intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý luận của Leenin về chủ nghĩa đầu tư bản nhà nước và thực tiễn vận dụng ở nước ta

Chia sẻ: Lê Phước Cửu Long | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

293
lượt xem
104
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước (CNTBNN) là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống lý luận của Lênin về chính sách kinh tế mới (NEP) đã được Người trực tiếp chỉ đạo và triển khai ở nước Nga Xô viết đầu những năm 20 thế kỷ XX. Lý luận này cũng đã được vận dụng vào thực tiễn nước ta trong nhiều năm qua và hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý luận của Leenin về chủ nghĩa đầu tư bản nhà nước và thực tiễn vận dụng ở nước ta

  1. Lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước và thực tiễn vận dụng ở nước ta Ngày 20/4/2006. Cập nhật lúc 16h 58' (ĐCSVN)- Lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước (CNTBNN) là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống lý luận của Lênin về chính sách kinh tế mới (NEP) đã được Người trực tiếp chỉ đạo và triển khai ở nước Nga Xô viết đầu những năm 20 thế kỷ XX. Lý luận này cũng đã được vận dụng vào thực tiễn nước ta trong nhiều năm qua và hiện nay. Nhân kỷ niệm 136 năm ngày sinh của V.I. Lênin vĩ đại (22/4/1870-22/4/2006), Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết này. Trên thực tế từ cuối năm 1917, ngay sau khi chính quyền Xô viết được thành lập, Lênin đã có những tư tưởng đầu tiên về sử dụng thành phần kinh tế TBCN như là một hình thức kinh tế đặc thù của thời kỳ quá độ lên CNXH. Tuy nhiên, khi ấy quan niệm Người về việc sử dụng CNTBNN còn ở những nét phác thảo và mang nặng tính chất là một biện pháp chính trị nhằm củng cố sự độc quyền Nhà nước trong lưu thông hàng hoá, đặc biệt trong việc chống đầu cơ lúa mì của bọn địa chủ, culắc và thương nhân tư bản bấy giờ. Tiếc rằng, do những diễn biến phức tạp của tình hình nước Nga Xô viết những năm 1918-1920, đã buộc Nhà nước Xô viết phải thực hiện chính sách cộng sản thời chiến, tiến hành quốc hữu hoá ngay những tài sản, tư liệu sản xuất quan trọng nhất của bọn tư bản độc quyền, đại địa chủ và các thế lực phản động, chống phá cách mạng khác. Những hành động đó là kịp thời và đúng đắn với tình hình bấy giờ song cũng vì đó đã làm hạn chế các khả năng sử dụng CNTBNN, điều mà trước đó Lênin đã từng dự liệu. Tháng 3/1921, sau khi nội chiến kết thúc, tại Đại hội X Đảng Cộng sản (b) Nga với việc đề ra chính sách kinh tế mới, Lênin đã chỉ rõ trong những điều kiện mới này, việc sử dụng những hình thức kinh tế quá độ của CNTBNN là một bộ phận rất quan trọng của chính sách này. Thời kỳ chính sách cộng sản thời chiến đã kết thúc, giờ đây CNTBNN là một trong những hình thức rất thích hợp để giúp nước Nga Xô viết nhanh chóng khắc phục tình trạng suy sụp kinh tế sau chiến tranh và ngăn chặn những nảy sinh tự phát của nền sản xuất hàng hoá nhỏ- mầm mống của sự phục hồi CNTB. Sở dĩ CNTBNN dưới điều kiện chuyên chính vô sản có ý nghĩa quan trọng và tác dụng to lớn như vậy vì như định nghĩa của Lênin-đó là một thứ CNTB có liên quan với Nhà nước. Nhà nước đó là Nhà nước của giai cấp vô sản, là đội tiền phong của chúng ta. Thông qua việc sử dụng CNTBNN, giai cấp vô