intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lược sử đội thiếu niên tiền phong

Chia sẻ: Trần Bảo Quyên Quyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

772
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập vào ngày 15/5/1941, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh phụ trách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lược sử đội thiếu niên tiền phong

  1. lược sử đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập vào ngày 15/5/1941, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh phụ trách. Sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930, Đảng và Bác Hồ đã quan tâm đến việc tập hợp thanh thiếu niên Việt Nam vào tổ chức để làm Cách mạng cứu nước cứu dân. Tại Hội nghị lần thứ hai của Trung ương Đảng vào tháng 3/1941 tại Sài Gòn, Đảng đã có quyết định về công tác thanh niên, về thành lập tổ chức Đoàn thanh niên, và giao cho Đoàn phụ trách thiếu nhi. Từ đó, ở các địa phương lần lượt các Đội thiếu niên ra đời, hoạt động theo các tổ chức cách mạng của Đảng, chống thực dân Pháp. Đó là Đội thiếu niên Xích Vệ ở Nghệ An, Đội thiếu niên Đồng Tử quân ở Thái Bình... Năm 1941, Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng trong nước. Mặt trận Việt Minh được thành lập để đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân đánh Tây, đuổi Nhật, giành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. Ngày 15/5/1941, Đội nhi đồng cứu quốc được thành lập tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đội nhi đồng cứu quốc lúc đó có 5 đội viên. Đó là những Đội viên Thiếu Niên Tiền Phong đầu tiên, và họ đều có bí danh để hoạt động bí mật: -NÔNG VĂN DỀN bí danh KIM ĐỒNG -NÔNG VĂN THÀN bí danh CAO SƠN -LÝ VĂN TỊNH bí danh THANH MINH -LÝ THỊ NÌ bí danh THỦY TIÊN -LÝ THỊ SẬU bí danh THANH THỦY Người phụ trách Đội là anh Đức Thanh. Nhiệm vụ của Đội là làm giao liên, đưa đón, bảo vệ cán bộ cách mạng, canh gác các cuộc họp của Đảng.Tập thể Đội bầu NÔNG VĂN DỀN (tức KIM ĐỒNG) làm đội trưởng. Từ Đội nhi đồng cứu quốc đầu tiên này, lần lượt các Đội Nhi đồng cứu quốc ra đời ở các địa phương khác, hoạt động rất tích cực. Ngay từ khi thành lập, Đội nhi đồng cứu quốc đã được xem là thành viên của mặt trận Việt Minh, hoạt động theo điều lệ của mặt trận Việt Minh, nhằm giúp đánh Tây, đuổi Nhật, làm cho Việt Nam độc lập. Đội Nhi đồng cứu quốc đã góp phần cùng nhân dân cả nước đấu tranh giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám 1945. Ngày nước nhà độc lập, Đội được 4 tuổi. Sau này, nhân kỉ niệm 45 năm ngày thành lập Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 - 15/5/1986), bức tượng anh Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên được dựng ngay tại ngôi mộ của anh. Nơi ấy cũng trở thành khu di tích Kim Đồng. Cạnh đó là suối Lênin, núi Các Mác và hang Pác Bó huyền thoại. Cách mạng tháng Tám thành công, cùng với nhân dân cả nước, thiếu nhi Việt Nam được đổi đời. Trước hết là quyền được đến trường. Từ mọi miền của đất nước, thiếu nhi nô nức đến trường. Thiếu nhi cả nước lần đầu tiên được học tập, được hưởng nền giáo dục dân chủ, trong đất nước Việt Nam độc lập. Vào năm học đầu tiên này, Bác Hồ đã viết thư gửi học sinh cả nước, với kì vọng: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
  2. Hòa cùng niềm vui chung của cả nước, thiếu nhi tham gia tuyên truyền cổ động đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, tự lực tự cường xây dựng cuộc sống mới, chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Hoà bình chưa được bao lâu. Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta lần nữa. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, Đội Nhi đồng cứu quốc các địa phương tổ chức cho Đội viên cùng cha anh tham gia kháng chiến. Nhiều Đội viên đã lập công xuất sắc. Trang sử Đội thiếu nhi sáng ngời thêm những chiến công mới. Ở Hà Nội có đội thiếu niên Hoàng Văn Thụ, đội thiếu niên Bát Sắt, ở Bắc Ninh có đội thiếu niên du kích Đình Bảng, ở Huế có đội thiếu niên Thành Huế, ở Hải Phòng có đội thiếu niên du kích Kiến An, miền Nam có đội thiếu niên Đồng Tháp Mười, đội thiếu niên Sài Gòn... Ngoài việc tham gia chiên đấu, thiếu nhi cả nước còn tham gia lao động sản xuất, bình dân học vụ, xây dựng nền văn hóa mới, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ... Tháng 