intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mặt trận Liên Việt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chiến thắng Điện Biên Phủ

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Mặt trận Liên Việt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chiến thắng Điện Biên Phủ" trình bày về mặt trận Liên Việt đã phát huy vai trò là ngọn cờ tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp Nhân dân, đóng góp quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược mà đỉnh cao là chiến thắng li ̣ch sử Điện Biên Phủ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mặt trận Liên Việt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chiến thắng Điện Biên Phủ

  1. ́ ́ MẶT TRẬN LIÊN VIỆT TRONG CUỘC KHANG CHIÊN ́ ́ ́ ́ CHÔNG THỰC DÂN PHAP VÀ CHIÊN THĂNG ĐIỆN BIÊN PHỦ TS. Ngô Thành Vinh Khoa Lý luâ ̣n Chinh tri, ̣ Trường Đa ̣i ho ̣c Đà La ̣t ́ Email: vinhnt_ct@dlu.edu.vn Tóm tắt: Để tập hợp đoàn kết toàn dân tộc đấu tranh giành độc lập dân tộc Hội phản đế Đồng minh đã được thành lập (1930) - tiền thân của Mặt trận Dân tộc thống nhất. Từ năm 1951, để đáp ứng yêu cầ u ngà y cà ng cao củ a cuộc khá ng chiế n chố ng thực dân Phá p, Đảng quyế t đi ̣nh thà nh lập Mặt trận Liên Viê ̣t trên cơ sở thố ng nhấ t Mặt trận Viê ̣t Minh và Hội Liên Viê ̣t. Mặt trận Liên Viê ̣t đã phá t huy vai trò là ngọn cờ tập hợp, đoàn kế t mọi tầ ng lớ p Nhân dân, đóng gó p quyết định và o thắ ng lợi củ a cuộc khá ng chiế n chố ng thực dân Phá p xâm lược mà đinh cao là chiế n thắ ng li ̣ch sử Điê ̣n Biên Phủ . ̉ Từ khóa: Mặt trận Liên Việt, thực dân Pháp, Điện Biên Phủ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ khi thành lập và trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nhận rõ sự cần thiết phải xây dựng một Mặt trận Dân tộc thống nhất nhằm đoàn kết các tổ chức chính trị, các giai tầng trong xã hội, các dân tộc, tôn giáo nhằm phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh của dân tộc đấu tranh cho sự nghiệp chung là giành độc lập và giải phóng dân tộc. Ngày 18/11/1930, Hội phản đế Đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam được thành lập. Từ năm 1930 đến năm nay, tùy theo điều kiện và để phù hợp với mục tiêu của cách mạng từng giai đoạn, Mặt trận Dân tộc thống nhất mang các tên khác nhau, nhưng dù dưới tên go ̣i nà o, Mặt trận Dân tộc thống nhất vẫn luôn là ngo ̣n cờ tâ ̣p hơp, đoàn kế t mo ̣i ̣ tầ ng lớ p Nhân dân, gó p phầ n quan tro ̣ng và o thắ ng lơị củ a sự nghiê ̣p đấ u tranh già nh đô ̣c lâ ̣p, giả i phó ng dân tô ̣c trước đây cũng như trong sự nghiê ̣p xây dựng và bả o vê ̣ Tổ quố c hiê ̣n nay. Từ năm 1951, để đáp ứng yêu cầ u ngà y cà ng cao củ a cuô ̣c khá ng chiế n chố ng thực dân Phá p, Đảng quyế t đinh thà nh lâ ̣p Mă ̣t trâ ̣n Liên Viê ̣t trên cơ sở thố ng nhấ t Mă ̣t ̣ trâ ̣n Viê ̣t Minh và Hô ̣i Liên Viê ̣t. Mă ̣t trâ ̣n Liên Viê ̣t đã phá t huy vai trò là ngo ̣n cờ tâ ̣p hơp, đoàn kế t mo ̣i tầ ng lớ p Nhân dân, đóng gó p quyết định và o thắ ng lơị củ a cuô ̣c khá ng ̣ chiế n chố ng thực dân Phá p xâm lươc mà đỉnh cao là chiế n thắ ng lich sử Điê ̣n Biên Phủ . ̣ ̣ 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Sau khi nước ta già nh đươc đô ̣c lâ ̣p không lâu, thực dân Phá p quay la ̣i xâm lươc ̣ ̣ Viê ̣t Nam. Đây là thời kỳ đầy khó khăn, thử thách của Đảng và Nhân dân ta, nhất là trong hai năm 1945-1946, khi mà Đảng và Nhân dân ta cùng một lúc đối đầu với cả thù trong, giặc ngoài, trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. 52
