YOMEDIA
ADSENSE
LÝ THUYẾT VĂN 12 KỲ I GDTX
204
lượt xem 33
download
lượt xem 33
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh: HCM xem văn chương là một thứ vũ khí lợi hại phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp CM. Nhà văn cũng là một chiến sĩ ngoài mặt trận. HCM xem trọng tính chân thật và tính dân tộc trong sáng tác. HCM coi trọng mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LÝ THUYẾT VĂN 12 KỲ I GDTX
- PHẦN LÝ THUYẾT VĂN 12 KỲ I GDTX
- Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh. -HCM xem văn chương là một thứ vũ khí lợi hại phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp CM. Nhà văn cũng là một chiến sĩ ngoài mặt trận. -HCM xem trọng tính chân thật và tính dân tộc trong sáng tác. -HCM coi trọng mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm,
- Sự nghiệp văn học của HCM a. Văn chính luận - Mục đích: đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng,… - Tác phẩm tiêu biểu ở gđ đầu: Bản án chế độ thực dân Pháp. TP này tố cáo một cách đanh thép tội ác của TD Pháp đối với nhân dân thuộc địa. - TNĐL là một áng văn chính luận mẫu mực bởi lập luận chặt chẽ, lời lẽ đanh thép, giọng văn hùng hồn, ngôn ngữ trong sáng giàu tính biểu cảm. b. Truyện và ký - Đây là những truyện Bác viết trong thời gian hoạt động ở Pháp, bằng tiếng Pháp: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Đồng tâm nhất trí (1922), Vi hành (1923), … - Nội dung tố cáo tội ác và bản chất của TD Pháp, của bọn tay sai, đề cao tấm gương y/n,… - Bút pháp hiện đại, tạo nên những tình huống độc đáo,… Ngoài ra, bác còn viết: Nhật ký chìm tàu (1933), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963). c. Thơ ca - Nhật ký trong tù (1942- 1943) là một nhật ký bằng thơ được viết trong thời gian Người bị chính quyền TGT giam cầm 42- 43. - NKTT chủ yếu ghi lại tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của Tg, p/a tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người c/s CM,… - NKTT đa dạng và linh hoạt về bút pháp, kết tinh những giá trị tư tưởng và nghệ thuật thơ ca của HCM. Ngoài ra, Bác còn có tập thơ HCM, phần lớn nhằm mđ tuyên truyền, chúc mừng,…
- Phong cách sáng tác của HCM. - Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến,… - Truyện và ký: rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. - Thơ ca thể hiện sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của HCM. Những bài thơ tuyên truyền thường giản dị, mộc mạc, dễ hiểu; những bài viết theo cảm hứng thẩm mỹ mang màu sắc cổ điển, bút pháp hiện đại,…
- Hoàn cảnh ra đời “Tuyên ngôn Độc lập. -Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. Phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh. Trên toàn quốc, nhân dân ta vùng dậy giành chinh quyền. -Ngày 26 / 8 /45, Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. -Ngày 2/9/45, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào, Người thay mặt chính phủ lâm thời nước VNDCCH đọc bản TNĐL khai sinh ra nước VN mới.
- Mục đích và đối tượng của TN ĐL. Mục đích: -Khẳng định quyền tự do và độc lập của dân tộc VN, đồng thời còn là một cuộc tranh luận nhằm bác bỏ lí lẽ của thực dân Pháp xâm lược, của đế quốc Mĩ… -Tuyên bố với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về quyền độc lập, tự do của dân tộc VN. Đối tượng: -Nhân dân VN:khẳng định tinh thần ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc VN, kiên quyết chống lại mọi âm mưu vủa TDP. -Các nước đồng minh: thể hiện niềm tin và những nguyên tắc dân tộc, bình đẳng đừng đi ngược lại những gì họ tuyên bố. -Toàn thế giới: khẳng định quyền được hưởng tự do, độc lập của dân tộc VN và toàn dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập.
- Giá trị của TN ĐL Giá trị lịch sử: Tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến trên toàn cõi Việt Nam; khẳng định quyền tự do, độc lập của quốc gia, dân tộc và mỗi con người; khẳng định vị thế bình đẳng của đất nước Việt Nam trên bản đồ thế giới. Giá trị văn học. Đây là một tác phẩm văn chính luận đặc sắc. Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm thể hiện chủ yếu ở cách lập luận chặt chẽ, lí luận sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc… Giá trị tư tưởng.TN ĐL là một áng văn tâm huyết của Bác, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của người, đồng thời kết tinh khát vọng cháy bỏng về độc lập của dân tộc.
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến -Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền Tây Bắc Bộ VN. -Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng gồm vùng biên giới Việt –Lào và miền Tây Bắc Bộ VN. -Lực lượng Tây Tiến phần đông là sinh viên Hà Nội (học sinh, sinh viên) chiến đấu trong điều kiên vô cùng gian khổ nhưng rất lạc quan. Đoàn quân Tây Tiến, sau thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập Trung đoàn 52. -Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ thành Tây Tiến và in trong tập “Mây đầu Ô”.
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Việt Bắc” -Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7 -1954, Hiệp định Giơ ne vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất nước được mở ra. -Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và chính phủ từ chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tình lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. -Bài thơ có hai phần: phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến; phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc.
- Hoàn cảnh ra đời Trường ca “ Mặt đường khát vọng” (đoạn trích “Đất nước) của Nguyễn Khoa Điềm. -Trường ca Mặt dường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị-Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miềm Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. -Đoạn trích Đất Nước (phần đầu chương V của trường ca) là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ ca Việt Nam hiện đại.
- Hoàn cảnh ra đời “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. Tùy bút Người lái đò sông Đà, in trong tập (1960), là kết quả chuyến đi thực tế Tây Bắc của Nguyễn Tuân. Bài tùy bút cho thấy một Nguyễn Tuân mới mẻ khát khao khám phá và ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, chứ không phải là người muốn xê dịch cho khuây khỏa cảm giác “thiếu quê hương”.
- Kể tên những tập thơ của nhà thơ Tố Hữu từ năm 1937-1977. -Tập thơ “ Từ ấy” (1937-1945). -Tập thơ “ Việt Bắc” (1946-4954). -Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961). -Tập thơ “Ra trận” (1962-1971). -Tập thơ “ Máu và hoa” (1972-1977).
- Nêu nội dung chính của thơ ca Tố Hữu từ 1937-1977. -Từ ấy (1937-1946): Tập thơ Từ ấy gồm 3 phần : Xiềng xích, Máu lửa, Giải phóng. Tập thơ là tiếng hát của người thanh niên say mê lý tưởng cộng sản; cảm thông sâu sắc với người lao động nghèo khổ; ca ngợi cách mạng và độc lập, tự do của Tổ quốc. -Việt Bắc (1946-1954): Việt bắc là bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp; ca ngợi công cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ; ca ngợi các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến; ca ngợi tình quân dân cá nước…
- -Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961) ca ngợi công cuộc xây dựng CNXH ở miền bắc, phản ánh cuộc đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam va của đồng bào, chiến sĩ cả nước; ca ngợi tình hữu nghị quốc tế vô sản… -Hai tập thơ “ Ra trận” (1962-1971) và “Một tiếng đờn” (1972-1977). Đây là bản hùng ca về công cuộc chiến đấu và chiến thắng giặc Mĩ xâm lược; toàn thắng về ta ; suy ngẫm về sự hi sinh xương máu vô cùng lớn lao của đồng bào, đồng chí. Hai tập thơ cũng giành nhiều trang viết về Bác Hồ , về miền Bắc XHCN.
- Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Tố hữu là nhà thơ trữ tình – chính trị: thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta rộng lớn, niềm vui lớn của dân tộc. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu là cái tôi nhân danh Đảng và dân tộc. -Thơ tố Hữu mang đậm tính sử thi, thể hiện rõ ở những đề tài về những sự kiện chính trị to lớn của đất nước: cả nước xây dựng XHCN, cả nước đấu tranh chống Mĩ Xâm lược… -Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là những con người tiêu biểu mang phẩm chất cao quý của dân tộc và thời đại: Bác Hồ, anh bộ đội, người con gái VN, mẹ Tơm, mẹ Suốt…
- -Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc: +Sử dụng hầu hết các thể thơ quen thuộc, đặc biệt là các thể thơ thuần túy dân tộc: lục bát, song thất lục bát. +Sử dụng một cách tài tình ngôn ngữ và cách nói của dân tộc; phát huy cáo độ khả năng diễn đạt của tiếng Việt qua việc sử dụng các từ loại, vần điệu, nhịp điệu, tiết tấu… +Sử dụng các biện pháp nghệ thuật rất phổ biến trong cách nói của dân tộc:ẩn dụ, nhân hóa, so sánh.. -Giọng điệu trong thơ Tố Hữu ngọt ngào , giọng của tình thương mến.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn