intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mật nhân, thực hư lời đồn “thần dược”

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

76
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời gian gần đây, ở nhiều nơi trong cả nước, nhất là ở tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, người ta đồn thổi một cây thuốc chữa được “bách bệnh” mang tên mật nhân. Từ những bệnh thông thường như đau đầu, viêm họng đến những bệnh khó như tim mạch, tiểu đường, thậm chí cả ung thư, vị thần dược này đều chữa được hết. Thế là một đồn mười, mười đồn trăm, người dân bỏ cả công việc đồng áng để đi săn lùng cây thuốc “quý” này. Và rồi giá trị về mặt kinh tế của cây cũng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mật nhân, thực hư lời đồn “thần dược”

  1. Mật nhân, thực hư lời đồn “thần dược” Thời gian gần đây, ở nhiều nơi trong cả nước, nhất là ở tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, người ta đồn thổi một cây thuốc chữa được “bách bệnh” mang tên mật nhân. Từ những bệnh thông thường như đau đầu, viêm họng đến những bệnh khó như tim mạch, tiểu đường, thậm chí cả ung thư, vị thần dược này đều chữa được hết. Thế là một đồn mười, mười đồn trăm, người dân bỏ cả công việc đồng áng để đi săn lùng cây thuốc “quý” này. Và rồi giá trị về mặt kinh tế của cây cũng được đội lên gấp bội.Trước đây, giá bán khoảng 50.000đ/kg dược liệu, nay đã tăng 500.000 - 700.000đ/kg. Có lúc khan hiếm đến 1-1,5 triệu đồng/kg dược liệu khô. Do việc săn lùng ráo riết và khai thác ồ ạt mà trữ lượng cây mật nhân đã giảm rõ rệt, có nguy cơ tuyệt chủng trong thời gian không xa. Thực hư ra sao? Liệu cây mật nhân có được giá trị đích thực như những lời đồn đại? Cây mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) thuộc họ thanh thất, có tên khác là mật nhân, bá bệnh, bách bệnh, thonan (Tày)… Cây mọc tự nhiên ở các tỉnh vùng núi thấp (dưới 100m) và trung du. Trữ lượng có nhiều ở các tỉnh trung du và miền Trung, thường gặp ở dưới tán rừng thứ sinh và đồi cây bụi.
  2. Bộ phận dùng làm thuốc của cây mật nhân là rễ thu hái quanh năm, lột lấy vỏ rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Vì rễ mọc sâu trong đất rất khó đào nên ngày nay người ta dùng cả vỏ cây , gỗ thân và hạt. Về mặt dược lý, cao chiết từ vỏ cây mật nhân có tác dụng kháng ký sinh trùng sốt rét. Một chế phẩm thuốc gồm 3 dược liệu là mật nhân, trâm bầu và cây trinh nữ đã được áp dụng trên bệnh nhân có chỉ định điều trị lợi mật với kết quả là lượng bilirubin máu giảm đáng kể. Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ rễ và vỏ thân cây mật nhân được dùng chữa ăn không tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, tê bại, nhức mỏi đau lưng, đau mình, nôn mửa, sốt rét, giải độc rượu. Dược liệu phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, ngâm rượu, sắc uống hoặc làm viên uống với liều hằng ngày là 6-12g. Gỗ thân cây mật nhân 10-12g sắc lấy nước đặc, uống chữa tiêu chảy. Hạt giã nhỏ uống dưới dạng bột hoặc sắc uống với liều 5-10g chữa kiết lỵ. Lá tươi nấu nước tắm chữa ghẻ lở. Rễ chữa ngộ độc và tẩy giun Chú ý các thức ăn cần phải mềm nhừ, dễ tiêu và không nên ăn gần giờ đi ngủ. Tránh ăn các thực phẩm gây kích thích như ớt, tiêu, rượu, các thức ăn béo nhiều giầu mỡ xào, rán, nướng. Do cơ địa mỗi người một khác, để bài thuốc có hiệu quả cần đến nhà thuốc Đông y có uy tín để được bắt mạch và bốc thuốc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2