  2. Để bảo vệ, củng cố và xây dựng chính quyền cách mạng, việc mở rộng Mặt trận Dân tộc thống nhất nhằm thu hút các nhân sĩ, trí thức, quan lại cũ, các điền chủ, công thương gia vì một lý do nào đó trước đây chưa có quan hệ với Việt Minh hoặc chưa vào Việt Minh là rất cần thiết. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng chủ trương vận động thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt). Lãnh đạo Hội Liên Việt gồm cả đại diện Việt Minh, đại diện Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội và các nhân sỹ, trí thức yêu nước nổi tiếng. Ngà y 29/5/1946, Hôi Liên hiê ̣p Quố c dân Viê ̣t Nam tuyên bố thà nh lâ ̣p và thông qua Cương lĩnh: “mục đích đoàn kết tất cả các đảng phái yêu nước và đồng bào yêu nước vô đảng phái không phân biệt giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị, chủng tộc để làm cho nước Việt Nam Độc lập – Thống nhất – Dân chủ - Phú cường”1. Hội kết nạp các đảng phái như Đảng Xã hội Việt Nam và các tổ chức khác như Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Sang năm 1951, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Nhân dân ta bước sang một giai đoạn mới. Ðáp ứng yêu cầu cấp bách của cách mạng lúc đó là tập trung và phát huy cao độ sức mạnh toàn dân cho công cuộc kháng chiến, Mặt trận Liên Việt đã ra đời trên cơ sở thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam tại Ðại hội toàn quốc thống nhất hai Mặt trận từ ngày 3/3 - 7/3/1951 ở tỉnh Tuyên Quang. Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt là một sự kiện quan trọng về chính trị, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét: Đó là hình ảnh của "rừng cây đại đoàn kết... đã nở hoa kết quả và gốc rễ nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn dân, và nó có một cái tương lai "trường xuân bất lao"2. Mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và kiện toàn, trở thành ̃ một trong những trụ cột của Nhà nước dân chủ Nhân dân, là sức mạnh của cuộc kháng chiến và là nơi tập hợp, phát triển các tổ chức quần chúng thực hiện các nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc. Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ và cử Uỷ ban toàn quốc của Mặt trận vớ i 53 thành viên gồ m đa ̣i diê ̣n của Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam, Tổng bộ Việt Nam, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động, Hội Văn hoá cứu quốc, Phật giáo cứu quốc, Công giáo cứu quốc, Cao Đài cứu quốc, 12 phái hợp nhất Nam Bộ, các dân tộc miền núi ở Việt Bắc, Tây Nguyên, Trung Bộ, các nhân sĩ - trí thức 3. Chính cương của Mặt trận Liên Việt được ấn định theo những phương châm sau: Đoàn kết các tầng lớp Nhân dân yêu nước, lấy lực lượng công, nông và trí thức làm nền tảng để kháng chiến và kiến quốc; Vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Kháng chiến phải 1 Viên Sử ho ̣c (2017): Li ̣ch sử Viê ̣t Nam phổ thông, tâ ̣p 7, Nxb. Chinh tri quố c gia Sự thâ ̣t, Hà Nô ̣i, tr.117. ̣ ́ ̣ 2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb. Chinh trị Quốc gia Sự thâ ̣t, Hà Nô ̣i, tr.47. ́ 3 Viê ̣n Sử ho ̣c (2017): Li ̣ch sử Viê ̣t Nam tập 11 từ năm 1951 đế n 1954. Nxb. Khoa ho ̣c xã hô ̣i, Hà Nô ̣i, tr.110. 53
  3. trường kỳ - kiến quốc trước hết phải nhằm vào những việc thiết thực để đẩy cuộc kháng chiến chóng tới thành công; Kháng chiến phải đồng thời với cải thiện dân sinh, phối hợp quyền lợi của quốc gia với quyền lợi của tư nhân điều giải quyền lợi của chủ với quyền lợi của người công; Kết hợp tinh thần ái quốc chân chính với tinh thần quốc tế chân chính; phối hợp cuộc kháng chiến của Campuchia, Lào và phong trào bảo vệ hoà bình thế giới4. Từ sau Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt, thực hiện tôn chỉ, mục đích của Đại hội, Nhân dân cả nước không phân biệt già, trẻ, gái, trai, các tầng lớp xã hội, tôn giáo, dân tộc ngày càng hăng hái tham gia kháng chiến kiến quốc, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, xây dựng một nước Việt Nam độc lập thống nhất, dân chủ, tự do phú cường, góp sức cùng Nhân dân thế giới bảo vệ hòa bình. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã tạo thành một lực lượng vĩ đại, thúc đẩy sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc đi đến thành công. Dưới sự lãnh đa ̣o củ a Đảng, ngay từ khi thành lập, Mặt trận Liên Việt đã trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết, huy động sức mạnh của mọi tầng lớp Nhân dân và o cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cù ng vớ i viê ̣c thà nh lâ ̣p Mă ̣t trâ ̣n Liên Viê ̣t, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội được kiện toàn và ngày càng phát triển. Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hô ̣i Việt Nam nhất quán với chủ trương, đường lối của Đảng Lao động Việt Nam, Chính cương của Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam là đoàn kết các tầng lớp Nhân dân yêu nước trên cả nước để kháng chiến và kiến quốc, đánh bại thực dân Pháp xâm lược, xây dựng xã hội mới, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hô ̣i Việt Nam tăng cường phát triển cơ sở ở vùng nông thôn đồng bằng, ở các thị trấn, thị xã; hướng phát triển tổ chức vào các tầng lớp tư sản, công thương ở các thành phố, vận động họ đẩy mạnh sản xuất công thương nghiệp, chấn hưng nền kinh tế đất nước. Phát huy vai trò của tuổi trẻ cả nước trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam đẩy mạnh củng cố tổ chức đoàn các cấp, tăng cường giáo dục chính trị và tư tưởng cho đoàn viên, đưa đoàn viên vào tham gia công tác ở cơ sở. Hoạt động của Đoàn được tăng cường ở cả nông thôn, trong các xí nghiệp, trường học và trong quân đội. Các Ban Chấp hành Đoàn được chấn chỉnh, bổ sung những đoàn viên ưu tú được giác ngộ chính trị, có nhiệt tình và năng lực công tác. Đoàn viên, thanh niên trong cả nước đẩy mạnh các phong trào tòng quân, giết giặc; tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm; đi dân công, thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến; đấu tranh chống địch bắt lính và các hoạt động đấu tranh khác của thanh niên trong các vùng tạm chiếm; phong trào xóa nạn mù chữ và xây dựng đời sống mới ở các vùng tự do; phong trào thiếu nhi… 4 Báo Cứu quốc, ngày 6/3/1951. 54
  4. Thực hiện chủ trương của Đảng về việc tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang, hàng chục vạn thanh niên tình nguyện gia nhập quân đội. Hàng nghìn thanh niên, học sinh, sinh viên trong vùng địch tạm chiếm vượt ra vùng tự do tham gia quân đội. Hầu hết đoàn viên, thanh niên vùng giáp ranh và vùng tự do tham gia dân quân du kích, công an xung phong. Ở Nam Bộ, năm 1952 có 32.762 thanh niên tòng quân, trong đó có 10.322 đoàn viên tham gia bộ đội chủ lực. Ở Hải Phòng, Kiến An năm 1952 phong trào xung phong tòng quân diễn ra sôi nổi ở các quận, huyện, trong đó huyện Thuỷ Nguyên có 2.427 đoàn viên thanh niên, huyện Tiên Lãng có trên 4.000 đoàn viên thanh niên, quận Ngô