intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LÝ THUYẾT MÔN KINH TẾ CÔNG CỘNG

Chia sẻ: Vanh Sili | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:31

194
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên (HSSV) được thực hiện từ năm 2007 theo quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm hỗ trợ HSSV thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề. Chương trình cho HSSV nghèo vay vốn, đây là chương trình tín dụng chính sách có tính nhân văn sâu sắc, tính xã hội hóa cao....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LÝ THUYẾT MÔN KINH TẾ CÔNG CỘNG

  1. Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên (HSSV) được thực hiện từ năm 2007 theo quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm hỗ trợ HSSV thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề. Chương trình cho HSSV nghèo vay vốn, đây là chương trình tín dụng chính sách có tính nhân văn sâu sắc, tính xã hội hóa cao. Chương trình đã góp phần chia sẻ gánh nặng và giảm bớt những lo âu trăn trở của các bậc phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn, giúp các HSSV nghèo có thêm
  2. niềm tin, vượt khó vươn lên thực hiện nguyện vọng chính đáng và những ước mơ c ủa mình để xây dựng tương lai tươi sáng. Tiền cho vay là từ Ngân hàng chính sách xã hội, cũng chính là tiền từ ngân sách Nhà nước. Vậy ta thấy một điều là ngân sách nhà nước (ngân sách công) vẫn còn là nguồn tài chính chủ yếu để hỗ trợ cho giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Bản thân là một sinh viên nên chúng em thật sự quan tâm những chính sách hỗ trợ như thế này của Chính phủ. Việc chọn tìm hiểu đề tài này sẽ giúp chúng em hiểu được rõ thêm về những chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với giáo dục, sự quan tâm của nhà nước đối với vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực-một yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần vào sự phát triển kinh tế và cả xã hội của quốc gia. Bên cạnh đó là việc s ử d ụng ngân sách nhà nước như thế nào đối với lợi ích chung của toàn xã hội. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu về chính sách tín dụng đối với HSSV, kết quả đạt được và những khó khăn còn tồn tại sau 5 năm thực hiện chương trình. Từ đó xin nêu ra một số gi ải pháp góp phần nào để giúp chương trình đạt hiệu quả tốt nhất có thể. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, nhận xét, tổng hợp, kết hợp sử dụng bảng biểu để mô tả các dữ liệu định lượng (dữ liệu thứ cấp). 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu − Đối tượng nghiên cứu: chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên; vi ệc triển khai, thực hiện chương trình. − Phạm vi nghiên cứu: việc triển khai chương trình trên toàn lãnh thổ Vi ệt Nam; thời điểm từ năm chương trình bắt đầu được thực hiện (2007) đến nay.
  3. PHẦN NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lí luận 1.1. Chi tiêu công 1.1.1. Khái niệm chi tiêu công Chi tiêu công là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đ ơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp được kiểm soát và tài trợ của Chính phủ. Ngoài các khoản chi của các quỹ ngân sách, về cơ bản chi tiêu công thể hiện các khoản chi của Chính phủ được Quốc hội thông qua, có nguồn tài trợ chính từ thuế. Chi tiêu công phản ánh giá trị các hàng hoá mà Chính phủ mua vào để đó cung cấp các loại hàng hoá công cho xã hội nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước . Trong nền kinh tế hiện đại, các khoản chi tiêu công không mất đi mà nó lại t ạo ra sự tái phân phối giữa các khu vực trong nền kinh tế, trong đó Nhà nước đóng vai trò trung tâm trong quá trình này. Thông qua các khoản chi tiêu công, Nhà nước cung cấp cho
  4. xã hội những hàng hoá mà khu vực tư không có khả năng cung ứng, hoặc cung ứng không có hiệu quả mà nguồn từ các khoản thu nhập xã hội như thuế, phí, l ệ phí. Như vậy, Nhà nước thực hiện tái phân phối thu nhập xã hội công bằng hơn, khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng và bền vững. 1.1.2. Hình thức và đặc điểm của chi tiêu công a) Hình thức của chi tiêu công  Chi cho các dịch vụ nói chung của Chính phủ (chi hành chính) Đây là những khoản chi ngân sách cho những hoạt động thường xuyên để đảm bảo Chính phủ có thể thực hiện các chức năng của mình. Thuộc loại này gồm chi cho các cơ quan hành chính của Chính phủ, chi cho cảnh sát, tòa án, trả lương cho nhân viên hoạt động trong bộ máy nhà nước…  Chi cho các dịch vụ kinh tế Bao gồm những khoản đầu tư của chính phủ vào cơ sở hạ tầng, điều tiết, trợ cấp sản xuất…  Chi cho các dịch vụ cộng đồng và xã hội Đây là các khoản chi cho cộng đồng nói chung, các hộ gia đình và cá nhân như chi cho giá dục, y tế, hưu trí, trợ cấp thất nghiệp, phúc lợi, văn hóa, giải trí…  Chi khác Chủ yếu là để trả lãi cho các khoản nợ của Chính phủ hoặc phân bổ ngân sách giữa các cấp chính quyền. b) Đặc điểm của chi tiêu công − Chi tiêu công phục vụ lợi ích chung của cộng đồng dân cư ở các vùng hay các quốc gia. Điều này xuất phát từ chức năng quản lý toàn diện nền kinh tế xã h ội của Nhà nước và cũng chính trong quá trình thực hiện chức năng đó, Nhà n ước cung cấp một lượng hàng hoá khổng lồ cho nền kinh tế.
  5. − Chi tiêu công luôn gắn liền với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước thực hiện. Các khoản chi tiêu công do chính quyền Nhà nước các cấp đảm nhiệm theo các nội dung đã được quy định trong phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước và các khoản chi tiêu này nhằm đảm bảo cho các cấp chính quyền thực hiện chức năng quản lý , phát triển kinh tế - xã hội . Các cấp của cơ quan quyền lực Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ của các khoản chi tiêu công nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. − Chi tiêu công mang tính chất công cộng, tương ứng với những đơn đặt hàng của Chính phủ về mua hàng hoá, dịch vụ nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước . Đó cũng là những khoản chi cần thiết và phát sinh tương đối ổn định như chi lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, chi hàng hoá, dịch v ụ công đáp ứng nhu cầu tiêu dùng công cộng của dân cư… − Chi tiêu công mang tính chất không hoàn trả hay hoàn trả không trực tiếp và thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng của những địa chỉ cụ thể đều được hoàn lại dưới hình thức các khoản chi tiêu công. 1.1.3. Vai trò của chi tiêu công − Chi tiêu công công vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đ ầu t ư c ủa khu v ực và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện thông qua các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc Nhà nước tạo ra các hàng hoá công tạo điều kiện nâng cao chất lượng sống của dân chúng và góp phần điều chỉnh nền kinh tế theo những mong muốn của Nhà nước. − Chi tiêu công góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế . Chi tiêu công hình thành nên một thị trường đặc biệt. Chính phủ tiêu thụ một khối lượng hàng hoá khổng l ổ đã làm cho tổng cầu của nền kinh tế được gia tăng một cách đáng kể. Tổng cầu nền kinh tế tăng làm nâng cao khả năng thu hút vốn và kích thích sản xuất hơn nữa. Như vậy, thị trường của Chính phủ lại trở thành công cụ kinh tế quan trọng của Chính phủ nhằm tích cực tái tạo lại cân bằng của thị trường hàng hoá khi bị
  6. mất cân đối bằng các tác động vào quan hệ cung cầu thông qua tăng hay gi ảm mức độ chi tiêu công của thị trường này. − Chi tiêu công góp phần tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội. Nhà nước sử dụng công cụ thay thuế và chi tiêu công để tái phân phối thu nhập xã hội, với công cụ thuế mang tính chất động viên nguồn thu cho Nhà nước thì chi tiêu công mang tính chất chuyển giao thu nhập đó đến những người có thu nhập thấp qua các chương trình phúc lợi xã hội . 1.1.4. Phạm vi tác động − Những đối tượng nhận lợi ích trực tiếp từ các chương trình chi tiêu công, ví dụ: các hộ nông dân nghèo, sinh viên có điều kiện khó khăn, người được nhận bảo hiểm,… − Ngoài ra còn có các đối tượng nhận lợi ích gián tiếp liên quan đến chương trình Tập hợp tất cả các đối tượng hưởng lợi từ chương trình chính là phạm vi tác động của chương trính chi tiêu công. 1.2. Hàng hóa Giáo dục – Theo P.Samuelson thì hàng hóa công là loại hàng hóa mà chi phí đ ể nhận dịch vụ từ nó đối với mỗi người sử dụng là bằng 0 và không thể ngăn cấm mọi người sử dụng. – Theo Joseph-Stinglitz thì hàng hóa công là những loại hàng hóa mà việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng lợi ích của nó. Ở Việt Nam, giáo dục đại học là hàng hóa công không thuần túy vì khi một sinh viên muốn vào đại học phải phụ thuộc vào 2 khả năng: khả năng tích lũy tri thức và khả năng tài chính. Đối với khả năng tích lũy tri thức thì phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân sinh viên. Khi muốn được vào đại học thì chúng ta phải trải qua một kỳ thi quan trọng là tuy ển
  7. sinh Đại học, ai có khả năng tích lũy tri thức càng nhiều thì càng có cơ hội vào đại học nhiều hơn. Vì vậy đã tạo nên một sự cạnh tranh giữa mọi người với nhau, không phân biệt giàu nghèo. Và khi tích lũy tri thức đủ khả năng vào đại học thì việc học đại học còn bị phụ thuộc vào khả năng tài chính của mỗi gia đình. Có những gia đình không đủ tiền đểcho con họ học tiếp đại học nên những sinh viên đó không thể thực hiện được ước mơ vào đại học. 1.3. Hiệu quả và công bằng trong chi tiêu công cho Giáo dục 1.3.1. Hiệu quả Pareto Một sự phân bổnguồn lực được xem là đạt hiệu quả Pareto nếu như không có cách nào phân bổ lại các nguồn lực để làm cho ít nhất một người được lợi hơn mà không phải làm thiệt hại đến bất kỳ ai. (Vilfredo Pareto – Italia). Trong giáo dục có thêm một sinh viên sdụng chương trình giáo dục thì cũng không ảnh hưởng gì tới lợi ích của những sinh viên khác. 1.3.2. Công bằng Khái niệm công bằng mang tính chuẩn tắc, nghĩa là tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người. Có hai cách hiểu khác nhau về công bằng: – Công bằng ngang: là sự đối xử như nhau với những người có tình trạng kinh tế như nhau. Tại Điều 26 trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc ghi rõ: “Mọi người đều có quyền được học hành. Phải áp dụng chế độ giáo dục miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và giáo dục cơ sở. Giáo dục tiểu học là bắt buộc”. – Công bằng dọc: là đối xử khác nhau với những người có khác biệt bẩm sinh hoặc có tình trạng kinh tế ban đầu khác nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có. Nếu như công bằng ngang được thực hiện bởi cơ chế thị trường thì cân bằng dọc cần có sự điều tiết của nhà nước.
  8. “Giáo dục kỹ thuật và ngành nghề phải mang tính phổ thông, và giáo dục cao học phải theo nguyên tắc công bằng cho bất cứ ai có đủ khả năng. Cha, mẹc ó quyền ưu tiên lựa chọn loại hình giáo dục cho con cái”.(Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của LHQ). Chương II. Chương trình tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên 2.1. Lý do chính phủ trợ cấp cho sinh viên Chính sách tín dụng đối với HSSV là một chính sách có ý nghĩa cả về kinh t ế, chính trị và xã hội, đồng thời tạo sự gắn kết giữa kinh tế với xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, sự bình đẳng trong giáo dục….Với mục tiêu “không để HSSV nào phải bỏ học vì khó khăn tài chính”. Chính phủ đã đưa ra chính sách này nhằm hỗ trợ HSSV thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề, có điều kiện trang trải chi phí học tập, sinh hoạt gồm học phí, chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại. 2.2. Nội dung cụ thể của chương trình Chương trình tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên được triển khai theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, giao cho NHCSXH Việt Nam thực hiện. 2.2.1. Phạm vi áp dụng Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại.
  9. 2.2.2. Đối tượng được vay vốn Là học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đ ại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm: – Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động. – Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: – Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật. – Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật. – Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú. 2.2.3. Phương thức cho vay Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở. Giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên. 2.2.4. Điều kiện vay vốn Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại đ ịa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Quyết định này. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường.