sản có thể học tập, kế thừa và phát huy có chọn lọc tất cả những tài sản vật chất-kỹ thuật và tinh hoa chất xám trong kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của các nhà tư bản cũng như tri thức khoa học-kỹ thuật và trình độ khoa học quản lý kinh tế của các chuyên gia tư sản. Nhà nước vô sản có thể sử dụng CNTBNN như là một hệ thống các chính sách, công cụ, biện pháp nhằm điều tiết mọi hoạt động của các xí nghiệp tư bản còn tồn tại trong thời kỳ quá độ, nhằm hướng tới mục đích vừa sử dụng vừa cải tạo bằng phương pháp hoà bình đối với các thành phần kinh tế TBCN và sản xuất nhỏ. Với ý nghĩa đó, CNTBNN còn có thể coi là một trong những phương thức, phương tiện, con đường có hiệu quả trong việc thúc đẩy xã hội hoá và làm tăng nhanh lực lượng sản xuất của CNXH mà kết quả căn bản của sự xã hội hoá này là thể hiện bởi việc phát triển ngày càng mạnh mẽ một nền sản xuất hàng hoá quá độ XHCN-giai đoạn trung gian của nền sản xuất hàng hoá XHCN trong tương lai. Chúng ta nên nhớ rằng bối cảnh lịch sử nước Nga Xô viết bấy giờ còn rất phức tạp. Không ít những người cộng sản Nga chân chính nhưng do chưa nhận thức đúng vấn đề này đã lo ngại rằng, nếu sử dụng CNTBNN và các hình thức kinh tế quá độ tư sản khác, thì giai cấp tư sản Nga nhất là bọn tư bản sẽ còn có khả năng tái phát triển trở lại. Nguy cơ phục hồi CNTB ở Nga do đó rất dễ xảy ra. Những người cộng sản này càng hoang mang khi thấy những người cộng sản cánh tả đã tuyên truyền luận điểm cho rằng như thế là nước Nga sẽ quay lại thời kỳ CNTB, họ chủ trương là phải tiến lên CNXH một cách trực tiếp, tức là không kinh qua các bước quá độ trung gian và do đó không cần sử dụng CNTBNN, sử dụng các quan hệ hàng hoá-tiền tệ… và do đó, phải xoá bỏ ngay tận gốc giai cấp tư sản. Lênin đã phê phán những luận điểm phi khoa học, và cho rằng đó là căn bệnh “ấu trĩ tả khuynh” của những kẻ tiểu tư sản đội lốt cộng sản. Người chỉ rõ, chúng ta không sợ CNTBNN “CNTBNN vẫn là một bước
  2. tiến lớn… vì việc chiến thắng được tình hình hỗn độn, tình trạng suy sụp về kinh tế và hiện tượng lỏng lẻo là cái quan trọng hơn hết, vì việc để tình trạng vô chính phủ của những kẻ tiểu tư hữu tiếp tục tồn tại là một nguy cơ lớn nhất, đáng sợ nhất, nó sẽ làm cho chúng ta bị diệt vong (nếu chúng ta không chiến thắng nó) một cách dứt khoát, còn trả một khoản lớn hơn cho CNTBNN thì điều đấy không làm cho chúng ta bị diệt vong, trái lại có thể đưa chúng ta đến CNXH bằng con đường chắc chắn nhất (Lênin toàn tập, NXB Tiến Bộ, Matxcơva, 1978, tr.366-367). Sử dụng CNTBNN rõ ràng là sự cần thiết khách quan đối với nước Nga Xô viết bấy giờ. Tuy nhiên, Lênin đã chỉ rõ, việc cho phép phát triển các hình thức kinh tế quá độ trong đó có CNTBNN cũng như việc sử dụng rộng rãi các quan hệ trao đổi hàng hoá-tiền tệ theo tinh thần của NEP đó không phải là một sự đầu hàng giai cấp tư sản, cho phép phục hồi tự do các quan hệ TBCN. Nhà nước chuyên chính vô sản chỉ cho phép CNTB tồn tại ở mức độ cần thiết có lợi cho công cuộc phục hồi kinh tế và xây dựng CNXH. Sử dụng NEP, trong đó bao gồm những biện pháp cải tạo theo phương pháp hoà bình đối với các thành phần kinh tế TBCN và sản xuất nhỏ là một việc làm cần thiết và phù hợp với điều kiện lịch sử nước Nga Xô