Quyền có 917 đoàn viên thanh niên tòng quân. Ở Quảng Nam - Đà Nẵng, riêng trong năm 1952 có hơn 28.000 đoàn viên thanh niên tòng quân5. Nế u như năm 1947, bô ̣ đô ̣i chủ lực mớ i có 12 va ̣n chiế n sy, thì đế n năm 1953, ̃ lực lương chủ lực đã có 6 đa ̣i đoàn bô ̣ binh, 1 đa ̣i đoàn công binh-phá o binh vớ i quân số ̣ lên tớ i 33 va ̣n người6. Lực lương dân quân tự vê ̣ đã phá t triể n lên tớ i hơn 3 triê ̣u người. ̣ Cùng với Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng được củng cố. Phụ nữ đã có những đóng góp quan trọng cho kháng chiến như thi đua lao động sản xuất, tham gia du kích chiến đấu chống địch càn quét. Để chống lại âm mưu và thủ đoạn thâm độc “dùng người Việt đánh người Việt” của địch, chị em phụ nữ ở các xóm làng là những người đi đầu trong các cuộc đấu tranh bảo vệ chồng con, chống địch bắt lính, tham gia công tác địch, nguỵ vận. Phát huy truyền thống “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” hàng chục vạn chị em đã xung phong vào các đội cầm vũ khí tham gia giết giặc. Ngoài những nữ chiến sĩ trong các đơn vị, còn có đông đảo phụ nữ tham gia chiến đấu trong phong trào dân quân, du kích ở khắp mọi nơi, điể n hình là đội nữ du kích Hoàng Ngân ở Hưng Yên. Tiền thân của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã làm nhiệm vụ chăm sóc bộ đội, du kích, thương binh, đóng vai trò nòng cốt trong phong trào “Ủng hộ bộ đội”, “Nuôi quân đánh giặc”. Trên khắp các nẻo đường kháng chiến, đều có “quán chiến sĩ”, “quán quân nhân” do Hội Liên hiệp Phụ nữ và Hội mẹ chiến sĩ lập ra để giúp đỡ bộ đội. Không chỉ được tổ chức ở các vùng tự do, vùng giải phóng, vùng kháng chiến, Hội mẹ chiến sĩ còn được tổ chức ngay trong các vùng địch tạm chiếm. Dưới sự lãnh đa ̣o củ a Đảng và ngo ̣n cờ đoàn kế t củ a Mặt trận Liên Việt và vớ i đường lối kháng chiến toà n dân, toà n diê ̣n, đế n cuố i năm 1953 đầ u năm 1954, quân và dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi quan trọng cả về quân sự, chính trị và kinh tế. Bộ đội địa phương, dân quân du kích phát triển rộng rãi khắp các địa phương. Bộ đội chủ lực lớn mạnh nhanh chóng, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm đánh vận động, đánh công kiên. Nghệ thuật tổ chức và thực hành chiến dịch của cấp chiến lược, chiến dịch ngày càng được nâng cao. Tiề m lực kinh tế do Nhân dân sả n xuấ t và cung cấ p đủ để 5 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2000): Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, tr.196. 6 6 Đa ̣i đoàn bô ̣ binh là : 308, 304, 312, 316, 320, 325 và Đa ̣i đoàn công - phá o 351. 55
  5. quân đô ̣i có thể đánh lâu dà i vớ i quân đich. ̣ Vớ i sự lớ n ma ̣nh củ a về mo ̣i mă ̣t củ a cuô ̣c khá ng chiế n, quân và dân Viê ̣t Nam quyế t đinh mở cuô ̣c tiế n công chiế n lươc Đông Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là chiế n ̣ ̣ dich Điê ̣n Biên Phủ . ̣ Về vật lực và nhân lực, thực hiện chủ trương của Đảng “Toàn dân, toà n Đảng và Chính phủ nhấ t đinh đem toàn lực chi viê ̣n cho chiế n dich Điê ̣n Biên Phủ và nhấ t đinh ̣ ̣ ̣ là m mo ̣i viê ̣c cầ n thiế t để già nh thắ ng lơị cho chiế n dich nà y”7, một cuộc vận động Nhân ̣ dân về vật chất để chi viện cho tiền tuyến đã diễn ra rầm rộ, rộng lớn nhất trong kháng chiến chống Pháp. Với tinh thần "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng", Nhân dân ở các vùng tự do và vùng tạm chiếm đều hăng hái tự nguyện đóng góp thuế nông nghiệp, bán thực phẩm, đóng góp tiền của, vừa cho vay, vừa ủng hộ để cung cấp cho bộ đội ở tiền tuyến. Số lương thực, thực phẩ m đươc huy động tính tại gốc là 20.056 tấn ̣ lương thực, 907 tấn thịt, hàng nghìn tấn thực phẩm. Chỉ tính riêng số được chuyển ra mặt trận là 23.056 tấn gạo, 266 tấn muối, 1.909 tấn thực phẩm. Riêng Nhân dân Tây Bắc đã cung cấp cho tiền tuyến 47% nhu cầu gạo, 43% nhu cầu thịt, 100% rau tươi, 100% thuyền và ngựa đươc sử dụng, cung cấp 14% số ngày công chủ yếu từ trung tuyến ̣ 8 ra tiền tuyến . Chiế n trường Điê ̣n Biên Phủ ở xa hâ ̣u phương, việc vận chuyển khí tà i, lương thực, thực phẩ m là rấ t khó khăn, do vâ ̣y, công tá c vâ ̣n chuyể n từ hậu phương ra mặt trận được tập trung lực lượng đến mức cao nhất. Ta đã huy động 16 đại đội xe với hơn 600 xe ô tô vận tải tham gia phục vụ chiến dịch; 261.451 lượt người đi dân công với 20.991 xe đạp thồ, 736 xe thô sơ, 914 con ngựa thồ và 3.130 chiếc thuyền9. Ngoài ra, ta còn sử dụng rất nhiều bè mảng, sà lan - ca nô để chuyển chở phục vụ chiến dịch. Tham gia chiế n dich Điê ̣n Biên Phủ có một lực lượng thanh niên xung phong, ̣ dân công hỏa tuyến đông đảo vớ i hơn 260.000 người vớ i nhiê ̣m vu ̣ chính là đảm bả o giao thông thông suố t cho chiế n dich, là m kho tà ng, lá n tra ̣i, canh gá c, bả o vê ̣, tả i đa ̣n, ̣ tả i thương và cá c loa ̣i công viê ̣c khá c. Lực lương công binh, thanh niên xung phong và ̣ dân công đã sử a chữ a, mở rô ̣ng, là m mớ i hà ng nghì n kilômé t đường, cầ u (đường 1B, 13, 14, Mô ̣c Châu - Pa Hang), phá cá c thá c trên sông Đà, sông Nâ ̣m Na, sông Mã, tham gia cá c đoàn vâ ̣n tả i từ cá c miề n cung cấ p lương thực, đa ̣n dươc cho chiế n dich; rà phá ̣ ̣ bom mìn, chố ng lầ y, san lấ p mă ̣t đường bả o đảm giao thông thông suố t . 10 Về lực lượng quân đội, trong chiế n dich Điê ̣n Biên Phủ , ta đã huy đô ̣ng 5 đa ̣i ̣ đoàn gồ m 4 đa ̣i đoàn bô ̣ binh 304, 308, 312, 316 (thiế u trung đoàn 66) và Đa ̣i đoàn công 7 Đảng Cô ̣ng sả n Viê ̣t Nam (2001): Văn kiê ̣n Đảng toà n tập, tâ ̣p 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.88 8 Tổng cục Hậu cần (1979): Tổng kết công tác hậu cần Chiến dịch Điện Biên Phủ Đông - Xuân 1953-1954, Ban Khoa học Tổng cục Hậu cần xuất bản, Hà Nội, tr. 131. 9 Tổng cục Hậu cần (1993): Lịch sử Hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam, tập I (1944-1954). Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr.305-306. 10 Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (2006): Đại cương Lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tr.945. 56
  6. phá o 351, các tiểu đoàn công binh, các đơn vị vận tải, công binh, thông tin, quân y... vớ i quân số khoảng 55.000 người11. Cho đến đầu tháng 3/1954, sau một thời gian cố gắng liên tục, với tinh thần quyết tâm “cao hơn núi” mọi công tác chuẩn bị cho cuộc tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã cơ bản hoàn thành. Việc chúng ta đảm bảo cung cấp đủ cho mặt trận Điện Biên Phủ, điều mà thực dân Pháp không thể nào tin nổi, đã chứng tỏ sức mạnh của hậu phương kháng chiến, của quá trình 9 năm tiế n hà nh cuô ̣c khá ng chiế n “toàn dân, toà n diê ̣n” dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, củ a tinh thần quyết tâm giành thắng lợi của cả dân tộc trong trận quyết chiến chiến lược nà y. Vớ i viê ̣c đảm bả o hâ ̣u cầ n, vũ khí và quân số , sau 56 ngày đêm gian khổ chiến đấu, ngà y 7/5/1954, quân và dân ta đã tiêu diệt hoà n toà n tâ ̣p đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây là thắng lợi quân sự lớn nhất của quân và dân ta trong suốt 9 năm kháng chiến chố ng thực dân Phá p xâm lươc. ̣ Chiến thắng Điện Biên Phủ - đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là đường lối kháng chiến toà n dân, toà n diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, là đường lối phát huy lòng quả cảm, trí sá ng ta ̣o của một dân tộc nhỏ để đương đầu và giành thắng lợi trước cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc lớ n và ma ̣nh là thực dân Pháp. 3. KẾT LUẬN Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ khẳng định sức mạnh to lớn khố i đa ̣i đoàn kế t dân tô ̣c. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ hoà n toà n bất ngờ trước sức mạnh của quân đội và Nhân dân Viê ̣t Nam, trước việc Việt Nam có đủ lương thực, đạn dược để chiến đấu liên tục trong suốt gần 2 tháng trên địa bàn hiểm trở xa hậu cứ, trước việc xuất hiện của trọng pháo trên trận địa đỉnh núi. Thực tế lịch sử này đã chứ ng minh sứ c ma ̣nh vô địch củ a khố i đa ̣i đoàn kế t toà n dân tô ̣c. Qua 9 năm kháng chiến cũng như qua Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Quân đô ̣i và Nhân dân Viê ̣t Nam đã có kinh nghiệm tiến hành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân. Đó là kinh nghiệm của một dân tộc nhỏ, đánh thắng một đế quốc to, một thành công điển hình của nghệ thuật “lấy yếu thắng mạnh”, “lấy ít địch nhiều”. Đó là kinh nghiệm xây dựng và phá t huy sứ c ma ̣nh toà n dân tô ̣c, kinh nghiê ̣m xây dựng Mă ̣t trâ ̣n Dân tô ̣c thố ng nhấ t nhằ m huy đô ̣ng sứ c ma ̣nh củ a toà n dân; kinh nghiệm chỉ đạo đấu tranh, kinh nghiệm động viên, tổ chức lực lượng của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở cả trung ương và địa phương. Ý nghĩa to lớn và những kinh nghiệm thực tế từ trong chiến thắng lich sử Điê ̣n ̣ Biên Phủ đã được Đảng và Nhân dân ta áp dụng ngay vào cuộc kháng chiến chống Mỹ 11 Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn: Đại cương Lịch sử Việt Nam, Sđd, tr.945. 57
  7. cứ u nước, đó là : Chiến tranh toà n dân, toà n diện; xây dựng và củ ng cố Mă ̣t trâ ̣n Dân tô ̣c thố ng nhấ t; tấn công địch bằng cả hai lực lượng vũ trang và chính trị; kết hợp các hình thức đấu tranh: quân sự, chính trị và ngoại giao; đánh địch bằng cả ba mũi giáp công: chính trị, quân sự, binh vận; tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn và đô thị… Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Viê ̣t Nam không chỉ là cá i "mố c bằ ng và ng" đố i vớ i cá ch ma ̣ng Viê ̣t Nam, mà cò n là "tiế ng sấ m" trấ n đô ̣ng đia cầ u, đánh dấ u ̣ sự phá sả n củ a chủ nghia thực dân cũ , mở ra thờ i kỳ mớ i cho phong trà o đấ u tranh già nh ̃ đô ̣c lâ ̣p dân tô ̣c củ a cá c nước bi ̣ áp bứ c trên thế giớ i. Đánh giá ý nghia củ a chiế n thắ ng ̃ Điê ̣n Biên Phủ , Chủ tich Hồ Chí Minh đã khẳ ng đinh: "Điê ̣n Biên Phủ như là cá i mố c ̣ ̣ chó i lo ̣i bằ ng và ng củ a lich sử Viê ̣t Nam. Nó ghi rõ nơi chủ nghia thực dân lăn xuố ng ̣ ̃ dố c và tan rã, đồ ng thờ i phong trà o giả i phó ng dân tô ̣c khắ p thế giớ i đang lên cao đế n thắ ng lơị hoà n toà n"12. Nhận thức được vai trò to lớn của Nhân dân, trong quá trình lãnh đạo đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc, Đảng đã chủ trương thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất để tập hợp mọi tầng lớp Nhân dân, và thực tế, Mặt trận Dân tộc thống nhất đã trở thành trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Năm 1945, dưới ngọn cờ của Mặt trận Việt Minh, Nhân dân cả nước đã đoàn kết, làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại, giành độc lập cho dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Mặt trận Liên Việt đã trở thành nơi đoàn kết toàn dân, tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến thần thánh, làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ 21 năm chống Mỹ cứu nước, Nhân dân miền Bắc đoàn kết chung quanh Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng và bảo vệ miền Bắc, cung cấp sức người, sức của cho cách mạng miền Nam. Nhân dân miền Nam đã tập hợp dưới ngọn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Liên minh các Lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ, làm nên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày nay, qua thực tiễn của sự nghiệp cách mạng và trước yêu cầu mới của đất nước, Đảng tiếp tục khẳng định: “Sự nghiệp cách mạng là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”, vì vậy cần “không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế” và “Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”13. Với quan điểm và chủ trương đúng đắn đó, chúng ta tin tưởng rằng: Nhân dân Việt Nam sẽ đoàn kết, hội tụ trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành thắng lợi sự 12 ́ ̣ Hồ Chí Minh (2011): Toà n tập, tâ ̣p 14, Nxb. Chinh tri quố c gia, Hà Nô ̣i, tr. 315. 13 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr. 158. 58
  8. nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Đánh giá về vai trò của Mặt trận Dân tộc thống nhất trong lịch sử cách mạng Việt Nam, sinh thờ i Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Lịch sử trong những năm qua đã tỏ rõ lực lượng đoàn kết của Nhân dân là vô địch, và Mặt trận Dân tộc thống nhất đã nhiều lần thắng lợi. Mặt trận Việt Minh đã giúp Cách mạng tháng Tám thành công. Mặt trận Thống nhất Việt Minh - Liên Việt đã giúp kháng chiến thắng lợi. Chúng ta có thể tin chắc rằng: Với sự cố gắng của mỗi người và sự ủng hộ của toàn dân, Mặt trận Tổ quốc sẽ làm tròn nhiệm vụ vẻ vang là giúp xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh"14./. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2000), Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam, Nxb. Thanh niên, Hà Nội. [2] Đảng Cô ̣ng sả n Viêṭ Nam (2001), Văn kiê ̣n Đảng toà n tập, tâ ̣p 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. [4] Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh, Lê Mậu Hãn (2016), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục. [5] Nguyễn Đình Lễ (Chủ biên) (1998), Lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến ngày nay), Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội. [6] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, tâ ̣p 10, tâ ̣p 14. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [7] Tổng cục Hậu cần (1979), Tổng kết công tác hậu cần Chiến dịch Điện Biên Phủ Đông - Xuân 1953-1954, Ban Khoa học Tổng cục Hậu cần xuất bản, Hà Nội. [8] Tổng cục Hậu cần (1993), Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, tập I (1944- 1954), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. [9] Viê ̣n Sử ho ̣c (2017), Li ̣ch sử Viê ̣t Nam phổ thông, tâ ̣p 7, Nxb. Chinh tri quố c gia Sự ́ ̣ thâ ̣t, Hà Nô ̣i. [10] Viê ̣n Sử ho ̣c (2017), Li ̣ch sử Viê ̣t Nam tập 11 từ năm 1951 đế n 1954, Nxb. Khoa ho ̣c xã hô ị , Hà Nô ̣i 14 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 131. 59
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0