9/1947, nhân dịp quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi thiếu niên nhi đồng cả nước: “Từ Nam chí Bắc nhiều nhi đồng đã oanh liệt hi sinh cho Tổ quốc. Bác cùng các cháu kính cẩn nghiêng mình trước các linh hồ liệt sĩ thiếu nhi đó. Bác rất vui lòng biết rằng nhiều cháu đã hăng hái giúp việc cho các chú bộ đội và dân quân. Nhiều cháu đã tổ chức tăng gia sản xuất trồng lúa, trồng ngô, nuôi gà nuôi vịt (nhi đồng Hải Phòng). Nhiều cháu vào tuyên truyền xung phong (nhi đồng Quảng Yên). Nhiều cháu giúp việc bình dân học vụ (nhhi đồng nhiều nơi làm như thế). Tuổi các cháu còn nhỏ thì các cháu làm các công việc nhỏ. Nhiều công việc nhỏ cộng lại thành công việc to. Bác mong các cháu làm việc và học hành cho xứng đáng là nhi đồng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống nhất và độc lập.” Tháng 2/1948 chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư căn dặn thiếu nhi cả nước tổ chức những đội Trần Quốc Toản. “Bác không phải mong các cháu tổ chức những đội Trần Quốc Toản để đi đánh giặc lập chiến công, mà cốt để tham gia kháng chiến bằng cách giúp đỡ đồng bào... trước thì giúp các chiến sĩ, nhà thương binh, lần lượt giúp những nhà ít người...” Từ đó công tác Trần Quốc Toản trở thành phong trào thiếu nhi sôi nổi, rộng ra cả nước cho đến tận ngày nay. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Đội thiếu nhi cứu quốc ở các đi phương ngày càng phát triển. Phong trào của Đội đạt được nhiều thành tích mới. Ở nhiều tỉnh đã mở đại hội Thiếu nhi gương mẫu. Năm 1950, Đại hội thanh niên thế giới ở Berlin (Cộng hòa Dân chủ Đức) có đại biểu của Đội thiếu nhi cứu quốc Việt Nam, đại diện thiếu nhi Việt Nam tham gia đại hội. Tháng 3/1951, tại Hội nghị cán bộ Đoàn thanh niên Cứu quốc, Đội thiếu nhi cứu quốc được đổi tên là Đội thiếu niên tháng Tám. Hội nghị cũng thống nhất được một số điểm liên quan đến biểu trưng, nghi thức tổ chức của Đội như: -Khăn quàng đỏ -Bài ca nghi thức -Khẩu hiệu -Cấp hiệu -Phiên chế tổ chức của Đội... Cùng với thắng lợi của cuộc kháng chiến, trong hai năm 1952 và 1953 phong trào thiếu nhi
  3. Với chiến thắng Đông Xuân 1953-1954, kế đến là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, thực dân Pháp phải rút quân khỏi Việt Nam. Công cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ đã thắng lợi vẻ vang. Nhưng đế quốc Mỹlại nhảy vào miền Nam Việt Nam, nước ta tạm thời chia ra làm hai miền. Ở miền Nam, thiếu nhi lại phải cùng toàn dân kháng chiến cứu nước, đấu tranh thống nhất nước nhà. Ở miền Bắc, thiếu nhi được hưởng hòa bình, được cắp sách đến trường, cùng mọi người hăng say sản xuất, xây dựng quê hương. Tổ chức Đội thiếu nhi Tháng Tám phát triển mạnh mẽ, nhiều phong trào ra đời như “Vì miền Nam ruột thịt”, “Em đi thăm miền Nam”...Những phong trào này vừa là động lực thúc đẩy phong trào thi đua học tập , tích cực xây dựng Đội, vừa là tấm lòng của thiếu nhi hướng về miền Nam ruột thịt, quyết tâm đấu tranh thống nhất nước nhà. Ngày 1/6/1954, tại chiến khu Việt Bắc tờ báo đầu tiên của Đội thiếu niên Tháng Tám ra đời với tên gọi Tiền Phong Thiếu Niên. Đây là tiền thân của báo Thiếu Niên Tiền Phong ngày nay. Từ ngày 25/10 đến 29/10/1956, Đại hội Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam đã ra nghị quyết về công tác thiếu nhi và quyết định đổi tên Đội thiếu nhi Tháng Tám thành Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam, cho cả thiếu niên và nhi đồng. Khẩu hiệu của Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam là: “Vì sự nghiệp xã hội chủ nghĩa và thống nhất Tổ quốc Sẵn sàng!” Phong trào thiếu nhi và hoạt động Đội Thiếu Niên Tiền Phong Việt Nam phát triển mạnh, rộng khắp. Nổi bật là những phong trào: Hợp tác xã Măng non, Kế hoạch nho, Trần Quốc Toản, nghìn việc tốt...Phong trào hợp tàc xã Măng Non ra đời, phát triển từ phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc. Mở đầu là Hợp tác xã măng non Thạch Khối tỉnh Hải Hưng, Hợp tác xã măng non Phú Mẫn tỉnh Hà Bắc, Hợp tác xã măng non Duy Viên ở Vĩnh Linh đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư khen ngợi. Phong trào kế hoạch nhỏ là sáng kiến của thiếu nhi Hải Phòng, Sơn Tây. Các bạn thiếu nhi tham gia phong trào bằng cách sản xuất, chăn nuôi, tiết kiệm để lấy tiền đóng góp xây dựng nhà máy nhựa Thiếu niên tiền