YOMEDIA
ADSENSE
Lý Thường Kiệt - Dấu chân trên đất Tống phần 4
74
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Khoảng thượng tuần tháng 9 năm Ất Mão (1075) bắt đầu những cuộc tiến quân của Lý theo chiến sách đã được đặt ra : khôn khéo, bất ngờ và táo bạo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lý Thường Kiệt - Dấu chân trên đất Tống phần 4
- Lý Thường Kiệt - Dấu chân trên đất Tống V. Dấu chân trên đất Tống. Khoảng thượng tuần tháng 9 năm Ất Mão (1075) bắt đầu những cuộc tiến quân của Lý theo chiến sách đã được đặt ra : khôn khéo, bất ngờ và táo bạo. 1. Phá biên giới và đánh úp Khâm, Liêm. Ngày 15-9 (Âm Lịch) tức ngày 27-10 năm 1075. Quân của Vi Thủ An từ Tô Mậu vào đánh Cổ Vạn, chiếm được trại Cổ Vạn dễ dàng, nhưng trận này có lẽ chỉ để thăm dò. Tin tức đến triều đình Biện Kinh của Tống mất gần tháng rưỡi, tức là đến tận trung tuần tháng 11 (ÂL), vua Tống mới biết Cổ Vạn đã mất rồi. Nhưng vua tôi Tống mới chỉ nghĩ là những việc cướp nhỏ mà thôi, Thần Tông còn bảo Lưu Di kể tên những người có chiến công và giúp đỡ những
- người có nhà bị cướp và bị đốt. Không thấy Tống có động tĩnh gì lớn, Lý Thường Kiệt lệnh quân tràn vào đất Tống. Bộ binh ở các châu dọc biên giới kéo đến chiếm các trại Vĩnh Bình, Thái Bình; quân từ Quảng Nguyên và châu Môn ( của tù trưởng Hoàng Kim Mãn) chiếm trại Hoành Sơn; quân từ Lạng Châu vào lấy những châu Tây Bình rồi kéo vào Cổ Vạn…Tướng Tống và chúa các trại ở Ung châu tử trận rất nhiều : chúa trại Hoành Sơn là Lâm Mậu Thăng, viên quản hạt Vĩnh Bình là Tô Tá, viên quản hạt Thái Bình là Ngũ Cử, viên giáp áp trại Thái Bình là Quách Vĩnh Nghiêm… đều chết. Biên giới Ung châu gần như đã bị bỏ ngỏ. Bấy giờ là vào khoảng thượng tuần tháng 11 (ÂL) tức là cuối tháng 12-1075, Đôn quốc thái uý Đại tướng quân Lý Thường Kiệt thống lĩnh đại quân từ Vĩnh An men biển tiến quân vào đánh úp Khâm châu và Liêm
- châu. Đường bể đi mất khoảng vài ngày là vào đến Khâm, đồng thời bộ binh đóng gần biên giới Khâm châu cũng kéo vào các trại Như Tích và Để Trạo. Quân Tống hoàn toàn bị bất ngờ, ngày 20 tháng 11 (ÂL) tức 30-12-1075 Khâm châu bị chiếm. Ba ngày sau (2-1-1076), Liêm châu cũng mất, chúa các trại Như Tích và Để Trạo đều tử trận. Viên coi Khâm Châu là Trần Vĩnh Thái trước đó đã có người báo cho là Giao Chỉ sắp vào đánh, nhưng Thái không tin, đến khi chiến thuyền của Lý đã tới đến nơi, Thái vẫn còn bày rượu uống. Quân Lý đột nhập vào thành không mất người nào, bắt Vĩnh Thái và bộ hạ, lừa lấy của cải rồi đem giết hết. Về sau này người Khâm châu lập đền thờ Vĩnh Thái nhưng vẫn chê cười Vĩnh Thái là ngu muội. Ở Liêm châu, vì đã biết tin Khâm châu mất nên có phòng bị đôi chút. Song lúc đó quân Lý ào ạt kéo vào, quân số lại đông gấp bội nên chiếm Khâm dễ
- dàng, bắt tới 8 ngàn tù binh dùng để đưa đồ vật lấy được xuống thuyền rồi cũng đem giết sạch. Viên coi Khâm châu là Lỗ Khánh Tôn và bộ hạ như bọn Lương Sở (tri huyện Hợp Phố), giáp áp Chu Thông Thích, chỉ sứ Ngô Tông Lập… cũng đều tử trận. Như vậy chiến lược của Lý Thường Kiệt bước đầu thành công hoàn toàn, trong một thời gian ngắn đã phá tan biên giới Ung và chiếm được hai châu Khâm, Liêm. Đường đến thành Ung đã được mở rộng cả hai phía : từ Khâm Liêm đánh vào và cả từ các trại phía Tây Nam của Ung đánh vào. Bấy giờ tuy quân Tống đã tan tác hết, nhưng Lý Thường Kiệt vẫn sợ dân Tống oán thù mà gây bất lợi chăng ? Thường Kiệt mới sai làm Phạt Tống lộ bố văn, yết dọc đường để lấy danh nghĩa và gây thanh thế. Phạt Tống lộ bố văn có đoạn viết : “ Có những dân Giao Chỉ làm phản rồi trốn sang Trung Quốc. Các
- quan lại dung nạp và dấu đi (chỉ vụ Nùng Thiện Mỹ ở châu Ân Tình). Ta đã khiến sứ sang tố giác các việc ấy, quan coi Quế Châu không chịu trả lời (chỉ việc Lưu Di không chịu chuyển biểu). Ta lại sai sứ vượt bể sang tố cáo với Quảng Châu, quan coi Quảng Châu cũng không chịu báo. Vì vậy ta tới đuổi bắt dân trốn ấy…” ; ý nói quân Lý sang đánh chỉ là tự vệ : “ Quan coi Quế Châu đã kiểm điểm dân các động và đã tuyên bố rõ rằng muốn sang đánh Giao Chỉ”; lại muốn dụ dỗ dân Tống : “ Trung Quốc dùng các phép thanh miêu, trợ dịch, làm dân khốn khổ. Nay ta đem quân tới cứu…” Bia của Nhữ Bá Sỹ thời Tự Đức nhà Nguyễn chép về Lý Thường Kiệt có đoạn chép : “…dân Tống thấy lời tuyên cáo, vui mừng đem trâu rượu ra khao quân ta, lại bảo dân Tống thấy hiệu Lý Thường Kiệt ở đàng xa, thì nói đó là quân của cha họ Lý người nước Nam; rồi cùng nhau bày hương án phục ở bên
- đường”…e rằng sai sự thật. Theo ý của người chép, thì Ung Châu gần vùng khê động, ở các trại biên giới dân các động rất nhiều nên ảnh hưởng của vương triều Tống chưa rõ rệt. Khi thổ binh của ta tràn vào, dân ở đấy chắc theo gương mà hàng và cũng không chống cự nhiều, sự tiến quân do đó dễ dàng. Vả lại quân Lý đi đến đâu, giết người không nương tay tới đó, khiến dân Tống rất sợ hãi. Sau này vào sâu nội địa, quân dân Tống càng chống cự hăng thêm, điển hình là trận vây thành Ung Châu khốc liệt. 2. Tiến sâu vào nội địa, vây Ung Châu. Quân Lý thừa thế tấn công, thổ binh của các tù trưởng tràn qua các trại phía Tây của Ung : Thái Bình, Vĩnh Bình, Thiên Long, Cổ Vạn đều mất. Ngày 10 tháng chạp, các đạo quân này kéo thẳng đến vây Ung Châu (18-1-1076). Mặt Đông Nam, đại quân Lý Thường Kiệt chia làm
- hai đạo, một đạo từ Khâm châu đánh thẳng lên phía Bắc vào thành Ung, một đạo từ Liêm Châu tiến lên phía Đông Bắc để chặn viện binh từ phía Đông tới cứu Ung Châu. Đạo quân thứ hai chiếm châu Bạch, châu Dung, giết một loạt các viên đô tuần kiểm ở đó như Phạm Nhược Cốc, Vương Đạt rồi dừng lại đợi viện binh Tống…Còn đạo quân thứ nhất vượt 120 cây số đường bộ và dãy núi Thập Vạn đến hội quân với Lưu Kỷ, Tôn Đản, Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An đang chuẩn bị vây thành Ung châu. Trong khi quân ta vây thành Ung, đến tận ngày 20 tháng Chạp (28-1-1076), tin Khâm châu mất mới về được triều đình Tống. Vua tôi Tống hoang mang, cả triều náo động. Quảng Nam tây lộ kinh lược sứ cấp tốc xin 2 vạn binh, 3 ngàn ngựa và một tháng lương, cùng với khí giới, đồ dùng và xin điều động quân khê động; ti kinh lược Quảng Tây cũng dời đến thành Tượng, gần phía Bắc Ung Châu để tiện việc điều
- quân chống lại ta. Tống Thần Tông nghe theo, lại sai người tới ti kinh lược Quảng Tây để chuẩn bị tướng lệnh. Lúc đó Tống lại sợ ta nhân thể men biển tiến nốt vào chiếm cả Quảng Châu, vua Tống lệnh cho các quan coi Quảng Châu phòng bị cẩn mật, lại dụ các tướng ở Quảng Tây phải cố thủ, giữ các nới hiểm yếu, không được khinh địch. Hai ngày sau, được tin Liêm châu mất nốt, cả triều Tống thêm lo sợ và bối rối. Tống Thần Tông dặn ti kinh lược Quảng Tây : “Nếu xem chừng có quân Giao Chỉ tới đâu mà không đủ quân giữ, thì chỉ giữ mấy chỗ hiểm yếu mà thôi…” sau đó lại dặn lại : “Nếu quân bỏ thành mà đi chỗ khác, thì lo rằng lòng dân rối sợ. Hãy bảo các quan ti đều phải trở lại thành mình”, hai đạo chiếu trái ngược nhau. Tống Thần Tông một mặt cắt chức Quảng Tây kinh lược sứ Lưu Di, cho Thạch Giám lên thay; một mặt
- khẩn cấp điều binh lương và mộ đinh tráng quanh đó đem tới Quế Châu. Tống còn định đem quân Hà Bắc xuống miền Nam để ti kinh lược Quảng Tây dùng, mục đích ngăn chặn quân Lý tiến lên phía Bắc. Quan trọng hơn cả, Thần Tông và Vương An Thạch sai Triệu Tiết làm An Nam đạo hành doanh mã bộ quân đô tổng quản, kinh lược chiêu thảo sứ, chuẩn bị đem quân sang đánh trả thù. 3. Trận Ung Châu. Thành Ung rất chắc chắn, lại có An Phủ đô giám Tô Giàm là tướng lão luyện, dũng cảm đã từng nhiều lần đánh nhau với quân khê động, ngày trước can Thẩm Khỉ và Lưu Di đừng nên khiêu khích gây chiến với ta mà không được. Bấy giờ quân Lý kéo theo hai ngả tới thành Ung vào khoảng trung tuần tháng Chạp (cuối tháng 1-1076), mấy vạn quân của Lý Thường Kiệt, Lưu Kỷ và các tù trưởng khác vây thành Ung
- vài vòng kín như bưng. Tô Giàm ban đầu tin rằng Ung cách Quế Châu có 14 ngày đường, nên viện binh thế nào cũng sẽ đến kịp cho nên đóng cửa thành cố thủ. Kiểm điểm binh lương, trong thành Ung lúc ấy chỉ có 2.800 quân. Dân thành Ung tất cả được gần 6 vạn người bấy giờ sợ hãi đạp nhau mà chạy. Tô Giàm đem hết của cải trong thành bày ra rồi dùng lời phủ dụ dân chúng, lại dọa giết những người chạy trốn, chúng mới chịu ở lại. Trước đó con Giàm là Tử Nguyên làm quan ở Quế Châu đem gia đình đến thăm cha, lúc sắp trở về thì Ung bị vây, Tô Giàm lại bắt Tử Nguyên để vợ con ở lại chỉ được về Quế Châu một mình mà thôi. Xem thế thì biết lần này Giàm hăng hái quyết tâm chống lại quân ta, mà lại được lòng quân dân lắm. Quân Lý vây thành ráo riết, Giàm mộ hơn 100 quân cảm tử, trèo thuyền trên sông Ung đến đánh quân ta,
- giết được 10 voi lớn và hai tướng. Lại dùng thứ cung thần tí bắn được một phát nhiều tên giết lính rất nhiều, ta dùng máy bắn đá bắn vào thành sát thương dân và quân Ung. Hai bên kèn cựa nhau đến gần một tháng trời, không làm sao phá được thành. Bấy giờ tin Ung bị vây đã về đến Quý Châu, Kinh lược sứ Lưu Di sai đô giám Trương Thủ Tiết đem quân đi cứu. Thủ Tiết nghe quân ta đông gấp bội nên sợ không dám đến ngay, lại trú quân ở đường để xem Giàm chống cự với ta thắng thua thế nào. Ung Châu bị vây gấp quá, Tô Giàm cho người mang lạp thư (tức là thư viết vào giấy rồi bọc trong nến mà ngậm vào miệng) phá vòng vây ra cấp cáo với Trương Thủ Tiết. Tiết bất đắc dĩ kéo quân đi, đến giữ ải Côn Lôn giữa Tân châu và Ung châu, cách Ung 40 cây số. Lý Thường Kiệt được tin chia quân đón đánh, chỉ một trận phá tan quân cứu viện, giết chết Trương Thủ Tiết và bắt nhiều tù binh.
- Thành Ung bị vây hơn một tháng không xong, ta dùng vân thê là một thứ thang mây bắc vào thành cho tù binh trèo lên trông vào, Tô Giàm sai bắn hoả tiễn đốt cháy thang. Ta lại đào đường hầm định chui vào thành, Giàm biết, để ta đến gần rồi phóng hoả đốt hết các huyệt. Cầm cự nhau mãi, quân hai bên cùng thiệt hại rất nhiều, quân Lý mất đến vạn rưởi người, voi chết cũng nhiều. Ta lại dùng hoả công bắn vào thành, thành Ung thiếu nước không dập tắt được cháy, nhưng vẫn không sao phá được. Vây đến hơn bốn chục ngày, Thường Kiệt sắp phải kéo quân lui về, thì có người hiến kế dùng phép thổ công, lấy đất bỏ vào bao bì, xếp chồng vào nhau thành bực thềm để lên thành. Vậy là bao đất chất đầy hàng vạn dưới chân thành Ung, quân Lý trèo vào thành đông như kiến, Ung châu mất. Bấy giờ là ngày 23 tháng giêng tức 1-3-1076. Lý Thường Kiệt khởi
- binh từ tháng 11 năm trước đến tháng Giêng năm sau mới phá được Ung Châu sau 42 ngày vây hãm. 4. Làm cỏ thành Ung. Ung châu có một nhúm quân trong cái thành nhỏ bé, cầm cự được quân Lý trong hơn bốn chục ngày, cũng kiệt quệ lắm rồi, lương hết, giếng cạn, người trong thành chết đói chết khát kể hàng đống. Tô Giàm tuy dũng cảm nhưng thế quân ta quá mạnh, khi Lý Thường Kiệt đem quân vào thành, Giàm còn cố chống cự rất hăng, nhưng biết thế không sao được bèn nói với bộ hạ : “Ta quyết không chịu chết về tay giặc”. Giàm trở về dinh, giết hết cả nhà gồm 36 người rồi tự thiêu mà chết. Vì cảm nghĩa khí của Tô Giàm, quân dân thành Ung cũng không ai chịu hàng, Lý Thường Kiệt tức giận ra quân làm cỏ thành Ung, giết không chừa người nào.
- Tống sử còn ghi quân Lý giết hết cả quan lại, lính tráng, thổ đinh, cư dân cả thảy hơn năm vạn người, lại sắp đầu người thành đống, mỗi đống 100 đầu người, mà có đến 580 đống. Lý Thường Kiệt làm cỏ xong thành Ung, lại lấy đá lấp sông ngăn cứu viện rồi định đem quân lên phía Bắc lấy Tân Châu. Nhưng được tin vua Tống sắp đưa quân vào cõi, Thường Kiệt sợ bị đánh úp, vả lại quân ta chinh chiến lâu cũng đã mỏi mệt, ông rút quân ca khúc khải hoàn. Như vậy trong hơn 3 tháng trời, Lý Thường Kiệt cùng binh khê động tâm phúc các nơi tiến quân vào đất Tống, phá hết các cứ điểm của Tống mà có thể dùng để đánh ta, phá thành Ung, Khâm, Liêm; đốt các trái Vĩnh Bình, Thái Bình, Cổ Vạn, Thiên Long, giết người vô số rồi rút quân về, chuẩn bị đợi Tống sang. 5. Lạm bàn.
- Từ xưa đến nay, người Việt mà sang đánh đất Bắc chỉ có Lý Thường Kiệt. Có người chê trách Lý Thường Kiệt lạm giết người vô số, nhưng Lý Thường Kiệt là vũ tướng, ra quân lấy xã tắc làm trọng. Mục đích là được việc cho nước nhà thì thôi. Thường Kiệt nếu không giết người, không đốt thành, không phá kho tàng, cướp của cải thì sau này, kho tàng đó, sức người đó, của cải đó lại dành để đánh sang Đại Việt, diệt cỏ tận gốc, binh đao vô tình, quân Lý đã chết đến hàng vạn, thì Tống mất tới 6 vạn người cũng không là quá. ( Tài liệu sử dụng : 1. Lý Thường Kiệt – Hoàng Xuân Hãn tặng tất cả những người hy sinh cho Tổ Quốc; 2. Việt Nam sử lược - Trần Trọng Kim; 3. Đại cương lịch sử Việt Nam - tập 1; 4. Lịch sử thế giới Trung đại; 5. Lịch sử Trung Quốc 5000 năm - tập 2) -Hết-
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn