Luật văn Thạc sĩ Luật học: Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 13
download
Việc thực hiện nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm phong phú thêm các kiến thức lý luận pháp lý về quyền của công dân và đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luật văn Thạc sĩ Luật học: Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay
- §¹i häc quèc gia hµ néi Khoa luËt Bïi ThÞ Minh §¶m b¶o quyÒn cña c«ng d©n ®-îc båi th-êng thiÖt h¹i do hµnh vi tr¸i ph¸p luËt trong ho¹t ®éng tè tông h×nh sù ë ViÖt Nam hiÖn nay Chuyªn ngµnh: Lý luËn vµ lÞch sö nhµ n-íc vµ ph¸p luËt M· sè : 60 38 01 luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. NguyÔn V¨n Tu©n Hµ Néi - 2009
- Môc lôc CñA LUËN V¡N Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU Chương I: Những vấn đề chung về quyền công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự 1.1 Quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự. 1.1.1 Khái niệm quyền công dân và quyền công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự. 1.1.2 Các đặc điểm của quyền công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự. 1.1.2.1 Quyền được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự là một quyền thuộc quyền dân sự. 1.1.2.2 Quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự dựa trên cơ sở pháp lý về trách nhiệm bồi thường của cơ quan nhà nước. 1.2 Bản chất của trách nhiệm bồi thường nhà nước và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự. 1.2.1 Bản chất của trách nhiệm bồi thường nhà nước. 1.2.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự. 1.3 Những yếu tố bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại của công dân do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự. 1.3.1 Yếu tố chính trị 1.3.2 Yếu tố pháp luật 1.3.3 Các yếu tố kinh tế xã hội Chương II: Quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự và thực tiễn áp dụng 2.1 Các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự. 2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho công dân do những hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hiện nay. 2.2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho công dân của các cơ quan tiến hành tố tụng giai đoạn điều tra, truy tố 2.2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc gải quyết bồi thường thiệt hại cho công dân của cơ quan tiến hành tố tụng giai đoạn xét xử 2.2.3 việc phân định trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết bồi thường giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ở Việt Nam hiện nay
- Chương III: Một số đề xuất và kiến nghị trong việc bảo đảm quyền của công dân được bồi thường thiệt hại cho do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự 3.1 Bảo đảm quyền của công dân được bồi thường do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự là một vấn đề cấp thiết hiện nay. 3.2 Một số đề xuất, kiến nghị trong việc hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho công dân do hành vi trái pháp luật trong tố tụng hình sự. 3.3 Một số đề xuất, kiến nghị khác. Kết luận. Danh môc tµi liÖu tham kh¶o
- Më §ÇU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công cuộc đổi mới của đất nước mà vấn đề then chốt là xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã đặt ra nhiệm vụ củng cố, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Để xây dựng Nhà nước pháp quyền, cần cải cách nền hành chính quốc gia cùng với những cải cách tư pháp để hướng tới mục tiêu xây dựng một hệ thống cơ quan tư pháp thực sự sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, vì công lý, công bằng xã hội theo quan điểm của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, các quyền của công dân về dân sự cũng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, xu thế dân chủ hóa các hoạt động tố tụng ngày càng được củng cố. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 2/1/2002 "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" tạo ra bước ngoặt mới cho sự nghiệp cải cách tư pháp. Tư tưởng chủ đạo của Nghị quyết số 08-NQ/TW về cải cách tư pháp là cải cách nhằm đảm bảo tính dân chủ của hoạt động tư pháp, đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân. Tư tưởng chủ đạo của Nghị quyết số 08-NQ/TW về cải cách tư pháp là nhằm đảm bảo tính dân chủ của hoạt động tư pháp, đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân. Thể chế hóa tư tưởng của Nghị quyết số 08-NQ/TW, một loạt các văn bản pháp luật của Nhà nước ra đời, trong đó có những văn bản có giá trị hết sức quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống tư pháp như Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004. Thực tiễn triển khai Nghị quyết 08-NQ/TW, Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản liên quan đã đem lại những bước tiến đáng kể trong tiến trình dân chủ hóa hoạt động tố tụng hình sự, giảm thiểu các trường hợp oan sai. 1
- Tuy nhiên, trên thực tế, đã có nhiều trường hợp người vô tội bị oan do các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự gây nên những tổn thất về vật chất và tinh thần cho họ và cho cả thân nhân của họ, gây sự bất bình trong nhân dân. Nhằm khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự, nâng cao trách nhiệm của người có thẩm quyền trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử, ngày 17/3/2003 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH 11 về việc bồi thường cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Đây là một nghị quyết quan trọng liên quan đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Để hướng dẫn thi hành nghị quyết này, các cơ quan như Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính đã phối hợp xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT hướng dẫn thi hành nghị quyết nêu trên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã xuất hiện những vướng mắc cả về áp dụng pháp luật và thực tiễn tiến hành như việc đương sự yêu cầu bồi thường sau khi đã hết thời hiệu, việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường, việc xác định mức độ thiệt hại để bồi thường. Nguyên nhân của tình trạng này là do việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra là một loại việc tương đối mới, các cơ quan tiến hành tố tụng còn lúng túng trong việc nhận thức, áp dụng các quy định của Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời người dân cũng chưa hiểu biết đầy đủ các quy định của pháp luật về vấn đề này. Để khắc phục tình trạng trên, các cơ quan tiến hành tố tụng đã nâng cao trách nhiệm của mình trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường, thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm từ thực tiễn giải quyết, các vướng mắc về áp dụng pháp luật để báo cáo, kiến nghị kịp thời với cơ quan cấp trên. Vì vậy, ngày 21/11/2006, liên ngành Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 04/2006/TTLN 2
- thay thế Thông tư số 01/2004/TTLN để hướng dẫn việc bồi thường cho công dân phù hợp với thực tế hơn. Với việc ban hành nghị quyết và thông tư liên tịch về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra đã hạn chế được phần nào việc khởi tố, truy tố và xét xử oan người vô tội. Bên cạnh đó, một giải pháp rất quan trọng nữa là các cấp, các ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân dưới nhiều kênh thông tin khác nhau, vì việc người dân nhận thức đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên, việc "phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội" vẫn luôn luôn là nhiệm vụ, mục đích cơ bản của hoạt động tố tụng hình sự được ghi nhận trong Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự. Người bị thiệt hại do cơ quan tố tụng, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại, được phục hồi danh dự và quyền lợi. Việc bồi thường trong từng trường hợp cụ thể do pháp luật quy định. Thực tiễn hiện nay, Nhà nước chỉ tiến hành bồi thường cho người đã bị khởi tố, truy tố, xét xử và thi hành án sau khi đã có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội. Việc bồi thường được thực hiện theo Nghị quyết số 388/2003/NQ- UBTVQH11 và một số văn bản hướng dẫn về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Tuy nhiên, cơ chế để công dân được thực hiện quyền bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay vẫn còn trong giai đoạn vừa xây dựng, vừa hoàn thiện. Các quy định của pháp luật được ban hành chưa đầy đủ, chưa toàn diện để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến loại bồi thường thiệt hại đặc biệt này. Do đó, trên thực tế, công dân vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào ý chí chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết bồi thường. Ngược lại, bản thân các cơ quan tiến hành tố 3
- tụng cũng gặp rất nhiều khó khăn từ cơ chế bồi thường thiệt hại cho công dân. Nhiều vụ việc đòi bồi thường đến nay chưa có khả năng giải quyết dứt điểm, thậm chí, cả sau khi đã có phán quyết của các cơ quan có thẩm quyền. Các vấn đề mà thực tiễn đặt ra đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu hơn về mặt lý luận các nội dung đảm bảo bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong tố tụng hình sự, đặc biệt phải nghiên cứu vấn đề này với tư cách một nội dung pháp lý của quyền công dân, từ đó, tạo ra những luận cứ khoa học cho quá trình pháp điển hóa các quy định này, tiến tới việc xây dựng một đạo luật thống nhất điều chỉnh. Như vậy, đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự là vấn đề mới, thể hiện những tư tưởng quan trọng của cải cách tư pháp, đòi hỏi phải có sự phân tích, làm rõ sâu hơn về mặt lý luận. Đây cũng là một vấn đề mang tính chất thời sự và cấp bách hiện nay khi thực tế thực hiện các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự còn có những vướng mắc nhất định, gây phương hại đến lợi ích chính đáng của công dân và uy tín chính trị của hệ thống các cơ quan tư pháp. Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính chất lý luận và thực tiễn trên, cùng sự quan tâm nghiên cứu của bản thân, tác giả đã lựa chọn đề tài "Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng ở nhiều nước đã được các nhà nghiên cứu lý luận và luật pháp đề cập đến trong đó có những công trình đã được công bố như: "Bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền tư pháp" và "Thực tiễn bồi thường án sai" của hai tác giả Trung quốc là Dương Lập Tân và Trương bộ Hồng; "Thực hiện trách nhiệm của Nhà nước và các 4
- cơ quan có thẩm quyền tố tụng" của GS.TS Mapozova (Viện Nhà nước pháp luật Matxcova) - Liên bang Nga; "Nguyên tắc bảo hộ người bị hại trong quá trình tố tụng hình sự" của tác giả Crabosky (Australia, 1989)... Tuy nhiên, việc bồi thường thiệt hại cho công dân do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam là một vấn đề mới được đặt ra trong hệ thống pháp luật. Sau bao nhiêu công trình nghiên cứu chuyên sâu, qua thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự, ngày 17/3/2003 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11 về "Bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra". Việc ban hành nghị quyết này như một bước đánh dấu đảm bảo cho công dân quyền được bồi thường do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Cũng từ sau khi nghị quyết này được ban hành có nhiều công trình khoa học, các bài viết mang tính chất nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá thực tiễn đã nghiên cứu vấn đề này đã được công bố như: "Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra", của Lê Mai Anh, Luận án tiến sĩ luật học; "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc Công an nhân dân", của Nguyễn Viết Sách, Tạp chí Kiểm sát, số 16, 2005; "Về trách nhiệm của Tòa án đối với việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan", của Hoàng Ngọc Thành, Tạp chí Kiểm sát, số 16, 2005; "Qua hai năm thực hiện Nghị quyết 388 trong ngành Kiểm sát nhân dân", của Hoàng Thế Anh, Tạp chí Kiểm sát, số 16, 2005... Tuy nhiên, các công trình khoa học nêu trên mới chỉ đề cập đến vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu tổng quát về mặt lý luận và thực tiễn về vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong tố tụng hình sự gây ra dưới góc độ là một quyền của công dân. Vì vậy, có thể coi đây là lần đầu tiên đề tài "Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay" được nghiên cứu và nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học. 5
- 3. Mục đích của đề tài Việc thực hiện nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm phong phú thêm các kiến thức lý luận-pháp lý về quyền của công dân và đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự hiện nay. Trên cơ sở đó, nghiên cứu thực trạng việc đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay dựa trên các số liệu, dữ liệu cập nhật mới nhất hiện nay. Đồng thời đưa ra các quan điểm, các phương hướng hoàn thiện pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự góp phần luận chứng các quan điểm, các giải pháp trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật, cải cách tư pháp đã được Bộ Chính trị đề ra tại các Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005. Đây là một điểm mới mà đề tài cần phải làm được. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả luận văn đặt cho mình các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Nghiên cứu các khái niệm chung về quyền của công dân; các đặc điểm, nội dung quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. - Làm rõ đặc điểm, nội dung, bản chất trách nhiệm của nhà nước trong việc bồi thường thiệt hại do các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự. - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn việc áp dụng pháp luật về giải quyết bồi thường thiệt hại cho công dân do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự, đánh giá nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự. 6
- - Căn cứ vào thực trạng pháp luật và thực tiễn bảo đảm quyền công dân được bồi thường để đưa ra các đề xuất và kiến nghị hoàn thiện pháp luật, phương hướng giải quyết các vấn đề hữu quan khác trong tiến trình hoàn thiện cơ chế đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn về quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự, để từ đó, có những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự nói riêng và hoạt động tư pháp nói chung. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ luật học, đề tài không thể bao quát hết tất cả các giai đoạn, các chủ thể của tố tụng hình sự. Để đảm bảo tính chuyên sâu của luận văn, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở những vấn đề về bảo đảm quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự - những vấn đề mà theo quan điểm của tác giả, là cơ bản và quan trọng hơn cả. Những nội dung được lựa chọn nghiên cứu trong luận văn là những vấn đề tiêu biểu, qua đó làm rõ được về mặt lý luận và khái quát được thực tế việc bảo đảm quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, về vấn đề quyền công dân và quyền con người, các quan điểm, tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. 7
- - Về phương pháp nghiên cứu, luận văn dựa trên phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ về mặt khoa học của từng vấn đề tương ứng như phương pháp luận của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê… Đồng thời việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào các văn bản pháp luật của Nhà nước và những giải thích thống nhất có tính chỉ đạo của các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đảm bảo quyền công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam vừa khẳng định nguyên tắc tuân thủ pháp luật một cách triệt để không loại trừ ai kể cả Nhà nước, đồng thời cũng khẳng định quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đối với mục đích xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính hệ thống và toàn diện những vấn đề pháp lý chủ yếu để bảo đảm quyền công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự. Luận văn đã làm sáng tỏ về phương diện lý luận và thực tiễn vấn đề điều chỉnh pháp lý cũng như phương hướng hoàn thiện pháp luật để đảm bảo quyền công dân được bồi thường do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Những kết quả nghiên cứu trong luận văn này góp phần làm phong phú thêm các kiến thức lý luận - pháp lý về quyền công dân nói chung và quyền của công dân được được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự nói riêng. Qua các phần nghiên cứu của luận văn cũng thấy được thực trạng về mặt lý luận và thực tiễn, những thuận lợi, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quyền được bồi thường của công dân trong hoạt động tố tụng. 8
- Đồng thời, những nghiên cứu này có thể làm tài liệu có tính chất tham khảo trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền công dân được bồi thường do hành vi trái pháp luật trong tố tụng hình sự và cũng là tư liệu để tham khảo trong thực tế thực hiện, đảm bảo quyền được bồi thường của công dân. Như vậy, bên cạnh những ý nghĩa lý luận và thực tiễn thì luận văn còn góp phần thay đổi quan điểm nhìn nhận của các cơ quan tư pháp trong việc đề cao trách nhiệm của Nhà nước trước công dân khi nhân danh quyền lực của Nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, các cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự, đảm bảo cho hoạt động tố tụng thể hiện đúng bản chất dân chủ, nhân quyền. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự. Chương 2: Quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công dân do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự và thực tiễn áp dụng. Chương 3: Một số đề xuất và kiến nghị trong việc bảo đảm quyền của công dân được bồi thường thiệt hại cho do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự. 9
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN CỦA CÔNG DÂN ĐƢỢC BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. QUYỀN CỦA CÔNG DÂN ĐƢỢC BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1.1. Khái niệm quyền công dân và quyền của công dân đƣợc bồi thƣờng thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự Con người từ khi sinh ra đã có những quyền nhất định. Quyền của con người bắt nguồn từ bản chất của con người và lịch sử xã hội. Quyền con người một mặt là sự phản ánh những đặc trưng tự nhiên vốn có và chỉ có ở loài người, đó là những nhu cầu cơ bản nhất về vật chất và tinh thần, như: ăn, ở, mặc... Mặt khác, quyền con người là sự phản ánh những khả năng của con người, trước hết là những hành động có ý thức nhằm đạt được những mục đích và tự bảo vệ mình. Tuy nhiên, xét về cấu trúc, chỉ với nhu cầu và khả năng của con người chưa thể tạo thành quyền. Muốn đạt tới quyền phải cần tới một quyền lực công cộng, một ý chí của tập thể thừa nhận và bảo vệ nó, khi đó mới hình thành quyền. "Quyền" theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt, là: "1. Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi (quyền công dân, quyền bầu cử và quyền ứng cử); 2. Những điều do địa vị hay chức vụ mà được làm" [39, tr. 815]. Tuy nhiên, dù với cách giải thích thứ hai, "quyền" vẫn là những gì "mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi", là khả năng xử sự nhất định của cá nhân, tổ chức - khả năng được hưởng, được làm, được đòi hỏi từ cộng đồng xung quanh. "Công dân" theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt, là "người dân, trong mối quan hệ về mặt quyền lợi và nghĩa vụ với Nhà nước" [39, tr. 207]. Trên bình diện thế giới, khái niệm quyền công dân được tiếp cận ở nhiều góc 10
- độ khác nhau, với nhiều cách hiểu khác nhau, song về cơ bản, quyền công dân được hiểu là những quyền của những con người - công dân, được hiến pháp và pháp luật của một quốc gia nhất định ghi nhận và bảo vệ. Khi con người được coi là công dân, quyền công dân chính là quyền con người trong một chế độ xã hội - chính trị cụ thể. Điều này chỉ ra tính khác biệt của quyền công dân so với quyền con người - một khái niệm thường bị hiểu đồng nhất với khái niệm quyền công dân. Khái niệm quyền con người rộng hơn khái niệm quyền công dân. Nói tới quyền con người là nói tới các quyền của cá nhân mỗi con người không phân biệt các đặc tính tự nhiên: chủng tộc, màu da, lứa tuổi, giới tính… hay các đặc tính xã hội của con người: trình độ văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, chế độ chính trị… Quyền công dân được hiểu là quyền con người giới hạn trong phạm vi các đặc tính xã hội của con người và trong phạm vi một quốc gia, một chế độ chính trị trong đó con người tồn tại. Quyền công dân được hiểu thống nhất bao gồm các nhóm quyền lớn: nhóm quyền tự do dân chủ về chính trị như tham gia quản lý nhà nước và xã hội, quyền bầu ứng, ứng cử, quyền tự do báo chí, lập hội, biểu tình…, nhóm quyền dân sự như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền được bảo vệ, bồi thường khỏi những hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân…, nhóm quyền về kinh tế - xã hội như quyền tự do kinh doanh, sở hữu tài sản, quyền lao động, học tập, phát minh, sáng chế... Trong nhóm các quyền dân sự, có một loại quyền đặc biệt, tương ứng với quyền này là nghĩa vụ bồi thường của một chủ thể đặc biệt - Nhà nước, đó là quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Hoạt động tố tụng hình sự được quan niệm là hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự với hoạt động cụ thể của những người tiến hành tố tụng. Cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự là các cơ quan nhà nước chuyên trách thực hiện việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án 11
- hình sự, bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Đây là các cơ quan có vai trò chủ đạo trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Người tiến hành tố tụng là những công chức trong cơ quan tiến hành tố tụng, được bổ nhiệm vào các chức danh tố tụng, có thẩm quyền thực hiện những hoạt động tố tụng nhất định trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó nhằm góp phần giải quyết vụ án hình sự. Oan sai nếu xảy ra trong tố tụng hình sự sẽ dẫn đến khả năng công dân phải chịu trách nhiệm hình sự mà đáng lẽ, họ không phải chịu bất kỳ loại trách nhiệm pháp lý nào hoặc chỉ phải chịu một loại trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn. Nói cách khác, hành vi trái pháp luật của Nhà nước trong tố tụng hình sự có nguy cơ xâm hại nghiêm trọng đến các quyền dân sự của công dân. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, lĩnh vực tố tụng hình sự tiềm ẩn những nguy cơ gây thiệt hại cho công dân cao nhất và khả năng Nhà nước phải bồi thường cho công dân nhiều nhất. Từ góc độ khoa học pháp lý, với cách đặt vấn đề như trên, có thể hiểu khái quát về quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự là một nội dung của quyền công dân, thuộc nhóm quyền dân sự, phát sinh giữa Nhà nước và công dân, trên cơ sở thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Như vậy, quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự là một loại quyền công dân trong nhóm quyền dân sự, theo đó, công dân được Nhà nước bồi thường do đã thực hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thiệt hại cho công dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. 1.1.2. Các đặc điểm của quyền công dân đƣợc bồi thƣờng thiệt hại do hành vi trái pháp luật của Nhà nƣớc trong tố tụng hình sự 1.1.2.1. Quyền được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong tố tụng hình sự là một quyền thuộc quyền dân sự Nhóm các quyền về dân sự là các quyền liên quan đến cuộc sống dân sự hàng ngày của công dân, các quyền tự do cá nhân như quyền sống, quyền 12
- bất khả xâm phạm về thân thể, quyền ăn ở, đi lại, giao thông liên lạc, tham gia các giao dịch dân sự, quyền được đền bù do các hành vi trái pháp luật trong hợp đồng và ngoài hợp đồng. Quyền công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong tố tụng hình sự là một nội dung của mối quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, vì cơ sở phát sinh nghĩa vụ của Nhà nước và quyền của công dân trong trường hợp này là hành vi trái pháp luật của Nhà nước trong tố tụng hình sự mà không phải do vi phạm thỏa thuận, điều khoản của bất kỳ một hợp đồng nào được thiết lập trước đó giữa Nhà nước và công dân. Công ước quyền con người về dân sự - chính trị tháng 12 năm 1966 khẳng định: công dân có quyền được bồi thường thiệt hại khi các quyền về con người và quyền tự do thân thể của họ bị công chức nhà nước vi phạm một cách trái pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ. Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại và Nhà nước có trách nhiệm bồi thường. Mặt khác, khi phân loại quyền công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự là một quyền thuộc nhóm quyền công dân về dân sự - điều này không có nghĩa chỉ giới hạn trong phạm vi nhóm quyền dân sự một cách tuyệt đối. Bởi vì, như đã từng đề cập, sự phân chia quyền công dân thành những nhóm quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa... chỉ có tính chất tương đối, giữa những quyền trong một nhóm quyền này có sự liên hệ và đan xen lẫn với những quyền trong một nhóm quyền khác. Cụ thể, quyền công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự bao gồm các quyền được công khai xin lỗi, được bồi thường các thiệt hại về vật chất, được khôi phục một số quyền công dân trước đó đã bị tước bỏ, do đó, quyền được bồi thường thiệt hại ở đây trước hết là quyền được khôi phục một cách toàn diện các quyền về dân sự, các quyền về dân sự sau khi được khôi phục sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền và khôi phục các lợi ích khác về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… 13
- 1.1.2.2. Quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự dựa trên cơ sở pháp lý về trách nhiệm bồi thường của cơ quan nhà nước Trong tố tụng hình sự, hành vi trái pháp luật thể hiện là những hành vi thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự (như khởi tố bị can, truy tố, ra bản án, tuyên hình phạt, áp dụng các biện pháp ngăn chặn) đối với những công dân mà bản thân họ không phạm tội, hành vi của họ không cấu thành tội phạm, chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, không có năng lực trách nhiệm hình sự, đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, bản thân hành vi phạm tội đã được xử lý bằng một bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật trước đó… Như vậy, trong lĩnh vực tố tụng hình sự, hành vi trái pháp luật trước hết là vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng trực tiếp liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Hành vi trái pháp luật có thể là một hành vi độc lập, mang tính độc đoán cá nhân của người tiến hành tố tụng (ví dụ: bắt, giam người không có căn cứ vì động cơ cá nhân của người có thẩm quyền) hoặc là sản phẩm của các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tắc trách, không thu thập đầy đủ chứng cứ, bỏ sót các chứng cứ quan trọng để chứng minh công dân có tội hay không có tội, do vậy, dẫn đến việc khởi tố bị can không có căn cứ, ra cáo trạng, bản án đối với người không thực hiện hành vi phạm tội… Trên thực tế, biểu hiện ra bên ngoài của các hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho công dân là những trường hợp: công dân bị khởi tố, tạm giam, tạm giữ nhưng sau đó cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, trả tự do vì đã hết thời hạn tạm giữ, tạm giam mà không chứng minh được người đó đã thực hiện tội phạm hoặc người đó chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc chứng minh được hành vi của người đó không cấu thành tội phạm mà chỉ bị xử lý hành chính hoặc dân sự; công dân bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn, khám xét, thu giữ, tạm giữ, tạm giam, kê biên tài sản không có căn cứ dẫn đến thiệt hại về vật chất và tinh thần; công dân đã bị 14
- truy tố ra trước Tòa để xét xử nhưng Tòa án tuyên bị cáo không có tội hoặc bản án kết tội của Tòa án cấp dưới bị Tòa án cấp trên hủy, tuyên bố bị cáo không có tội… Khi nói tới các hành vi trái pháp luật trong tố tụng hình sự và hậu quả của hành vi trái pháp luật này, không thể không đề cập đến khái niệm "oan" và "sai" - đây là những khái niệm có liên quan mật thiết. Các hành vi trái pháp luật bản chất là các hành vi thực hiện "sai" quy định của pháp luật, và do thực hiện "sai", có thể dẫn tới hậu quả "oan" cho công dân. Tuy nhiên, như thế nào là "oan", như thế nào là "sai" hiện còn có nhiều ý kiến chưa thống nhất. Theo Từ điển tiếng Việt thì "oan" có nghĩa là "một người nào đó bị quy cho tội mà họ không phạm, phải chịu trừng phạt mà bản thân họ không đáng phải chịu" [39, tr. 749] và "sai" có nghĩa là "một hành vi nào đó không phù hợp với phép tắc, với những điều qui định" [39, tr. 844]. Như vậy, khái niệm "sai" có ý nghĩa rất rộng, bao trùm lên cả khái niệm oan. Khái niệm "oan" có ý nghĩa hẹp hơn khái niệm "sai". Trong tố tụng hình sự, khái niệm "oan" có nghĩa là một công dân nào đó hoàn toàn không thực hiện bất kỳ hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm pháp luật nào có liên quan tới vụ án, nhưng đã bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án, áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Còn khái niệm "sai" trong tố tụng hình sự có nghĩa là một người nào đó đã thực hiện hành vi phạm tội và hành vi phạm tội đó đúng ra phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này, nhưng lại bị khởi tố, truy tố, xét xử về một tội danh khác hoặc bị áp dụng hình phạt nặng hơn hình phạt lý ra họ phải gánh chịu, hoặc trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các cơ quan chức năng đã có hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến việc họ phải gánh chịu những thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần. Một đặc điểm cơ bản để phân biệt khái niệm "oan" với khái niệm "sai" là khi nói tới một người bị oan, có nghĩa là họ hoàn toàn không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quan niệm về oan, sai một cách rất chung chung và được hiểu là do các cơ quan tiến hành tố tụng đã 15
- nhận định sai sự thật; áp dụng sai pháp luật; vi phạm trình tự, thủ tục tố tụng mà pháp luật quy định. Pháp luật Liên bang Nga cũng chưa có quy định về khái niệm oan, sai trong trong hoạt động tố tụng hình sự. Tuy nhiên, qua các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Nga có thể hiểu những hành vi có thể dẫn đến oan, sai là: người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự một người mà rõ ràng là người đó không có tội; kiểm sát viên hay người tiến hành điều tra sơ bộ đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bị tình nghi phạm tội hoặc người đã bị khởi tố về một tội nào đó; hành vi giữ người trái pháp luật; người tiến hành điều tra sơ bộ ép buộc người bị tình nghi, bị can, người bị hại, người làm chứng đưa ra lời khai không đúng sự thật hoặc người giám định đưa ra kết luận giám định sai; những hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đối với tài sản bị kê biên, tạm giữ… Pháp luật Cộng hòa Pháp cũng không phân biệt rõ ràng các trường hợp oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự. Luật chỉ qui định rằng những người có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại là những người được tuyên vô tội. Luật của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cũng không có quy định pháp luật phân biệt giữa oan và sai mà Tòa án chỉ căn cứ vào những tình tiết cụ thể để giải quyết vấn đề bồi thường. Luật của Nhật Bản cũng không thể đưa ra khái niệm "oan" và "sai" mà chỉ quy định những điều kiện để được bồi thường thiệt hại. Như vậy, pháp luật của các nước nêu trên đã không thể hiện khái niệm này và cũng không qui định một cách rạch ròi trường hợp nào là oan, trường hợp nào là sai trong hoạt động tố tụng hình sự. Luật chỉ qui định một cách rất chung chung và chủ yếu đề cập tới đối tượng nào và trong điều kiện nào thì được yêu cầu bồi thường thiệt hại. Hành vi trái pháp luật được thực hiện một cách có lỗi, bị coi là có lỗi nếu lựa chọn và thực hiện một xử sự không phù hợp với quy định của pháp 16
- luật khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với quy định của pháp luật. Lỗi có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Lỗi với tính chất là trạng thái tâm lý của cá nhân. Tuy nhiên, trong mối quan hệ bồi thường giữa Nhà nước với công dân, thì lỗi phải coi là lỗi của Nhà nước chứ không phải là lỗi của cá nhân người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự. Bởi vì, cá nhân này gây thiệt hại ở tư cách là người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự, được trao quyền lực nhà nước, là đại diện của Nhà nước. Cách xác định này để đảm bảo sự triệt để trong việc thực thi trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân. Những trường hợp Nhà nước không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khi không có lỗi của Nhà nước, ví dụ: những người bị bắt giam do hành vi phạm tội nhưng sau đó được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc miễn chấp hành hình phạt. Một trường hợp khác, không phải bồi thường cho công dân khi tồn tại hỗn hợp lỗi của cả Nhà nước và công dân khi công dân cố ý khai sai sự thật hoặc tạo chứng cứ giả nhằm mục đích gây khó khăn, đánh lạc hướng điều tra, truy tố, xét xử để bị truy cứu trách nhiệm hình sự, giam giữ oan, sai. Việc xác định chủ thể của lỗi trong hoạt động tố tụng hình sự chỉ được đặt ra khi cần giải quyết vấn đề bồi hoàn, làm rõ trách nhiệm bồi hoàn của cá nhân có thẩm quyền với Nhà nước mà không được phép đặt ra trong việc giải quyết bồi thường giữa Nhà nước và công dân. Hành vi trái pháp luật, được thực hiện một cách có lỗi phải gây ra những hậu quả nhất định. Nói cách khác, phải gây ra những thiệt hại thực tế. Các thiệt hại này bao gồm những tổn thất về tinh thần (danh dự, nhân phẩm, uy tín bị ảnh hưởng), các tổn hại về tính mạng, sức khỏe (bị chết, bị suy giảm sức khỏe do bị giam, giữ, chấp hành hình phạt…), các quyền tự do thân thể; các tổn hại về tài sản (tài sản bị tịch thu, bị buộc phải trả cho người khác một cách không có căn cứ...). 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luật văn thạc sĩ luật học: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam
222 p | 147 | 18
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
102 p | 45 | 15
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành ở nước ta hiện nay
118 p | 37 | 14
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay
110 p | 47 | 11
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
134 p | 35 | 11
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật ở Việt Nam hiện nay
106 p | 32 | 11
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền và định hướng phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam
98 p | 35 | 10
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
99 p | 50 | 10
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
110 p | 28 | 8
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền và một số vấn đề đặt ra
105 p | 33 | 8
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay
109 p | 31 | 7
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Quyền bảo vệ trẻ em đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật
89 p | 54 | 7
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Kết hợp giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho người chưa thành niên ở nước Việt Nam hiện nay
125 p | 30 | 7
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực công chứng (qua thực tế tại thành phố Hải Phòng)
112 p | 25 | 7
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
82 p | 22 | 6
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo ở Việt Nam hiện nay
114 p | 32 | 6
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
129 p | 31 | 4
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Luật tục với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường của một số dân tộc ít người ở Việt Nam
103 p | 23 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn