intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mang thai phù thũng và cách điều trị (Kỳ I)

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

128
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mang thai phù thũng và cách điều trị (Kỳ I) Kỳ I: Bài thuốc cổ phương theo chứng bệnh Phụ nữ mang thai thường từ 3 - 7 tháng sinh phù thũng, gọi là tử thũng hay thai thũng. Sách y học cổ truyền viết: “Thai nghén có thủy khí, mình nặng, tiểu tiện không lợi, gai gai ớn lạnh, đứng dậy thì đầu xây xẩm, đầu mặt khắp mình phù thũng, đái ít là do thủy khí gây bệnh, gọi là tử thũng”. Còn sưng từ đầu gối xuống chân, đi đái nhiều thuộc thấp khí gây bệnh gọi là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mang thai phù thũng và cách điều trị (Kỳ I)

  1. Mang thai phù thũng và cách điều trị (Kỳ I) Kỳ I: Bài thuốc cổ phương theo chứng bệnh Phụ nữ mang thai thường từ 3 - 7 tháng sinh phù thũng, gọi là tử thũng hay thai thũng. Sách y học cổ truyền viết: “Thai nghén có thủy khí, mình nặng, tiểu tiện không lợi, gai gai ớn lạnh, đứng dậy thì đầu xây xẩm, đầu mặt khắp mình phù thũng, đái ít là do thủy khí gây bệnh, gọi là tử thũng”. Còn sưng từ đầu gối xuống chân, đi đái nhiều thuộc thấp khí gây bệnh gọi là tử khí. Lúc thai 6 – 7 tháng, khắp mình đều thũng, bụng trướng mà suyễn gọi là tử mãn. Nếu 7 – 8 tháng trở đi chỉ chân phù thôi thì đó là bình thường lúc thai gần đủ tháng, không cần thuốc vì do thai to gây chèn ép. Tuy nhiên khi bị thai thũng cần đi khám theo dõi huyết áp, protein niệu và các triệu chứng khác để đề phòng Cây và hoa mộc thông. nhiễm độc thai nghén gây chứng sản giật. Chứng trạng bệnh này chia làm 2 loại: thủy thấp và khí trệ. Do thủy thì phần nhiều da mỏng trắng bóng, ấn vào thì lõm xuống, mà khó nổi lên. Do khí thì phần nhiều da dày, màu sắc không đổi, ấn xuống nổi lên ngay. Trong điều trị, căn cứ vào các chứng bệnh khác nhau mà phân biệt phép chữa và phương thang khác nhau. Chứng tỳ hư: Triệu chứng: có thai mà mặt, mắt, tay chân phù thũng, sắc mặt úa vàng, tinh thần mệt mỏi, sức kém, ngại nói, tay chân lạnh, miệng nhạt, ngực tức, không muốn ăn, đại tiện lỏng, tiểu tiện ngắn, rêu lưỡi mỏng nhuận, lưỡi nhớt. Do tỳ hư, dương khí ở
  2. trung tiêu không chuyển vận, làm khí thấp nhiệt của thủy cốc ngấm vào da thịt, tràn ra tay chân. Phép chữa: nguyên nhân chứng thai thũng có thủy, có khí khác nhau, nhưng lấy tỳ hư, thấp thịnh làm nguyên nhân chủ yếu. Do đó cách chữa cần kiện tỳ, thẩm thấp, kiêm thuận khí, an thai còn do mệnh – môn – hỏa suy yếu, dương hư mà thấp thịnh thì kiêm dùng thuốc ôn thận, phù dương. Phải cẩn thận dùng thuốc, đừng phạm đến thai nguyên. Còn tỳ hư nên bổ tỳ hành khí. Dùng bài: “Toan sinh bạch truật tán”. Bạch truật (tâm mật nướng) 12g, phục linh bì 8g, sinh cương bì 8g, phúc bì 8g. Nước vừa đủ, sắc còn 1/3 uống ấm trước ăn sáng một tiếng đồng hồ. Hoặc đảng sâm 16g, bạch truật 12g, ý dĩ 12g, hoài sơn 16g, mộc thông 12g, đại phúc bì 8g. Sắc uống như bài trên. Chứng thận dương hư (mệnh môn hỏa suy): Triệu chứng: Có thai vài tháng mặt phù, tay chân thũng, sắc mặt xám, tim hồi hộp, hơi thở ngắn, lưỡi nhợt, rêu mỏng trắng mà trơn, lưng trướng bụng đầy, chân sợ lạnh, mạch trì. Do mệnh môn hỏa suy kém, thận dương bất túc, không thể làm ấm tỳ thở và chuyển xuống bàng quang được, các quan khiếu không thông, nên đường nước tràn ngập. Phép chữa: Nếu mệnh môn suy, dương hư thấp thịnh thì ôn thận, hành thủy, dùng bài: “Chân vũ thang”: phục linh 12g, bạch truật 8g, sinh khương 12g, thược dược 12g, phụ tử 8g, sắc uống ngày 1 thang. Chứng thủy thấp: Triệu chứng: có thai mà tay chân, mình mẩy phù thũng, da dẻ sáng bóng, sắc mặt trắng nhuận, đầu căng xây xẩm, ngực đầy, tim hồi hộp, lưng gối mỏi rũ, tiêu tiện không lợi, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch trầm hoãn. Do có thai, kinh huyết bế tắc, thủy khí và huyết cùng đọng lại, ngấm vào da thịt. Phép chữa: Nếu thủy thấp thì hành thủy thông khí. Dùng bài: Phục linh đạo thủy thang: Phục linh, trư linh, súc sa, mộc hương, trạch tả, trần bì, bạch truật, mộc qua, đại phúc bì, tang bạch bì, tô ngạnh, các vị đều bằng nhau 12g, thêm gừng sống 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu nước trong thai thũng đầy (đa ối) thì dùng bài “Thiên kim lý ngư thang”: bạch truật (sao thổ) 20g, bạch phục linh 16g, đương quy (rửa rượu) 12g, bạch thược 12g. Tất cả các vị đều tán nhỏ. Cá chép 1 con, đánh vảy bỏ ruột, cho nước nấu sôi một lúc, lấy nước cá để dùng. Mỗi lần dùng 300ml, nước cá cho vào 20g thuốc bột trộn thêm 7 lát gừng sống và một tí quất bì, sắc còn 100ml, uống vào lúc bụng đói.
  3. Chứng khí trệ: Triệu chứng: có thai sau 3 tháng, chân phù thũng trước, dần dần đến đùi và bụng, sắc da không thay đổi, đi đứng khó khăn, ngón chân chảy nước vàng, tinh thần uất ức, đầu choáng căng đau, ngực bụng đầy trướng, ăn ít, rêu lưỡi dày nhớt, mạch trầm huyền mà hoạt. Do thai khí uất đọng, đường lên xuống bế tắc, khí trệ không thông thành thũng trướng. Phép chữa: điều khí tiêu trệ, bài “Thiên tiên đằng tán”: thiên tiên đằng (rửa sao qua), hương phụ sao, trần bì, cam thảo, ô dược, các vị đều nhau, tán bột để dùng. Mỗi lần dùng 20g, thêm 3 lát gừng sống, 3 miếng mộc qua, 3 lát tía tô. Sắc uống ngày 3 lần. Bài 2: Hoàng kỳ 12g, bạch truật 8g, đảng sâm 12g, đương quy 8g, cam thảo 8g, trần bì 8g, phục linh bì 8g, sinh cương bì 8g, đại phúc bì 8g, tang bạch bì 6g, sài hồ 8g, thăng ma 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Lương y Minh Chánh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2