phong ở Hải Phòng, chuyên sản xuất đồ chơi, đồ dùng học tập. Ngày 2 tháng 12 năm 1958 chủ tịch ủy ban Thường vụ Quốc Hội Tôn Đức Thắng Đã viết thư hoan nghênh sáng kiến phong trào kế hoạch nhỏ của thiếu nhi Hải Phòng, Sơn Tây. Chủ tịch Tôn Đức Thắng cũng đề nghị Quốc hội và Chính phủ cho phép thiếu nhi lấy kết quả phong trào kế hoạch nhỏ để xây dựng Nhà máy Nhựa Thiếu niên tiền phong Hải Phòng. Ngày 30/9/1959 Nhà máy Nhựa Thiếu niên tiền phong Hải Phòng được xây dựng xong. 18000 sản phẩm đồ chơi của nhà máy đã được Đội gởi tặng các bạn thiếu nhi miền Nam. Ngày 4/3/1961 Uy ban Thiếu niên nhi đồng Trung ương được thành lập. Bác Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch danh dự. Nhân dịp nàu Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra chỉ thị 197/CT.TW về công tác thiếu niên nhi đồng, thể hiện sự quan tâm xuyên suốt của Đảng, nhà nước về thiếu nhi, về tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong Việt Nam. Nhân kỉ niệm 20 năm ngày thành lập Đội (15/5/1941 - 15/5/1961), Bác Hồ đã viết thư cho
  4. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm Năm 1963 phong trào nghìn việc tốt của Đội thực hiện thí điểm ở xã Tam Sơn, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc, sau đó phát triển rộng khắp cả nước với nhiều nội dung mới. Năm 1965 phong trào này có tên là Làm nghìn việc tốt chống Mỹ cứu nước. 15/5/1966, nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Đội, Bác Tôn Đức Thắng đã trao cho tổ chức Đội lá cờ thê những dòng chữ: Vâng lời Bác dạy Làm nghìn việc tốt Chống Mỹ cứu nước Thiếu niên sẵn sàng. Phong trào này phát triển cho đến ngày nay với tên gọi: “Nói lời hay, làm việc tốt, phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ”. Ở miền Nam, ngày 20 tháng 12 năm 1960 Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam ra đời. Tổ chức Đội Miền Nam được thành lập, với phong trào việc nhỏ chí lớn chống Mỹ cứu nước. Từ phong trào này, nhiều gương thiếu nhi Miền Nam anh dũng xuất hiện, nhiều bạn được tặng danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ. Ở miền Bắc cũng xuất hiện nhiều gương thiếu nhi xuất sắc. Ngày 1/6/1969, Bác Hồ gửi thư cho thiếu hi cả nước. Người căn dặn: Thiếu nhi, nhi đồng là người chủ tương lai của nườc nhà;vì vậy, chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, công tác đó phải kiên trì bền bỉ. Cũng vào dịp ngày 1/6/1969, Bác Hồ vui tết với các thiếu nhi Hà Nội tại Phủ Chủ tịch. Đó cũng là lần cuối cùng thiếu nhi Việt Nam được ăn Tết với Bác. Ngày 2/9/1969 Bác Hồ từ trần. Đồng bào và tuổi nhỏ cả nước tiếc thương vô hạn. Trong nỗi đau thương mất mát này, thiếu nhi cả nước đã long trọng mở đợt sinh hoạt chủ đề ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN BÁC HỒ VĨ ĐẠI, CHĂM HỌC CHĂM LÀM XỨNG ĐÁNG CHÁU NGOAN BÁC HỒ. Ngày 30/1/1970, Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh được đổi tên thành Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu Niên Tiền Phong Việt Nam được đổi tên thành Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. Sau khi thống nhất đất nước, Hội nghị lần thứ 23 của Ban chấp hành Trung ương Đoàn vào tháng 6/1976 đã quyết định thống nhất tổ chức Đội trong cả nước với khầu hiệu mới: “Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại Sẵn sàng!” Tháng 12/1976, đoàn đại biểi Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh đã hứa Chúng em hứa sẵn sàng Vâng lời Bác Hồ dạy Thi đua kế hoạch nhỏ Xây tương lai huy hoàng Từ 1996 đến nay phong trào thiếu nhi liên tục phát triển mạnh. Các phong trào “Tiến bước lên Đoàn”, “Vườn hoa điểm 10”, Uống nước nhớ nguồn”, “Đọc và làm theo báo Đội”... được
  5. Tất cả đó là kết quả của sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của phong trào thiếu nhi, phong trào Đội trong cả nước. Lịch sử 60 năm của Đội đã cho chúng ta những bài học truyền thống rất quý báu. Đó là lòng yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Đó là tinh thần chăm học chăm làm, tích cực phấn đấu rèn luyện để trở thành người công dân hữu ích. Đó là tình đoàn kết thương yêu, giúp đỡ nhau giữ gìn kỉ luật, giữ gìn sức mạnh to lớn của dân tộc. Đó là ý thức không ngừng vươn lên theo cái mới. Đó là kết quả việc tu dưỡng của thiếu nhi theo 5 điều Bác Hồ dạy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2