intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lười ăn do thuốc

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

72
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lười ăn do thuốc Có rất nhiều nguyên nhân làm bé lười ăn, nhưng có một nguyên nhân là do thuốc. Thuốc ở đây có thể là thuốc kháng sinh (trụ sinh), thuốc đặc trị (lợi tiểu, ung thư...) kể cả thuốc bổ. Với bé, thông thường là do thuốc kháng sinh và thuốc bổ. Ảnh minh họa. Lý do thuốc làm bé lười ăn Thường khi trẻ bị bệnh thì mới phải uống thuốc. Do đó, bé lười ăn là do bị bệnh và do thuốc: - Khi bệnh, bé mệt mỏi, phản ứng chống nhiễm trùng của cơ thể sinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lười ăn do thuốc

  1. Lười ăn do thuốc Có rất nhiều nguyên nhân làm bé lười ăn, nhưng có một nguyên nhân là do thuốc. Thuốc ở đây có thể là thuốc kháng sinh (trụ sinh), thuốc đặc trị (lợi tiểu, ung thư...) kể cả thuốc bổ. Với bé, thông thường là do thuốc kháng sinh và thuốc bổ. Ảnh minh họa. Lý do thuốc làm bé lười ăn Thường khi trẻ bị bệnh thì mới phải uống thuốc. Do đó, bé lười ăn là do bị bệnh và do thuốc: - Khi bệnh, bé mệt mỏi, phản ứng chống nhiễm trùng của cơ thể sinh ra chất làm bé lười ăn (cytokine). - Bé sốt làm khô dịch tiêu hóa nên sinh ra lười ăn. - Bé bệnh, làm thay đổi chuyển hóa cơ bản, chuyển hóa thức ăn nên lười ăn. - Bé uống thuốc, thuốc ngấm vào máu, tiết qua dịch tiêu hóa trong đó có nước bọt - bé đắng miệng nên lười ăn. - Bé uống nhiều loại thuốc làm đầy bụng, không còn chỗ chứa thức ăn nên lười ăn. - Nếu bé uống kháng sinh lâu ngày (>14 ngày) làm rối loạn vi khuẩn của ruột, làm đi tiêu phân sống nên lười ăn.
  2. - Một số thuốc có tác dụng phụ là làm bé lười ăn (lợi tiểu, kháng sinh, suy tim, kháng nấm...). - Còn thuốc bổ là những thuốc vitamin và muối khoáng, nếu dùng liều cao, kéo dài, không theo chỉ dẫn của bác sỹ thì sẽ làm mất thăng bằng chất dinh dưỡng nên lười ăn. Nên làm gì? - Khi bé bệnh không nên ép bé ăn như bình thường. Vì càng ép bé càng sợ, sau này hết bệnh bé sẽ lười ăn thật sự. - Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ, cho trẻ ăn ít một và nhiều lần trong ngày để đảm bảo dinh dưỡng cho bé. - Chế biến những món ăn bé thích hoặc có mùi vị (chua, ngọt, thơm) và hình thức đẹp để hấp dẫn bé. - Chế biến thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, bột, canh rau có mùi thơm mà bé thích... - Cho bé uống nhiều nước có thể là nước, sữa làm mát (để tủ lạnh) để bé thích thú (đừng sợ viêm họng do nước lạnh vì bé chỉ bị viêm họng khi ngậm đá suốt ngày hoặc bị nhiễm lạnh toàn thân). - Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ kể cả men tiêu hóa và thuốc bổ. DS. Ngô Hùng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1