOOD (Hierarchical Object Oriented Design) là một phương pháp được lựa chọn để thiết kế các hệ thống thời gian thực. • Phương pháp RDD (Responsibility Driven Design) dựa trên việc mô hình hóa hệ thống thành các lớp. • Phương pháp OMT (Object Modelling Technique) là một phương pháp được xem là mới nhất trong cách tiếp cận hướng đối tượng. • Phương pháp UML (Unifield Modeling Language – Phương pháp ngôn ngữ mô hình hóa đối tượng), … Mỗi phương pháp có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, vấn đề là chúng ta cần chọn lựa một phương pháp PTTKHTTT dễ sử dụng, có thể mô ___________________________________________________________________________ Trang 8
- Luận văn tốt nghiệp Quản lý công tác tuyển sinh tại một trường Đại học hình hóa một cách tổng quát nhất các vấn đề đặt ra trong thực tế, có khả năng áp dụng cho lớp các bài toán phục vụ quản lý và có khả năng chuyển thành chương trình sử dụng trong thực tế một cách nhanh nhất và hoàn thiện nhất. 1.2. UML – NGÔN NGỮ MÔ HÌNH HÓA ĐỐI TƯỢNG Phương pháp UML là phương pháp ngôn ngữ mô hình hóa đối tượng được xây dựng để đặc tả, phát triển và viết tài liệu cho các khía cạnh trong phát triển phần mềm hướng đối tượng. UML giúp người phát triển hiểu rõ và ra quyết định liên quan đến phần mềm cần xây dựng. UML bao gồm một tập các khái niệm, các ký hiệu, các biểu đồ và hướng dẫn. UML được phát triển bởi Grady Booch, James Rumbaugh và Ivar Jacobson tại công ty phần mềm Rational. Mục tiêu của họ là tạo ra một phương pháp mới, phương pháp thống nhất dựa trên các phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng đề xuất riêng rẽ trước đó bởi Grady Booch, James Rumbaugh và Ivar Jacobson. Dựa vào việc hợp nhất các ký hiệu sử dụng trong khi phân tích, thiết kế các phương pháp đó, UML đưa ra một nền tảng chuẩn bị cho việc phân tích, thiết kế và kết quả có thể vận dụng để tự sinh mã nguồn. UML ra đời cuối năm 1980, được hợp nhất từ các phương pháp hướng đối tượng Booch, Oose (Jacobson) và OMT (Rumbaugh), UML được hãng Ration phát triển đến năm 1997, từ năm 1997 được hãng OMG phát triển. - UML hỗ trợ xây dựng hệ thống hướng đối tượng dựa trên việc nắm bắt khía cạnh cấu trúc tĩnh và các hành vi động của hệ thống. + Cấu trúc tĩnh định nghĩa các kiểu đối tượng quan trọng của hệ thống, nhằm cài đặt và chỉ ra mối quan hệ giữa các đối tượng đó. + Các hành vi động định nghĩa các hoạt động của các đối tượng theo thời gian và tương tác giữa các đối tượng hướng tới đích. - Các mục đích của ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất UML: + Mô hình hóa các hệ thống sử dụng các khái niệm hướng đối tượng. + Thiết lập sự liên hệ từ nhận thức của con người đến các sự kiện cần mô hình hóa. + Giải quyết vấn đề về mức độ thừa kế trong các hệ thống phức tạp với nhiều ràng buộc khác nhau. + Tạo một ngôn ngữ mô hình hóa có thể sử dụng bởi người và máy. ___________________________________________________________________________ Trang 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Công nghệ sấy lạnh
105 p | 699 | 186
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý cửa hàng bán thuốc
109 p | 28 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý khám chữa bệnh tại một phòng khám (Dương Văn Phong)
166 p | 33 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng website bán hàng nông sản
67 p | 19 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Website quản lý bán vé máy bay
88 p | 26 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý điểm theo hệ thống đào tạo tín chỉ cho một trường đại học
113 p | 26 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Phần mềm quản lý mua bán và bảo hành các thiết bị máy tính
131 p | 25 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Hệ thống quản lý tour du lịch
65 p | 23 | 11
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng sổ liên lạc trực tuyến cho một trường học
85 p | 16 | 10
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý cây thảo dược - Áp dụng hỗ trợ quản lý công tác khám chữa bệnh tại một cơ sở trị bệnh bằng cây thảo dược
85 p | 23 | 10
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Quản lý mua bán, chế tạo máy móc tại một nhà máy cơ khí
102 p | 21 | 9
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ vụ án cho một tòa án huyện
80 p | 20 | 9
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý công tác tuần tra giao thông, xử lý vi phạm và các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
67 p | 20 | 9
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý thông tin cho một công ty TNHH TM&DV chuyên mua bán dụng cụ Nha khoa và có dịch vụ Nha khoa
85 p | 13 | 8
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhân khẩu ở địa phương
79 p | 13 | 7
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Quản lý hồ sơ Đảng viên trường Đại học Võ Trường Toản
72 p | 15 | 7
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Quản lý ngày công và thanh toán lương của một cơ quan nhà nước
98 p | 20 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn