intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý thuyết và bài tập về Ancol (rượu)

Chia sẻ: Phan Văn Quỳnh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

228
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là Lý thuyết và bài tập về Ancol (rượu) giúp cho các bạn củng cố được các kiến thức về Ancol . Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh khá giỏi muốn thử sức mình qua các bài tập Hóa học khó và lý thú. Mời các em học sinh cùng các thầy cô giáo bộ môn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý thuyết và bài tập về Ancol (rượu)

  1. LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ ANCOL (RƯỢU) A. LÍ THUYẾT I. Công thức –Đồng phân­ Tên gọi Bài 1. Gọi tên thông thường (gốc chức), tên IUPAC và cho biết bậc của các ancol sau  :        a) CH3CH2CH2CH2OH b)  CH3CH(OH)CH2CH3  c)  (CH3)3COH d) (CH3)2CHCH2CH2OH      e)  CH2=CH­CH2OH g)  C6H5CH2OH           ­Viết công thức cấu tạo của các ancol sau : a) Ancol isobutylic        b) Ancol isoamylic            c) 2­metylhexan­3­ol Bài 2. Hãy viết công thức cấu tạo và gọi tên các ancol đồng phân ứng với công thức   phân tử C4H10O, C5H12O, C6H12O Bài 3. Viết CTCT        a. Rượu bậc I có CTPT C6H14O          b. Rượu thơm có  CTPT C8H10O                                      c. Rượu đa chức có CTPT C3H8O2 Bài 4. Viết CTCT        a. Hợp chất đơn chúc có  CTPT C4H10O và gọi tên                                      b. Rượu không no có CTPT C4H8O Bài 5. Viết CTTQ của rượu     a. no đơn chức, hở           b. no đa chức mạch hở                                                  c. rượu tổng quát TaiLieu.VN Page 1
  2. Bài 6.  Cho rượu A có CTPT  C5H12O , A phản  ứng với CuO ,t 0  tạo ra B phản  ứng  tráng gương (dd AgNO3/NH3) .Khi tách H2O của A bằng ddH2SO4 đặc nóng chỉ thu  được sản phẩm duy nhất C không làm mất màu ddBr2 ở đk thường. Tìm CTCT A,  B, C viết ptpu và gọi tên A Bài 7. Cho rượu X có CTPT C8H10O, A phản ứng với CuO, t 0 tạo ra Y phản ứng tráng  gương (dd AgNO3/NH3). Khi tách H2O của A bằng ddH2SO4 đặc nóng  ở  1700C thu  được sản phẩm Z, trùng hợp Z được polime T . Tìm CTCT  X, Y, Z, T và viết ptpu Bài 8. Điều kiện để  một rượu đa chức hòa tan được Cu(OH)2/OH­ : phải có 2 nhóm  OH­  liên kết với   hai nguyên tử  C gần nhau. Hãy cho biết rượu C 4H10O2  có bao  nhiêu CTCT hòa tan được Cu(OH)2/OH­ cho dung dịch  màu xanh. Bài 9.  Cho A có CTCT HO­C6H4­CH2OH .Viết ptpu của A với : ddHCl, Na, NaOH,   CuO nung nóng. Bài 10. Trong tinh dầu bạc hà có mentol, tinh dầu hoa hồng có geraniol. Công thức  thu gọn nhất của chúng cho ở bài khái niệm về tecpen.  a) Hãy viết công thức thu gọn, phân loại và gọi tên chúng theo IUPAC. b) Viết phương trình hoá học của phản  ứng khi cho tác dụng với Br 2  dư  và với  CuO đun nóng. II. Tính chất vật lí. Bài 1. a. Trong dd rượu tồn tại bao nhiêu loại liên kết hidro. Viết công thức biểu diễn            b. Trong hỗn hợp rượu etylic và phenol tồn tại bao nhiêu loại liên kết hidro.  Viết công thức biểu diễn Bài 2. so sánh nhiệt độ sôi của các chất cho dưới đây(sắp xếp theo chiều tăng dần):              rượu etylic,   rượu propylic, propan, clopropan, axit fomic. Gi ải thích  III. Tính chất chất hóa học và điều chế. TaiLieu.VN Page 2
  3. Bài 1 1. Viết các phương trình phản ứng trực tiếp để điều chế rượu Êtylic,  Glyxêrin. Phản ứng nào dùng để sản xuất công nghiệp ? 2. Viết các phương trình phản ứng để điều chế rượu Êtylic; rượu Mêtylic;  rượu Alytic; Glyxêrin; Propandiol ­1,2;  rrươuụ Benzylic từ đá vôi và than  đá . . . 3. Nêu nguyên tắc chung để chuyển rượu từ bậc 1 thành bậc 2 và từ rượu  bậc 2 thành bậc 3 ? Cho ví dụ minh hoạ 4. Độ rượu là gì ? Cho ví dụ Bài 2. Cho các rượu có công thức là C3H8On 1. Viết công thức cấu tạo của các rượu đó và gọi tên 2. Viết phương trình phản ứng khi cho các rượu trên tác dụng với Na,  CuO/t0, Cu(OH)2, HNO3, CH3COOH/H2SO4 đặc nóng Bài 3: Cho sơ đồ biến hoá sau : CH 2 4 Cl2 C2H5Cl +D B xt E xt A A A C2H5OH R C2H5OH G +C H2O NaOH Na A, B, C, . . . là ký hiệu của các chất vô cơ và hữu cơ. hoàn thành sơ đồ phản ứng. Biết  A chứa 2 nguyên tử Cácbon Bài 4. Hãy viết các phương trình hoá học của phản ứng và gọi tên các sản phẩm hữu  cơ tạo thành trong các trường hợp sau : a) Propan­2­ol tác dụng với H2SO4 đặc ở 140oC. b) Metanol tác dụng với H2SO4 đặc tạo thành đimetyl sunfat. TaiLieu.VN Page 3
  4. c) Propan­2­ol tác dụng với KBr và H2SO4 đun nóng. d) Ancol isoamylic tác dụng với H2SO4 đặc ở 180oC. Bài 5. Bằng phương pháp hoá học, hãy phân biệt các chất trong các nhóm sau : a) Butyl metyl ete, butan­1,4­điol và etylen glicol (etan­1,2­điol)  b) Xiclopentanol,  pent­4­en­1­ol và glixerol. B. CÁC DẠNG TOÁN VỀ RƯỢU DẠNG 1:  ĐỘ RƯỢU­ HIỆU SUẤT ĐIỀU CHẾ Câu 1. Cho 20ml cồn tác dụng với Na dư thì thu được 0,76 g H2 ( khối lượng riêng của  ancol etylic là 0,8 g/ml). Độ rượu trong loại cồn trên là bao nhiêu? Câu 2. Cho Na dư vào 100 ml cồn 460 ( khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml) .  Tính thể tích H2 ở đktc? Câu   3.  Cho   1   lít   cồn   950  tác   dụng   với   Na   dư   .   Biết   rằng   ancol   nguyên   chất   có  d=0,8g/ml. Tính  thể tích H2 tạo ra ở đktc? Câu 4. Cho 50 ml dd ancol etylic( dd X) tác dụng với Na dư  thì thu được 15,68 lít H 2  ( đktc). Biết khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8 g/ml. Xác định độ ancol và  nồng độ mol của dd X? Câu 5: Cho phản ứng hết 4,6 gam Na với ancol etylic và 4,6gam Na với nước tính thể  tích khí H2(đktc) thoát ra trong từng trường hợp. Tính khối lượng natri etylat và natri  hiđroxit tạo thành? Câu 6. Cho 10ml ancol etylic 960 tác dụng với Na dư         a/Viết phương trình phản ứng và tính khối lượng ancol nguyên chất đã tham gia   phản ứng, biết D rượu =0,8g/ml           b/Lấy 100ml rượu 960 ở trên có thể pha được bao nhiêu lít ancol 400 TaiLieu.VN Page 4
  5.         c/Lấy 50ml rượu trên thì điều chế được bao nhiêu gam dung dịch axit axetic 5%.   Biết hiệu suất phản ứng đạt 90%?                                                                                       Câu 7.   Tính khối lượng tinh bột ( chứa 80%­(C 6H10O5)n ) cần lấy để  điều chế  7 lit   ancoletylic 450 biết D=0,8g/ml và hiệu suất quá trình điều chế là 75% Câu   8.    Tính   khối   lượng   glucozo   cần   lấy   để   điều   chế   a   lit   ancoletylic   45 0  biết  D=0,8g/ml và hiệu suất phản  ứng điều chế  là 75%. Lượng khí CO2  sinh ra hấp thụ  hoàn toàn vào 1lit dd Ca(OH)2 1M thu được 60gam kết tủa DẠNG 2:  PHẢN ỨNG NATRI­PHẢN ỨNG CHÁY 1.MỘT RƯỢU Câu 1. Hợp chất hữu cơ X chứa các nguyên tử C, H, O. Khi hoá hơi 0,93 g X thu được  thể  tích hơi đúng bằng thể  tích của 0,48 g O2  đo  ở  cùng điều kiện. Mặt khác, cũng  0,93 g X tác dụng hết với Na tạo ra 336 ml H2(đktc). Xác định CTCT của X?  Câu 2. Tìm công thức phân tử và công thức cấu tạo của các ancol sau a) Cho 3,8 g một điol tác dụng với một lượng Na dư  thu được 0,56 l khí H 2 ( 2 atm,  O0C)? b) Cho 2,3g một ancol no ( M = 92) tác dụng hết với kali thu được 0,84 l H 2 ( đo ở  đktc) Câu 3:Tỉ  khối hơi đối với không khí của một ancol no bằng 2,13. Khi cho 3,1g rượu   đó tác dụng hết với Na thấy thoát ra 1,12lít H2 (đkc). Hỏi ancol đó là đơn chức hay đa  chức, viết CTCT của ancol  Câu 4: Tỉ  khối hơi đối với Nitơ  của một ancol no A bằng 2,214. Khi cho 3,1g A tác  dụng hết với Na thấy thoát ra 1,2218(l) H2 (ở 250C, 1atm).        a/Viết CTCT của A      b/Từ ancol etylic và các chất vô cơ cần thiết, viết phương   trình phản ứng điều chế A? Đs:C2H4(OH)2                         TaiLieu.VN Page 5
  6. Câu 5: Cho 6 gam một ancol no, đơn chức, mạch hở A tác dụng với Na thu được 1,12lít khí  H2(đktc)         a/Xác định CTPT của A         b/Xác định CTCT đúng của A và gọi tên A, biết rằng oxi hóa A bằng oxi có (Cu   xúc tác) tạo ra anđehit         c/Từ A, viết phương trình phản ứng tạo ra C (là đồng phân của ancol A) Câu 6: Tỉ khối hơi đối với không khí của một ancol no bằng 2,13. Khi cho 3,1g ancol   đó tác dụng hết với Na thấy thoát ra 1,12lít H2 (đkc). Hỏi ancol đó là đơn chức hay đa  chức, viết CTCT của ancol ?    Bài 7: Một ancol no A có tỉ  khối hơi đối với không khí là 2,57. Người ta lấy 3,7gam   ancol đó cho tác dụng hết với Na thu được 0,56lít H2 (đktc)     a/Tìm CTPT của A       b/Xác định  CTCT của A biết rằng khi đun nóng ở 180 0C có  H2SO4 đặc ta thu được 2 olefin ?  Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn một ancol X thu được CO2 và H2O có tỷ lệ mol tương ứng  là 3 : 4. Thể tích khí oxi cần  dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích khí CO2 thu  được ( ở cùng điều kiện ). Công thức phân tử của X? Câu 9. Khi đốt cháy hoàn toàn 6,44g một ancol no mạch hở A thì thu được 9,24g CO2 .  Mặt khác khi cho 1 mol A tác dụng với K thu được 33,6l H 2  ( đktc). Tìm công thức  phân tử viết công thức cấu tạo của A? Câu 10. X là ancol no mạch hở khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol X cần vừa đủ 3,5 mol O 2.  Xác định công thức cấu tạo của X? Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol một ancol no đa chức X thu được 33,6l CO 2 đktc.  Xác định CTPT, viết CTCT của X biết MX = 92. 2. HỖN HỢP RƯỢU TaiLieu.VN Page 6
  7. Câu 11. Cho natri phản  ứng hoàn toàn với 18,8g hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, mạch  hở  kế  tiếp nhau trong dãy đồng đẳng sinh ra 5,6 lít khí hiđro (đktc). Xác định   công  thức phân tử hai ancol? Câu 12. Hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở A, B kế tiếp nhau trong dãy   đồng đẳng. Cho 3,35 g hh X phản ứng với Na thì thu được 0,56 lít H 2 (đktc) . Xác định  CTCT thu gọn của A, B? Câu 13.  Cho Na phản ứng hoàn toàn với 18,8 g hh 2 ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng  đẳng của ancol etylic thấy sinh ra 5,6 lít H2(đktc). Xác định CTPT 2 ancol? Câu 14. Cho hh gồm 1,6 g ancol A  và 2,3 g ancol B là 2 ancol no, đơn chức, mạch hở  kế  tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na được 1,12 lít H2 ( đktc). Xác định  CTPT 2 ancol? Câu 15. Cho 15,6 g hh 2 ancol đơn chức kế  tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng  hết với 9,2g Na thu được 24,5g chất rắn. Xác định hai ancol đó? Câu 16. cho 2,84 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức , là đồng đẳng kê tiếp nhau tác  dụng vừa đủ với Na tạo ra 4,6 gam chất rắn và V lít khí H2 (đktc). Xác định giá trị của  V và CTPT của hai ancol? Câu 17. cho 1,52 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng  với Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 2,18 gam chất rắn. XĐ cụng thức phõn tử của  hai ancol? Câu 18: Cho 11g hỗn hợp gồm hỗn hợp gồm hai ancol no đơn chức, mạch hở kế tiếp  nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với Na đã thu được 3,36 lít khí H2 (đkc). Viết  CTPT và CTCT của hai ancoltrên?                            Câu 19: Cho 28,2g hỗn hợp hai ancol no đơn chức, mạch hở kề nhau trong dãy đồng   đẳng tác dụng hết với Na (lấy dư), sinh ra 8,4 lít khí H 2  (đkc). Viết CTCT của hai  ancol và tính thành phần % về  khối lượng của chúng trong hỗn hợp, biết phản  ứng  xảy ra hoàn toàn?                            TaiLieu.VN Page 7
  8. Câu 20: Cho 28,2gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy  đồng đẳng tác dụng hết với Na thu được 8,4 lít H 2(đktc). Viết CTCT của hai ancol trên  và tính thành phần % khối lượng của chúng, biết phản ứng xảy ra hoàn toàn?  Câu 21: Cho 25,8gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức kế  tiếp nhau trong dãy đồng   đẳng tác dụng hết với Na dư thu được 5,6 lít H2(đktc). Viết CTPT của hai rượu trên và  tính thành phần % khối lượng của chúng ?  Câu 22: Hỗn hợp A chứa Glixerol và một ancol no, đơn chức, mạch hở. Cho 20,3 gam   A tác dụng với Na dư thu được 5,04lít H2 (đktc) mặt khác 8,12gam A hòa tan vừa hết   1,96gam Cu(OH)2. Hãy xác định CTPT và % khối lượng của ancol trong hỗn hợp A?   Đs:C4H9OH(54,95%)                                                                                                             Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn m gam 2 ancol là đồng đẳng kế  tiếp của nhau thu được   0,3 mol CO2 và 7,65 g H2O. Mặt khác nếu cho m gam hỗn hợp 2 ancol trên tác dụng  với Na thì thu được 2,8 lít khí H2 (đktc). Xác định CTPT viết CTCT của hai ancol trên? Câu 24: Đốt cháy 23g một hợp chất hữu cơ A thu được 44g CO2 và 27g H2O.         a/Chứng minh rằng A là một hợp chất no có chứa Oxi.         b/Xác định CTCT của A biết rằng A tác dụng với Na tạo ra khí H2 .         c/Một hỗn hợp X gồm A và một hợp chất B thuộc cùng dãy đồng đẳng với A,   khối lượng của X là 18,8g. X tác dụng với Na dư tạo ra 5,6lít H 2 (đkc). Xác đinh B và  thành phần hỗn hợp X?  Câu 25: Cho 16,6 gam hỗn hợp gồm ancol etylic và ancol propylic phản  ứng hết với  Na dư thu được 3,36 lít H2(đktc). Tính thành phần % khối lượng các rượu có trong hỗn   hợp?                              Câu 26. Chia m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol A và B thành 2 phần bằng nhau :  Phần 1 : Cho tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít H2 (đktc) Phần 2 : Đốt cháy hoàn toàn thu được 9,9 gam CO2 và 6,75 gam H2O. Giá trị của m ? TaiLieu.VN Page 8
  9. DẠNG 3: PHẢN ỨNG  TÁCH NƯỚC TẠO ANKEN­ETE   Bài 1.  Đun nóng 7,8 gam một hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở  với  H2SO4 đặc ở 1400C thu được 6 gam hh Y gồm 3 ete. Biết 3 ete có số mol bằng nhau và   phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định CTPT của 2 ancol? Bài 2. Cho 11g hỗn hợp 2 ancol đơn chức vào bình đựng Na (dư) thấy thoát ra 3,36 lít  H2 (  ở  đktc). Nếu cho hh ancol đó vào dung dịch H 2SO4 đặc  ở  1400C thu được mg ete  ( hiệu suất phản ứng đạt 80%). Giá trị của m? Bài 3.  Đun nóng 7,8 gam một hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở  với  H2SO4 đặc ở 1400C thu được 6 gam hh Y gồm 3 ete. Biết 3 ete có số mol bằng nhau và   phản ứng xảy ra hoàn toàn. CTPT của 2 ancol? Bài 4. khi đun nóng m gam ancol no đơn chức mạch hở X với H 2SO4 đặc làm xúc tác ở  nhiệt độ thích hợp thu được m2 gam hợp chất hữu cơ B. Tỉ khối hơi của B so với X là   0,7. XĐ CTCT của X? Bài 5: Đun nóng một hỗn hợp gồm hai ancol no đơn, mạch hở chức với H 2SO4 đặc ở  1400C đã thu được 21,6g H2O và 72g hỗn hợp 3 ete. Xác định CTCT của hai ancol trên   biết 3 ete thu được có số mol bằng nhau và phản ứng xảy ra hoàn toàn?  Bài 6. Đun 1,66 hỗn hợp hai ancol với H 2SO4 đặc, thu được hai anken đồng đẳng kế  tiếp của nhau. Hiệu suất giả  thiết là 100 %. Nếu đốt hỗn hợp anken đó cần dùng   2,688 lít khí O2 (đktc). Tìm  công thức cấu tạo 2 ancol? Bài 7: Để  điều chế  etylen người ta đun nóng ancol etylic 950  với axit H2SO4  đặc  ở  1700C. Tính thể  tích ancol 950 cần đưa vào phản  ứng để  thu được 2 lít etylen (đktc).  Biết hiệu suất phản  ứng đạt 60%, khối lượng riêng của etylic là 0,8g/ml. Tính lượng   ete sinh ra khi đun nóng một thể tich ancol như trên ở 1400C  với  axit H2SO4 đặc. Biết  hiệu suất cũng đạt 60% ?  Bài 8: Khử nước hoàn toàn hỗn hợp hai ancol ta thu được hỗn hợp 2 anken đồng đẳng  liên tiếp co tỉ khối hơi đối với H2 là 23,8        a/Tìm CTPT  viết CTCT và tính % khối lượng của hai ancol trong hỗn hợp  TaiLieu.VN Page 9
  10.        b/Tính khối lượng CO2 và hơi nước tạo thành khi đốt cháy hòan 6,56g hỗn hợp hai  ancol trên ?  Bài 9: Đum m gam hỗn hợp A gồm ancol etylic và propylic với H 2SO4 đặc ta được hỗn  hợp olefin khí X. Toàn bộ  X làm mất màu 1lít dung dịch brom 0,5M (vừa đủ). Biết tỉ  khối hơi của X so với H2 là 16,8.         a/Tính giá trị của m          b/Tính thể tích oxi (đktc) cần để đốt cháy 1/10 hỗn hợp A nói trên?                  Bài 10: Đun nóng một ancol đơn chức với H2SO4  ta thu hiđrôcacbon có cấu tạo đối  xứng, 14g hiđrôcacbon đó tác dụng vừa đủ với 40g Br2. Xác định CTCT của ancol ban  đầu? Đs:C2H5OH                                                                              BÀI 2: PHENOL I. LÍ THUYẾT 1. Hãy viết công thức cấu tạo các đồng phân có công thức phân tử  C7H8O chứa vòng  benzen. Gọi tên và phân loại chúng theo nhóm chức. 2.  Cho   phenol   tác   dụng   với   hiđro   có   xúc   tác   Ni   và   đun   nóng   thì   thu   được   xiclohexanol. Viết phương trình hoá học của phản  ứng và đề  nghị  phương pháp  tách lấy xiclohexanol và thu hồi   phenol còn dư  (dựa vào tính chất vật lí và hoá  học). 3.  Hãy nhận biết các chất trong các nhóm sau đây dựa vào tính chất vật lí và hoá  học của chúng : a) Phenol, etanol và xiclohexanol. b)  p­Crezol,   glixerol   và   benzyl  clorua. 4. Hoàn thành các phương trình hoá học của phản ứng sau, vẽ rõ vòng benzen : TaiLieu.VN Page 10
  11. a) o–BrC6H4CH2Br + NaOH (dd)      ;    b) p­HOCH2C6H4OH + HBr  c) m–HOCH2C6H4OH + NaOH (dd)  ;   d) p­CH3C6H4OH + Br2 (dd)    5. Hiện nay, trong công nghiệp người ta điều chế etanol và phenol như thế nào ? Viết  sơ đồ phản ứng ?  Bài 1 1. Phênol là gì ? Phân biệt Phênol và rượu thơm ? Cho ví dụ ? 2. Viết công thức cấu tạo của các hợp chất thơm có cấu tạo phân tử C7H8O  và gọi tên 3. Nêu và viết phương trình phản ứng minh hoạ tính chất hoá học của  Phênol 4. Nêu ảnh hưởng qua lại trong phân tử Phênol. viết phương trình phản  ứng minh hoạ 5. So sánh mức độ linh động của nguyên tử H trong nhóm  ­ OH của Phênol  và rượu Êtylic. Viết phương trình phản ứng minh hoạ 6. Chứng minh rằng Phênol có tính axit và là axit yếu HO CH2OH Bài 2 Cho hợp chất có công thức cấu tạo Viết phương trình phản ứng khi cho vhất này tác dụng với K; KOH; Dung  dịch Br2; HCl TaiLieu.VN Page 11
  12. Bài 3:  Cho Na lần lượt vào rượu etylic; axit axetic; phenol. Trường hợp nào xảy ra  phản  ứng? Nếu thay bằng dung dịch NaOH; Na 2CO3  thì kết quả  thế  nào. Viết các  phương trình phản ứng  Bài 4:  a/ Từ đá vôi và các chất vô cơ cần thiết hãy điều chế phenol và axit picric              b/ Axit benzylic từ phenol và ngược lại  Bài 5:  Đi từ  chất ban đầu là metan, các chất vô cơ  và điều kiện phản  ứng cần thiết   hãy viết phương trình điều chế:         a/ Nhựa phenolfomanđehit                   b/ Anđehit benzoic Bài 6. Từ Tôluen và các chất vô cơ cần thiết, hãy viết các phương trình điều chế :  C6H5CH2OH              b)   p – CH3C6H4OH Bài 7.  a/ Từ Benzen có thể điều chế được m – Nitrophênol             b/ Ôxi hoá Xiclohexanol bằng axit Nitric đặc thu được axit Ađipic. Viết các  phương trình phản ứng Bài 8: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất lỏng:       a/ Benzen; phenol; rượu benzylic; stiren; toluen              b/ Phenol; r ượu n­propylic;   glixerin Bài 9: a/ Có 2 ống nghiệm không nhãn chứa từng chất riêng biệt : rượu butylic, phenol   (lỏng). Bằng   phương pháp hóa học, hãy nhận biết xem  ống nghiệm nào đựng chất   gì ? Viết phương trình phản ứng.             b/ Cho 1 hỗn hợp gồm rượu butylic và phenol. Bằng phương pháp hóa học , hãy  tách 2 chất đó ra khỏi  nhau . Viết phương trình phản ứng. II. TOÁN PHENOL Bài 1:Cho 62,4g dung dịch gồm phenol, rượu etylic có lẫn nước tác dụng với  Na kim  loại thì thu được 11,2 lít khí  (đktc) . Mặt khác, nếu cho lượng hỗn hợp này tác dụng  TaiLieu.VN Page 12
  13. với 200ml  dung dịch NaOH  2M  thì vừa  đủ. Tìm thành phần % về khối lượng của  hỗn hợp        Bài 2 :a/ Dung dịch Natri phenolat bị vẩn đục khi thổi khí CO 2 vào .Viết pt phản  ứng  và giải thích hiện tượng            b/ Cho nước brom dư và dung dịch phenol thu được 6,62g kết tủa trắng. Tính  khối lượng phenol có trong dung dịch?Đs:1,88g  Bài 3:Một dung dịch chứa 6,1g chất đồng đẳng của phenol đơn chức. Cho dung dịch   trên tác dụng với nước brom dư  thu được 17,95g hợp chất chứa ba nguyên tử  brom  trong phân tử .Xác định CTPT của chất đó      Bài 4: Một hỗn hợp gồm rượu metylic, rượu etylic và phenol có khối lượng 28,9g.   Chia hỗn hợp thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho phản  ứng hoàn toàn với Na cho  2,806(l) H2 (ở  270C, 750mm Hg). Phần 2 cho phản  ứng vừa hết với 100ml dung dịch   NaOH 1M        a/ Viết các phản ứng xảy ra        b/ Tính thành phần % các chất trong hỗn   hợp?                 Bài 5 :Đốt cháy 5,8g chất hưu  cơ  Ata thu được 2,65g  Na 2CO3, 2,25g H2O và 12,1g  CO2        a/ Xác định C.T.P.T. của A, biết 1 phân tử A chỉ chứa 1 nguyên tử  oxi         b/ Cho khí CO2   sục vào dung dịch của A thu được chất B là một dẫn xuất của  benzen .Để  trung hòa a(g) hỗn hợp gồm B và  một đồng đẳng tiếp theo C của B cần   dùng 200(g) dung dịch NaOH  nồng độ  (6a/31)%. Tính tỉ  lệ  số  mol của B và C trong  hỗn hợp X                                 Bài 6 : a/ Xác định thành phần % khối lượng hỗn hợp (A) gồm benzen, phenol và rượu  etylic, biết rằng :  *  71,1(g) (A)trung hòa vừa đủ 2 lít dung dịch NaOH 0,25M  *  142,2(g) (A) tác dụng  với Na dư giải phóng  14,784lít H2 (đo ở 27,3 C , 1 atm) TaiLieu.VN Page 13
  14.            b/ Tách phenol ra khỏi 71,1(g) hỗn hợp (A)  ở trên rồi cho lượng phenol này tác   dụng với 630 (g) HNO3                    Phản ứng hoàn toàn cho ra 1 sản phẩm thế duy nhât chứa 18,34% N . Tính số mol   HNO3   còn lại Bài 7: a/ Axit picric(tức 2,4,6_trinỉtophenol) được điều chế  bằng cách cho phenol tác  dụng  vời hỗn hợp  gồm  axit nitric đặc và axit sunfuric đặc(làm chất xúc tác). Viết   phương trình phản ứng            b/ Cho 47g phenol tác dụng  với hỗn hợp gồm 200g HNO3 68% và 250g H2SO4  96%. Gỉa sử    phản  ứng xảy ra hoàn toàn, hãy tính: Khối lượng axit picric sinh ra và  nồng độ % HNO3 còn dư sau khi đã tách hết axit picric ra khỏi hỗn hợp?  Bài 8: Tìm CTPT và CTCT các chất trong mỗi trường hợp sau:        a/ 0,54g một đồng đẳng của phenol (đơn chức) trung hòa vừa đủ bởi 10ml NaOH   0,5M        b/ Đốt cháy hoàn toàn 1,22g một rượu thơm đơn chức thu được 3,52 g CO2 Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,324g hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O). Sản phẩm cháy   được dẫn qua bình chứa 380ml dung dịch Ba(OH)2 0,05ml ta thấy kết tủa bị tan một  phần đồng thời khối lượng bình tăng lên 1,14g.Còn nếu sản phẩm cháy dẫn qua 220ml  dung dịch Ba(OH)2 0,1M thì kết tủa cực đại.        Tìm CTPT của X biết rằng tỉ khối hơi của X so với He là 27 Bài 10: Hỗn hợp gồm axit benzoic và phenol làm mất màu vừa đủ  1,5kg nước Brom  3,2%. Để  trung hòa các chất sau thí nghiệm phải dùng 180,2ml dung dịch NaOH 10%   (D=1,11 g/ml). Xác định thành phần hỗn hợp                                     TaiLieu.VN Page 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2