Luật văn Thạc sĩ Luật học: Bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Thực tiễn tại thành phố Hải Phòng
lượt xem 16
download
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn và lý luận, đánh giá thực trạng của quá trình điều tra vụ án mà người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên, luận văn góp phần làm sáng tỏ sự tác động các quy định của pháp luật tố tụng hình và các yếu tố khác trong việc đảm bảo quyền con người của bị can là người chưa thành niên trong hoạt động điều tra vụ án hình sự. Qua đó khẳng định sự cần thiết bảo đảm quyền con người của bị can là người chưa thành niên trong hoạt động điều tra và đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luật văn Thạc sĩ Luật học: Bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Thực tiễn tại thành phố Hải Phòng
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI QUỐC DÂN b¶o vÖ quyÒn cña ng-êi ch-a thµnh niªn ph¹m téi trong giai ®o¹n ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù - thùc tiÔn t¹i thµnh phè h¶i phßng Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ HÀ NỘI – 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Kính đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Bùi Quốc Dân
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ ................................... 7 1.1. Người chưa thành niên phạm tội và thủ tục giải quyết vụ án đối với người chưa thành niên..................................................... 7 1.1.1. Người chưa thành niên phạm tội ......................................................... 7 1.1.2. Thủ tục giải quyết vụ án đối với người chưa thành niên ................... 12 1.2. Pháp luật quốc tế về quyền của người chưa thành niên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ....................................... 15 1.2.1. Quyền con người trong lĩnh vực tố tụng hình sự ............................... 15 1.2.2. Các quyền riêng biệt đối với người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ................................................................ 18 1.3. Lược sử hình thành và phát triển những quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội .................................................................................... 23 1.3.1. Pháp luật Việt Nam thời kỳ Phong kiến (thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX) về bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội ........ 23 1.3.2. Pháp luật Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc về bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội ........................................................ 24
- 1.3.3. Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội từ năm 1945 đến 1985 ................................................ 26 1.3.4. Pháp luật Việt Nam từ năm 1985 đến nay về bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội ........................................................ 29 Kết luận chương 1 ......................................................................................... 32 Chương 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HẢI PHÒNG .............................................. 33 2.1. Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội trong điều tra vụ án hình sự .............................................................................. 33 2.1.1. Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội ........................... 33 2.1.2. Đối tượng chứng minh trong vụ án có người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên.................................................................... 38 2.1.3. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong những vụ án có người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên...... 43 2.1.4. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và giám sát đối với người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên ................................................. 46 2.1.5. Thủ tục tố tụng trong vụ án có người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên ....................................................................... 48 2.1.6. Bảo đảm quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên .................................................................................. 51 2.2. Thực tiễn bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn điều tra của Cơ quan điều tra Công an thành phố Hải Phòng trong thời gian qua..................................... 52 2.2.1. Tình hình người chưa thành niên phạm tội........................................ 52 2.2.2. Về tính chất mức độ hành vi phạm tội do người chưa thành niên thực hiện..................................................................................... 53
- 2.2.3. Thực tiễn điều tra về điều kiện sống, giáo dục và việc xác định có hay không người thành niên xúi giục ........................................... 55 2.2.4. Thực tiễn áp dụng quy phạm về quyền bào chữa của người chưa thành niên .................................................................................. 58 2.2.5. Thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội ........................................................................... 60 2.2.6. Thực tiễn hoạt động lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là người chưa thành niên ............................................................. 61 Kết luận chương 2 ......................................................................................... 63 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI ...................... 65 3.1. Hoàn thiện các quy định của luật hình sự về bảo vệ quyền của người chưa thành niên.............................................................. 65 3.2. Hoàn thiện các quy định của luật tố tụng hình sự bảo vệ quyền cho người chưa thành niên .................................................. 67 3.2.1. Về phạm vi áp dụng của Bộ luật tố tụng hình sự .............................. 67 3.2.2. Về điều tra, truy tố và xét xử ............................................................. 68 3.2.3. Về bắt, tạm giữ, tạm giam ................................................................. 70 3.2.4. Về giám sát bị can, bị cáo .................................................................. 72 3.2.5. Việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội ....... 74 3.3. Các giải pháp đảm bảo .................................................................... 77 3.3.1. Nâng cao hiệu quả mô hình điều tra thân thiện đối với vụ án do người chưa thành niên thực hiện ....................................................... 77 3.3.2. Nâng cao ý thức pháp luật của người chưa thành niên và cho nhân dân ............................................................................................. 81 3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế ............................................................ 82 Kết luận chương 3 ......................................................................................... 84 KẾT LUẬN .................................................................................................... 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCA Bộ Công an BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luât tố tụng hình sự ĐTTT Điều tra thân thiện NCTN Người chưa thành niên NXB Nhà xuất bản PLHS Pháp luật hình sự PLTTHS Pháp luật tố tụng hình sự TANDTC Tòa án nhân dân Tối cao VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Bảng thống kê số lượng bị can là người chưa thành niên trong tổng số bị can bị khởi tố điều tra 53 Bảng 2.2: Bảng cơ cấu loại tội phạm do người chưa thành niên thực hiện 54 Bảng 2.3: Bảng số liệu về người chưa thành niên bị khởi tố đã bỏ học và lang thang trong tổng số người chưa thành niên bị khởi tố 56
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người là một trong những vấn đề thiêng liêng, cơ bản và luôn luôn là khát vọng của toàn thể nhân loại. Quyền con người từ khi được sinh ra và được bảo đảm thực hiện như một lẽ tự nhiên. Cho nên, nó không chỉ là vấn đề của một quốc gia, một dân tộc mà là trách nhiệm của cả nhân loại trong việc bảo vệ quyền thiêng liêng ấy. Ở Việt Nam, Tuyên ngôn độc lập năm 1945 do Chủ tịch Hồ Chí minh đọc tại Quảng trường Ba Đình có đoạn: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Trên tinh thần đó các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp 2013 ở những mức độ khác nhau đó ghi nhận và cam kết tôn trọng, bảo vệ quyền con người. Quyền con người đòi hỏi được bảo vệ không chỉ khi họ chấp hành tốt pháp luật, khi họ thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước, xã hội mà ngay cả khi họ vi phạm pháp luật, hay phạm tội phải chịu những biện pháp cưỡng chế của cơ quan bảo vệ pháp luật thì những quyền ấy vẫn cần phải được bảo vệ. Đó là bản chất tốt đẹp của Nhà nước pháp quyền với hệ thống pháp luật vì con người, con người là trung tâm của xã hội. Quyền con người luôn là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp nên bảo đảm thực hiện nó không phải chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quyền con người mà cần phải thực thi nhiều biện pháp đồng bộ, được mọi cấp, mọi ngành, mọi người tham gia. Trong đó, hoạt động điều tra tội phạm của cơ quan điều tra đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì, hoạt động điều tra là giai đoạn đầu của quá trình tố tụng hình sự, nhiệm vụ là thu thập tài liệu về tình tiết ngoại phạm và 1
- hành vi phạm tội của con người, tác động trực tiếp đến bảo vệ quyền con người đối với bên bị hại và một bên là người nghi vấn thực hiện tội phạm - là những người mà quyền con người của họ dễ có nguy cơ bị xâm hại. Người chưa thành niên phạm tội là một hiện tượng thực tế, tồn tại trong tất cả các xã hội, tình trạng người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam diễn biến rất phức tạp, tăng cả về số vụ án và số bị can là người chưa thành niên. Do chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm, sinh lý, họ bị hạn chế về trình độ nhận thức cũng như về kinh nghiệm sống, thiếu những điều kiện về bản lĩnh tự lập, khả năng tự kiềm chế chưa cao nên họ dễ bị kích động, dễ bị lôi kéo vào hoạt động tội phạm. Chính vì vậy, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề giải quyết tội phạm về người chưa thành niên không phải chỉ giải quyết vụ án, trừng trị tội phạm mà mục đích để giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa tội phạm không để hành vi phạm tội tiếp tục xảy ra. Quán triệt tinh thần đó, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 đó dành nguyên một chương riêng biệt (Chương XXXII) quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng áp dụng trong quá trình điều, tra truy tố, xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội. Song, thực tế các hoạt động điều tra vẫn còn những hạn chế, còn vướng mắc, bất cập. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu, trình độ nghiệp vụ và sự hiểu biết về khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên còn yếu, các điều kiện về kinh tế, văn hóa, cơ sở vật chất cũng còn những khó khăn nhất định trong quá trình thực thi pháp luật bảo vệ quyền của người chưa thành niên. Như vậy, thực tiễn đặt ra cho cơ quan điều tra ngoài việc đấu tranh hiệu quả với tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xâm hại thì đồng thời phải có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can là người chưa thành niên trong các vụ án hình sự. Chính vì vậy trên cả hai 2
- phương diện lý luận và thực tiễn tôi chọn đề tài “Bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - thực tiễn tại thành phố Hải Phòng” cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong hoạt động điều tra vụ án hình sự, việc điều tra đối với những vụ án mà người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên là một trong những nội dung quan trọng. Bởi vì, ngoài việc áp dụng các biện pháp điều tra làm rõ nội dung vụ án, các tình tiết liên quan, truy tố bị can trước pháp luật. Cơ quan điều tra cũng phải thực hiện việc giáo dục họ để nhận thức, sửa chữa lỗi lầm, phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần, tạo điều kiện giúp họ sớm hòa nhập cuộc sống bình thường. Trước khi chọn đề tài “Bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - thực tiễn tại thành phố Hải Phòng” cho luận văn thạc sĩ của mình, tác giả đã tham khảo một số nghiên cứu về lĩnh vực tư pháp đối với người chưa thành niên như: Nguyễn Trần Bích Phượng "Thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội", Luận văn cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội; Phạm Thị Khánh Toàn - "Thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên - một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Luận văn cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003; Đỗ Thị Phượng "Thủ tục tố tụng đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam", Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa Luật Hà Nội, ĐHQG Hà nội, 2008; Nguyễn Thị Thanh“Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia hà Nội. Tuy nhiên, các nghiên cứu nêu trên chủ yếu đề cập đến thủ tục tố tụng hình sự trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ án mà bị can, bị cáo 3
- là người chưa thành niên. Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu sâu về sự tác động của các quy định thủ tục tố tụng đó, vai trò của cơ quan điều tra và các yếu tố khác tác động đến đến quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên. Từ đó, khẳng định sự cần thiết bảo đảm quyền con người của bị can là người chưa thành niên trong hoạt động điều tra. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn và lý luận, đánh giá thực trạng của quá trình điều tra vụ án mà người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên, luận văn góp phần làm sáng tỏ sự tác động các quy định của pháp luật tố tụng hình và các yếu tố khác trong việc đảm bảo quyền con người của bị can là người chưa thành niên trong hoạt động điều tra vụ án hình sự. Qua đó khẳng định sự cần thiết bảo đảm quyền con người của bị can là người chưa thành niên trong hoạt động điều tra và đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nghiên cứu đánh giá cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn hoạt động điều tra các vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên. Trong đó tập trung nghiên cứu các vấn đề: khái quát về người chưa thành niên; đặc điểm tâm lý lứa tuổi của người chưa thành niên; những quy định của pháp luật nói chung về người chưa thành niên; những quy định của luật tố tụng hình sự trong vụ án mà người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên; thực trạng áp dụng các thủ tụng tố tụng và các yếu tố khác tác động đến quyền của bị can là người chưa thành niên trong hoạt động điều tra. Thông qua đó, luận văn đưa ra những giải pháp, kiến nghị để đảm bảo quyền của bị can là người chưa thành niên hiệu quả nhất nhằm giáo dục, cải tạo họ thành người có ích cho xã hội. 4
- 3.3. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu: Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền của bị can là người chưa thành niên trong hoạt động điều tra giai đoạn hiện nay như: thủ tục tố tụng tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội; vai trò của cơ quan điều tra, điều tra viên; yếu tố kinh tế… Nghiên cứu thực tiễn hoạt động điều tra đối với bị can là người chưa thành niên của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hải Phòng trong những năm gần đây. 3.4. Phạm vi nghiên cứu Từ mục đích nêu trên, luận văn xác định phạm vi nghiên cứu là các quan điểm, học thuyết, qui định của pháp luật quốc tế và Việt Nam về quyền con người và bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên trong TTHS đặc biệt là trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Luận văn cũng giới hạn phạm vi khảo sát thực tiễn bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên trong TTHS tại địa bàn thành phố Hải Phòng những năm gần đây (từ 2009 đến 2013). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: Hệ thống, phân tích, tổng hợp, lịch sử, thống kê, so sánh pháp luật… để giải quyết các nhiệm vụ đề tài đặt ra. 5. Những đóng góp mới của luận văn Nội dung của luận văn được trình bày một cách có hệ thống các quy định pháp luật về việc bảo vệ quyền của người chưa thành niên, quy định tố tụng hình sự và thực tiễn hoạt động điều tra vụ án mà người bị tạm giữ, bị can 5
- là người chưa thành niên. Ngoài việc nghiên cứu các yếu tố pháp lý, Luận văn cũng nghiên cứu các yếu tố khác có tác động đến việc bảo vệ quyền của người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự, đề xuất những phương hướng, biện pháp để khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật hình sự về bảo vệ quyền cho người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn Kết quả nghiên cứu và những giải pháp được đề xuất trong luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc bảo vệ quyền trẻ em nói chung, của người bị tạm giữ, bị can là chưa thành niên trong vụ án hình sự nói riêng. Thông qua hệ thống các giải pháp, tác giả mong muốn đóng góp một phần ý kiến vào sự phát triển của kho tàng lý luận tư pháp hình sự về bảo vệ quyền cho người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học tư pháp hình sự nói riêng cũng như trong thực tiễn điều tra vụ án hình sự. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn có kết cấu chặt chẽ, khoa học, đúng quy chuẩn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương, cụ thể: Mở đầu Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Chương 2: Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội và thực tiễn áp dụng tại Hải Phòng. Chương 3: Các giải pháp tăng cường bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội. Kết luận 6
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1. Người chưa thành niên phạm tội và thủ tục giải quyết vụ án đối với người chưa thành niên. 1.1.1. Người chưa thành niên phạm tội 1.1.1.1. Người chưa thành niên Người chưa thành niên là thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong đời sống cũng như trong các ngành khoa học nghiên cứu. Dưới nhiều góc độ nghiên cứu cũng như mục đích nghiên cứu khác nhau mà ở mỗi ngành khoa học lại có cách hiểu riêng về thuật ngữ này. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Vị thành niên là người chưa đến tuổi được pháp luật công nhận là công dân với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ hay nói cách khác là người chưa đủ 18 tuổi”. Định nghĩa này phù hợp với tinh thần của Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em thông qua ngày 20/11/1989: “Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” [4, Điều 1, tr.1]. Theo cách hiểu thông thường, từ “trẻ em” nghĩa là người chưa thành niên, hay vị thành niên. Thế nhưng trong Công ước này trẻ em lại bao gồm tất cả những người chưa phải người lớn. Công ước nhấn mạnh rằng tất cả những ai dưới 18 tuổi thì được hưởng mọi quyền lợi đã được ghi nhận trong Công ước. Tuy nhiên, những quy định khác nhau về khái niệm người chưa thành niên lại nằm trong các văn bản pháp luật truyền thống của các quốc gia trên thế giới. Sở dĩ có sự quy định khác nhau như vậy là do xuất phát từ truyền thống lịch sử văn hóa cũng như các quan niệm về đạo đức, phong tục tập quán 7
- của các quốc gia khác nhau. Mặt khác, còn do điều kiện kinh tế - xã hội, sự phát triển về sinh học của con người, đặc biệt là chính sách pháp luật và yêu cầu của thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của mỗi quốc gia cũng có sự khác nhau. Trong phạm vi một quốc gia, thì tùy vào từng ngành khoa học mà người ta cũng có khái niệm khác nhau về người chưa thành niên. Ở Việt Nam, Điều 1 Luật giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em Việt Nam quy định rõ: “Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [23]. Bộ luật dân sự năm 2005 cũng có quy định tương tự: “Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên” [28, Điều 18]. Như vậy, theo nghĩa chung nhất thì người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Ở độ tuổi này, người chưa thành niên có những đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng và chính vì thế mà bất cứ ngành luật nào cũng dành những quy định đặc biệt để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho họ. Bất kể một công dân nào sinh ra cũng có sẵn một cơ sở vật chất giống nhau đó là bộ não. Đây là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Trong qua trình lớn lên, trưởng thành, bộ não của con người tiếp nhận, chọn lọc những kỹ năng sống, tri thức để phát triển qua gia đình, nhà trường, xã hội xung quanh. Đúng như F. Ăngghen đã từng nói: Ý thức từ ban đầu đã là sản phẩm của xã hội và vẫn là sản phẩm của xã hội chừng nào xã hội còn tồn tại và chỉ trong tự ý thức con người mới tách mình độc lập với thế giới xung quanh, xác định vị trí của mình trong những quan hệ tự nhiên và xã hội. Đây là điều kiện đủ để một người đạt đến ngưỡng gọi là “trưởng thành” hay “đã thành niên”. Dưới ngưỡng này đồng nghĩa với việc chưa phát triển đầy đủ, khả năng thích ứng với xã hội còn kém và rất dễ bị thương tổn tâm lý, nếu không khéo léo “chạy chữa” thì người đó sẽ không thể trở thành một người trưởng thành thật sự. Người chưa thành niên chính là những người đang ở vị thế như vậy. 8
- 1.1.1.2. Người chưa thành niên phạm tội Như đã phân tích ở trên, năng lực trách nhiệm hình sự chỉ hình thành khi con người đạt đến một độ tuổi nhất định và năng lực đó sẽ được hoàn thiện ở một độ tuổi tiếp theo. Người chưa thành niên, hay vị thành niên hoặc có nơi coi là trẻ em về thể chất và tâm sinh lý đã có sự phát triển đáng kể, có khả năng hiểu biết nhất định để có những xử sự phù hợp với quy định của pháp luật. Theo nguyên tắc công bằng của pháp luật, họ phải chịu trách nhiệm về hành vi do chính mình thực hiện. “Người chưa thành niên phạm tội” là thuật ngữ sử dụng trong khoa học PLHS, PLTTHS và các khoa học gần gũi khác. Mặc dù BLTTHS và BLHS đều có dành một chương riêng để quy định về người chưa thành niên phạm tội, nhưng lại đều không có khái niệm lập pháp chính thức thế nào là người chưa thành niên phạm tội. BLHS 1985 cũng như BLHS 1999 khi nói tới người chưa thành niên phạm tội chỉ đưa ra một khái niệm gián tiếp thông qua việc quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Điều 12 BLHS năm 1999 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, còn người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. BLHS năm 1999 cũng quy định: “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của chương này” [25, Điều 68]. Với quy định trong các điều khoản trên có thể hiểu người chưa thành niên phạm tội bao gồm những người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi. Nhưng cũng cần phải lưu ý rằng: Người chưa thành niên trong pháp luật hình sự Việt Nam phải được nhìn nhận chính xác từ hai góc độ, không nên đồng nhất thuật ngữ “người chưa thành niên” trong pháp luật hình sự với thuật ngữ “người chưa thành niên phạm tội”. Ở góc độ thứ nhất, người chưa thành niên 9
- là người bị hại, người xúi giục, “người chưa thành niên” sẽ bao gồm tất cả những người ở độ tuổi dưới 18 tuổi. Nhìn từ góc độ thứ hai, “người chưa thành niên” bằng năng lực, nhận thức của mình thực hiện hành vi bị pháp luật cấm, tức là người chưa thành niên phạm tội. Tại thời điểm họ thực hiện hành vi phạm tội, pháp luật quy định họ phải đang ở độ tuổi 14 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (tình trạng bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hoạt động của mình do bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác). Một câu hỏi mà bất cứ một người nào mới tiếp xúc với pháp luật hình sự cũng sẽ đặt ra trong trường hợp này là: tại sao pháp luật hình sự lại quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là 14 tuổi? Ở một số quốc gia trên thế giới quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự rất khác nhau; ví dụ: Singapo: 7 tuổi; Anh: 10 tuổi; Canada: 12 tuổi; Nhật Bản, Nga: 14 tuổi; Thụy Điển: 15 tuổi; Cuba: 16 tuổi… Sở dĩ, pháp luật hình sự của các nước quy định khác nhau như vậy là do phụ thuộc vào điều kiện phát triển của từng nước. Ở nước ta, pháp luật hình sự quy định 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự là phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Trong độ tuổi này, người chưa thành niên đã bắt đầu phát triển nhanh về tâm sinh lý. Họ đã tự ý thức được những hành vi của mình, tự ý thức được đâu là đúng, đâu là sai, ý thức được phần nào những việc gì là đúng pháp luật, việc gì là sai trái, bị pháp luật cấm. Vì lẽ đó, họ cũng đã có sự cân nhắc, dù cẩn thận hay không trước khi thực hiện hành vi của mình. Từ đó, họ có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về chính hành vi do mình thực hiện ấy. Như vậy, khái niệm về người chưa thành niên phạm tội do BLHS quy định có ý nghĩa pháp lý sâu sắc. Đó là cơ sở xác định tính chất tội phạm đối với những hành vi do người chưa thành niên thực hiện và tạo điều kiện cho việc áp dụng hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội 10
- của hành vi trên cơ sở những đặc điểm tâm sinh lý vào thời điểm họ phạm tội. Không những thế, khái niệm trên còn mang ý nghĩa chính trị - xã hội bởi nó phù hợp với nội dung điều ước quốc tế, tiến bộ của nhân loại mà chúng ta đã gia nhập vừa phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội, sự phát triển về thể chất, tinh thần con người Việt Nam và kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta. Thuật ngữ “người chưa thành niên phạm tội” vốn đã phức tạp lại càng phức tạp thêm vì vấn đề này không chỉ có ý nghĩa về phương diện đạo đức, pháp lý mà còn có ý nghĩa về phương diện thực tế hoặc thống kê. Trong thực tế, còn tồn tại nhiều vướng mắc gây tranh cãi khi xác định một cá nhân có phải là người chưa thành niên phạm tội hay không. Trước hết, phải kể đến khó khăn vướng mắc trong việc xác định độ tuổi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong những trường hợp không rõ ràng về ngày, tháng, năm sinh. Thứ hai là khó khăn trong việc xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội mà người chưa thành niên thực hiện có phải là tội phạm hay không phải tội phạm vì rất khó phân biệt tội phạm với các loại vi phạm khác. Chẳng hạn, hành vi trộm cắp một chiếc xe đạp của người khác chỉ trở thành tội phạm khi xác định chính xác giá trị của chiếc xe từ hai triệu đồng trở lên, nếu không, hành vi đó chỉ là một vi phạm hành chính. Cuối cùng là khó khăn, vướng mắc trong việc xác định một cách chính xác, phù hợp với thực tế tổng số vụ và người chưa thành niên phạm tội hàng năm. Con số người chưa thành niên phạm tội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là mức độ kiểm soát tội phạm, hiệu quả của công tác phát hiện, xử lý tội phạm. Các tội phạm do người chưa thành niên thực hiện được phát hiện chỉ là một phần mà chúng ta biết được trong số rất nhiều vụ phạm pháp hình sự đã và đang xảy ra. Mặt khác, các vụ phạm tội được ghi nhận vào sổ thống kê lại chưa bằng một nửa số vụ người chưa thành niên phạm tội bị phát hiện. Mặc dù các con số thống kê hình sự về số lượng các 11
- vụ án và số lượng người chưa thành niên chỉ là phần tội phạm rõ trong tổng thể các tội phạm do người chưa thành niên thực hiện. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể sử dụng con số này làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá, phân tích tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện. Dựa vào những phân tích nêu trên, có thể hiểu: Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự chưa đầy đủ do sự hạn chế bởi các đặc điểm về tâm sinh lý và đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm. 1.1.2. Thủ tục giải quyết vụ án đối với người chưa thành niên 1.1.2.1. Người chưa thành niên trong tố tụng hình sự “Người chưa thành niên phạm tội” là khái niệm của luật hình sự và không đồng nghĩa với khái niệm “người chưa thành niên trong Tố tụng hình sự”, tuy nhiên, hai khái niệm này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu như khái niệm “ người chưa thành niên phạm tội” để chỉ người chưa thành niên đã bị tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì khái niệm “người chưa thành niên trong TTHS” chỉ người chưa thành niên, mà hành vi của họ có dấu hiệu tội phạm đang trong quá trình giải quyết vụ án ở những giai đoạn TTHS khác nhau, đó là người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo. §©y lµ kh¸i niÖm ®Æc thï cña ph¸p luËt tè tông h×nh sù và do đó, luật TTHS qui định thủ tục giải quyêt vụ án đối với người chưa thành niên chứ không phải là thủ tục giải quyết vụ án đối với người chưa thành niên phạm tội. Theo qui định của Luật TTHS Việt Nam thì thủ tục giải quyết vụ án đối với người chưa thành niên được áp dụng cho các đối tượng sau: (a) Ng-êi bÞ b¾t bao gåm: ng-êi bÞ b¾t trong tr-êng hîp khÈn cÊp, ph¹m téi qu¶ tang, ng-êi bÞ b¾t theo quyÕt ®Þnh truy n·; (b) Ng-êi bÞ t¹m gi÷: lµ ng-êi bÞ b¾t trong tr-êng hîp khÈn cÊp, ph¹m téi qu¶ tang, ng-êi bÞ b¾t theo quyÕt ®Þnh truy n· hoÆc ng-êi ph¹m téi tù thó, 12
- ®Çu thó vµ ®èi víi hä ®· cã quyÕt ®Þnh t¹m gi÷; (c) BÞ can lµ ng-êi ®· bÞ khëi tè vÒ h×nh sù; (d) BÞ c¸o lµ ng-êi bÞ toµ ¸n quyÕt ®Þnh ®-a ra xÐt xử. Ng-êi bÞ b¾t, ng-êi bÞ t¹m gi÷, bÞ can, bÞ c¸o lµ ng-êi ch-a thµnh niªn tháa m·n nh÷ng quy ®Þnh ph¸p lý vÒ ng-êi bÞ b¾t, ng-êi bÞ t¹m gi÷, bÞ can, bÞ c¸o nh-ng hä ®ang ë ®é tuæi tõ ®ñ 14 tuæi ®Õn ch-a ®ñ 18 tuæi. V× vËy, nh÷ng thñ tôc ®èi víi ng-êi bÞ b¾t, ng-êi bÞ t¹m gi÷, bÞ can, bÞ c¸o lµ ng-êi ch-a thµnh niªn ph¶i ®-îc tiÕn hµnh theo thñ tôc ®Æc biÖt ®-îc quy ®Þnh t¹i ch-¬ng XXXII BLTTHS n¨m 2003. Do ®ã, cã thÓ hiÓu: ng-êi bÞ b¾t, ng-êi bÞ t¹m gi÷, bÞ can, bÞ c¸o lµ ng-êi ch-a thµnh niªn nghÜa lµ ng-êi ®ang ë ®é tuæi tõ ®ñ 14 tuæi ®Õn d-íi 18 tuæi ë thêi ®iÓm c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn tiÕn hµnh c¸c ho¹t ®éng tè tông h×nh sù ®èi víi hä. Nh- vËy, kh¸i niÖm ng-êi ch-a thµnh niªn ph¹m téi vµ kh¸i niÖm ng-êi bÞ b¾t, ng-êi bÞ t¹m gi÷, bÞ can, bÞ c¸o lµ ng-êi ch-a thµnh niªn cã nh÷ng ®iÓm kh¸c nhau xuÊt ph¸t tõ thêi ®iÓm ph¸t sinh quan hÖ ph¸p luËt mµ trong ®ã ng-êi ch-a thµnh niªn lµ chñ thÓ. Quy ®Þnh ®èi víi ng-êi ch-a thµnh niªn ph¹m téi trong BLHS chØ ¸p dông ®èi víi ®èi t-îng lµ ng-êi ch-a thµnh niªn ë thêi ®iÓm hä thùc hiÖn hµnh vi ph¹m téi; cßn ng-êi bÞ b¾t, ng-êi bÞ t¹m gi÷, bÞ can, bÞ c¸o lµ ng-êi ch-a thµnh niªn bÞ coi lµ nh÷ng ng-êi bÞ t×nh nghi trong qu¸ tr×nh tè tông gi¶i quyÕt vô ¸n. Nh÷ng quy ®Þnh ¸p dông ®èi víi hä chØ ®-îc thùc hiÖn vµo thêi ®iÓm hä bÞ b¾t, bÞ t¹m gi÷, t¹m giam, bÞ khëi tè, truy tè, xÐt xö vµ ph¶i vµo thêi ®iÓm mµ hä lµ ng-êi ch-a thµnh niªn. 1.1.2.2. Thủ tục giải quyết vụ án là người chưa thành niên Theo Tõ ®iÓn TiÕng ViÖt th× “Thñ tôc” ®îc hiÓu lµ “nh÷ng viÖc cô thÓ ph¶i lµm theo mét trËt tù quy ®Þnh, ®Ó tiÕn hµnh mét c«ng viÖc cã tÝnh chÊt chÝnh thøc (nãi tæng qu¸t)”. T¹i thêi ®iÓm c¸c quy ®Þnh tè tông h×nh sù ®-îc ¸p dông ®èi víi ng-êi bÞ b¾t, ng-êi bÞ t¹m gi÷, bÞ can, bÞ c¸o, ng-êi bÞ kÕt ¸n lµ ng-êi ch-a thµnh niªn, hä ®ang ë ®é tuæi tõ 14 tuæi ®Õn d-íi 18 tuæi. MÆc dï Ch-¬ng XXXII BLTTHS n¨m 2003 cã tªn gäi lµ “Thñ tôc ®èi víi ngêi 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luật văn thạc sĩ luật học: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam
222 p | 147 | 18
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
102 p | 45 | 15
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành ở nước ta hiện nay
118 p | 37 | 14
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay
110 p | 47 | 11
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
134 p | 35 | 11
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật ở Việt Nam hiện nay
106 p | 32 | 11
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền và định hướng phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam
98 p | 35 | 10
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
99 p | 50 | 10
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
110 p | 28 | 8
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền và một số vấn đề đặt ra
105 p | 33 | 8
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay
109 p | 31 | 7
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Quyền bảo vệ trẻ em đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật
89 p | 54 | 7
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Kết hợp giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho người chưa thành niên ở nước Việt Nam hiện nay
125 p | 30 | 7
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực công chứng (qua thực tế tại thành phố Hải Phòng)
112 p | 25 | 7
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
82 p | 22 | 6
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo ở Việt Nam hiện nay
114 p | 32 | 6
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
129 p | 31 | 4
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Luật tục với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường của một số dân tộc ít người ở Việt Nam
103 p | 23 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn