intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Marketing online trong trò chơi điện tử

Chia sẻ: Nguyễn Bá Trung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

142
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quảng cáo trong trò chơi điện tử vẫn còn là một vấn đề còn nhiều tranh cãi. Một số nhà quảng cáo khen ngợi loại hình này và sử dụng rất tích cực, số khác thì không dấu được sự hoài nghi và coi đó chỉ là thứ trào lưu mốt rỗng tuếch được báo chí và các hãng quảng cáo tâng lên chỉ nhằm mục đích làm tiền từ công ty quảng cáo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Marketing online trong trò chơi điện tử

  1. Marketing online trong trò chơi điện tử Quảng cáo trong trò chơi điện tử vẫn còn là một vấn đề còn nhiều tranh cãi. Một số nhà quảng cáo khen ngợi loại hình này và sử dụng rất tích cực, số khác thì không dấu được sự hoài nghi và coi đó chỉ là thứ trào lưu mốt rỗng tuếch được báo chí và các hãng quảng cáo tâng lên chỉ nhằm mục đích làm tiền từ công ty quảng cáo. Tài trợ trò chơi Sự tài trợ là một trong những phương án quảng cáo trong trò chơi. Ngay lập tức, chúng ta nhớ đến công ty “Megafon”, công ty tài trợ cho trò chơi “Death Track: sự phục sinh”. Quảng cáo điều khiển có mặt khắp nơi. Vào ngay đầu trò chơi, chiếc ô tô đầu tiên cung cấp cho người chơi được sơn theo màu của công ty. Xung quanh đường chạy thấy sự hiện diện của các công trình kiến trúc vẽ ba chiều quảng cáo cho Megafon, banner và nhiều thứ khác nữa. Ngoài ra, trong hộp chứa đĩa trò chơi còn có tờ rơi quảng cáo của “Megafon”. Trong công ty ,người ta quyết định tài trợ cho trò chơi này vì phần lớn những người điều khiển xe là những người trẻ tuổi - những người rất quan tâm thích thú với trò chơi này. Thêm một trong những ví dụ nổi tiếng nữa về việc tài trợ trò chơi là một phần từ bộ đua xe nổi tiếng – Need For Speed. Nếu như trí nhớ của tôi không thay đổi, thì vào phần năm (hoặc phần bốn gì đó) của trò chơi trong bãi đậu xe của người chơi chỉ còn lại mỗi loại xe Porche. Hơn nữa là ở đó có mặt nhiều đời xe khác nhau. Trò chơi này rất tốt cho việc quảng bá thương hiệu xe hơi. Quảng cáo trong bản thân trò chơi Dạng quảng cáo này đã được nhắc đến ở phần trên. Trong cuộc đua xe nó có thể thể hiện trong dạng bảng quảng cáo dựng gần đường đua. Trong trò chơi “Tuần đêm”, hoạt động của nó diễn ra trên đường phố của thủ đô Nga, khắp mọi nơi được trang hoàng bởi các biển quảng cáo “Alpha Bank Express”. Có lẽ, điều quan trọng nhất khi bố trí quảng cáo loại này là làm sao cho nó thực sự phù hợp với trò chơi. Chúng ta nói rằng, trong trò chơi viễn tưởng nào đó quảng cáo tỏ ra không tốt lắm. Mặc dù các nhân viên và hãng định kỳ tìm thấy được ở đây phương pháp làm việc đủ chuẩn mực. Ví dụ, trong trò chơi viễn tưởng Wizards World, công ty “Finam” đã biết cách tiếp cận với công việc. Qua trò chơi ,người ta có thể mua được cổ phiếu quỹ đầu tư. Ở “Finam” người ta hy
  2. vọng là một số người sau này sẽ qua tâm đến cổ phiếu quỹ đầu tư trong cuộc sống đời thường. Cũng đáng để đưa ra quảng cáo trong ví dụ bình xịt phòng Axe trong trò chơi Splinter Cell, mà về bản chất không khác gì với việc chúng ta quen nhìn thấy trong thực tế. Trong trường hợp này là những bảng quảng cáo rất bình thường ngập tràn bất cứ thành phố lớn nào. Quảng cáo thương hiệu trong phim (Product Placement) Product Placement (PP), có lẽ là dạng quảng cáo thú vị nhất và phổ biến nhất trong các trò chơi điện tử tại thời điểm này. Có một số lượng nhất định các dạng khác nhau của loại quảng cáo tương tự này, nhưng thực sự chúng lại rất khác nhau. Dạng quảng cáo đơn giản nhất của Product Placement đơn thuần chỉ là sự có mặt của sản phẩm nào đó trong trò chơi, lúc đó nó đơn giản là có mặt ở đó, và không mang bất cứ một ý nghĩa thực sự nào cả. Ví dụ, có thể chỉ là việc dịch chuyển một chai Coca-Cola đang nằm trong tủ lạnh hoặc là vào lúc nào đó ta thấy nó nằm đằng sau máy vi tính trên kệ của văn phòng ảo. Phương pháp thứ hai thú vị hơn nhiều. Ở đây vấn đề thương hiệu được đưa vào trong trò chơi. Trong những trường hợp này, việc nhớ đến quảng cáo đóng vai trò quan trong trọng hơn rất nhiều. Ví dụ trò chơi Splinter Cell ngay lập tức đi vào vào trí nhớ của chúng ta. Trong trò chơi này, nhân vật chính luôn luôn sử dụng máy điện thoại di động Sony Ericsson P900. Đơn giản vì không có nó không thể di chuyển đến được đích. Và sử dụng điện thoại di động trong Splinter Cell trở thành công việc thường xuyên. Trong trò chơi đua xe nổi tiếng thường xuyên có thể nhìn thấy các ví dụ về Product Placement, khi đó các loại ô tô đua được xác định bởi các công ty đã ký hợp đồng với nhà sản xuất. Còn trong trò chơi “Cuộc tuần tiễu ban ngày” Product Placement tương tự lại nhiều lần thú vị hơn. Ở đây có hẳn một văn phòng thực thụ của hãng cung cấp dịch vụ nổi tiếng Corbina Telecom. Đó là một phần không thể thiếu được của trò chơi, phải ghé qua thăm văn phòng thì sau đó mới có thể đi tiếp. Cũng có những ví dụ không được thành công lắm theo dạng Product Placement. Như là công ty McDonalds thỏa thuận với công ty Electronic Arts phải làm sao cho các nhà hàng của họ phải có mặt trong mạng Sims. Với những người lập trình, dĩ nhiên là họ đồng ý ngay, nhưng những người sử dụng thì họ tiếp nhận không được nhiệt tình cho lắm. McDonald’s bị sa vào nhiều câu chuyện phiếm và không gây được sự phổ biến rộng rãi trong thế giới ảo. Công ty IKEA cũng có bước đi như vậy. Ở đây không bị thất bại như thế. Nhưng cũng không có được kết quả khả quan nào. Cũng giống như trong trường hợp Sims người chơi cũng có thể mua về các loại đồ gỗ từ IKEA. Trò chơi đơn giản Bây giờ đã tới lúc nói về các trò chơi đơn giản. Đó là gì vậy? Đó là những trò chơi mini. được tải về từ internet. Có lẽ các ví dụ điển hình nhất là trò tetris, con rắn, Pac-man và bất cứ trò chơi câu đố lôgíc nào. Thường thì nó được phổ biến miễn phí, hoặc trả phí rất thấp trong khoảng 20 đô la. Đa phần người chơi trò này là phụ nữ trên 25 tuổi. Nghĩa là những người thực hiện phần lớn công tác mua hàng trên thế giới. Tất nhiên, nhà quảng cáo không thể không lưu ý phân khúc thị trường này.
  3. Dĩ nhiên là quảng cáo phải có mặt. Trong trường hợp này, quảng cáo đã được phân phối hoàn toàn miễn phí, còn người sử dụng phải chịu mất thì giờ để xem quảng cáo. Có một số phương pháp quảng cáo trong các trò chơi kiểu này. Một trong số đó là người chơi nhìn thấy đoạn quảng cáo giữa hai phần của trò chơi. Ngoài ra, trong các trò chơi dạng này, người ta còn sử dụng các bảng quảng cáo truyền thống. Theo ý kiến của các nhà phân tích, trò chơi ảo ngày nay là một trong những món béo bở cho người làm quảng cáo. Họ cho rằng, trong tương lai, phương thức phổ biến những trò chơi này, -mà hiện tại đang có tên gọi “thử và mua” - có thể sẽ là miễn phí, nhưng lại ẩn chứa trong mình nội dung quảng cáo. Thật là thú vị là công ty Google lao vào ngành quảng cáo trong trò chơi. Tạm thời hoàn toàn chưa rõ lắm là quảng cáo này sẽ thể hiện như thế nào, nhưng Google đã mua công ty AdScape với giá 23 triệu Mỹ kim, nhờ đó mà nó có thể sắp đặt các video quảng cáo trong các trò chơi ảo nổi tiếng. Trong tương lai Google có kế hoạch đưa các quảng náo này đến các trò chơi thông thường và trò chơi online. Về trò chơi trực tuyến, ngày nay, đây là phân khúc phát triển nhanh nhất trong nền công nghiệp trò chơi. Và nhà làm quảng cáo rất hy vọng vào nó. Chỉ trong một trò World Warcraft của công ty Blizzard đã có hơn 10 triệu người chơi thường xuyên. Vấn đề nằm ở chỗ là những trò chơi online nổi tiếng nhất lại là các trò chơi tưởng tượng không có thật, mà về bản chất thì không thể đặt biển quảng cáo được. Tất nhiên, vẫn có thể cho xuất hiện bản quảng cáo vào lúc ban đầu như trong trường hợp xảy ra với FINAM trong trò Wizards World, nhưng trong phần lớn trường hợp trong các trò chơi tương tự rất khó sắp đặt các bản quảng cáo một cách nghiêm túc. Điều gì đang chờ đợi chúng ta? Theo dự báo, quảng cáo trong trò chơi điện tử sẽ xuất hiện ngày càng mạnh và mạnh liệt hơn. Theo kết quả của một cuộc điều tra, thì game thủ là một trong những yếu tố ảnh hưởng trong việc quyết định sự lựa chọn của người thân và người quen trong nhiều lĩnh vực, trong đó có điện ảnh và kỹ thuật. Cộng đồng này rất được các nhà quảng cáo quan tâm. Ngoài ra, các game thủ không phải là hoàn toàn ở tuổi thiếu niên. Theo thống kê thì có hơn một nửa người chơi game lớn hơn 18 tuổi. Trò chơi đơn giản nhìn chung có thể thay đổi phương pháp phân phối trở thành hoàn toàn miễn phí. Game online sẽ có nhiều quảng cáo, vì sẽ có hàng triệu người. sử dụng trò chơi Việc bán trò chơi theo phương thức mua trả tiền sẽ gặp nhiều khó khăn nhất định. Có một số vấn đề nổi lên cần phải chú ý. Quảng cáo hiệu quả như thế nào? Bằng cách nào để có thể tính toán hiệu quả? Người chơi sẽ tương tác với quảng cáo như thế nào khi mà nó xuất hiện quá nhiều? Tất cả vấn đề chỉ ra rằng, game thủ đang tỏ ra quan tâm đúng mực đến quảng cáo. Nhưng do quảng cáo trong trò chơi hiện nay cũng không quá nhiều. Còn sau đó sẽ như thế nào? Xác suất cao là họ sẽ bị ngập cổ trong quảng cáo. Nhìn chung là mỗi một công ty tự mình đưa ra kết luận là họ có đáng sử dụng công cụ quảng cáo này không. Còn vấn đề là lĩnh vực này đang phát triển nhanh chóng thì không còn nghi ngờ gì nữa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2