viết bấy giờ. Song cũng cần xác định về mặt nguyên tắc đó không phải là quá trình thủ tiêu đấu tranh giai cấp tiến tới chung sống hoà bình với giai cấp tư sản và các thế lực đối kháng khác của giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Yêu cầu đặt ra là Nhà nước Xô viết phải biết sử dụng các hình thức, phương pháp điều tiết, kiểm kê, kiểm soát không được để cho CNTB phát triển một cách tuỳ tiện “Muốn không thay đổi bản chất của mình, Nhà nước vô sản chỉ có thể thừa nhận cho thương nghiệp tự do và cho CNTB được phát triển trong một chừng mực nhất định nào đó và chỉ với điều kiện là thương nghiệp tư nhân và tư bản tư nhân phải phục tùng sự điều tiết của Nhà nước (giám sát, kiểm tra, quy định các hình thức, trật tự.v.v…)” (Lênin toàn tập, t.44, NXB Tiến Bộ, Matxcơva, 1978, tr.418). Trong thực tiễn những năm 1920 ở nước Nga, những tư tưởng trên đây của Lênin về CNTBNN đã được chính Người trực tiếp chỉ đạo, vận dụng vào quá trình cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế TBCN và sản xuất nhỏ. Có rất nhiều hình thức khác nhau của CNTBNN đã được sử dụng như tô nhượng cho các nhà tư bản nước ngoài, các xí nghiệp, cơ sở kinh tế, khai thác tài nguyên của nước Nga, cho phép các nhà tư bản trong nước được tham gia các xí nghiệp của Nhà nước, lập các công ty hợp doanh (hỗn hợp ngoại thương) giữa Nhà nước vô sản với các nhà tư bản, tổ chức mạng lưới các hợp tác xã tư sản, các đại lý thương nghiệp trong đó sử dụng các nhà tư bản hay tiểu thương..v.v.. Việc sử dụng các hình thức kinh tế quá độ của CNTBNN ở Nga những năm 1920 tuy rất đa dạng và linh hoạt mà trên đây chưa thể kể hết được, nhưng thực tiễn đã cho thấy chưa mang lại những kết quả mong muốn như dự định ban đầu của Lênin và Nhà nước Xô viết. Nếu chỉ xét về mặt định lượng hiệu quả kinh tế đơn thuần, thì lợi ích do CNTBNN mang lại chỉ là những con số đóng góp chưa đáng kể trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, trong đó có một nguyên nhân rất quan trọng là các nhà tư bản đã thiếu thiện chí hợp tác, không chịu đầu tư vốn vào nền kinh tế Liên Xô. Điều này dễ hiểu vì bấy giờ xét trên phương diện tương quan lực lượng giữa nước Nga Xô viết với CNTB thế giới, bọn tư bản quốc tế cùng với giai cấp tư sản phản động trong nước đã cấu kết với nhau mong dùng bao vây cấm vận và phá hoại kinh tế để bóp chết Nhà nước Xô viết non trẻ đầu tiên trên thế giới. Trong điều kiện như vậy, cùng với những khả năng còn rất hạn chế của Nhà nước Xô viết về các kinh nghiệm và phương pháp tổ chức, quản lý kinh tế, điều tiết hoạt động các xí nghiệp TBNN cũng như khả năng cung cấp thường xuyên ổn định về tài chính, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, hàng hoá cho lưu thông trong thương nghiệp còn rất khó khăn…v.v. Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến khả năng vận dụng lý luận CNTBNN của Lênin tất nhiên còn bị hạn chế nhiều. * ** Kể từ khi Lênin khởi xướng chính sách kinh tế mới (NEP), trong đó có việc sử dụng các hình thức kinh tế quá độ của CNTBNN đến nay đã trải qua 85 năm với biết bao biến động chính trị phức tạp của nước Nga và cả thế giới. Liên hệ với thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam, ta thấy những năm trước 1975, một phần do bối cảnh lịch sử khi đó phải tập trung sức người
  3. sức của cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và nhất là chống Mỹ cứu nước, mặt khác có phần chủ yếu là do nhận thức về những nhiệm vụ xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH ở nước ta khi đó còn chưa đúng đắn, mang nặng tính chủ quan, duy ý chí nên đã “nóng vội” muốn “đốt cháy giai đoạn” tiến thẳng lên CNXH, không trải qua thời kỳ quá độ (mặc dù chúng ta vẫn nói là phải trải qua). Thực tế là chúng ta đã tiến hành cải tạo XHCN nhằm làm trong sạch ngay nền kinh tế một cách vội vã theo hướng chỉ có tồn tại hai thành phần quốc doanh, tập thể với loại hình sở hữu nhà nước và tập thể, còn sở hữu tư nhân gắn với thành phần kinh tế tư nhân bị coi thường, không cho phát triển, thậm chí có lúc nóng vội đòi xoá bỏ ngay. Tình hình này tiếp tục tái diễn sau ngày 30/4/1975, ở miền Nam nước ta sau khi được giải phóng, cả nước thống nhất năm 1976. Chính vì thế việc vận dụng những tư tưởng chỉ đạo của Lênin về chính sách kinh tế mới cũng như việc sử dụng các hình thức kinh tế quá độ của CNTBNN ở miền Bắc trước 1975, ở miền Nam sau 1975 đến trước 1986 hầu như rất xem nhẹ, nếu như không muốn nói là chúng ta không quan tâm cho phát triển. Kết quả là cùng với nhiều nguyên nhân khác nữa, kinh tế-xã hội Việt Nam khi đó không thể phát triển được do lâm vào khủng hoảng và lạm phát kéo dài vì nền sản xuất xã hội đình trệ trên tất cả các lĩnh vực khác nhau. Chỉ đến những năm sau đổi mới, kể từ Đại hội VI của Đảng ta (tháng 12/1986) cho đến nay, kinh tế nước ta mới thực sự khởi sắc với những kết quả, thành tựu phát triển vượt bậc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển này, song chắc chắn phải kể đến một nguyên nhân quan trọng là chúng ta đã nhận thức lại đúng đắn hơn về những nhiệm vụ, biện pháp, bước đi thích hợp cần phải tiến hành mà trước hết về tư duy kinh tế là phải thừa nhận sự tồn tại khách quan những đặc điểm vốn có của một nền kinh tế đang trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH. Điều đó có nghĩa phải thừa nhận về mặt biện pháp, chính sách kinh tế là phải vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo những tư tưởng chỉ đạo của Lênin về “NEP”, về CNTBNN mà trước hết là thừa nhận sự tồn tại khách quan của một nền kinh tế nhiều thành phần, bên cạnh các thành phần XHCN còn có cả các thành phần phi XHCN, hay như cách nói của Lênin là có cả “những mẩu, những mảnh của CNTB, của nền sản xuất nhỏ…”. Từ đó Đại hội VI và lần lượt qua các Đại hội VII, VIII, IX và đến nay chúng ta đang tiến hành Đại hội X, theo tiến trình đổi mới 20 năm qua, giờ đây nhìn lại tuy có những điểm khác biệt do thời đại ngày nay đã khác thời đại Lênin thực thi “NEP” những năm 1920 ở nước Nga, song nếu xem xét kỹ lại những tư tưởng chỉ đạo của Lênin trước đây, ta thấy có nhiều điểm về cơ bản vẫn là ta đã và đang vận dụng “NEP’, sử dụng các hình thức kinh tế quá độ của CNTBNN. Thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau: - Chúng ta đã thực hiện phát triển mạnh một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, có nghĩa là tôn trọng quy luật giá trị, tôn trọng các quy luật vận động khách quan khác của các quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá-tiền tệ trong nền kinh tế thị trường, kể cả trong các lĩnh vực kinh tế đối nội và kinh tế đối ngoại, nhưng cần tuân thủ sự phát triển bền vững theo định hướng XHCN do Đảng và Nhà nước ta đề ra. - Thừa nhận sự tồn tại và phát triển khách quan của một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần với sự tồn tại đan xen nhiều loại hình sở hữu khác nhau. Đại hội VI, chúng ta mới thừa nhận CNTBNN là các hình thức kinh tế quá độ. Đến Đại hội VII, trở đi CNTBNN đã được coi là một thành phần kinh tế. Không chỉ thế, kể cả tư bản tư nhân cũng từ Đại hội VII ta đã thừa nhận đó là một thành phần kinh tế. Xét riêng về thành phần kinh tế tư bản nhà nước đang tồn tại ở nước ta hiện nay có thể kể ra một số hình thức khác nhau mà ngay thời Lênin đã có như tô nhượng trước đây mà nay là công ty đầu tư có vốn nước ngoài 100%, liên doanh đầu tư giữa trong nước với nước ngoài mà thời Lênin gọi là hợp doanh, liên doanh giữa tư bản tư nhân với Nhà nước thông qua một số loại hình công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn… - Từng bước đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng xoá bỏ sự tập trung quan liêu bao cấp của Nhà nước, thực hiện hạch toán kinh tế và mở rộng quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế, quan tâm đến động lực lợi ích cá nhân, khuyến khích tự do phát triển sản xuất, tự do buôn bán, tự do làm giàu chính đáng, đúng pháp luật… Điểm khác biệt trong việc thực thi NEP cũng như vận dụng lý luận CNTBNN ở nước ta những năm đổi mới vừa qua so với nước Nga Xô viết của thời Lênin là ở chỗ: Thời Lênin do mới chỉ
  4. có nước Nga Xô viết là nước XHCN duy nhất lại bị CNTB thế giới bao vây, chống đối, vì thế chưa thể mở rộng các quan hệ đối ngoại và kinh tế quốc tế như nước ta hiện nay. Thực tế này, khiến ta có thể hiểu được vì sao khi đó, mặc dù Lênin đề cao NEP, đề cao vị trí, vai trò của các loại hình kinh tế tư bản nhà nước và kể cả kinh tế tư bản tư nhân, song Lênin vẫn luôn giữ vững nguyên tắc đề cao độc quyền ngoại thương của Nhà nước Xô viết, không cho tư nhân và nhất là càng không cho các tư bản thương nghiệp được làm chủ trận địa này. Điều này với Việt Nam và kể cả một số nước phát triển theo định hướng XHCN như Trung Quốc, Lào, Cu Ba hiện nay là không như vậy, nghĩa là vẫn mở rộng hoạt động ngoại thương đối với tất cả các thành phần kinh tế khác nhau, kể cả kinh tế tư nhân, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, miễn là tuân thủ đúng pháp luật Nhà nước và thông lệ quốc tế. Tóm lại, do đặc điểm thời đại ngày nay khác với thời đại nước Nga Xô viết những năm 1920, do đó sắc thái vận dụng NEP với việc sử dụng các hình thức kinh tế quá độ của CNTBNN ở nước ta trong những năm đổi mới vừa qua có khác trước, Song nếu xét về bản chất khoa học của vấn đề, có thể khẳng định hệ thống lý luận của Lênin về NEP nói chung và việc sử dụng các hình thức kinh tế quá độ của CNTBNN nói riêng về cơ bản là không thay đổi và do đó ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nó vẫn còn sáng mãi đến ngày nay. Vấn đề quan trọng đặt ra là chúng ta cần nhận thức đúng về “NEP" để từ đó vận dụng năng động, sáng tạo, phù hợp với yêu cầu phát triển thực tiễn hiện nay./. TS. Trần Anh Phương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2