intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬT LỆ & QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TÀU BIỂN VÀ VẬN TẢI BIỂN

Chia sẻ: Lâm Blackberry | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:918

233
lượt xem
80
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tàu biển được đăng ký tại Việt Nam khi tàu biển đó không còn mang đăng ký tàu biển nước khác, đã được cấp các loại giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, thuộc sở hữu của tổ chức Việt Nam có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc của công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có tên gọi riêng do chủ tàu đặt được Cơ quan Đăng ký TB&TV chấp thuận. Nếu là tàu cũ mua của nước ngoài và lần đầu đăng ký, tái đăng ký tại Việt Nam thì không được quá 15 tuổi,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬT LỆ & QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TÀU BIỂN VÀ VẬN TẢI BIỂN

  1. 1. LUẬT LỆ & QUY ĐỊNH 1.1. CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN TÀU BIỂN VÀ VẬN TẢI BIỂN 1.1.1. ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN TẠI VIỆT NAM Điều kiện đăng ký tàu biển Tàu biển được đăng ký tại Việt Nam khi tàu biển đó không còn mang đăng ký tàu biển nước khác, đã được cấp các loại giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, thuộc sở hữu của tổ chức Việt Nam có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc của công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có tên gọi riêng do chủ tàu đặt được Cơ quan Đăng ký TB&TV chấp thuận. Nếu là tàu cũ mua của nước ngoài và lần đầu đăng ký, tái đăng ký tại Việt Nam thì không được quá 15 tuổi, trường hợp đặc biệt phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Tàu biển thuộc sở hữu của các doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài và tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài mà tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp Việt Nam thuê theo hợp đồng thuê tàu trần hoặc thuê-mua cũng được đăng ký tại Việt Nam (Quy chế đăng ký tàu biển và thuyền viên ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP ngày 23/8/1997 của Chính phủ. Trình tự và thủ tục đăng ký tàu biển Chủ tàu có nghĩa vụ đăng ký tàu biển tại CQĐKTB&TV; Trong cùng một thời điểm, mỗi tàu biển chỉ được phép đăng ký tại một CQĐKTB&TV. Chủ tàu phải nộp các giấy tờ khi đăng ký, gồm: Đơn xin đăng ký; Giấy chứng nhận xoá đăng ký cũ nếu là tàu cũ hoặc giấy xác nhận tạm ngừng đăng ký gốc trong thời gian tàu cho thuê tàu trần hay thuê mua do CQĐK nước ngoài cấp; Hợp đồng đóng tàu hoặc chuyển quyền sở hữu tàu; Giấy phép mua tàu; Giấy chứng nhận cấp tàu, GCN khả năng đi biển, GCN dung tích; GCN liên quan đến hiện trạng sở hữu tàu biển; GCN đã nộp lệ phí trước bạ. Và phải xuất trình các giấy tờ, gồm : Hồ sơ an toàn kỹ thuật do Đăng kiểm cấp; GCN sử dụng đài tàu; Các GCN khác về quyền sử dụng và khai thác tàu do Cơ quan có thẩm quyền cấp; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu. Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức , cá nhân Việt Nam đăng ký ở nước ngoài Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hoặc Bộ thuỷ sản (Nếu là tàu biển chuyên dùng cho ngành thuỷ sản) quyết định việc cho phép đăng ký ở nước ngoài tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam trong các trường hợp: Tàu được khai thác trên cơ sở các hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê - mua tàu được ký kết giữa chủ tàu Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài; Tàu được cơ quan đăng ký có thẩm quyền nước ngoài chấp thuận việc đăng ký tàu biển ở nước đó những vẫn giữ nguyên quyền sở hữu của chủ tàu Việt Nam. Pháp luật Việt Nam được áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu tàu biển. Pháp luật nước ngoài nơi tàu đăng ký chỉ được áp dụng để giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền khai thác và quản lý tàu trên cơ sở hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê-mua tàu. Thay đổi tên tàu, tái đăng ký và chuyển đăng ký Trường hợp cần thay đổi tên tàu, tái đăng ký mà trước đây tàu đã được đăng ký chủ tàu phải làm đơn nêu rõ lý do, Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực nơi tàu đó được đăng ký xem xét và cấp lại “Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển” trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
  2. Khi thay đổi chủ tàu trên cơ sở hợp đồng chuyển quyền sở hữu tàu hoặc chuyển đăng ký tàu từ khu vực này đến khu vực khác tại Việt Nam , việc đăng ký được thực hiện như đăng ký lần đầu. Đăng ký tạm thời tàu biển Tàu biển được đăng ký tạm thời khi tàu biển đã qua sử dụng được tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam mua của nước ngoài để sử dụng nhưng chủ tàu chưa có giấy chứng nhận xoá đăng ký tàu biển do cơ quan đăng ký tàu biển cũ của tàu cấp hoặc chưa có giấy chứng nhận đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật Việt Nam; hoặc khi chủ tàu cần thử tàu đóng mới ở trong nước hoặc ở nước ngoài, nhận tàu để đưa tàu về nơi đăng ký chính thức trên cơ sở các hợp đồng đóng tàu, hợp đồng chuyển dịch sở hữu tàu và khi đăng ký tàu biển đang được đóng tại xưởng mà chủ tàu chưa nộp lệ phí trước bạ; hoặc khi mua tàu đóng mới, tàu biển đã sử dụng ở nước ngoài nhưng tàu được khai thác ở nước ngoài chưa về Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời của tàu biển có giá trị trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận. Trong thời hạn 90 ngày, chủ tàu phải hoàn tất các thủ tục theo quy định của Quy chế để đăng ký chính thức tàu biển. Khi đăng ký tạm thời cho tàu biển, chủ tàu phải nộp tờ khai xin đăng ký tạm thời theo mẫu, bản sao có thị thực hợp lệ của hợp đồng đóng tàu hoặc hợp đồng chuyển dịch sở hữu tàu (01 bản), giấy chứng nhận xoá đăng ký (nếu là tàu cũ) hoặc giấy phép xuất xưởng (nếu là tàu đóng mới), hồ sơ an toàn kỹ thuật tàu biển và giấy phép sử dụng đài tàu. Đối với tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc vận chuyển hàng nguy hiểm, chủ tàu bắt buộc phải xuất trình ngay hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu hoặc giấy tờ có giá trị tương đương. Đăng ký cầm cố thế chấp Đối với tàu biển, đăng ký giao dịch bảo đảm là đăng ký cầm cố, thế chấp tàu biển. Tàu biển đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký tàu biển thuyền viên khu vực nào sẽ được đăng ký cầm cố, thế chấp tại cơ quan đó. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm có hiệu lực trong 5 năm kể từ ngày đăng ký, trừ trường hợp các bên có yêu cầu xoá đăng ký trước thời hạn hoặc có yêu cầu đăng ký gia hạn. Thời hạn của mỗi lần đăng ký gia hạn là 5 năm. Đăng ký cầm cố, thế chấp hoặc cầm giữ hàng hải tàu biển được thực hiện theo quy định tại Bộ luật hàng hải Việt Nam, năm 1990 và Quy chế Đăng ký tàu biển và thuyền viên ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ và quy định tại Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ. Xóa đăng ký tàu biển Để làm thủ tục xoá đăng ký tàu biển, chủ tàu phải làm đơn nói rõ lý do xoá đăng ký tàu biển. Tàu biển Việt Nam đương nhiên được xoá đăng ký trong “Sổ đăng ký tàu biển quốc gia” trong các trường hợp: tàu bị phá huỷ, bị chìm đắm mà cơ quan điều tra tai nạn hàng hải có thẩm quyền xác nhận đã thật sự mất khả năng đi biển, tàu bị coi là mất tích theo quy định của pháp luật, tàu bị hư hỏng không thể sửa chữa hoặc việc sửa chữa không mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ tàu, tàu không có đủ cơ sở điều kiện để được mang quốc tịch tàu biển Việt Nam theo quy định của pháp luật, tàu không còn tính năng đi biển và theo đề nghị của chủ tàu khi thực hiện việc chuyển sở hữu tàu hoặc đi đăng ký ở nước ngoài. Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam 1.1.2. ĐĂNG KÝ VÀ MUA, BÁN TÀU BIỂN NGHỊ ĐỊNH Của Chính phủ số 49/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2006 VỀ ĐĂNG KÝ VÀ MUA, BÁN TÀU BIỂN
  3. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị định này quy định về đăng ký và mua, bán tàu biển. 2. Việc mua, bán tàu biển không áp dụng quy định của Nghị định này đối với các trường hợp sau đây: a) Tàu biển mua, bán trong nước; b) Tàu biển do doanh nghiệp Việt Nam đóng mới trong nước theo hợp đồng; c) Tàu biển nước ngoài được bán đấu giá tại Việt Nam theo quyết định cưỡng chế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 3. Các quy định của Nghị định này cũng được áp dụng đối với việc đăng ký và mua, bán tàu công vụ. Điều 2. Đối tượng áp dụng Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến đăng ký và mua, bán tàu biển. Chương II ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN Mục 1: CƠ QUAN ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN VIỆT NAM Điều 3. Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam bao gồm cơ quan đăng ký tàu biển quốc gia và cơ quan đăng ký tàu biển khu vực. 1. Cơ quan đăng ký tàu biển quốc gia là Cục hàng hải Việt Nam. 2. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực là Chi cục Hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải. Điều 4. Nhiệm vụ của cơ quan đăng ký tàu biển quốc gia 1. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đăng ký tàu biển Việt Nam tại các cơ quan đăng ký tàu biển khu vực. 2. Tổng hợp, thống kê, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu liên quan đến hoạt động đăng ký và đăng ký thế chấp tàu biển; cung cấp thông tin liên quan cho tổ chức, cá nhân quan tâm. 3. Thống nhất quản lý việc in, phát hành giấy chứng nhận đăng ký và đăng ký thế chấp tàu biển. 4. Hợp tác quốc tế về đăng ký tàu biển. 5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định. Điều 5. Nhiệm vụ của cơ quan đăng ký tàu biển khu vực 1. Thực hiện việc đăng ký và đăng ký thế chấp tàu biển theo phạm vi, thẩm quyền. 2. Lập và quản lý Số đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam tại khu vực được giao; cung cấp thông tin liên quan cho tổ chức, cá nhân quan tâm. 3. Thu, nộp và sử dụng lệ phí đăng ký và đăng ký thế chấp tàu biển theo quy định. 4. Thống kê, báo cáo, cập nhật cơ sở dữ liệu liên quan đến hoạt động đăng ký và đăng ký thế chấp tàu biển. 5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định. Mục 2: ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN VIỆT NAM Điều 6. Các hình thức đăng ký tàu biển Việt Nam 1. Đăng ký tàu biển bao gồm đăng ký không thời hạn, đăng ký có thời hạn, đăng ký lại và đăng ký thay đổi. a) Đăng ký không thời hạn là việc đăng ký tàu biển có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam; b) Đăng ký có thời hạn là việc đăng ký tàu biển trong một thời hạn nhất định; đăng ký có thời hạn áp dụng đối với tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hợp đồng thuê tàu trần hoặc
  4. thuê mua hoặc tàu biển nước ngoài đăng ký có thời hạn tại Việt Nam; c) Đăng ký lại là việc đăng ký tàu biển mà trước đây tàu biển đó đã đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam nhưng sau đó đã tạm ngừng đăng ký; d) Đăng ký thay đổi là việc đăng ký tàu biển đã đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam nhưng có sự thay đổi về tên tàu hoặc chủ tàu, kết cấu và thông số kỹ thuật, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực, tổ chức đăng kiểm tàu biển. 2. Đăng ký tàu biển tạm thời là việc đăng ký tàu biểu trong các trường hợp sau đây: a) Chưa nộp phí, lệ phí theo quy định; b) Chưa có Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển nhưng đã có cam kết trong hợp đồng mua, bán tàu biển là Bên bán sẽ giao Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển cho Bên mua trong vòng 30 ngày, kể từ ngày ký biên bản bàn giao tàu. Trong trường hợp này, Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam chỉ có hiệu lực kể từ ngày hai Bên mua, bán ký biên bản bàn giao tàu; c) Thử tàu đóng mới hoặc nhận tàu đóng mới để đưa về nơi đăng ký trên cơ sở hợp đồng đóng tàu; d) Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam quy định tại khoản này có giá trị 180 ngày, kể từ ngày cấp; trường hợp bất khả kháng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định. Điều 7. Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam mua tàu biển của nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này mà chưa đăng ký tàu biển tạm thời tại Việt Nam thì cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam để đưa tàu về nước. Điều 8. Giới hạn tuổi tàu biển đăng ký lần đầu tại Việt Nam 1. Trường hợp đăng ký lần đầu tại Việt Nam, tàu biển đã qua sử dụng phải có tuổi tàu tính từ năm đóng tàu theo quy định sau đây: a) Tàu khách không quá 10 tuổi; b) Các loại tàu biển khác không quá 15 tuổi. Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định, nhưng không quá 5 tuổi đối với mỗi loại tàu biển quy định tại điểm a và b khoản này. 2. Tàu biển nước ngoài được bán đấu giá tại Việt Nam theo quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền thì không áp dụng tuổi tàu biển theo quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 9. Đặt tên tàu biển và cảng đăng ký 1. Tên tàu biển do chủ tàu đặt nhưng không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam. 2. Trường hợp lấy tên nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử Việt Nam để đặt tên tàu biển, phải được cơ quan đăng ký tàu biển khu vực chấp thuận theo quy định. 3. Chủ tàu chọn tên cảng đăng ký cho tàu biển của mình theo tên một cảng biển trong khu vực quản lý của cơ quan đăng ký tàu biển khu vực. Điều 10. Hồ sơ đăng ký tàu biển 1. Đăng ký tàu biển không thời hạn Hồ sơ do chủ tàu nộp cho cơ quan đăng ký tàu biển khu vực bao gồm các giấy tờ sau: a) Tờ khai đăng ký tàu biển theo Phụ lục I; b) Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển hoặc Biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với tàu đóng mới; c) Hợp đồng chuyển quyền sở hữu tàu biển hoặc hợp đồng đóng tàu biển hoặc các bằng chứng có giá trị pháp lý tương đương khác; d) Giấy chứng nhận dung tích tàu biển; đ) Bản sao hóa đơn nộp phí, lệ phí; e) Bản sao Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển; g) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bản sao Giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. 2. Đăng ký tàu biển có thời hạn Hồ sơ do chủ tàu nộp cho cơ quan đăng ký tàu biển khu vực bao gồm các giấy tờ sau đây:
  5. a) Giấy tờ quy định tại các điểm a, d, e, g khoản 1 Điều này; b) Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký; c) Bản sao hợp đồng thuê mua hoặc thuê tàu trần. 3. Đăng ký lại Hồ sơ do chủ tàu nộp cho cơ quan đăng ký tàu biển khu vực bao gồm các giấy tờ quy định tại các điểm a, d, e, g khoản 1 và điểm b khoản 1 hoặc điểm b khoản 2 Điều này. 4. Đăng ký thay đổi a) Thay đổi tên tàu biển: Hồ sơ do chủ tàu nộp cho cơ quan đăng ký tàu biển khu vực gồm văn bản nêu rõ lý do thay đổi tên tàu biển. b) Thay đổi chủ tàu: Hồ sơ do chủ tàu nộp cho cơ quan đăng ký tàu biển khu vực gồm các giấy tờ quy định tại điểm a, c, đ, g khoản 1 Điều này. c) Thay đổi kết cấu và thông số kỹ thuật: Hồ sơ do chủ tàu nộp cho cơ quan đăng ký tàu biển khu vực gồm văn bản nêu rõ lý do thay đổi kết cấu và thông số kỹ thuật tàu biển kèm theo các Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật có liên quan đến thay đổi kết cấu và thông số kỹ thuật của tàu được tổ chức đăng kiểm cấp. d) Thay đổi cơ quan đăng ký tàu biển khu vực: Hồ sơ do chủ tàu nộp cho cơ quan đăng ký tàu biển khu vực gồm văn bản nêu rõ lý do chuyển cơ quan đăng ký tàu biển khu vực. đ) Thay đổi tổ chức đăng kiểm tàu biển: Hồ sơ do chủ tàu nộp cho cơ quan đăng ký tàu biển khu vực bao gồm văn bản nêu rõ lý do chuyển tổ chức đăng kiểm tàu biển và giấy tờ quy định tại điểm d, e, khoản 1 Điều này. Điều 11. Hồ sơ đăng ký tàu biển tạm thời và hồ sơ cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam. 1. Đăng ký tàu biển tạm thời a) Trường hợp chưa nộp phí, lệ phí: Hồ sơ do chủ tàu nộp cho cơ quan đăng ký tàu biển khu vực bao gồm các giấy tờ quy định tại điểm a, b, c, d, e, g khoản 1 Điều 10 Nghị định này. b) Trường hợp chưa nộp phí, lệ phí và chưa có Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển: Hồ sơ do chủ tàu nộp cho cơ quan đăng ký tàu biển khu vực bao gồm các giấy tờ quy định tại điểm a, c, d, e, g khoản 1 Điều 10 nghị định này. c) Trường hợp thử tàu đóng mới hoặc nhận tàu đóng mới để đưa về nơi đăng ký trên cơ sở hợp đồng đóng tàu: Hồ sơ do chủ tàu nộp cho cơ quan đăng ký tàu biển khu vực bao gồm các giấy tờ quy định tại điểm a, c, d, e, g khoản 1 Điều 10 Nghị định này. Trường hợp nhận tàu đóng mới để đưa về nơi đăng ký thì phải có thêm giấy tờ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định này. 2. Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam: chủ tàu phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 12. Hồ sơ đăng ký tàu biển đang đóng Chủ tàu phải nộp chơ cơ quan đăng ký tàu biển khu vực các giấy tờ sau đây: 1. Các giấy tờ quy định tại điểm a và điểm g khoản 1 Điều 10 Nghị định này. 2. Hợp đồng đóng tàu. 3. Giấy xác nhận tàu đã đặt sống chính của cơ sở đóng tàu. Điều 13. Hồ sơ đăng ký tàu biển loại nhỏ 1. Tàu biển loại nhỏ là tàu có động cơ với công suất máy chính dưới 75kW, tàu biển không có động cơ nhưng có tổng dung tích dưới 50 GT hoặc có trọng tải dưới 100 tấn hoặc có chiều dài đường nước thiết kế dưới 20 mét. 2. Hồ sơ đăng ký tàu biển loại nhỏ. Chủ tàu phải nộp cho cơ quan đăng ký tàu biển khu vực các giấy tờ sau đây: a) Giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, đ, g khoản 1 Điều 10 Nghị định này; b) Sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu biển.
  6. Điều 14. Hồ sơ xoá hoặc tạm ngừng đăng ký tàu biển Chủ tàu phải nộp cho cơ quan đăng ký tàu biển khu vực các giấy tờ sau đây: 1. Tờ khai tạm ngừng hoặc xoá đăng ký tàu biển theo Phụ lục II. 2. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam; trường hợp không còn phải nêu rõ lý do. 3. Giấy chấp thuận cho phép xoá đăng ký của người nhận thế chấp tàu biển đó theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật Hàng hải Việt Nam. Điều 15. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển. 1. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp các giấy chứng nhận sau đây: a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam theo Phụ lục III; b) Giấy chứng nhận tạm ngừng hoặc xoá đăng ký tàu biển Việt Nam theo Phụ lục IV; c) Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam theo Phụ lục V; d) Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam theo phụ lục VI; đ) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam đang đóng theo phụ lục VII. 2. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực căn cứ hồ sơ lưu trữ để cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam theo số đăng ký cũ và ghi chú rõ "cấp lại" cho các trường hợp bị mất hoặc rách nát, hư hỏng. 3. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trong thời gian chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. MỤC 3: ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP TÀU BIỂN VIỆT NAM Điều 16. Nơi đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam Tàu biển Việt Nam được đăng ký thế chấp tại cơ quan đăng ký tàu biển khu vực mà tàu biển đó đăng ký. Điều 17. Hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam Hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam do chủ tàu hoặc người nhận thế chấp nộp cho cơ quan đăng ký tàu biển khu vực bao gồm các giấy tờ sau đây: 1. Tờ khai đăng ký thế chấp tàu biển theo Phụ lục VIII. 2. Hợp đồng thế chấp tàu biển. Điều 18. Hồ sơ xoá đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam Hồ sơ xoá đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam do chủ tàu hoặc người nhận thế chấp nộp cho cơ quan đăng ký tàu biển khu vực bao gồm các giấy tờ sau đây: 1. Tờ khai xoá đăng ký thế chấp tàu biển theo Phụ lục IX. 2. Giấy chứng nhận đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam theo Phụ lục X. 3. Văn bản đồng ý xoá thế chấp tàu biển của người nhận thế chấp tàu biển. Điều 19. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận xoá đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực phải ghi vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam việc đăng ký thế chấp hoặc xoá đăng ký thế chấp ngay khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và trong vòng 03 ngày làm việc phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam hoặc giấy chứng nhận xoá đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam theo Phụ lục XI. MỤC 4: ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN MANG CỜ QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VIỆT NAM Điều 20. Đăng ký tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài trong trường hợp sau đây: 1. Tàu biển khai thác trên cơ sở hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua tàu được ký kết giữa một bên là tổ chức, cá nhân Việt Nam và một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài. 2. Trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.
  7. CHƯƠNG III MUA, BÁN TÀU BIỂN Điều 21. Trình tự, thủ tục lập dự án và thẩm quyền quyết định mua, bán tàu biển. Trình tự, thủ tục lập dự án và thẩm quyền quyết định mua, bán tàu biển thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư. Điều 22. Hình thức mua, bán tàu biển Việc mua, bán tàu biển được sử dụng từ vốn nhà nước thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh. Điều 23. Điều kiện nhập khẩu tàu biển 1. Tàu biển nhập khẩu để sử dụng phải bảo đảm các điều kiện sau: a) Đủ điều kiện được đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định tại Điều 16 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam và quy định của Nghị định này; b) Được Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra và xác nhận tàu biển có trạng thái kỹ thuật phù hợp với các yêu cầu về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan; trường hợp việc kiểm tra, xác định tình trạng kỹ thuật của tàu do giám định viên độc lập nước ngoài thực hiện thì phải được Đăng kiểm Việt Nam xác nhận; c) Có Quyết định mua, bán tàu biển của cấp có thẩm quyền. 2. Tàu biển nhập khẩu để phá dỡ phải bảo đảm các điều kiện sau đây: a) Không được sửa chữa, hoán cải hoặc phục hồi để sử dụng vào mục đích khác; b) Có phương án phá dỡ, biện pháp phòng chống cháy nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; c) Có Quyết định mua, bán tàu biển của các cấp có thẩm quyền. Điều 24. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tàu biển Căn cứ Quyết định mua, bán tàu biển, hợp đồng mua, bán tàu biển và biên bản giao nhận tàu biển, cơ quan Hải quan có trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tàu biển. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 25. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và hủy bỏ Nghị định số 91/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đăng ký tàu biển và thuyền viên, Nghị định số 23/2001/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đăng ký tàu biển và thuyền viên ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997 và Nghị định số 99/1998/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về quản lý mua, bán tàu biển. 2. Ban hành kèm theo Nghị định này 11 phụ lục 3. Các giấy chứng nhận, giấy phép liên quan đến đăng ký và mua, bán tàu biển đã được cấp cho tàu biển theo các Nghị định nêu tại khoản 1 Điều này vẫn có giá trị sử dụng. Điều 26. Tổ chức thực hiện Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. 1.1.3. DANH MỤC GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ TÀI LIỆU CỦA TÀU BIỂN VÀ TÀU CÔNG VỤ VIỆT NAM DANH MỤC GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ TÀI LIỆU CỦA TÀU BIỂN VÀ TÀU CÔNG VỤ VIỆT NAM (Ban hành theo quyết định số 54/2005/QĐ-BGTVT)
  8. PHẦN I. DANH MỤC GIẤY CHỨNG NHẬN TT GIẤY CHỨNG NHẬN LOẠI TÀU CĂN CỨ GHI CHÚ (1) Tàu lớn (2) Tàu nhỏ (3) Hoạt động Không hoạt Hoạt động Không hoạt tuyến Quốc động tuyến tuyến Quốc động tuyến tế Quốc tế tế Quốc tế Đối với tất cả các loại tàu biển, kể cả tàu công vụ: I Giấy chứng nhận đăng ký Bộ luật Hàng hải Việt 1 X X X X tàu biển Nam Giấy chứng nhận phân Điều 2.4.1, chương 2, 2 X X cấp TCVN 6259-1A: 2003 Giấy chứng nhận dung tích 3 3.1 Giấy chứng nhận Điều 7, Công ước quốc tếÁp dụng đối với tàu X X dung tích Quốc tế về đo dung tích tàu biển, dài từ 24m trở lên 1969 (công ước (chiều dài theo Điều TONNAGE 69); Điều 1.2, 2 Công ước Chương 1, TCVN TONNAGE 69) 7145:2003 (1) Giấy chứng nhận cấp cho các tàu hoạt động tuyến Quốc tế cũng được sử dụng khi tàu không hoạt động tuyến quốc tế. (2) Tàu lớn là tàu phải được đăng ký vào Số đăng ký tàu biển Quốc gia Việt nam theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật Hàng hải Việt nam. (3) Tàu nhỏ không phải là tàu lớn 3.2 Giấy chứng nhận Điều 1.2, Chương 1, Áp dụng đối với tàu X dài dưới 24m dung tích TCVN 7145:2003 4 Giấy chứng nhận mạn khô 4.1 Giấy chứng nhận mạnX Điều 16, Công ước Quốc Áp dụng đối với tàu khô Quốc tế tế về mạn khô tàu biển, dài từ 24m trở lên 1966 (Công ước LL 66) (chiều dài theo Quy định 3 Công ước LL66) 4.2 Giấy chứng nhận mạn Điều 1.10, Chương 1, X X khô TCVN 6259-11:2003 5 Giấy chứng nhận miễn Điều 16, Công ước LL 66 Áp dụng đối với tàu X X X giảm mạn khô quốc tế dài từ 24m trở lên 6 Giấy chứng nhận về phòng ngừa ô nhiễm dầu do tàu gây ra 6.1 Giấy chứng nhận Quy định 5, Phụ lục I, Áp dụng đối với tàu X quốc tế về phòng ngừa ô Công ước Quốc tế về dầu từ 150GT trở nhiễm dầu do tàu gây ra ngăn ngừa ô nhiễm do tàu lên và các tàu khác gây ra, 1973/1978 (Công từ 400GT trở lên ước MARPOL 73/78) 6.2 Giấy chứng nhận về Điều 1.3, Chương 1, X X phòng ngừa ô nhiễm dầu TCVN 6276: 2003 do tàu gây ra 7 Giấy chứng nhận kiểm Điều 2.1.3, chương 2, Áp dụng đối với X X tra và thử thiết bị nâng thiết bị nâng có tải TCVN 6272: 2003 trọng làm việc an toàn từ 1 tấn trở lên 8 Giấy chứng nhận khả Điều 5.2.2, Chương 5, X X X X
  9. năng đi biển TCVN 6259-1A: 2003; Điều 2.7.1, Chương 2, TCVN 7061: 2002; Giấy chứng nhận quản lý Quy định 4, Chương IX, Áp dụng đối với tàu 9 X Công ước quốc tế về an từ 500GT trở lên và an toàn toàn sinh mạng con người tất cả các tàu khách trên biển, 1974 (công ước SOLAS 74) Giấy chứng nhận phù hợpX Quy định 4, Chương IX, Áp dụng đối với tàu 10 (bản sao) Công ước SOLAS 74 từ 500GT trở lên và tất cả các tàu khách Giấy chứng nhận diệt Nghị định số 41/1998NĐ- 11 X X chuột hoặc Giấy chứng CP ngày 11/06/1998 ban nhận miễn giảm diệt hành Điều lệ kiểm dịch y chuột tế biên giới Giấy chứng nhận an ninh Điều 19.2, Phần A, Bộ Áp dựng đối với tàu 12 X tàu biển quốc tế Luật Quốc tế về an ninh từ 500 GT trở lên và tàu biển và cảng biển (Bộ tất cả các tàu khách luật ISPS) Giấy chứng nhận định Quy định 14, Chương V, 13 X X X X biên an toàn tối thiểu Công ước SOLAS 74; Bộ luật Hàng hải Việt Nam Đối với tàu khách: ngoài các giấy tờ quy định tại Mục I , còn phải có các giấy chứng nhận sau: II Giấy chứng nhận an toàn Quy định 12(a)(i), 1 X X Chương I, Công ước tàu khách SOLAS 74; Điều 1.2.6, Chương 1, TCVN 6278: 2003 Giấy chứng nhận miễn Quy định 12(a)(vii), Áp dụng cho tàu 2 X giảm Chương i, Công ước được miễn giảm liên quan đến Giấy SOLAS 74 chứng nhận an toàn tàu khách Đối với tàu hàng: ngoài các giấy tờ quy định tại Mục I, còn phải có các giấy chứng nhận sau: III Đối với tất cả các loại tàu hàng: A Giấy chứng nhận an toàn Quy định 12(a)(ii), Áp dụng đối với tàu 1 X kết cấu tàu hàng Chương I, Công ước từ 500 GT trở lên SOLAS 74 Giấy chứng nhận an toàn Quy định 12(a)(ii), Áp dụng đối với cả 2 X X X trang thiết bị tàu hàng Chương i, Công ước tàu công vụ SOLAS 74; Điều 1.2.6.1, Chương 1, TCVN 6278: 2003 Giấy chứng nhận an toàn Quy định 12(a)(iv), Áp dụng đối với tàu 3 X vô tuyến điện tàu hàng Chương i, Công ước từ 300GT trở lên SOLAS 74 Giấy chứng nhận miễn Quy định 12(a)(vii), Áp dụng đối với tàu 4 X giảm Chương i, Công ước được miễn giảm liên quan đến giấy SOLAS 74 chứng nhận quy định tại Điểm A (1), (2), (3), Mục III
  10. B Đối với tàu chở hàng nguy hiểm: ngoài các giấy chứng nhận quy định tại điểm A, Mục III, còn phải có các giấy chứng nhận sau: 1 Giấy chứng nhận phù hợp 1.1 Giấy chứng nhận phù Quy định 19.4, Chương II- Áp dụng đối với tàu X X hợp 2, Công ước SOLAS 74 chở hàng nguy hiểm dưới dạng đóng gói hoặc dạng rắn chở xô 1.2 Giấy chứng nhận phù Quy định 10, Chương VII, Áp dụng đối với tàu X X hợp chở xô hóa chất nguy Công ước SOLAS 74 chở xô hóa chất hiểm 1.3 Giấy chứng nhận phù Quy định 13, Chương VII, Áp dụng đối với tàu X X hợp chở xô khí hóa lỏng Công ước SOLAS 74 chở xô khí hóa lỏng 2 Giấy chứng nhận ngăn Quy định 11, Phụ lục II, Áp dụng đối với tàu X X ngừa ô nhiễm do chất Công ước MARPOL chở xô chất lỏng lỏng độc hại chở xô độc hại 73/78 3 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 3.1 Đơn hoặc giấy chứng Bộ luật Hàng hải Việt Trừ tàu chở từ 2000 X X nhận bảo hiểm trách tấn dầu khó tan trở Nam nhiệm dân sự của chủ tàu lên 3.2 Giấy chứng nhận bảo Nghị định thư năm 1992 Áp dụng đối với tàu X X hiểm hoặc bảo đảm tài sửa đổi Công ước quốc tếchở từ 2000 tấn dầu chính về trách nhiệm dân về trách nhiệm dân sự đối khó tan trở lên sư đối với thiệt hại ô với các thiệt hại do ô nhiễm dầu nhiễm dầu năm 1969 (Công ước CLC 92) IV Tàu cao tốc: ngoài các giấy chứng nhận quy định ở Mục i, phải có giấy chứng nhận sau: Giấy chứng nhận an toàn Điều 1.8, Bộ luật Quốc X X tàu cao tốc tế về an toàn tàu cao tốc, 2000 (Bộ Luật HSC 2000) V Giàn khoan di động ngoài khơi: ngoài các giấy chứng nhận quy định ở Mục i, phải có giấy chứng nhận sau: Giấy chứng nhận an toàn Điều 1.6, Bộ luật Quốc X X giàn khoan di động ngoài tế về kết cấu và trang khơi thiết bị của giàn khoan di động ngoài khơi, 1989 (Bộ luật MODU 89) PHẦN II. DANH MỤC TÀI LIỆU TÀI LIỆU (1) LOẠI TÀU CĂN CỨ TT GHI CHÚ Tàu lớn (2) Tàu nhỏ (3) Hoạt động Không hoạt tuyến Quốc động tuyến tế Quốc tế I Đối với tất cả các loại tàu biển, kể cả tàu công vụ: A Giấy phép Giấy phép đài tàu Thể lệ Thông tin vô tuyến Áp dụng đối với những tàu có X X X biển điện của Liên minh Viễn lắp đặt đài tàu biển theo Pháp
  11. thông quốc tế; Pháp lệnh lệnh bưu chính, viễn thông Bưu chính, viễn thông Các loại nhật ký và sổ B Nhật ký hàng hải Quy định 28, Chương V, 1 X X X công ước SOLAS 74; Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2 Nhật ký máy tàu Quy định 28, chương V, X X X biển Công ước SOLAS 74; Bộ luật Hàng hải Việt Nam 3 Nhật ký dầu Phần i Quy định 20, Phụ lục i, Áp dụng đối với tàu dầu từ X X Công ước MARPOL 73/78 150GT trở lên và các tàu khác từ 400GT trở lên (1) Tài liệu cấp cho các tàu hoạt động tuyến Quốc tế cũng được sử dụng khi tàu không hoạt động tuyến quốc tế. (2) Tàu lớn là tàu phải được đăng ký vào Số đăng ký tàu biển Quốc gia Việt nam theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật Hàng hải Việt nam. (3) Tàu nhỏ không phải là tàu lớn. 4 Nhật ký vô tuyến Quy định 17, Chương IV, Áp dụng đối với tàu có lắp đặt X X X điện Công ước SOLAS 74; Điều đài tàu biển theo Pháp lệnh 4.2.5.6, Chương 4, TCVN Bưu chính, viễn thông 6278:2003 5 Nhật ký huấn luyện Quy định 19.5, chương III, X X và thực tập cứu sinh Công ước SOLAS 74; Bộ luật Hàng hải Việt Nam 6 Nhật ký huấn luyện Quy định 19.5, Chương III, X X và thực tập cứu hỏa Công ước SOLAS 74; Bộ luật Hàng hải Việt Nam 7. Nhật ký thải rác Quy định 9, Phụ lục V, X Công ước MARPOL 73/78; Bộ luật Hàng hải Việt Nam 8. Lý lịch của tàu Quy định 5, chương XI-2, X Công ước SOLAS 74 9. Số kiểm tra kỹ Điều 2.7.1, Chương 2, X thuật tàu chạy ven TCVN 7061-1, 2002 biển 10. Sổ đăng ký thiết bị Điều 2.1.3, Chương 2, Áp dụng đối với thiết bị nâng X X có trọng tải làm việc an toàn nâng TCVN 6272:2003 từ 1 tấn trở lên C Tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn 1 Số tay ổn định tàu Quy định 10, Công ước X X X LL66; Quy định 22, Chương II-1, Công ước SOLAS 74; Điều 3.1.3, Chương 3, TCVN 6259-11: 2003 2 Sổ tay hướng dẫn Quy định 10, Công ước Áp dụng đối với tàu có chiều X X xếp hàng LL66; Điều 3.1.3, Chương dài từ 80m trở lên đóng từ ngày 01/7/1998 và tất cả các 3, TCVN 6259-11:2003 tàu có chiều dài từ 100m trở lên (chiều dài theo Quy định 3 Công ước LL66) 3 Sơ đổ kiểm soát Quy định 15.2.4, Chương II- X X 2, Công ước SOLAS 74; cháy Điều 15.2.2, Chương 15,
  12. TCVN 6259-5:2003 4 Bản phân công Quy định 8, 37, chương III, X X nhiệm vụ trong các Công ước SOLAS 74; Bộ tình huống khẩn luật Hàng hải Việt Nam cấp 5 Sơ đồ và sổ tay Quy định 23, 23.1, chương Áp dụng đối với tàu hàng khô X kiểm soát hư hỏng II.1, Công ước SOLAS 74 từ 500GT trở lên được đóng từ ngày 01/02/1992 và tất cả các tàu khách 6 Sổ tay tính ổn định Quy định 25-8, chương II-1, Áp dụng đối với tàu có chiều X X khi tàu bị hư hỏng Công ước SOLAS 74 dài từ 80m trở lên đóng từ ngày 01/7/1998, tất cả các tàu có chiều dài từ 100m trở lên và tất cả các tàu khách (chiều dài theo Quy định 2, Chương II.1 Công ước SOLAS 74) 7 Sổ tay huấn luyện Quy định 15.2.3, Chương II- Áp dụng đối với tàu từ 500GT X an toàn phòng chống 2, Công ước SOLAS 74 trở lên và tất cả các tàu khách cháy 8 Áp dụng đối với tàu Quy định 16.2, chương II-2, Áp dụng đối với tàu từ 500GT X từ 500GT trở lên và Công ước SOLAS 74 trở lên và tất cả các tàu khách tất cả các tàu khách 9 Sổ tay huấn luyện Quy định 35, Chương III, Áp dụng đối với tàu từ 500GT X cứu sinh Công ước SOLAS 74 trở lên và tất cả các tàu khách 10 Bản kế hoạch và Quy định 36, Chương III, Áp dụng đối với tàu từ 500GT X hướng dẫn bảo Công ước SOLAS 74 trở lên và tất cả các tàu khách dưỡng trang bị cứu sinh 11 Bản kế hoạch và Quy định 14.2.2, Chương II- Áp dụng đối với tàu từ 500GT X hướng dẫn bảo 2, Công ước SOLAS 74 trở lên và tất cả các tàu khách dưỡng trang bị cứu hỏa 12 Sổ tay chằng buộc Quy định 5, chương VI và Áp dụng đối với tàu từ 500GT X Quy định 5, chương VII, trở lên, ngoại trừ các tàu chỉ hàng hóa Công ước SOLAS 74; chở xô hàng rời và hàng lỏng 13 Bản kế hoạch ứng Quy định 26, Phụ lục I , Áp dụng đối với tàu chở dầu X X cứu ô nhiễm dầu Công ước MARPOL 73/78; từ 150GT trở lên và các tàu Điều 1.1.2, TCVN khác từ 400GT trở lên 6276:2003 14 Báo cáo bảo dưỡng Quy định 18.8, Chương V, Áp dụng đối với tàu bắt buộc X X thiết bị ghi số liệu Công uớc SOLAS 74 phải trang bị thiết bị ghi số liệu hành trình theo Công ước hành trình SOLAS 74 15 Bản kế hoạch an Điều 9, Phần A, Bộ luật Áp dụng đối với tàu từ 500GT X trở lên và tất cả các tàu khách ninh tàu ISPS 16 Tài liệu về đặc tính Quy định 28, Chương II-1, Áp dụng đối với tàu từ 500GT X điều động của tàu Công ước SOLAS 74 trở lên và tất cả các tàu khách 17 Tài liệu về độ lệch Quy định 19.2.1.3, Chương X X X la bàn từ V, Công ước SOLAS 74 18 Báo cáo bảo dưỡng Quy định 15.9, chương IV, X X thiết bị định vị vị trí Công ước SOLAS 74 tai nạn qua vệ tinh
  13. 19 Sổ tay hệ thống Điều 11, Bộ luật Quốc tế Áp dụng đối với tàu từ 500GT X quản lý an toàn về quản lý an toàn (Bộ luật trở lên và tất cả các tàu khách ISM) D Các ấn phẩm I Hải đồ và các ấn Quy định 27, Chương V, X X phẩm như: hướng Công ước SOLAS 74; Điều dẫn đi biển, danh 5.2, TCVN 6278: 2003 mục đèn biển, thông báo cho người đi biển, bảng thủy triều và các ấn phẩm hàng hải khác cần thiết cho chuyến đi biển II Tàu khách: Ngoài các tài liệu quy định tại Mục I , còn phải có các tài liệu sau đây: Các tài liệu theo quy X Quy định 29, Chương III và định của Công ước Quy định 7.3, 30 Chương V, Công ước SOLAS 74 SOLAS 74 III Tàu hàng: ngoài các tài liệu quy định tại Mục I , còn phải có các tài liệu sau đây: 1 Sổ tay tàu chở hàng Quy định 7, chương VI và Áp dụng đối với tàu chở hàng X X rời Quy định 8, chương XII, rời Công ước SOLAS 74; điều 32.2, chương 32, TCVN 6259-2A: 2003 2 Sổ tay tàu chở hàng Công ước SOLAS 74; Bộ Áp dụng đối với tàu chở hàng X X hạt luật Quốc tế về vận hạt chuyển an toàn hàng hạt, 1991 (Bộ luật GRAIN 91) Quy định 9, Chương VI, Hồ sơ kiểm tra nâng Quy định 2, chương XI-1, Áp dụng đối với tàu chở hàng 3 X X Công ước SOLAS 74 rời cao Tàu chở hàng nguy hiểm: ngoài các tài liệu quy định tại Mục I, còn phải có các tài liệu sau đây: IV Đối với tàu dầu: a Sổ tay ổn định và Quy định 25, Phụ lục I, 1 X X Công ước MARPOL 73/78 phân khoang Nhật ký dầu Phần II Quy định 20, Phụ lục I, 2 X X Công ước MARPOL 73/78 Sổ tay vận hành hệ Quy định 15(3)(c), Phụ lục 3 X X thống theo dõi và I, Công ước MARPOL kiểm soát thải dầu 73/78 Nhật ký hệ thống Quy định 15(3)(a), Phụ lục 4 X X theo dõi và kiểm I, Công ước MARPOL soát thải dầu đối 73/78 với các chuyến hành trình cuối cùng có nước dằn tàu Sổ tay vận hành két Quy định 13A, Phụ lục I , 5 X X nước dằn sạch công ước MARPOL 73/78 chuyên dùng Sổ tay trang thiết bị Quy định 13B, Phụ lục I, 6 X X
  14. và vận hành hệ Công ước MARPOL 73/78 thống rửa bằng dầu thô 7 Tài liệu phù hợp Nghị quyết MEPC.95(46) Áp dụng đối với tàu vỏ đơn X X của kế hoạch đánh của IMO giá trạng thái 8 Hồ sơ kiểm tra nâng Quy định XI-2/2, Công ước X X SOLAS 74; Nghị quyết cao A.744(18) của IMO 9 Sổ tay vận hành hệ Điều 2.4.4, bộ luật quốc tế X X thống khí trơ về hệ thống an toàn chống cháy của tàu, 2000 (Bộ luật FSS 2000) b Đối với tàu chở hóa chất và tàu chở chất lỏng độc hại: 1 Nhật ký hàng Quy định 9, Phụ lục II, X X Công ước MARPOL 73/78 2 Sổ tay quy trình và Quy định 5, 5A và 8, Công X X cách bố trí ước MARPOL 73/78; nghị quyết MEPC.18(22) của IMO 3 Sổ tay ứng cứu ô Quy định 16, Phụ lục II, X X nhiễm biển do chất Công ước MARPOL 73/78 lỏng độc hại gây ra 4 Sổ tay vận hành hệ Điều 2.4.4, Bộ luật FSS X X thống khí trơ 2000 V Tàu cao tốc: Ngoài các tài liệu quy định tại Mục I, còn phải có các tài liệu sau đây: 1 Sổ tay tàu cao tốc Điều 1.12, Bộ luật HSC X X 2000 2 Giấy phép khai thác Điều 1.9, Bộ luật HSC X tàu cao tốc 2000 1.1.4. CHỨC DANH CỦA THUYỀN VIÊN VÀ ĐĂNG KÝ THUYỀN VIÊN QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VỀ CHỨC DANH, NHIỆM VỤ THEO CHỨC DANH CỦA THUYỀN VIÊN VÀ ĐĂNG KÝ THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN TÀU BIỂN VIỆT NAM Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quyết định này quy định chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển, tàu công vụ Việt Nam (sau đây gọi chung là tàu biển). Điều 2. Đối tượng áp dụng Quyết định này áp dụng đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Đối với thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài chỉ áp dụng khi có những quy định cụ thể trong Quyết định này.
  15. Điều 3. Áp dụng pháp luật Thuyền viên làm việc trên tàu biển phải thực hiện các quy định của Quyết định này, pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật của các nước mà tàu đến. Điều 4. Quốc kỳ trên tàu biển 1. Bảo vệ và giữ gìn sự tôn nghiêm của Quốc kỳ là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi thuyền viên. 2. Quốc kỳ phải được treo đúng nơi quy định. Khi tàu hành trình hoặc khi neo đậu, Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột phía lái. Đối với tàu không có cột lái, Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột chính. Hàng ngày, Quốc kỳ được kéo lên vào lúc mặt trời mọc và hạ xuống lúc mặt trời lặn. Về mùa đông, những ngày có sương mù, Quốc kỳ được kéo lên vào thời điểm có thể nhìn thấy được. Quốc kỳ được kéo lên sớm hơn hoặc hạ xuống muộn hơn thời gian quy định trong những trường hợp sau đây: a) Tàu vào, rời cảng; b) Gặp tàu quân sự hoặc tàu Việt Nam khi 2 tàu nhìn thấy nhau. 3. Việc kéo và hạ Quốc kỳ do thủy thủ trực ca thực hiện theo lệnh của sỹ quan trực ca boong. 4. Khi có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ ở trên tàu, ngoài Quốc kỳ treo ở đỉnh cột phía lái còn phải treo thêm một Quốc kỳ ở đỉnh cột chính và chỉ được phép hạ xuống khi các vị khách nói trên đã rời khỏi tàu. 5. Trong những ngày lễ lớn hay những ngày có chỉ thị đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ, Quốc kỳ phải được kéo lên theo nghi lễ chào cờ. Khi tàu hành trình trên biển và trong điều kiện thời tiết cho phép, ngoài Quốc kỳ treo ở đỉnh cột phía lái còn phải treo thêm Quốc kỳ ở đỉnh cột chính. 6. Khi tàu neo, đậu ở cảng nước ngoài, Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được kéo lên trước và hạ xuống sau Quốc kỳ của nước có cảng mà tàu đang đậu. 7. Khi hành trình trên lãnh hải hoặc vào, rời hay neo đậu trong vùng nước cảng biển nước ngoài, tàu phải treo Quốc kỳ nước đó ở cột chính của tàu. 8. Quốc kỳ phải được treo ở trạng thái mở. Trong ngày quốc tang, Quốc kỳ phải được treo theo nghi thức tang lễ. Điều 5. Cờ lễ trên tàu biển Việc trang hoàng cờ lễ khi tàu neo, đậu ở cảng phải theo nghi thức sau đây: 1. Nghi thức vào ngày lễ lớn: treo một dây cờ hiệu hàng hải quốc tế từ cột mũi đến cột lái của tàu qua xà ngang các cột trước và cột chính. Ở đỉnh cột trước, cột chính và cột lái đều treo Quốc kỳ, cột mũi treo cờ hiệu chủ tàu. Nếu tàu đang bốc dỡ hàng hoá thì phải trang trí sao cho không bị ảnh hưởng đến công việc bốc dỡ hàng hoá của tàu; 2. Nghi thức vào ngày lễ khác: treo một dây cờ hiệu hàng hải quốc tế từ cột mũi đến cột trước, một dây thứ hai từ cột chính đến cột lái. Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột trước, cột chính và cột lái; 3. Việc dùng cờ hiệu hàng hải quốc tế để trang hoàng phải chọn cờ có kích thước, màu sắc phù hợp để dây cờ đẹp, trang nghiêm; 4. Không được sử dụng Quốc kỳ Việt Nam và Quốc kỳ nước ngoài, quân kỳ, cờ chức vụ và cờ chữ thập đỏ để trang hoàng trong dây cờ lễ. Điều 6. Đón khách thăm tàu Khi có các vị khách quy định tại khoản 4 Điều 4 của Quyết định này thăm tàu: 1. Trường hợp có thông báo trước, thuyền trưởng phải lệnh cho tất cả thuyền viên mặc trang phục chỉnh tề theo nghi thức ngày lễ, đứng xếp hàng dọc theo hành lang đầu cầu thang, thuyền trưởng phải có mặt tại chân cầu thang để đón khách lên tàu; 2. Trường hợp không được báo trước, sỹ quan trực ca boong phải đón chào các vị khách tại chân cầu thang, đồng thời báo cho thuyền trưởng đến tiếp khách. Chương II CHỨC DANH VÀ NHIỆM VỤ THEO CHỨC DANH Mục 1: CHỨC DANH THUYỀN VIÊN
  16. Điều 7. Chức danh thuyền viên 1. Chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm: thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong (phó hai, phó ba), sỹ quan máy (máy ba, máy tư), thuyền phó hành khách, sỹ quan vô tuyến điện, sỹ quan điện, sỹ quan an ninh, sỹ quan máy lạnh, thủy thủ trưởng, thủy thủ phó, thuỷ thủ, thợ máy chính, thợ máy, thợ điện, nhân viên vô tuyến điện, quản trị, bác sỹ hoặc nhân viên y tế, phục vụ viên, bếp trưởng, cấp dưỡng, tổ trưởng phục vụ hành khách, nhân viên phục vụ hành khách, tổ trưởng phục vụ bàn, nhân viên phục vụ bàn, quản lý kho hành lý, thợ giặt là, kế toán, thủ quỹ, nhân viên bán hàng, nhân viên bán vé, trật tự viên, thợ máy lạnh và thợ bơm. Tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng, chủ tàu bố trí các chức danh phù hợp với định biên của tàu. 2. Đối với các chức danh không được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều này thì chủ tàu căn cứ vào điều kiện kỹ thuật và mục đích sử dụng của tàu để bố trí các chức danh đó. Mục 2: NHIỆM VỤ THEO CHỨC DANH Điều 8. Nhiệm vụ của thuyền trưởng 1. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi giao, nhận tàu: a) Việc bàn giao tàu phải được tiến hành trực tiếp giữa thuyền trưởng nhận tàu và thuyền trưởng giao tàu; b) Khi giao, nhận tàu phải bàn giao chi tiết về phần vỏ tàu, các máy móc, trang thiết bị, tài sản, toàn bộ các hồ sơ, tài liệu, tiền mặt và phải lập bản thống kê từng hạng mục; c) Thuyền trưởng nhận tàu yêu cầu thuyền trưởng giao tàu cho biết về cấu trúc đặc biệt, tính năng kỹ thuật, khả năng khai thác và kế hoạch tiếp tục hoàn thành. Thuyền trưởng giao tàu yêu cầu các sỹ quan phụ trách từng bộ phận báo cáo bằng văn bản về tình hình mọi mặt của bộ phận mình và bản kê tài sản của tàu. Thuyền trưởng nhận tàu cùng với máy trưởng, đại phó và máy hai tiến hành kiểm tra, tìm hiểu tình trạng thực tế của tàu; d) Thời gian bắt đầu và kết thúc việc bàn giao phải được ghi vào biên bản, hai bên cùng ký tên và phải ghi vào nhật ký hàng hải. Biên bản bàn giao tàu phải được lập thành 04 bản: 01 bản gửi cho chủ tàu, 01 bản lưu lại tàu và 02 bản cho bên giao và bên nhận; đ) Thuyền trưởng giao tàu phải họp toàn thể thuyền viên để giới thiệu thuyền trưởng nhận tàu và thông báo cụ thể thời gian chuyển giao quyền điều hành cho thuyền trưởng mới. 2. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi đưa tàu vào khai thác hoặc ngừng khai thác: a) Thực hiện theo lệnh của chủ tàu để đưa tàu vào khai thác, ngừng khai thác hoặc sửa chữa hay giải bản; b) Trước mỗi chuyến đi, thuyền trưởng phải có những biện pháp nhằm bảo đảm an toàn cho người, tàu và hàng hoá trên tàu, kể cả vật tư kỹ thuật, nhiên liệu, nước ngọt, lương thực, thực phẩm của tàu; c) Phân công cụ thể cho đại phó và máy trưởng tiến hành chuẩn bị mọi mặt để tàu khởi hành an toàn đúng giờ quy định; d) Kiểm tra việc chuẩn bị hải đồ, các tài liệu hàng hải khác liên quan đến toàn bộ chuyến đi của tàu; đ) Nắm vững tình hình diễn biến thời tiết trong khu vực tàu sẽ đi qua, lập kế hoạch chuyến đi và vạch hướng đi trên hải đồ có tính toán đầy đủ ảnh hưởng của các điều kiện địa lý, khí tượng - thuỷ văn hàng hải và các yếu tố khác; e) Kiểm tra việc xếp hàng hoá theo sơ đồ hàng hoá đảm bảo số lượng và chất lượng của hàng hoá. Đặc biệt, chú ý bốc dỡ và vận chuyển hàng rời, hàng nguy hiểm trên tàu; tận dụng dung tích và trọng tải của tàu nhưng phải đảm bảo tính ổn định của tàu; g) Ít nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng phải biết được toàn bộ tình hình công việc chuẩn bị của tàu, kiểm tra sự có mặt của thuyền viên và những người khác còn ở trên tàu; h) Trường hợp có thuyền viên của tàu vắng mặt, để bảo đảm cho tàu xuất phát đúng giờ, thuyền trưởng phải kịp thời thông báo cho giám đốc cảng vụ, chủ tàu nếu tàu đậu ở các cảng trong nước hoặc thông báo cho đại lý, cơ quan đại diện ngoại giao có thẩm quyền của Việt Nam nếu tàu đậu ở cảng nước ngoài biết họ tên, chức danh và thời gian rời tàu của thuyền viên đó. Đồng thời, phải áp dụng mọi biện pháp để thuyền viên này kịp trở về tàu hoặc đón tàu ở cảng sắp đến, nếu sự vắng mặt của thuyền viên đó không ảnh hưởng đến an toàn của tàu. 3. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi tàu hành trình: a) Tính toán một cách thận trọng hướng đi của tàu nhằm bảo đảm an toàn và kinh tế nhất; thường xuyên áp dụng mọi phương pháp, sử dụng mọi thiết bị hàng hải có sẵn trên tàu để xác định chính xác vị trí của tàu; kiểm tra, hướng dẫn và yêu cầu các sỹ quan trực ca phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định hiện hành
  17. về chế độ trực ca khi tàu hành trình; b) Chú ý kiểm tra hướng đi của tàu. Ngoài thuyền trưởng không ai có quyền thay đổi hướng đi đã định. Trường hợp có nguy cơ va chạm hoặc để tránh tình huống nguy hiểm bất ngờ hay có người rơi xuống biển thì thuyền trưởng cho phép sỹ quan trực ca boong có quyền thay đổi hướng đi của tàu nhưng sau đó phải báo ngay cho thuyền trưởng; c) Khẩn trương có mặt ở buồng lái khi sỹ quan trực ca boong yêu cầu và có mặt thường xuyên ở buồng lái khi tàu hành trình trong luồng hẹp, eo biển, kênh đào, gần bờ, khi ra vào cảng, trong các khu vực nguy hiểm, khi thời tiết xấu, tầm nhìn xa bị hạn chế hoặc qua những khu vực có mật độ phương tiện thủy cao. Trong các trường hợp nói trên, thuyền trưởng phải áp dụng các biện pháp thích hợp, chuẩn bị neo ở vị trí sẵn sàng thả neo và phải thông báo cho buồng máy biết để sẵn sàng thực hiện điều động khi cần thiết; d) Khi gặp các tảng băng trôi, các vật chướng ngại và các nguy hiểm trực tiếp khác đối với tàu hoặc khi gặp bão nhiệt đới, gặp nhiệt độ không khí xuống dưới 0o C cùng với gió mạnh gây ra đóng băng trên thượng tầng kiến trúc của tàu hay khi gặp gió cấp 10 hoặc trên cấp 10 mà chưa nhận được tin báo bão thì thuyền trưởng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để xử lý tình huống một cách thích hợp nhằm đảm bảo an toàn cho người, tàu và hàng hoá trên tàu; đồng thời, thông báo ngay những diễn biến nói trên với các tàu thuyền xung quanh, chủ tàu và cơ quan có thẩm quyền đầu tiên ở đất liền mà tàu có thể liên lạc được; đ) Trường hợp tàu đi vào vùng có băng do tàu phá băng dẫn đường, thuyền trưởng phải chấp hành sự hướng dẫn của thuyền trưởng tàu phá băng và kịp thời có các khuyến nghị với tàu phá băng để bảo đảm an toàn hành trình cho tàu của mình. 4. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi có hoa tiêu dẫn tàu: a) Khi tàu hành trình ở vùng hoa tiêu bắt buộc thì phải sử dụng hoa tiêu dẫn tàu theo quy định. Tại những vùng hoa tiêu không bắt buộc, nếu thấy cần thiết thì thuyền trưởng vẫn có quyền sử dụng hoa tiêu để bảo đảm an toàn; b) Bảo đảm an toàn trong việc đưa đón hoa tiêu lên tàu và rời tàu, bố trí chu đáo nơi nghỉ, ăn uống cho hoa tiêu và tạo điều kiện thuận lợi cho hoa tiêu thực hiện nhiệm vụ; c) Trước khi hoa tiêu thực hiện nhiệm vụ, thuyền trưởng thông báo cho hoa tiêu biết về tính năng điều động, tình trạng máy móc, thiết bị của tàu và những thông tin cần thiết khác nhằm tạo điều kiện cho hoa tiêu có thể chủ động xử lý khi dẫn tàu; d) Phải có mặt ở buồng lái để kịp thời xử lý các tình huống, tăng cường cảnh giới và chuẩn bị neo ở vị trí sẵn sàng thả neo. Khi vắng mặt ở buồng lái, thuyền trưởng phải giới thiệu cho hoa tiêu biết sỹ quan được mình uỷ quyền thay thế; đ) Việc sử dụng hoa tiêu dẫn tàu không miễn giảm nghĩa vụ điều khiển tàu của thuyền trưởng. Thuyền trưởng phải có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời, chính xác mọi tình huống có thể xảy ra nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho tàu; e) Trường hợp hoa tiêu xử lý tình huống thiếu chính xác hoặc không hợp lý, thuyền trưởng phải kịp thời đình chỉ hành động xử lý đó của hoa tiêu và yêu cầu hoa tiêu phải có hành động đúng để bảo đảm an toàn hành trình của tàu. Trường hợp cần thiết, thuyền trưởng có quyền yêu cầu thay thế hoa tiêu. 5. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi có người rơi xuống biển: Trường hợp có người rơi xuống biển, thuyền trưởng phải kịp thời áp dụng các biện pháp có hiệu quả để tìm cứu người bị nạn, đồng thời thông báo cho chủ tàu hoặc người quản lý tàu, người khai thác tàu, thông báo cho các tàu thuyền khác đang hành trình gần khu vực đó tìm kiếm và cứu giúp; chỉ được phép cho tàu rời khỏi khu vực có người rơi xuống biển khi đã cố gắng tìm kiếm nhưng xét thấy không còn hy vọng. Thời gian và các biện pháp đã tiến hành tìm cứu phải được ghi vào nhật ký hàng hải. 6. Nhiệm vụ của thuyền trưởng trong tìm kiếm cứu nạn và cứu hộ: a) Khi nhận được tín hiệu cấp cứu hoặc khi phát hiện có tàu bị nạn, thuyền trưởng có nhiệm vụ nhanh chóng điều động tàu đến cứu trợ nếu việc cứu nạn không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu và thuyền viên của mình. Thời gian, vị trí tàu bị nạn và lý do đến hoặc không đến cứu trợ phải được ghi vào nhật ký hàng hải; b) Khi cứu hộ tàu bị nạn, thuyền trưởng phải áp dụng mọi biện pháp có hiệu quả để cứu người. Việc cứu tàu, hàng hoá và tài sản khác chỉ được tiến hành khi có sự thoả thuận của thuyền trưởng tàu bị nạn theo hợp đồng cứu hộ. Trường hợp vì lý do nào đó mà thuyền trưởng tàu bị nạn không thể ký hợp đồng cứu hộ thì ít nhất phải có sự thoả thuận bằng lời hay bằng vô tuyến điện hoặc bằng tín hiệu trông thấy được của thuyền trưởng tàu bị nạn. Các hình thức thoả thuận này phải được ghi vào nhật ký hàng hải; c) Khi gặp tàu không có người, nếu điều kiện cho phép thì thuyền trưởng phải tổ chức kéo tàu đó vào
  18. cảng gần nhất và thông báo chính quyền cảng, chủ tàu hoặc người quản lý tàu, người khai thác tàu và cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự có thẩm quyền của Việt Nam ở nước đó biết. Trường hợp không thể lai dắt được thì ghi vào nhật ký hàng hải vị trí của tàu đó, nguyên nhân không thực hiện được việc lai dắt và phải thông báo cho chính quyền cảng gần nhất. 7. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi xảy ra đâm va: a) Trường hợp xảy ra đâm va với tàu khác, thuyền trưởng phải yêu cầu thuyền trưởng tàu đó thông báo cho mình biết tên, hô hiệu, số IMO, cảng đăng ký, cảng xuất phát, cảng ghé, cảng đến của tàu và tên chủ tàu. Đồng thời, thông báo cho tàu kia biết những thông tin nói trên của tàu mình. Nếu xét thấy tàu mình có khả năng và điều kiện cho phép thì phải có trách nhiệm cứu tàu bị nạn, trước hết là cứu người; b) Sau khi xảy ra đâm va, thuyền trưởng phải kịp thời lập biên bản về diễn biến xảy ra sự cố, nêu rõ sự thiệt hại của mỗi bên có xác nhận của thuyền trưởng tàu kia và các bên hữu quan. Đồng thời, tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ tai nạn theo quy định của pháp luật; c) Trường hợp tàu mình gặp nạn mà không còn khả năng cứu được và bắt buộc phải bỏ tàu, thuyền trưởng phải áp dụng mọi biện pháp để cứu người và tổ chức mang theo nhật ký hàng hải, nhật ký máy, nhật ký vô tuyến điện, hải đồ khu vực bị nạn, tiền và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác của tàu; d) Nếu tàu mình bị tai nạn cần thiết có sự cứu trợ thì thuyền trưởng phải dùng mọi biện pháp yêu cầu tàu khác cứu giúp, nhưng trước hết phải yêu cầu sự cứu trợ của các tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam; đ) Nếu được tàu khác cứu giúp, thuyền trưởng có nhiệm vụ chỉ huy thuyền viên, hành khách của tàu mình thực hiện nghiêm chỉnh quy định của tàu đó. 8. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi bỏ tàu: a) Khi bỏ tàu, thuyền trưởng phải tổ chức đưa người xuống xuồng cứu sinh theo thứ tự ưu tiên: trẻ em, người ốm, người già và phụ nữ; b) Khi bỏ tàu, thuyền trưởng vẫn phải chịu trách nhiệm trong việc tổ chức tìm kiếm và cứu số hành khách (nếu có), thuyền viên, đang bị mất tích và áp dụng các biện pháp cần thiết để đưa những người còn lại đến nơi an toàn và về nước, nếu tàu bị tai nạn ở nước ngoài; c) Thuyền trưởng phải là người rời tàu cuối cùng. 9. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi có bệnh nhân trên tàu: a) Trường hợp trên tàu có bệnh nhân nhưng không có đủ khả năng cứu chữa người lâm bệnh, thuyền trưởng có trách nhiệm tìm mọi biện pháp để nhận được sự giúp đỡ về y tế, kể cả phải đưa tàu vào cảng gần nhất và phải báo ngay cho chính quyền cảng và chủ tàu hoặc người quản lý, người khai thác tàu; b) Trường hợp thuyền trưởng lâm bệnh nặng hoặc bị tai nạn bất ngờ thì tạm thời trao lại quyền chỉ huy tàu cho đại phó và báo cáo chủ tàu biết để có biện pháp giải quyết kịp thời, đồng thời, báo cáo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự có thẩm quyền của Việt Nam tại nước đó biết nếu tàu ở nước ngoài và phải ghi vào nhật ký hàng hải. 10. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi tàu vào, rời cảng, neo đậu: a) Khi tàu hoạt động trên lãnh hải hoặc neo đậu ở cảng và các khu vực neo đậu tại Việt Nam hoặc nước ngoài, thuyền trưởng phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật của nước đó; b) Trước và trong khi làm thủ tục tàu đến, trong và sau khi làm thủ tục tàu rời cảng, không được cho thuyền viên của tàu giao tiếp với người khác, trừ các trường hợp thật cần thiết; c) Trường hợp xảy ra tranh chấp có liên quan đến tàu hoặc thuyền viên bị bắt giữ, thuyền trưởng phải kịp thời lập kháng nghị hàng hải và phải báo cáo ngay cho cơ quan đại diện ngoại giao có thẩm quyền của Việt Nam ở nước đó và chủ tàu hoặc người quản lý tàu, người khai thác biết để có biện pháp can thiệp; d) Khi tàu đậu trong cảng, thuyền trưởng phải tổ chức áp dụng các biện pháp phòng cháy, chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn cho người, tàu và hàng hoá; đ) Khi tàu hành trình ở những khu vực chưa quen biết hoặc tầm nhìn xa bị hạn chế hay gần khu vực có nhiều vật chướng ngại nguy hiểm, thuyền trưởng có quyền yêu cầu các sỹ quan khác phải có mặt ở vị trí để thực hiện nhiệm vụ; e) Khi tàu neo đậu ở các khu vực mà các điều kiện an toàn hàng hải không đảm bảo, thuyền trưởng phải thường xuyên có mặt ở tàu. Nếu phải rời tàu thì yêu cầu đại phó ở lại tàu để thay mặt mình xử lý kịp thời những tình huống có thể xảy ra; g) Khi thuyền trưởng rời khỏi tàu, nhất thiết phải có chỉ thị cụ thể công việc cho đại phó hay sỹ quan trực ca boong ở lại tàu; Đối với những việc quan trọng phải được ghi rõ trong nhật ký hàng hải và thông báo cho sỹ quan trực ca boong biết địa chỉ của mình trong thời gian ở trên bờ; h) Kết thúc mỗi chuyến đi, thuyền trưởng phải lập báo cáo gửi chủ tàu, hoặc người quản lý tàu, người
  19. khai thác tàu về tình hình chuyến đi và kết quả việc thực hiện kế hoạch khai thác tàu. 11. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi tàu chở khách: Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn tuyệt đối sinh mạng hành khách, thuyền viên, hàng hoá, hành lý và tài sản trên tàu; tổ chức huấn luyện cứu sinh, cứu hoả, cứu thủng tàu và hướng dẫn cho hành khách cách sử dụng phương tiện cứu sinh, cứu hoả và các thiết bị an toàn khác. 12. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi nhận tàu đóng mới: Khi nhận tàu đóng mới, thuyền trưởng có nhiệm vụ tổ chức nhận bàn giao cụ thể về vỏ tàu, máy móc, toàn bộ trang thiết bị kỹ thuật, các hồ sơ kỹ thuật, tài sản, dụng cụ sinh hoạt. Việc nhận và bàn giao tàu phải được lập biên bản có ký xác nhận của thuyền trưởng bên nhận và bên giao. 13. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi sửa chữa tàu: a) Duyệt các hạng mục sửa chữa do đại phó, máy trưởng lập; b) Không được tự ý điều chỉnh các hạng mục sửa chữa đã được duyệt và thanh toán kinh phí khi chưa có sự đồng ý của chủ tàu; c) Trong thời gian tàu trên đà, thuyền trưởng phải áp dụng các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn cho tàu và thực hiện đúng nội quy của đà; cùng với đại phó và máy trưởng tiến hành kiểm tra vỏ tàu, hệ thống van thông biển, chân vịt, bánh lái và lập biên bản xác nhận hiện trạng của chúng. Công việc này cũng phải được thực hiện lại trước khi tàu xuống đà và có xác nhận của cơ quan đăng kiểm; d) Tổ chức kiểm tra, giám sát về tiến độ, chất lượng sửa chữa, đảm bảo an toàn lao động và tổ chức cho thuyền viên thực hiện tốt các công việc tự sửa chữa, tự bảo quản trong thời gian tàu trên đà; đ) Khi hoàn thành việc sửa chữa tàu, tổ chức nghiệm thu từng phần về các hạng mục sửa chữa bảo đảm chất lượng, tránh gây thiệt hại cho chủ tàu. 14. Nhiệm vụ trực ca của thuyền trưởng: a) Nếu trên tàu không bố trí chức danh phó ba thì thuyền trưởng phải đảm nhiệm ca trực của phó ba; b) Nếu trên tàu không bố trí chức danh phó hai và phó ba thì nhiệm vụ của chức danh đó do thuyền trưởng và đại phó đảm nhiệm theo sự phân công của thuyền trưởng. Điều 9. Nhiệm vụ của đại phó Đại phó là người kế cận thuyền trưởng, chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền trưởng, có nhiệm vụ sau đây: 1. Trực tiếp tổ chức quản lý, khai thác tàu, phục vụ đời sống, sinh hoạt, trật tự kỷ luật trên tàu; quản lý và điều hành trực tiếp bộ phận boong, bộ phận phục vụ và y tế trên tàu, giúp thuyền trưởng chỉ đạo công việc của các sỹ quan boong khi tàu không hành trình. Trường hợp thuyền trưởng vắng mặt, đại phó thay mặt thuyền trưởng phụ trách các công việc chung của tàu; thừa lệnh của thuyền trưởng, ban hành các mệnh lệnh liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của thuyền viên theo quy định của Quyết định này; 2. Trực ca từ 04 giờ đến 08 giờ và từ 16 giờ đến 20 giờ trong ngày. Khi điều động tàu ra, vào cảng hoặc hành trình trên luồng hẹp, đến các khu vực neo đậu đại phó phải có mặt ở phía mũi tàu để chỉ huy việc thực hiện lệnh của thuyền trưởng; 3. Tổ chức khai thác và bảo quản vỏ tàu, boong tàu, cần cẩu, thượng tầng và buồng ở, phòng làm việc, kho tàng, hệ thống máy móc, thiết bị trên boong tàu như hệ thống hầm hàng, neo, bánh lái, tời, cần cẩu, dây buộc tàu, hệ thống phòng chống cháy, hệ thống đo nước, thông gió, dụng cụ chống thủng và các phương tiện cứu sinh theo đúng quy trình, quy phạm vận hành kỹ thuật; kịp thời báo cáo thuyền trưởng biết những hư hỏng, mất mát và đề xuất các biện pháp khắc phục; nếu thiết bị có liên quan đến bộ phận máy thì báo cáo máy trưởng để có biện pháp khắc phục; 4. Theo dõi ngày công, bố trí nghỉ bù, nghỉ phép cho thuyền viên bộ phận boong; sắp xếp chỗ ăn, chỗ ở, thời gian làm việc, học tập, nghỉ ngơi và giải trí cho thuyền viên; 5. Cùng máy trưởng lập và trình thuyền trưởng bảng phân công nhiệm vụ cho thuyền viên của tàu phải thực hiện khi có lệnh báo động về cứu hoả, cứu sinh, cứu thủng và bỏ tàu; ít nhất mỗi tháng một lần tổ chức tập luyện cho thuyền viên về cứu hoả, cứu sinh, cứu thủng tàu; trực tiếp chỉ huy mọi hoạt động của thuyền viên để cứu tàu khi có lệnh báo động; tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ và kiểm tra số lượng thuyền viên, hành khách xuống xuồng cứu sinh khi có lệnh bỏ tàu và bằng mọi cách giúp thuyền trưởng bảo vệ nhật ký hàng hải, nhật ký máy, nhật ký vô tuyến điện, hải đồ, tiền mặt và các giấy tờ cần thiết khác; định kỳ tổ chức kiểm tra phương tiện cứu sinh, cứu hoả, cứu thủng tàu và báo cáo thuyền trưởng biết để kịp thời có biện pháp khắc phục; định kỳ tiến hành kiểm tra vỏ tàu và các trang thiết bị trên boong;
  20. 6. Lập sổ theo dõi việc sửa chữa các phương tiện, thiết bị thuộc bộ phận boong và kiểm tra kết quả việc sửa chữa đó; lập kế hoạch cung cấp vật tư, thiết bị kỹ thuật, nước ngọt, thực phẩm, lương thực và tổ chức quản lý, sử dụng các vật tư thiết bị đó khi được cấp; 7. Kiểm tra nước la canh, két nước dằn, két nước ngọt. Khi cần thiết lệnh cho sỹ quan trực ca máy bơm nước điều chỉnh để bảo đảm cho tàu luôn ở trạng thái cân bằng; kiểm tra dây buộc tàu, khu vực gần chân vịt trước khi báo cáo bộ phận máy tiến hành chạy thử máy; 8. Trường hợp thuyền trưởng vắng mặt, nếu xảy ra tình huống cấp bách không bảo đảm an toàn cho tàu hoặc khi có lệnh của Giám đốc cảng vụ hay chủ tàu thì đại phó có trách nhiệm yêu cầu hoa tiêu đến để điều động tàu đảm bảo an toàn; 9. Đôn đốc việc giữ gìn vệ sinh trên tàu, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho thuyền viên; 10. Trước khi tàu rời cảng, phải kiểm tra các việc có liên quan cho chuyến đi như đóng kín hầm hàng, cửa kín nước, việc chằng buộc trang thiết bị và hàng hoá trên boong; kiểm tra hệ thống lái, thiết bị neo, thiết bị phát tín hiệu bằng âm thanh, đèn hành trình, tay chuông và các thiết bị thông tin liên lạc nội bộ của tàu. Ít nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng, đại phó phải báo cáo cụ thể cho thuyền trưởng biết về công việc chuẩn bị của chuyến đi; 11. Tổ chức giao nhận hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm và chuẩn bị các giấy tờ về hàng hóa trình thuyền trưởng; hàng ngày phải báo cáo thuyền trưởng biết về tình hình làm hàng và số lượng hàng hoá bốc dỡ được; trước khi xếp hàng hóa, có nhiệm vụ lập sơ đồ bốc dỡ hàng hoá theo yêu cầu của thuyền trưởng nhằm tận dụng dung tích và trọng tải, bảo đảm đúng quy định về bốc dỡ, vận chuyển hàng hoá trên tàu; đặc biệt, chú ý đối với việc bốc dỡ nhiều loại hàng trong một chuyến, hàng trả ở nhiều cảng, hàng nguy hiểm, hàng rời, hàng chở trên boong và hàng khác. Sơ đồ xếp dỡ hàng phải được thuyền trưởng phê duyệt trước khi xếp hàng lên tàu; dỡ hàng khỏi tàu; 12. Trong thời gian làm hàng phải thường xuyên có mặt ở tàu để theo dõi tiến độ bốc dỡ hàng hoá; tránh mất mát, hư hỏng, hao hụt nhằm bảo đảm đúng số lượng và chất lượng hàng hoá khi giao nhận; trường hợp cần vắng mặt thì báo cáo thuyền trưởng biết và giao việc theo dõi làm hàng cho sỹ quan trực ca boong nhưng phải ghi rõ những yêu cầu và sự chú ý cần thiết; 13. Khi xếp hàng phải kiểm tra việc chèn lót, ngăn cách, thông gió; thực hiện đúng quy trình, quy phạm vận chuyển hàng hoá, nhất là đối với các loại hàng nguy hiểm, hàng rời, hàng chở trên boong; bảo đảm an toàn lao động và an toàn máy móc, thiết bị cho công nhân làm hàng trên tàu; 14. Theo dõi việc đóng, mở hầm hàng theo đúng quy trình kỹ thuật; trực tiếp chứng kiến việc niêm phong hầm hàng và kiểm tra các mối cặp chì theo yêu cầu của hợp đồng vận chuyển; 15. Khi xảy ra các trường hợp có ảnh hưởng đến hàng hoá phải áp dụng mọi biện pháp để cứu hàng hoá và kịp thời báo cáo thuyền trưởng; thường xuyên kiểm tra việc chằng buộc hàng hoá, nắp hầm hàng; áp dụng mọi biện pháp thích hợp bảo đảm an toàn cho hàng hoá khi tàu hành trình trong điều kiện thời tiết xấu; kiểm tra kỹ hầm hàng trước khi tiếp nhận hàng hoá xuống tàu và phải áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm bảo đảm an toàn cho tàu, hàng hoá chở trên tàu; 16. Bảo đảm bốc dỡ và vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, hàng rời, hàng nặng, hàng chở trên boong, hàng cồng kềnh và các loại hàng hoá đặc biệt khác theo đúng quy định; 17. Tổ chức việc tiếp nhận và phục vụ hành khách đối với tàu chở khách nhưng không bố trí chức danh thuyền phó hành khách. Điều 10. Nhiệm vụ của máy trưởng Máy trưởng chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền trưởng và có nhiệm vụ cụ thể sau đây: 1. Tổ chức quản lý, điều hành lao động và thực hiện chế độ làm việc, trực ca, nghỉ ngơi cho thuyền viên thuộc bộ phận máy và điện; 2. Tổ chức quản lý khai thác an toàn, đạt hiệu quả kinh tế đối với các máy móc, thiết bị như máy chính, nồi hơi, máy làm lạnh, các máy phụ, các hệ thống và thiết bị động lực khác theo quy trình, quy phạm hiện hành; bảo đảm an toàn kỹ thuật trong việc sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc và các hệ thống, thiết bị do các bộ phận khác quản lý như máy neo, phần cơ của máy lái, máy cẩu làm hàng, hệ thống tời, hệ thống dưỡng ống, hệ thống thông gió, hệ thống khác và hướng dẫn thuyền viên của các bộ phận này thực hiện vận hành đúng quy trình, quy phạm hiện hành; 3. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy trình, quy phạm về an toàn kỹ thuật và an toàn lao động thuộc bộ phận mình phụ trách; 4. Thường xuyên giám sát, theo dõi việc thực hiện nội quy phòng chống cháy ở buồng máy, trạm phát điện, xưởng, kho tàng, phòng làm việc, buồng ở và các khu vực khác do bộ phận máy và điện quản lý;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1