  10. Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu. 2.2.5. Mức vốn cho vay Năm 2007, mức vốn cho vay tối đa là 800.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nh ưng không vượt quá mức cho vay quy định tại khoản 1 Điều này. Khi chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay. Theo đó, vào năm 2009, Chính phủ đã điều chỉnh tăng lên 860.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên. Và tới tháng 8/2011, mức vay đã được điều chỉnh lên tới 1 triệu đồng/tháng/học sinh, sinh viên. Hiện nay, trong tình hình khó khăn như hiện nay cũng với lộ trình tăng học phí của Bộ GD-ĐT, có khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh mức vay vốn cho học sinh, sinh viên. 2.2.6. Thời hạn cho vay Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ. Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học, kể cả thời gian học sinh, sinh viên được các trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát ti ền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc thoả thuận với đối tượng được vay vốn.
  11. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn tr ả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Đối với các chương trình đào t ạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định. 2.2.7. Lãi suất cho vay a) Lãi suất cho vay được áp dụng theo lãi suất cho vay hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định. – Các khoản giải ngân cho vay từ 1/10/2007 đến 31/7/2011 áp dụng lãi suất cho vay 0,5%/tháng. – Riêng các món vay giải ngân được hỗ trợ lãi suất từ ngày 1/5/2009 đến ngày 31/12/2009 trong thời gian 24 tháng kể từ ngày phát tiền vay của số tiền vay đó chỉ phải trả lãi suất 0,17%/ tháng. – Các khoản giải ngân cho vay từ 1/8/2011 trở đi sẽ áp dụng mức lãi suất cho vay 0,65%/tháng. b) Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. 2.2.8. Hồ sơ vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, trả nợ a) Đối tượng được vay vốn phải hoàn tất đầy đủ hồ sơ xin vay theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội như đối với cho hộ nghèo vay vốn. b) Đối tượng được vay vốn phải có giấy xác nhận của các trường đ ại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề về việc học sinh, sinh viên được theo học hoặc đang theo học tại các trường. c) Trình tự và thủ tục cho vay, trả nợ bảo đảm đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện. 2.2.9. Trả nợ gốc và lãi tiền vay a) Trong thời hạn phát tiền vay, đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ
  12. gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc. b) Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi HSSV có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khoá học. c) Mức trả nợ mỗi lần do Ngân hàng CSXH hướng dẫn và được thống nhất trong hợp đồng tín dụng. 2.2.10. Ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn Trường hợp đối tượng vay vốn trả nợ trước hạn đã cam kết trong hợp đ ồng tín dụng lãi suất phải trả sẽ được giảm lãi vay. Ngân hàng CSXH quy định cụ thể mức ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn. 2.2.11. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn a) Đến kỳ trả nợ cuối cùng, người vay có khó khăn chưa trả được nợ, phải có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì được Ngân hàng CSXH xem xét cho gia hạn nợ cho đối tượng vay vốn; thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn tr ả nợ. b) Trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không được phép gia hạn nợ, Ngân hàng CSXH chuyển thành nợ quá hạn. Ngân hàng CSXH phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ. c) Ngân hàng CSXH quy định cụ thể việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn. 2.2.12.Xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan Việc xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan được thực hiện theo quy định về quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng CSXH.
  13. 2.3. Các tiêu chí đánh giá tính hiệu quả và công bằng của Chương trình 2.3.1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả của chương trình Chính sách tín dụng đối với HSSV nhằm hỗ trợ cho các em HSSV thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, góp ph ần trang tr ải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt trong quá trình theo học tại trường. Như vậy chương trình đạt được hiệu quả khi: – Không có sinh viên phải nghỉ học do không có tiền trang trải phí học tập, không có gia đình nào có con em phải bỏ học vì không có điều kiện kinh tế. – Thủtục gọn nhẹ, nhanh chóng, đơn giản, tạo điều kiện cho tất cả mọi sinh viên đủ điều kiện vay vốn tiếp cận được nguồn vốn một các nhanh chóng. – Chi phí vận hành hệ thống thực hiện cho vay vốn là thấp nhất. – Cho vay đúng đối tượng, là những người sử dụng vốn vay để học tập. – Đảm bảo thu được nợ trong tương lai khi đến hạn một cách dễ dàng. – Chương trình phải đảm bảo tính lâu dài. 2.3.2. Tiêu chí đánh giá công bằng của chương trình Chính sách tín dụng đối với HSSV là một trong các chính sách của Nhà nước nhằm thực hiện công bằng xã hội: giải bài toán công bằng xã hội, tăng khả năng ti ếp cận giáo dục ĐH của người nghèo.Trong câu chuyện tài chính cho giáo dục ĐH công bằng thể hiện: – Tạo cơ hội cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp cận với nền giáo dục ở cấp độ cao, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của sự nghiệp giáo dục Quốc gia. – Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vục cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. – Giúp cho bộ phận dân cư có thu nhập thấp có được sự bình đ ẳng về học t ập, giúp họ có đủ kinh phí để theo học các bậc học khác nhau kể cả đào tạo nghề để có thể có một việc làm ổn định, thoát khỏi nghèo đói. Tạo ngoại tác tích cực cho toàn xã hội.
  14. Chương III. Thực trạng 3.1. Tình hình thực hiện Chương trình 2007-2012 Ngày 27/9/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên nhằm giảm bớt gánh nặng trong chi phí học tập cho các học sinh, sinh viên gặp hoàn cảnh khó khăn. Quyết định thể hiện sự quan tâm của Đảng, Chính phủ trong việc thực hiện chủ trương về phát triển giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội. Chương trình đã nhanh chóng được triển khai trên toàn quốc, với sự vào cuộc và tham gia tích cực của cấp ủy và chính quyền địa phương, của 4 tổ chức hội, đoàn th ể: Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên. Cùng với 63 chi nhánh tỉnh, thành phố của NHCSXH; 618 Phòng giao dịch quận, huyện, thị xã của ngân hàng, thông qua 4 tổ chức hội, đoàn thể cánh tay ngân hàng nối dài xuống tận thôn, b ản v ới 10.863 Điểm giao dịch xã, phường/11.118 xã, phường cả nước; trên 200 nghìn Tổ tiết kiệm và vay vốn, góp phần thực hiện xã hội hóa công tác cho vay, dân chủ, công khai và minh bạch trong việc bình xét về đối tượng thụ hưởng cũng như quản lý, sử dụng vốn. Sau 5 năm thực hiện chương trình đã cho hàng triệu lượt học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập. Chương trình đã đạt được những kết quả có ý nghĩa xã hội to lớn. 3.1.1. Về nguồn vốn Nguồn vốn cho chương trình tín dụng HSSV đến từ 2 nguồn chính là ngân sách nhà nước và nguồn vốn huy động từ thị trường là đi vay và thông qua phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.
  15. Hình 3.1.1: Tổng nguồn vốn Chương trình tính đến cuối năm 2012 Tính đến cuối năm 2012, tổng nguồn vốn của Chương trình là 36.125 t ỷ đ ồng, trong đó nguồn vốn ngân sách cấp 1.495 tỷ đồng chiếm 4,1%, vốn đi vay và phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh là 34.630 tỷ đồng chiếm 95,9% tổng nguồn vốn, cơ bản đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn của đối tượng thụ hưởng theo quy đ ịnh. Tuy nhiên, việc nguồn vốn chủ yếu là vốn tạm vay, tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước, vốn huy động qua các kênh phát hành trái phiếu đ ược Chính ph ủ bảo lãnh nên làm cho cơ cấu nguồn vốn tín dụng của chương trình chưa có tính b ền vững, vẫn còn nhiều bị động, luôn trong tình trạng mất cân đối. Thời điểm giải ngân vốn vay thường tập trung cao vào đầu năm học, đầu học kỳ, thời gian giải ngân lại ngắn. Vì vậy, đã có nhiều thời điểm, do có khó khăn trên th ị trường, NHCSXH đã không thể huy động được vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của HSSV, gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập của con em các gia đình thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách, gây ra tâm lý không tốt trong dư luận. Bảng 3.1.1. Số liệu về cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn 2007-2012 Đơn vị tính: tỷ đồng Từ Chỉ 01/10/2007 Năm Năm Năm Stt Năm 2010 Năm 2012 tiêu đến 2008 2009 2011 31/12/2007 Doanh 27049 43362 1 số cho 2524,4 7011,2 8773,7 (tính đến ... (tính đến vay 31/12/2010) 31/12/2012) Doanh 2 số thu 15,3 77,4 283,7 949 2044 4385 nợ 3 Dư 2807 9740,8 18230,9 26052 Khoản 35802
  16. g nợ 35500 Doanh số phát 4 sinh 1,9 10,2 37,9 78,7 ... 167 nợ quá hạn Nguồn: Tổng hợp của nhóm thực hiện. (Làm tròn đến hàng đơn vị) 3.1.2. Về tình hình cho vay Bảng 3.1.2. Kết quả thực hiện chương trình 2007-2012 Đơn vị tính: tỷ đồng Dư nợ Dư nợ Dư nợ Dư nợ Dư nợ Dư nợ STT Chỉ têu 31/12/07 31/12/08 31/12/09 31/12/10 31/12/11 31/12/12 Theo đối Khoảng I 2807 9740,8 18230,9 26052 35802 tượng 35500 1 Mồ côi 9,2 33,7 40,5 ... ... ... Hộ Hơn 2 1005,7 3453,9 5926,2 ... 10116 nghèo 9400 3 Hộ có 1398,3 4924,1 7307,9 ... Hơn 13776 thu nhập 11800 150% thu nhập hộ
  17. nghèo Hộ khó 4 khăn đột 392,1 1319,1 4939 ... ... ... xuất Hộ sai đối 5 tượng 1,6 10 17,2 ... ... ... được vay Phân theo loại Khoảng II 2807 9740,8 18230,9 26052 35802 hình đào 35500 tạo Hơn 1 Đại học 1226,8 4099,1 7798,4 11,5 16559 14300 Cao Hơn 2 815,6 2950,8 5578,9 8122 12146 đẳng 10000 Trong đó: Cao 209,5 752 645,1 818 ... ... đẳng nghề Trung 3 603,8 2191,6 3991,3 5458 ... ... cấp Trong đó: Trung 218,7 798 656,3 657 ... ... cấp nghề 4 Học 144,1 451,9 767,3 841 ... ... nghề trên 01
  18. năm Học nghề 5 16,7 47,4 94,9 96 ... ... dưới 01 năm Nguồn: Tổng hợp của nhóm thực hiện. (Làm tròn đến hàng đơn vị) Theo báo cáo mới nhất, tính đến ngày 31/12/2012, chương trình đã cho hơn 3 triệu lượt HSSV được vay vốn để theo đuổi ước mơ học tập, với doanh số cho vay đạt 43362 tỷ đồng. Riêng năm 2012 , có 1,9 triệu hộ gia đình đang vay vốn cho trên 2,3 triệu HSSV đi học. Cụ thể: – Cơ cấu cho vay phân theo đối tượng thụ hưởng thì đối tượng hộ nghèo dư nợ là 10.116 tỷ đồng với 532 ngàn hộ chiếm 28,2% tổng số hộ dư nợ; đối tượng hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo dư nợ là 13.776 tỷ đồng với 677 ngàn hộ, chiếm 35,9% tổng số hộ dư nợ… – Cơ cấu cho vay phân theo theo trình độ đào tạo, sinh viên đại học dư nợ là 16.559 tỷ đồng, với 924 ngàn HSSV, chiếm 39,9% tổng số HSSV đang dư nợ; sinh viên học cao đẳng dư nợ là 12.146 tỷ đồng, với 802 ngàn HSSV… 3.1.3. Về tình hình thu nợ Công tác thu hồi nợ bước đầu đạt được kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Doanh số thu nợ trong 05 năm qua đạt 7.776 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn là 167 tỷ đồng, chiếm 0,47% là một minh chứng cụ thể các đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi biết vay và biết trả. Điều đáng quan tâm hơn, 3 năm gần đây có số nợ thu năm sau nhiều hơn năm trước. Cụ thể, năm 2010 thu nợ đạt 949 tỷ đồng; năm 2011 tăng lên 2.044 tỷ đồng và năm 2012 là 4.385 tỷ đồng. Để động viên, khuyến khích được trách nhiệm trả nợ của người vay, NHCSXH đã triển khai thực hiện tốt chính sách giảm lãi tiền vay đối với người vay trả nợ trước hạn. Do vậy, nhiều hộ vay đã chủ
  19. động và tự nguyện trả nợ trước hạn khi có nguồn thu để được hưởng chính sách giảm lãi tiền vay. Việc trả nợ trước hạn cũng đã góp phần giảm gánh nặng cho hộ vay khi đến hạn trả nợ cuối cùng, đồng thời NHCSXH có nguồn vốn bổ sung cho vay quay vòng. Năm 2011, số tiền gốc trả nợ trước hạn là 1.163 tỷ đồng, năm 2012 tăng lên 2.500 tỷ đồng. 3.1.4. Về điều chỉnh mức vay Trong quá trình triển khai chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên, Chính phủ thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành nắm bắt kịp thời sự biến động giá cả thị trường, mức học phí... để quy định mức cho vay đối với học sinh, sinh viên cho phù hợp. Theo đó, mức cho vay đã được điều chỉnh tăng nhiều lần để đảm bảo hỗ trợ các em đóng học phí và hỗ trợ một phần chi phí sinh hoạt. Qua 5 năm thực hiện, chương trình đã có 4 lần điều chỉnh mức cho vay, từ 800.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên năm 2007 đến tháng 8/2011, mức cho vay đã được điều chỉnh tăng lên là 1,0 triệu đồng/HSSV/tháng, giúp gánh đỡ một phần khó khăn cùng HSSV khi giá cả “leo thang”, học phí tăng. Kế thừa kinh nghiệm cho vay các chương trình khác, NHCSXH đã chuyển phương thức cho vay trực tiếp học sinh, sinh viên sang cho vay thông qua hộ gia đình học sinh, sinh viên; tổ chức tốt cho vay, thu nợ, thu lãi tại các Điểm giao dịch xã giúp hộ gia đình vừa tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại, vừa có ý thức dành dụm t ừ nguồn thu nhập tổng hợp của gia đình để trả nợ ngân hàng. Việc cho vay trực tiếp hộ gia đình học sinh, sinh viên là một hình thức quản lý vốn vay phù hợp và hiệu quả. Qua tổng kết 5 năm tín dụng học sinh, sinh viên của các tỉnh, thành phố cho thấy, với cách làm này ngân hàng nâng cao được trách nhiệm của học sinh, sinh viên đối với gia đình trong việc s ử dụng vốn vay, khi ra công tác chưa trả xong nợ; đồng thời, là sợi dây ràng buộc giữa gia đình với ngân hàng trong việc trả nợ vốn vay. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng để việc thu nợ tiến tới khả quan. 3.1.5. Về điều chỉnh lãi suất Cùng với việc điều chỉnh mức cho vay, lãi suất cho vay phù hợp với điều kiện thực tế trong từng thời kỳ khi chính sách học phí thay đổi, giá cả sinh hoạt biến đ ộng,
  20. chương trình cũng đã mở rộng đối tượng cho vay. Hiện nay, mức lãi suất cho vay học sinh, sinh viên khá thấp, Lãi suất cho vay là 0,65%/tháng . Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. SV không phải trả bất kỳ loại phí nào. SV ra trường sau 12 tháng mới trả nợ, lãi. Nếu trả nợ sớm thì sẽ được miễn giảm lãi. Bên cạnh đó, từ khi triển khai thực hiện Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến nay, quy trình, thủ tục cho vay đối với học sinh, sinh viên đã được Ngân hàng Chính sách xã h ội quan tâm cải tiến theo hướng đơn giản hóa, như: chuyển từ cho vay trực tiếp học sinh, sinh viên sang cho vay qua hộ gia đình, giải ngân qua thẻ ATM, giải ngân hoặc thu nợ tại các điểm giao dịch xã, tạo điều kiện thuận lợi cho người vay không phải đến ngân hàng để giao dịch. Thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Quyết định 30/QĐ- TTg ngày 10/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội đang ti ếp tục nghiên cứu đơn giản hóa thủ tục cho vay học sinh, sinh viên, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho người vay vốn. 3.1.6. Về mở rộng đối tượng được vay vốn Không chỉ có hộ nghèo, Quyết định 157 còn mở rộng đối tượng được vay vốn tới các hộcận nghèo (có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức bình quân đầu người của hộ nghèo). Đối tượng này đang vay gần 13.776 tỷ đ ồng v ới 677 ngàn hộ, chiếm 35,9% tổng số hộ dư nợ…. Ngoài ra, do thiên tai, dịch bệnh liên tục xảy ra tại các vùng, miền, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nên chương trình cũng đã đưa các hộ gia đình có khó khăn đ ột xuất về tài chính vào diện vay vốn với 4939 tỷ đồng (tính đến 31/12/2009). Bên cạnh đó, 3337 nghìn HSSV mồ côi, sau khi có xác nhận của nhà trường, đã được vay trực tiếp tại Ngân hàng CSXH nơi nhà trường đóng với vốn vay 48 tỷ đồng (số liệu của NHCSXH đ ến tháng 6/2011).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2