YOMEDIA
ADSENSE
Luật, nhãn và logo
134
lượt xem 17
download
lượt xem 17
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Luật, nhãn và logo: Các thành tố chủ chốt dẫn dắt tính bền vững trong chuỗi cung cấp dệt Phạm vi mối quan ngại của công ty hiện đã mở rộng từ các hoạt động của riêng công ty, ví dụ phân phối, phế thải bao bì, hiệu quả năng lượng cho tới các mối quan ngại của tác động môi trường của chuỗi cung cấp sản phẩm và tiềm năng nhiễm bẩn hóa chất trong mặt hàng tiêu dùng cuối. Giới thiệu Mãi cho đến ...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luật, nhãn và logo
- Luật, nhãn và logo: Các thành tố chủ chốt dẫn dắt tính bền vững trong chuỗi cung cấp dệt Phạm vi mối quan ngại của công ty hiện đã mở rộng từ các hoạt động của riêng công ty, ví dụ phân phối, phế thải bao bì, hiệu quả năng lượng cho tới các mối quan ngại của tác động môi trường của chuỗi cung cấp sản phẩm và tiềm năng nhiễm bẩn hóa chất trong mặt hàng tiêu dùng cuối. Giới thiệu Mãi cho đến gần dây, các công ty vẫn có xu hướng giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường riêng rẽ mặc dầu mô hình trách nhiễm xã hội đang bắt đầu đưa hai vấn đề này lại gần nhau hơn về khái niệm và tổ chức trong nhiều công ty hàng đầu. Trong chuỗi cung cấp hàng may và quần áo thì các mối quan ngại xã hội chủ yếu được giải quyết tại mức nhà cung cấp quần áo thông qua các Quy tắc ứng xử của từng công ty, hoặc Quy tắc của các ngành công nghiệp như là Sáng kiến Thương mại có Đạo đức, FLA/WRAP hoặc thông qua “tiêu chuẩn” như là AA1000 hoặc SA 8000. Phạm vi mối quan ngại của công ty hiện đã mở rộng từ các hoạt động của riêng công ty, ví dụ phân phối, phế thải bao bì, hiệu quả năng lượng cho tới các mối quan ngại của tác động môi trường của chuỗi cung cấp sản phẩm và tiềm năng nhiễm bẩn hóa chất trong mặt hàng tiêu dùng cuối. Vậy các yếu tố gì đã dẫn dắt các công ty đi xuôi theo con đường này? Có thể thấy được câu trả lời cho câu hỏi này bằng cách xem xét ba thành tố dẫn dắt chủ chốt là: Luật, Nhãn và Logo. 1.Luật Có hai loại luật chính tác động tới ngành dệt và các công ty thuốc nhuộm và hóa chất. Đó chính là: Luật kiểm soát hóa chất và Luật kiểm soát ô nhiễm.
- Luật kiểm soát hóa chất ảnh hưởng đến đổi mới, phân loại và ghi nhãn, cung cấp và sử dụng thuốc nhuộm và hóa chất. Nó cũng tác động đến luật an toàn sản phẩm tiêu dùng. Luật kiểm soát ô nhiễm ảnh hưởng cả nhà sản xuất và người sử dụng thuốc nhuộm và hóa chất do nó bao trùm cả việc thải các chất gây nguy hiểm ra môi trường. 1.1 Châu Âu Kiểm soát hóa chất: Luật kiểm soát hóa chất mới của châu Âu được gọi là REACH (Quy chuẩn EU 1907/2006) được thích ứng vào ngày 18 tháng 12 năm 2006 và được công bố trong Công báo của EU vào ngày 31 tháng 12 năm 2006. Quy chuẩn mới có hiệu lực từ tháng 6 năm 2007 và tuân theo sự xác minh của Cơ quan hóa chất châu Âu (ECHA) ở Helsinki. Các yêu cầu vận hành của REACH bắt đầu được áp dụng từ tháng 6 năm 2008 trở đi. REACH là từ viết tắt cho Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế hóa chất và mục tiêu chính của REACH là giải quyết sự cần thiết bảo vệ sức khỏe con người và môi trường từ việc sản xuất, sử dụng và thải bỏ hóa chất. Nó cũng cung cấp cơ sở pháp lý để gia tăng minh bạch và khả năng truy tìm bằng cách yêu cầu việc trao đổi thông tin tốt hơn về hóa chất