intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luật căn cước công dân năm 2014: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

11
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Tìm hiểu Luật Căn cước công dân năm 2014" phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Những quy định chung của luật căn cước công dân năm 2014; Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luật căn cước công dân năm 2014: Phần 1

  1. https://tieulun.hopto.org
  2. https://tieulun.hopto.org
  3. TÌM THIỂU LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN NĂM 2014 https://tieulun.hopto.org
  4. HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng PGS.TS. NGUYỄN THẾ KỶ Phó Chủ tịch Hội đồng TS. HOÀNG PHONG HÀ Thành viên TRẦN QUỐC DÂN TS. NGUYỄN ĐỨC TÀI TS. NGUYỄN AN TIÊM NGUYỄN VŨ THANH HẢO https://tieulun.hopto.org
  5. Thiếu tướng, GS.TS. Nguyễn Ngọc Anh Chủ biên TÌM HIỂU LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN NĂM 2014 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT HÀ NỘI ‐ 2015 https://tieulun.hopto.org
  6. TẬP THỂ TÁC GIẢ: Thiếu tướng, GS.TS. NGUYỄN NGỌC ANH (Chủ biên) Trung tá, TS. VŨ HUY KHÁNH Đại úy, ThS. TRẦN NGỌC ĐƯỜNG Thượng úy, ThS. NGUYỄN KIÊN TRUNG https://tieulun.hopto.org
  7. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Để đáp ứng nhu cầu giao dịch của Nhân dân và góp phần quản lý xã hội, kể từ khi thống nhất đất nước đến nay, Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về căn cước công dân như: Quyết định số 143/CP ngày 09-8-1976 của Hội đồng Chính phủ về việc cấp giấy căn cước cho Nhân dân trong cả nước, Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03-2-1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân, Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19-11-2007 và Nghị định số 106/2013/NĐ-CP ngày 17-9-2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân. Các văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để cấp và quản lý Chứng minh nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch của Nhân dân, phục vụ yêu cầu nghiệp vụ Công an, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, hiện nay các văn bản này đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, chưa thật sự phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong khi đó, quyền và nghĩa vụ của công dân về căn cước công dân là quyền và nghĩa vụ cơ bản nên cần phải được quy định trong văn bản có hiệu 5 https://tieulun.hopto.org
  8. lực pháp lý cao là Luật. Chính vì vậy, Luật căn cước công dân đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20-11-2014. Luật này quy định về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, quản lý, sử dụng thẻ Căn cước công dân, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2016. Để góp phần cung cấp cho đông đảo bạn đọc, nhất là bạn đọc cấp cơ sở xã, phường, thị trấn những nội dung cơ bản của Luật căn cước công dân, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phối hợp với tập thể tác giả công tác tại Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp - Bộ Công an do Thiếu tướng, GS.TS. Nguyễn Ngọc Anh làm Chủ biên biên tập và xuất bản cuốn sách Tìm hiểu Luật căn cước công dân năm 2014 với những nội dung cơ bản của Luật căn cước công dân năm 2014 được thể hiện dưới hình thức Hỏi - đáp. Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 7 năm 2015 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT 6 https://tieulun.hopto.org
  9. I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CỦA LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN NĂM 2014 Câu hỏi 1. Vì sao phải ban hành Luật căn cước công dân? Trả lời: Để đáp ứng nhu cầu giao dịch của Nhân dân và góp phần quản lý xã hội, kể từ khi thống nhất đất nước đến nay, Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về căn cước công dân như Quyết định số 143/CP ngày 09-8- 1976 của Hội đồng Chính phủ về việc cấp giấy căn cước cho Nhân dân trong cả nước, Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03-2-1999 về Chứng minh nhân dân, Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19-11-2007 và Nghị định số 106/2013/NĐ-CP ngày 17-9-2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03-2-1999 về Chứng minh nhân dân. Các văn bản quy phạm pháp luật này đã tạo cơ sở để thực hiện quản lý căn cước công dân. Theo Đề cương giới thiệu Luật căn cước công dân của Vụ phổ biến, giáo dục pháp 7 https://tieulun.hopto.org
  10. luật, Bộ Tư pháp, tính đến hết năm 2013, toàn quốc đã làm thủ tục và cấp được 68.124.934 Chứng minh nhân dân, đạt 96,6% so với tổng số người trong diện cấp Chứng minh nhân dân; trong đó, đổi 18.034.383 Chứng minh nhân dân, cấp lại 16.000.013 Chứng minh nhân dân. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để cấp, quản lý Chứng minh nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch của Nhân dân, phục vụ yêu cầu nghiệp vụ Công an, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trật tự, an toàn xã hội. Trên cơ sở các văn bản này, hệ thống cơ quan quản lý căn cước công dân đã hình thành trên cả nước với đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện; cơ sở dữ liệu Chứng minh nhân dân với hệ thống tàng thư căn cước công dân đồ sộ đã và đang đáp ứng yêu cầu cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân và yêu cầu nghiệp vụ Công an. Mặc dù Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về căn cước công dân phù hợp với tình hình thực tiễn của từng giai đoạn, nhưng cho đến nay, các quy định này còn tản mạn, chủ yếu được ban hành dưới hình thức nghị định của Chính phủ nên hiệu lực thi hành thấp. Trong khi đó, quyền và nghĩa vụ của công dân về căn cước công dân là quyền và nghĩa vụ cơ bản 8 https://tieulun.hopto.org
  11. nên cần phải được quy định trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao là Luật. Mặt khác, trước sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là bối cảnh thực hiện hội nhập, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế và cải cách hành chính đã đặt ra các yêu cầu mới, cụ thể là: - Hiến pháp năm 2013 đã quy định quyền tự do đi lại, giao dịch, quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình là quyền con người, quyền công dân được Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm. Căn cước công dân liên quan trực tiếp đến những quyền này; vì vậy, xây dựng Luật căn cước công dân để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân liên quan đến căn cước công dân. - Trong điều kiện đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế, yêu cầu đặt ra là phải hiện đại hóa giấy tờ về căn cước công dân theo hướng ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phù hợp với xu hướng của các nước trên thế giới. Trong khi đó, kỹ thuật, công nghệ cấp, quản lý Chứng minh nhân dân còn lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của Nhân dân, chưa bảo đảm phục vụ tốt yêu cầu quản lý dân cư và hội nhập quốc tế; hình thức, nội dung của giấy tờ về căn cước công dân chưa phù hợp với quy 9 https://tieulun.hopto.org
  12. định của nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, cần quy định việc sử dụng thẻ Căn cước công dân theo công nghệ tiên tiến vừa bảo đảm bền, đẹp, chống làm giả, vừa có khả năng tích hợp nhiều thông tin cần thiết để góp phần đơn giản hóa giấy tờ cho công dân, từng bước thực hiện Chính phủ điện tử. Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hiện nay chủ yếu được lưu trữ thủ công; việc cấp, quản lý, sử dụng giấy tờ về căn cước công dân tuy có nhiều cố gắng cải tiến, sắp xếp hợp lý hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng Luật căn cước công dân để thực hiện các đòi hỏi này cùng với yêu cầu bảo đảm sự đồng bộ với pháp luật về hộ tịch, cư trú, dữ liệu quốc gia về dân cư với trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại giấy tờ về căn cước công dân đơn giản, thuận tiện, không phiền hà. - Pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân và Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý căn cước công dân nên cần phải hoàn thiện quy định này để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho các chủ thể thực hiện quyền, trách nhiệm của mình và Nhân dân có điều kiện giám sát các cơ quan nhà nước có liên quan. Để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật căn 10 https://tieulun.hopto.org
  13. cước công dân số 59/2014/QH13 tại kỳ họp thứ 8 ngày 20-11-2014. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2016. Câu hỏi 2. Luật căn cước công dân được xây dựng trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo nào? Trả lời: Việc xây dựng Luật căn cước công dân được xây dựng trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo sau: - Quán triệt và cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về căn cước công dân, quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân; phù hợp với tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế; phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. - Bảo đảm yêu cầu hiện đại hóa giấy tờ về căn cước công dân và phù hợp với chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân của Đảng, Nhà nước hiện nay và những năm tiếp theo. - Việc xây dựng dự án Luật được tiến hành trên cơ sở tổng kết thực tiễn trong những năm qua; kế thừa các quy định còn phù hợp, khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế; tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong các giao dịch, đáp ứng yêu 11 https://tieulun.hopto.org
  14. cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, yêu cầu quản lý dân cư, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật. - Tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, tương xứng hơn cho công tác quản lý căn cước công dân; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật quy định về các giấy tờ tùy thân của công dân. - Tham khảo có chọn lọc pháp luật về quản lý cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý và sử dụng giấy tờ về căn cước công dân của một số nước, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam. Câu hỏi 3. Luật căn cước công dân quy định về những nội dung gì? Trả lời: Theo quy định tại Điều 1 Luật căn cước công dân năm 2014 thì Luật này quy định về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; việc quản lý, sử dụng thẻ Căn cước công dân và quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về căn cước công dân. Câu hỏi 4. Căn cước công dân là gì? Trả lời: Theo quy định tại điểm 1 Điều 3 Luật căn cước công dân năm 2014 thì, căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công 12 https://tieulun.hopto.org
  15. dân theo quy định của Luật này. Điểm 2 Điều 3 của Luật này quy định: nhân dạng là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác. Câu hỏi 5. Cơ quan quản lý căn cước công dân là cơ quan nào? Trả lời: Theo quy định tại điểm 8 Điều 3 Luật căn cước công dân năm 2014 thì cơ quan quản lý căn cước công dân là cơ quan chuyên trách thuộc Công an nhân dân, làm nhiệm vụ quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân. Hiện nay, các cơ quan chuyên trách quản lý căn cước công dân có ở cả Trung ương và địa phương. Ở Trung ương có Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an; ở địa phương có Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Câu hỏi 6. Việc quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào? 13 https://tieulun.hopto.org
  16. Trả lời: Việc quản lý nhà nước trong mỗi lĩnh vực đều phải thực hiện theo các nguyên tắc cụ thể. Theo quy định tại Điều 4 Luật căn cước công dân năm 2014 thì việc quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau: Thứ nhất, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm quyền con người và quyền công dân. Thứ hai, bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý, thuận tiện cho công dân. Thứ ba, thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời; quản lý tập trung, thống nhất, chặt chẽ, an toàn; duy trì, khai thác, sử dụng hiệu quả và lưu trữ lâu dài. Câu hỏi 7. Công dân có những quyền gì về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân? Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật căn cước công dân năm 2014 thì công dân có những quyền về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân dưới đây: Thứ nhất, được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân 14 https://tieulun.hopto.org
  17. cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, trừ trường hợp cung cấp thông tin, tài liệu theo luật định; Thứ hai, được yêu cầu cơ quan quản lý căn cước công dân cập nhật, chỉnh sửa thông tin khi thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc thẻ Căn cước công dân chưa có, chưa chính xác hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật; Thứ ba, được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật căn cước công dân năm 2014; Thứ tư, được sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; Thứ năm, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân. Câu hỏi 8. Công dân có nghĩa vụ như thế nào về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân? Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật căn cước công dân năm 2014 thì công dân có nghĩa vụ về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân dưới đây: 15 https://tieulun.hopto.org
  18. Thứ nhất, chấp hành quy định của Luật căn cước công dân năm 2014 và pháp luật có liên quan; Thứ hai, làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật căn cước công dân năm 2014; Thứ ba, cung cấp đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn thông tin, tài liệu của bản thân để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định của Luật căn cước công dân năm 2014 và pháp luật có liên quan; Thứ tư, xuất trình thẻ Căn cước công dân khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra theo quy định của pháp luật; Thứ năm, bảo quản, giữ gìn thẻ Căn cước công dân đã được cấp; khi mất phải kịp thời trình báo với cơ quan quản lý căn cước công dân; Thứ sáu, nộp lại thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp đổi, bị thu hồi, tạm giữ thẻ theo quy định tại Điều 23 và Điều 28 Luật căn cước công dân năm 2014. Câu hỏi 9. Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi có quyền và nghĩa vụ như thế nào về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân? Trả lời: Để bảo đảm quyền con người, quyền công dân 16 https://tieulun.hopto.org
  19. đã được ghi nhận trong Hiến pháp thì khoản 3 Điều 5 Luật căn cước công dân năm 2014 quy định: Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi được thực hiện quyền và có nghĩa vụ về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân như các công dân bình thường khác thông qua người đại diện hợp pháp của mình. Người đại diện hợp pháp của những người này được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Câu hỏi 10. Cơ quan quản lý căn cước công dân có trách nhiệm như thế nào trong lĩnh vực căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân? Trả lời: Theo quy định tại Điều 6 Luật căn cước công dân năm 2014 thì cơ quan quản lý căn cước công dân có trách nhiệm dưới đây: Thứ nhất, thu thập, cập nhật chính xác thông tin về công dân. Thứ hai, chỉnh sửa kịp thời khi có căn cứ xác định thông tin về công dân chưa chính xác hoặc có sự thay đổi. Thứ ba, niêm yết công khai và hướng dẫn các thủ tục hành chính về căn cước công dân, Cơ sở 17 https://tieulun.hopto.org
  20. dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật căn cước công dân năm 2014. Thứ tư, bảo đảm an toàn, bí mật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân. Thứ năm, cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, tài liệu về công dân khi được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu theo quy định của pháp luật. Thứ sáu, cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật căn cước công dân năm 2014. Thứ bảy, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Câu hỏi 11. Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc thực hiện các quy định của Luật căn cước công dân năm 2014? Trả lời: Theo quy định tại Điều 7 Luật căn cước công dân năm 2014 thì các hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện các quy định của Luật căn cước công dân năm 2014 gồm: Thứ nhất, cản trở thực hiện các quy định của Luật căn cước công dân năm 2014. Thứ hai, cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật. 18 https://tieulun.hopto.org
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2