intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lượng giá sự phát triển theo nhóm tuổi bằng kỹ thuật ASQ

Chia sẻ: Quý Vân Phi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Lượng giá sự phát triển theo nhóm tuổi bằng kỹ thuật ASQ" thông tin đến bạn đọc những nội dung gồm: đại cương, chỉ định và chống chỉ định, các bước chuẩn bị tiến hành phục hồi chức năng, các bước điều trị phục hồi chức năng, theo dõi và xử trí tai biến cho người bệnh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lượng giá sự phát triển theo nhóm tuổi bằng kỹ thuật ASQ

  1. LƯỢNG GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THEO NHÓM TUỔI BẰNG KỸ THUẬT ASQ I. ĐẠI CƢƠNG Bộ câu hỏi theo tuổi và giai đoạn (ASQ II) được một nhóm các tác giả thiết kế từ năm 1979, là bộ câu hỏi phỏng vấn cha mẹ và người chăm sóc về sự phát triển của trẻ theo lứa tuổi. Bộ câu hỏi theo tuổi và giai đoạn được xây dựng dựa trên các mốc phát triển bình thường của trẻ. Bộ câu hỏi này đ được sử dụng để theo dõi sự phát triển của trẻ và phát hiện sớm nhất (từ lúc 4 tháng) các trẻ có rối loạn phát triển hoặc tự kỷ. Bộ câu hỏi ASQ II bao gồm mười chín bộ câu hỏi cho trẻ từ 4 tháng đến 60 tháng tuổi (4 tháng, 6 tháng, 8 tháng, 10 tháng, 12 tháng, 14 tháng, 16 tháng, 18 tháng, 20 tháng, 22 tháng, 24 tháng, 27 tháng, 30 tháng, 33 tháng, 36 tháng, 42 tháng, 48 tháng, 54 tháng, 60 tháng). Tập trung chủ yếu vào sáu kỹ năng: (1) Kỹ năng Giao tiếp; (2) Kỹ năng Vận động thô sơ; (3) Kỹ năng Vận động tinh tế; (4) Kỹ năng bắt chước và học; (5) Kỹ năng Cá nhân-Xã hội; (6) Đánh giá chung. Bộ câu hỏi ASQ III được thiết kế năm 2009 bao gồm 21 bộ câu hỏi từ 2 tháng đến 60 tháng tuổi (bổ sung thêm 2 mẫu phiếu 2 tháng và 9 tháng so với bộ ASQ II). II. CHỈ ĐỊNH  Trẻ bại não.  Trẻ chậm phát triển tinh thần, chậm phát triển ngôn ngữ.  Chậm phát triển vận động.  Trẻ tự kỷ. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Không có. IV. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện Bác sĩ phục hồi chức năng, cử nhân hoặc kỹ thuật viên ngôn ngữ. 2. Phƣơng tiện Dụng cụ học tập: sách, tranh, đồ chơi…. 3. Ngƣời bệnh  Trẻ không đang giai đoạn ốm sốt. 231
  2.  Giải thích cho gia đình về phiếu đánh giá và các nội dung đánh giá. 4. Hồ sơ bệnh án  Điền đầy đủ thông tin theo quy định của Bộ Y tế.  Kiểm tra tên trẻ với phiếu chỉ định.  Ghi nhận xét trước lượng giá. V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình: 20 - 30 phút.  Bước 1: tính tuổi của trẻ theo tháng và ngày.  Bước 2: chọn phiếu lượng giá.  Bước 3: tiến hành lượng giá. Làm mẫu với bộ công cụ ASQ cho trẻ 24 tháng. 1. Nội dung phiếu ASQ LƢỢNG GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 24 THÁNG BẰNG ASQ Họ và tên trẻ:……………………………………………………… Ngày sinh:…../…../….. Nam/Nữ……. Ngày phỏng vấn:…../…../….. Chỗ ở hiện tại: Thôn (Số nhà)……. ……X (Phường):…………… Huyện (Quận)…………… Tỉnh (Thành phố)……………………… Người điền phiếu:.............................................. Quan hệ với trẻ: ................................................ Điện thoại: NR...................DĐ.................... Đôi Các dấu hiệu của trẻ (Hỏi và quan sát) Có Không khi Giao tiếp: 1 Trẻ có chỉ đúng vào đồ vật/ con vật trong tranh khi được hỏi không? VD: Con chó đâu? Cái cốc đâu? 2 Trẻ có bắt chước nói được câu 2 từ không? VD: Khi nói “Ăn cơm”, “Đi về ” hoặc “ Cái gì?” Trẻ có nói theo không? 232
  3. 3 Trẻ có biết làm theo mệnh lệnh đơn giản không (ít nhất 3 việc) ? VD: “Cất đồ chơi đi”, “Mang bút cho mẹ”, “Con lấy áo đi”… 4 Nếu bạn chỉ 1 bức tranh quả bóng (con mèo, cái chén, cái mũ…) và hỏi “Cái gì đây?”, trẻ có nói đúng tên 1 bức tranh không? 5 Trẻ có nói được câu 2 hoặc 3 từ đúng ngữ cảnh không? Ví dụ: “Con chó”, “Mẹ về nhà”… 6 Trẻ có dùng đúng ít nhất 2 từ trong các từ “cho con” “con”, “của con” và “mẹ” không? Tổng điểm ……...36,5 điểm Vận động thô: 1 Trẻ có đi được xuống cầu thang nếu bạn cầm 1 tay trẻ không? 2 Sau khi được dạy, trẻ có biết chạy về phía quả bóng và đá bóng không? 3 Trẻ có biết bước lên hoặc xuống ít nhất 1 - 2 bậc cầu thang không? 4 Trẻ có biết chạy nhanh và dừng lại mà không bị ngã không? 5 Trẻ có biết nhảy cả 2 chân lên khỏi sàn nhà cùng 1 lúc không? 6 Trẻ có biết đá bóng mà không cần bám để giữ thăng bằng không? Tổng điểm ……...36 điểm Vận động tinh: 1 Trẻ có biết dùng thìa xúc thức ăn đưa vào miệng không? 2 Trẻ có biết xoay núm cửa, xoay nắp đồ chơi, quay con quay không? 3 Trẻ có biết tự lật trang sách không? (mỗi lần có thể lật nhiều hơn 1 trang) 4 Trẻ có bật tắt công tắc điện không? 5 Trẻ có biết tự mình xếp tháp 7 tầng không? 6 Trẻ có biết xâu 1 chuỗi hạt hoặc xỏ dây giầy không? Tổng điểm ……36,4 điểm 233
  4. Bắt chƣớc và học: 1 Sau khi bạn vẽ 1 nét thẳng, trẻ có bắt chước vẽ 1 nét theo bất kỳ hướng nào không? (nét cong tròn không được tính điểm) 2 Trẻ có biết tự úp ngược cái lọ để lấy các hạt nhỏ ở trong lọ không? 3 Trẻ có biết chơi tưởng tượng không? VD, Đưa cái cốc lên tai để giả vờ gọi điện thoại, đội hộp lên đầu làm mũ, lấy hạt nhỏ làm thức ăn… 4 Trẻ có biết cất đồ vật vào đúng chỗ không? VD, Cất đồ chơi vào hộp 5 Nếu trẻ muốn lấy những vật ở xa tầm với, trẻ có tìm 1 cái ghế hoặc 1 cái hộp để trèo lên lấy không? 6 Khi xem bạn xếp 4 hình khối hoặc ô tô thành 1 hàng, trẻ có bắt chước theo không? Tổng điểm ………32,9 điểm Cá nhân - Xã hội: 1 Trẻ có biết uống nước bằng cốc không? 2 Trẻ có biết bắt chước hành động của bạn không? VD: Lau nhà, quét nhà, cạo râu hoặc chải đầu... 3 Trẻ có biết xúc ăn bằng thìa không? 4 Trẻ có biết chơi giả vờ với đồ chơi của mình không? VD, Ru búp bê ngủ, cho búp bê ăn hoặc thay quần áo cho búp bê... 5 Trẻ có biết điều khiển quay ngược lại xe ô tô, đồ vật nếu không thể đi tiếp được không? 6 Trẻ có tự nói “con” hoặc “của con” thay cho tên riêng của trẻ. Ví dụ: “Con làm đấy” thay cho “Minh làm đấy” Tổng điểm ……35,6 điểm Các dấu hiệu chung: 1 Bạn có cho rằng trẻ nghe tốt không? Nếu không, ghi lại…………………… 2 Bạn có cho rằng trẻ trò chuyện như trẻ cùng tuổi không? Nếu không, ghi lại…………………… 3 Bạn có hiểu hầu hết những câu trẻ nói không? Nếu không, ghi lại…………………… 234
  5. 4 Bạn có cho rằng trẻ đi đứng, chạy nhảy, leo trèo như trẻ cùng tuổi không? Nếu không, ghi lại…………………… 5 Bố hoặc mẹ có tiền sử bị điếc trẻ nhỏ hoặc nghe kém không? Nếu có, ghi lại………………………. 6 Bạn có lo lắng gì về khả năng nhìn của trẻ không? Nếu có, ghi lại………………………. 7 Trong vài tháng gần đây trẻ có mắc bệnh gì không? Nếu có, ghi lại………………………. 8 Bạn có lo lắng gì về trẻ không? Nếu có , ghi lại………………………. 2. Cách lƣợng giá Bước 1: điền đầy đủ các thông tin hành chính Bước 2: đọc từng câu trong mỗi lĩnh vực. Hỏi cha mẹ kết hợp với quan sát trẻ. Sau đó tích dấu nhân vào câu trả lời tương ứng với các câu hỏi. Bước 3: cách tính điểm Có = 10 điểm; Đôi khi = 5 điểm; Không = 0 điểm Chú ý: không cho điểm phần các dấu hiệu chung Bước 4: kết luận Trẻ có bất thường về sự phát triển khi:  Lĩnh vực giao tiếp < 36,5 điểm  Lĩnh vực vận động thô < 36 điểm  Lĩnh vực vận động tinh < 36,4 điểm  Lĩnh vực bắt chước và học < 32,9 điểm  Lĩnh vực cá nhân xã hội < 35,6 điểm. Nếu trẻ có bất thường bất cứ lĩnh vực nào trong năm lĩnh vực kể trên cũng cần gửi đi khám bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng Nhi. Lưu ý: các bộ công cụ ASQ khác có cách làm tương tự bộ ASQ 24 tháng. VI. THEO DÕI Sự hợp tác của cha mẹ và trẻ trong quá trình lượng giá. VII. TAI BIẾN Không có. 235
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0