dọc theo chuỗi cung cấp sản phẩm cho đến tận người tiêu dùng cuối. Theo quy chuẩn mới, các công ty sản xuất một chất nhất định sẽ có trách nhiệm cung cấp dữ liệu về hóa chất và các cơ quan chức năng sẽ đánh giá dữ liệu được ngành công nghiệp cung cấp để quyết định các chương trình thử nghiệm đúng cho chất đó. Phạm vi của REACH mở rộng cho tới các chất trong mặt hàng, đặc biệt là về các yêu cầu báo cáo cho các chất có mối quan ngại rất cao (SHVC). Để làm thuận lợi cho việc chuyển tiếp sang các điều khoản
- của REACH, việc đăng ký sẽ được giới thiệu từ từ trong 11 năm, nói chung cho các chất đã có từ trước năm 1981, tức là các chất có trong danh sách kiểm kê EINCS. Các hóa chất được sản xuất hoặc được nhập khẩu với số lượng lớn và các chất có mối quan ngại rất cao (tức là có các tính chất nguy hại đặc biệt) phải được đăng ký trước tiên, các chất được sản xuất hoặc nhập khẩu với khối lượng nhỏ hơn có thể được đăng ký muộn hơn. Tuy nhiên, để tận dụng việc đăng ký bị hoãn lại, các chất này phải được đăng ký sơ bộ với ECHA trong khoảng thời gian giữa 1 tháng 6 và 1 tháng 12 năm 2008. Khi đăng ký sơ bộ kết thúc vào ngày 1 tháng 12 năm 2008, ECHA đã nhận trên 2,6 triệu đăng ký sơ bộ từ trên 60.000 công ty ở EU và bao trùm trên 140.000 chất. Đối với mỗi hóa chất, sẽ hình thành một nhóm gồm tất cả các công ty đã đăng ký sơ bộ hóa chất. Nhóm này được gọi là Diễn đàn trao đổi thông tin về chất (SIEF), sau đó sẽ chia sẻ thông tin về các mối nguy hại của hóa chất để chỉ một bộ thông tin kỹ thuật sẽ được trình lên ECHA. Sự hợp tác này là cần để giảm lượng thử nghiệm động vật tới mức thấp nhất, thử nghiệm này được yêu cầu trong toàn bộ thời gian REACH tồn tại và được biết đến là nguyên tắc một chất một đăng ký (OSOR). Các chất đã có trên thị trường sẽ được đưa dần dần vào REACH. Các chất được sản xuất với khối lượng lớn và các chất CMR (Gây ung thư, gây đột biến và độc với sinh sản)phải được đăng ký trước tiên. Thời hạn chót để đăng ký được tính từ năm luật có hiệu lực nên các thời hạn chót để đăng ký là: >1000 tấn và CMR – chậm nhất là vào cuối năm 2010;>100 tấn – chậm nhất là vào cuối năm 2013; >10 tấn - chậm nhất là vào cuối năm 2018. Kiểm soát ô nhiễm: Các lĩnh vực chính khác của luật môi trường tác động lên ngành dệt là luật kiểm soát ô nhiễm, luật này ảnh hưởng lên
- sử dụng và thải bỏ thuốc nhuộm cũng như giải quyết việc tiêu thụ nước và năng lượng, ô nhiễm không khí, xử lý nước thải và thải bỏ phế thải. Mục quan trọng nhất của luật châu Âu trong lĩnh vực này là Thông tư IPPC (96/61/EC). Ủy ban châu Âu đã thiết lập văn phòng IPPC ở Seville, Tây Ban Nha để điều phối soạn thảo và công bố tài liệu BATREF đưa ra chỉ dẫn chi tiết về Các kỹ thuật hiện có tốt nhất để ngăn ngừa ô nhiễm sẽ được áp dụng trong một ngành công nghiệp nhất định. BREF cho ngành dệt được công bố vào tháng 7 năm 2003. 1.2 Mỹ Kiểm soát hóa chất: Tại Mỹ, Đạo luật kiểm soát các chất độc (TSCA) đã được công bố vào năm 1976 và là luật kiểm soát hóa chất quan trọng nhất ở Mỹ. Đạo luật cho phép Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) đảm bảo thông tin về tất cả các hóa chất mới và đang tồn tại cũng như kiểm soát các chất được xem là có mối rủi ro đáng kể cho sức khỏe công chúng hoặc cho môi trường. Nhiều người ở Mỹ đang nghi ngờ liệu luật đã có hiệu lực trong việc đạt được mục đích, nhất là về các hóa chất hiện tồn tại trong danh sách kiểm kê của TSCA và chắc chắc rằng dưới chế độ quản trị hiện hành, nó sẽ được xem xét lại và được củng cố. Từng bang ở Mỹ cũng ban bố các mục có thể áp dụng rộng rãi cuả luật kiểm soát hóa chất để bảo vệ con người tránh các chất nguy hiểm. Một ví dụ là Proposition 65 ở bang California yêu cầu ghi nhãn các sản phẩm có chứa các hóa chất được biết là gây ra ung thư. Danh sách của các hóa chất trong Pro65 có trên 700 chất. Gần đây, cũng có các phát triển liên quan đến các hóa chất trong lĩnh vực Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng, một phần là do phản ứng với việc tìm thấy sơn có hàm lượng chì độc hại cao trong đồ chơi trẻ em được các nhãn hàng và nhà bán
- lẻ Mỹ mua từ Trung Quốc. Đạo luật Cải thiện Tính an toàn của Sản phẩm Tiêu dùng (CPSIA) được chính quyền của Tổng thống Bush ký thành luật vào tháng 8 năm 2008 và đưa ra các giới hạn nghiêm ngặt và các yêu cầu báo cáo từ các nhà nhập khẩu Mỹ về cáckim loại độc và phthalat trong đồ chơi trẻ em và các mặt hàng khác. Kiểm soát ô nhiễm: Tại Mỹ, Đạo luật nước sạch năm 1977 và Sửa đổi Đạo luật không khí sạch năm 1990 có chứa các điều khoản ảnh hưởng đến phát thải từ các nguồn công nghiệp và yêu cầu được phép để thải bỏ và thích ứng kỹ thuật – được dựa trên các tiêu chuẩn thanh toán ô nhiễm. Do được cấp phéo bởi Đạo luật nước sạch, Hệ thống loại trừ thải chất gây ô nhiễm Quốc gia (NPDES) cho phép chương trình kiểm soát ô nhiễm nước bằng cách kiểm soát các nguồn của điểm thải chất gây ô nhiễm vào nguồn nước của Mỹ. CAAA năm 1990 ủy nhiệm cho EPA nhận diện các chủng loại các nguồn công nghiệp cho 187 chất gây ô nhiễm không khí đã được liệt kê và để thực hiện các bước để giảm ô nhiễm bằng các yêu cầu các nguồn phát thải lắp đặt thiết bị kiểm soát hoặc thay đổi các quá trình gia công. Sổ tay Các thực hành quản lý tốt nhất để ngăn ngừa ô nhiễm trong ngành dệt được US EPA công bố vào năm 1996 đưa ra các khuyến nghị thực hành về các biện pháp mà các nhà máy gia công ướt có thể thực hiện để bảo tồn các nguồn và giảm ô nhiễm và phế thải vẫn còn thích hợp cho đến ngày nay cho ngành xử lý hoàn tất dệt trên toàn thế giới. 2. Nhãn Vật liệu dệt cổ truyền: Trên 10 năm qua sự phát triển của nhiều chương trình nhãn sinh thái được thiết kế để đảm bảo cho người tiêu dùng về tính an toàn và tính chấp nhận về môi trường của một sản phẩm nhất định đã dấy lên các vấn đề môi trường trong
- chuỗi cung cấp dệt và hàng may mặc. Thành công nhất của các chương trình gắn nhãn sinh thái dệt là Tiêu chuẩn Oeko-Tex100 do “Hiệp hội Quốc tế về nghiên cứu và thử nghiệm trong lĩnh vực sinh thái dệt” điều hành và hoạt động bởi các Viện thử nghiệm nhượng quyền ở châu Âu, Mỹ và châu Á. Trên 80.000 chứng chỉ đã được cấp trên toàn thế giới cho trên 8.000 công ty. Tiêu chuẩn Oeko-Tex 100 là nhãn “sinh thái con người”do nó tập trung vào các ảnh hưởng xấu có thể của vật liệu dệt lên sức khoẻ của người mặc do các hóa chất dư trên mặt hàng. Các giá trị giới hạn của dư lượng hóa chất và các tiêu chí độ bền màu được đưa ra cho mỗi nhóm sản phẩm. Yêu cầu chi tiết cho quần áo trẻ em có đòi hỏi khắt khe nhất. Các thông số ảnh hưởng nhiều nhất bởi công đoạn nhuộm màu, và do vậy bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự lựa chọn thuốc nhuộm và hóa chất là các thông số về kim loại nặng, các thuốc nhuộm gây ung thư, các thuốc nhuộm gây dị ứng và độ bền màu. Các nhãn sinh thái thế hệ thứ nhất như là Oeko-Tex 100 là nhãn sinh thái con người không đưa ra vấn đề bảo vệ môi trường, trong khi nhãn sinh thái EU bao trùm toàn bộ vòng đời kết hợp sự xem xét tác động môi trường dọc theo chuỗi cung cấp. Tuy nhiên, ngược lại với Tiêu chuẩn Oeko-Tex 100, nhãn sinh thái chính thức của EU cho vật liệu dệt và Tiêu chuẩn dựa trên vòng đời Oeko-Tex 1000 lại không phổ biến bằng do phức tạp, yêu cầu dữ liệu dọc theo chuỗi cung cấp và thêm nhiều chi phí. Chỉ 70 nhãn sinh thái EU được trao cho các sản phẩm dệt kể từ khi tiêu chí được thiết lập hơn 10 năm qua. Vật liệu dệt hữu cơ: Trong một vài năm qua người tiêu dùng quan tâm nhiều đến bông hữu cơ, tức là bông được trồng mà không sử dụng các
- thuốc bảo vệ thực vật nguy hiểm tiềm tàng. Nhiều chương trình gắn nhãn sinh thái dệt hữu cơ xuất hiện ở một vài nước gồm Mỹ, Đức, Anh, Nhật bản để trao đổi thông tin tới người tiêu dùng rằng bông hữu cơ cũng đã được gia công sau thu hoạch theo cách chấp nhận được với sinh thái. Thậm chí người ta đề xuất hài hòa nhiều chương trình quốc gia độc lập và điều này dẫn đến việc tạo ra Tiêu chuẩn Dệt Hữu cơ Toàn cầu và năm 2006. Phiên bản tiêu chuẩn được soát xét lại và logo mới được giới thiệu vào năm 2008. 3. Logo (Các nhà bán lẻ và nhãn hàng) Một vài nhà cung cấp và bán lẻ quần áo hàng đầu ở Đức đã tham dự vào các cuộc thảo luận về các nhãn sinh thái dệt và bắt đầu đưa an toàn sản phẩm hoặc các yêu cầu sinh thái con người vào sổ tay cung cấp của họ từ cuối những năm 1980. Các công ty như là Quelle, Otto, Steilmann và Karstadt & Neckarmann đi tiên phong trong việc sử dụng các tiêu chuẩn hóa chất hoặc các yêu cầu sinh thái tương tự các yêu cầu của Oeko-Tex100. Xu hướng này được thúc đẩy vào năm 1994 khi Đức sửa đổi Luật hàng tiêu dùng, luật này cấm sử dụng các thuốc nhuộm azo nào đó. Phương thức tiếp cận của nhà bán lẻ Anh Mark&Spencer là khá khác lạ so với các nhà bán lẻ khác vào thời điểm công ty này giới thiệu Quy tắc thực hành về môi trường vào năm 1995, bao gồm toàn bộ hoạt động kinh doanh hàng dệt chứ không phải chỉ cho các nhãn hàng sinh thái hoặc dãy sản phẩm sinh thái đặc biệt. Theo sau rất nhiều trường hợp nổi bật về nhiễm bẩn hóa chất được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng như là tạp chí Oeko-Tex (Đức) hoặc bởi các tổ chức phi chính phủ như là Greenpeace hoặc Những người bạn của trái đất, một vài nhà bán lẻ/nhãn hàng hàng đầu đã thiết lập danh sách các chất bị cấm (RSL) được dựa trên các luật về hóa chất của EU, Mỹ và một vài luật của Nhật Bản. Hàng năm danh sách này được mở rộng và được bổ sung có chú
- thích để giúp đỡ các nhà cung cấp đảm bảo sự tuân thủ. Vào tháng 7 năm 2004 nhiều nhãn hàng và nhà bán lẻ hàng đầu của Mỹ và EU đã hình thành nhóm quản lý chất bị cấm quốc tế trên sản phẩm dệt may và giày dép (AFIRM) để chia sẻ kiến thức về các yêu cầu của luật hóa chất ở những quốc gia và quốc tế khác nhau và để hợp tác trong việc trao đổi các yêu cầu RSL tới nhà cung cấp thông qua các semina và ấn bản phẩm. Nhóm AFIRM đã phát triển một công cụ cho nhà cung cấp để trao đổi thực hành tốt nhất về sự tuân thủ hóa chất và tổ chức các semina gần đây nhất ở Ấn Độ và Trung Quốc vào tháng 5 năm 2010. Các nhóm khác có chương trình RSL tích cực gồm: Hiệp hội may mặc và giày dép Mỹ; Nhóm công nghiệp ngoài trời; Ủy ban Trách nhiệm xã hội. Và từng công ty hoạt động trong ngành dệt may hiện giờ đều có danh sách các chất bị hạn chế riêng của mình. Các nhà gia công hàng dệt may ở nhiều nước trên thế giói có thể bối rối, thấy mất thời gian và thêm chi phí để giải quyết nhiều RSL để đảm bảo rằng họ hiểu các yêu cầu khác nhau, và để chứng minh rằng họ tuân thủ bằng cách nhận được các tuyên bố từ các nhà cung cấp hóa chất và thực hiện thử nghiệm sinh thái yêu cầu. Một số nhà cung cấp hóa chất có uy tín trên thế giới đã phát triển khái niệm sinh thái nhuộm màu, trong đó có Dystar. Khái niệm này công nhận các yếu tố dẫn dắt thị trường quan trọng tác động lên khách hàng và tìm cách để đưa các vấn đề và mối quan ngại quan trọng nhất vào các quá trình gia công thiết yếu của Đổi mới, Sản xuất và Bán hàng&Marketing để đưa ra các sản phẩm mới, các quá trình gia công ướt mới, dịch vụ kỹ thuật và thông tin về sản phẩm, tất cả đều đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Dysatr
- gọi đó là chương trình ecoconfidence®. Một phần của chương trình này là cam kết loại bỏ các hóa chất độc hại tuân theo các hạn chế trong phạm vi chính từ chuỗi cung cấp. Đối với mỗi sản phẩm của Dystar, cho dù được sản xuất tại nhà máy của công ty hoặc mua từ bên ngoài, công ty có yêu cầu chi tiết về sinh thái để đảm bảo rằng sản phẩm được thử nghiệm sự nhiễm bẩn hóa chất chắc chắn nhất được dựa trên kiến thức về hóa học thuốc nhuộm và cấu trúc hóa chất. Kiến thức này và dữ liệu thử nghiệm là các tuyên bố cho khác hàng về REACH, các yêu cầu của nhãn sinh thái hoặc sự tuân thủ với các RSL của các nhãn hàng hoặc các nhà bán lẻ. Trong một số trường hợp như tiêu chuẩn Oeko- Tex100 hoặc các RSL của H&M, Levi Strauss&Co và S.Oliver, công ty đã in các quyến sách nhỏ chi tiết mô tả các yêu cầu của họ và đưa ra chỉ dẫn cho khách hàng về tính bền vững của các sản phẩm của Dystar. Một đóng góp chính khác mà Dystar thực hiện cho sản xuất dệt sạch hơn là sản phẩm và sự đổi mới các quá trình gia công. Kết hợp các thuốc nhuộm mới và các quá trình gia công tối ưu hóa dẫn tới: Tiêu thụ nguồn giảm xuống thấp nhất – tác động môi trường thấp hơn; Sản lượng cao nhất- lượng hàng hóa có hơn từ các tài sản hiện có. Kết luận Hiệu quả kết hợp của các yếu tố dẫn dắt được nói tới trong phần thảo luận trước đã làm dấy lên vấn đề hóa chất và môi trường trong ngành dệt may- một quá trình gia công được mô tả là “Xanh hóa chuỗi cung cấp”. Do tính toàn cầu hóa của chuỗi cung cấp dệt may các yếu tố dẫn dắt môi trường được truyền tới tất cả các khu vực sản xuất dệt may chính trên thế giới. Người ta tin tưởng rằng các quan hệ đối tác của chuỗi cung cấp hợp tác toàn cầu hoạt động tại mức địa phương là cơ
- bản để hiện thực hóa sản xuất dệt bền vững. Chỉ khi tất cả các nhà hoạt động trong chuỗi cung cấp dệt làm việc cùng với nhau thì mới có thể thúc đẩy vấn đề cải thiện môi trường thông qua giới thiệu các sản phẩm tối ưu về sinh thái và các kỹ thuật sản xuất sạch hơn. Bằng cách thiết lập các quan hệ đối tác của chuỗi cung cấp hợp tác thì ngành sẽ có thể đáp ứng các thức thức đưa ra bởi luật, nhãn và logo trong thế kỷ 21.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn